Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Lương quý vương 20092003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.04 KB, 4 trang )

BÀI KIỂM TRA
MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Họ và tên: Lương Quý Vương
Lớp: D10.38.03
MSSV: 2153800697

Đề bài:Lý giải tại sao, sau cách mạng tư sản, chế định Luật Hiến Pháp mới xuất
hiện?
Bài làm:
Trong các xã hội tổn tại trước xã hội tư sản, ở phương Đông cũng như ở phương
Tây đã từng có các văn bản pháp luật có tên gọi hoặc trong nội dung có những điều
khoản chứa đựng thuật ngữ "hiến pháp", nhưng Hiến pháp với tính chất là đạo luật
cơ bản thì phải đến xã hội tư sản mới xuất hiện.

Hiến pháp ra đời gắn liền với cuộc đấu tranh của các dân tộc, trong đó, giai cấp tư
sản thường là lực lượng lãnh đạo, chống lại các vương triều phong kiến chuyên
chế. Giành được chính quyền, các nhà nước tư sản lần lượt ban hành Hiến pháp, sử
dụng Hiến pháp như một vũ khí sắc bén thể chế hoá quyền thống trị xã hội của giai
cấp mình nhằm bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Ở ngay những nước, nơi cuộc đấu tranh bị chỉ phối bởi những điều kiện lịch sử,
đặc thù mà vương quyền vẫn được duy trì thì Hiến pháp vẫn được ban hành - đó là
điều mà giai cấp tư sản khơng bao giờ nhượng bộ để thiết lập chế độ quân chủ lập
hiến, chính vì vậy, Lênin đã viết: "mọi cuộc cách mạng tư sản ... cuối cùng, khơng
có gì hơn là quá trình xây dựng một chế độ lập hiến”.


Xét theo bản chất, Hiến pháp với tính cách là đạo luật cơ bản là hình thức văn bản
pháp luật rất thích hợp đối với nhu cầu của giai cấp tư sản với tính cách là một giai
cấp thống trị, nắm quyền lãnh đạo xã hội.

Giành được chính quyền, giai cấp tư sản hiểu rõ không thể thực hiện quyền cai


quản xã hội theo lối cũ mà phải biết lợi dụng ngay ngọn cờ tự do, bình đẳng, đáp
ứng một phần địi hỏi của quần chúng đơng đảo và bằng cách đó, bảo vệ được các
lợi ích của giai cấp mình. Một trong những nhu cầu lớn của thị trường tư bản chủ
nghĩa là sự tồn tại của một thị trường lao động gồm những người lao động được tự
do về thân phận. Mặt khác, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có biểu hiện trực
tiếp là quan hệ hợp đồng, giao dịch phải được thực hiện một cách tự do, ngang
quyền, bình đẳng trong thể hiện ý chí và đảm bảo lợi ích thể hiện thành tự do ý chí,
bình đẳng trước pháp luật và phải được thể hiện thành quyền cơ bản của cá nhân
được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước - trong Hiến pháp. Giai cấp tư
sản, xét về mặt cấu tạo, trong nội bộ lại ln tồn tại các tập đồn tư bản cạnh tranh
nhau quyết liệt. Các cá nhân tư sản, xét một cách khách quan, không thể chấp nhận
sự can thiệp dễ dãi của chính quyền vào cơng việc làm ăn, kinh doanh, vốn được
xem là một lĩnh vực tư, nơi họ có quyền tự do định đoạt. Giai cấp tư sản tìm thấy ở
Hiến pháp với nguyên tác phân chia ba quyền, cơ chế giải quyết các vấn đề nội bộ
phát sinh giữa các tập đoàn, cá nhân tư sản, khí cơng việc phải được đặt lên ở tầm
quốc gia.

Câu 2: Lý giải sự hình thành và thay đổi của các hình thức chính thể nhà nước ở
Tây âu thời kỳ trung đại?
Bài làm:
Thời Trung đại ở Tây Âu kéo dài 12 thế kỷ (từ tk V đến tk XVII), chia thành sơ kì,
trung kì và mạt kì:
Thế kỷ V -> X Thế kỷ IX -> XV Thế kỷ XIV -> 1649 Thời kỳ thành lập nhà nước
phog kiến Frank (giai đoạn mở đầu thời trung cổ).


Thời kỳ phân quyền cát cử ở Tây Âu. Thời kỳ thiết lập và tồn tại nhà nước quân
chủ chuyên chế (giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến).
Sau chiến thắng của người Germania năm 476. Tồn tại đến tk IX. -Chia vùng đất
Tây Âu thành 3 nước Italia, Đức, Pháp.

