Hướng Dẫn Quy Trình
Xử Lý Ổ Dịch Cúm Gia
Cầm
Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan và làm chết hàng loạt
gia cầm, bệnh có khả năng lây nhiễm và gây tử vong cho người và nhiều loài
gia súc, gia cầm, vì vậy khi xuất hiện dịch cúm gia cầm, việc phát hiện sớm,
bao vây nhanh, tiêu diệt gọn ổ dịch và khử trùng, tiêu độc môi trường là hết
sức quan trọng nhằm khống chế, dập tắt dịch; hạn chế thấp nhất thiệt hại do
dịch gây ra.
Chi cục Thú y Bắc Ninh xây dựng quy trình xử lý ổ dịch cúm gia cầm
như sau:
1- Khi phát hiện gia cầm có biểu hiện của bệnh cúm như: ốm chết hàng loạt,
ho, khó thở; đầu, mặt, mào sưng tím tái; lông xù, da có màu đỏ sẫm, chân
xuất huyết, tiêu chảy phân có lẫn máu chủ hộ chăn nuôi phải báo ngay cho
ban thú y xã, phường hoặc cơ quan thú y gần nhất để được kiểm tra, xác minh
và hướng dẫn xử lý. Tuyệt đối không tiếp xúc với gia cầm bệnh, không ăn thịt
gia cầm bệnh.
2- Thú y cơ sở khi phát hiện có gia cầm bị cúm phải báo cáo ngay về trạm thú
y huyện và UBND xã. Trạm thú y huyện lập tức báo cáo bằng điện thoại về
Chi cục Thú y và UBND huyện để kịp thời khoanh vùng bao vây ổ dịch, ngay
sau đó báo cáo bằng văn bản về diễn