-Từ tk IX nền kinh tế hành hóa phát triển dẫn đến sự ra đời các thành thị và tầng
lớp thị dân. Bắt đầu từ sự kiện giai cấp tư sản muốn mở rộng thị trường đã liên kết
với nông nô ủng hộ nhà vua, chống lại lãnh chúa, thiết lập nhà nước quân chủ
chuyên chế (mạnh nhất là ở Pháp và Anh).
Vào thế kỷ XI, nền kinh tế Tây Âu đã có những bước phát triển , thủ công nghiệp
đã tách ra khỏi công nghiệp, trở thành một ngành hoạt động chính của một nhóm
người. Cùng với sự phát triển của thủ công nghiệp, thương nghiệp cùng với các
thành thị ở Tây Âu ra đời.
Thực tế lúc đó dân bịn lãnh chúa bóc lột nặng nề, đối xử tàn tệ, sách nhiễu để kiếm
tiền và kìm hãm sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Chế độ cát cứ trở thành trở
ngại kìm hãm sự phát triển của kinh tế thành thị. Do mâu thuẫn, thị dân khi lớn
mạnh, họ đã đấu tranh chống lại lãnh chúa phong kiến để giải phóng thành thị. Kết
quả là nhiều thành thị đã giành được quyền tự trị. Thành thị được giải phóng đã
mang lại cho thị dân quyền tự do bình đẳng, đã thúc đẩy kinh tế cơng thương
nghiệp phát triển nhanh chóng.
Từ thế kỷ XVI, mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã ra đời và phát
triển, hình thành nên giai cấp tư sản. Trong xã hội lúc này mâu thuẫn xã hội trở nên
gay gắt. Đó là mâu thuẫn giữa các lãnh chúa với nông dân (phong trào khởi nghĩa
của nông dân nổ ra khắp nơi) và lãnh chúa với giai cấp tư sản. Lúc này giai cấp tư
sản mong muốn thống nhất, mở rộng thị trường, vì vậy muốn xóa bỏ tình trạng
phân quyền cát cứ nhằm phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trước tình hình đó,
giai cấp tư sản đã khơn khéo liên kết với nơng nơ, đứng về phía nhà vua chống lại
các lãnh chúa phong kiến, lúc này những lãnh chúa nhỏ cũng liên kết với giai cấp
tư sản, nông nô và nhà vua chống lại các lãnh chúa lớn. Bên cạnh ngun nhân này
cịn có các ngun nhân khác như lúc này phong trào nông nô phát triển mạnh, cần
phải có sự tập trung quyền lực để đối phó. Mặt khác qua các cuộc Thập tự chỉnh
thế kỷ XII, XIII nhiều lãnh chúa phong kiến hiếu chiến đã không trở về hoặc bị phá
sản, tức là thế lực của nhiều lãnh chúa lúc này bị suy yếu.



Hình thức nhà nước quân chủ chuyên chế tồn tại mạnh nhất ở Pháp và Anh. Ở
Pháp, vua liên kết với thị dân và các lãnh chúa phong kiến nhỏ dẹp nạn cát cứ vào
cuối thế kỷ XIII; các đời vua Lui, nước Pháp đã tiến hành nhiều cuộc cải cách
khiến cho quyền lực nhà vua rất lớn, nhà vua kiểm sốt hồn tồn địa phương, chế
độ tự quản ở Pháp không được thừa nhận, cơ quan đại diện đẳng cấp khơng cịn
hoạt động, nhà thờ trở thành cơng cụ của nhà vua.
Ở Anh, vẫn duy trì nghị viện khi nhà nước quân chủ chuyên chế ra đời gắn liền với
tên tuổi của vua Henry VIII, sau này phát triển cực thịnh dưới đời Elizabet I (1558
– 1603) trong suốt 45 năm. Năm 1603, Nữ hoàng qua đời, vua Giêm I kế vị. Lúc
đó ngồi tơ thuế, vua khơng cịn nguồn thu nào khác, sau này Hạ nghị viện với sự
xuất hiện của quý tộc mới mạnh về kinh tế đã có khả năng thơng qua đạo luật về
thuế, kiểm soát được chi tiêu của nhà vua. Trong xã hội dần hình thành mâu thuẫn
giữa tư sản tiến bộ với phong kiến phản động và nhà vua. Nhìn chung thời kỳ này
có thể được chia làm 2 giai đoạn phát triển: Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn xác lập
chính thể quân chủ trung ương tập quyền, đây là giai đoạn đầu có mục đích xóa bỏ
chế độ phân quyền cát cứ. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn xây dựng nhà nước theo
chính thể quân chủ chuyên chế khi cả quý tộc phong kiến, tư sản và giáo hội đều
có nhu cầu tập quyền.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×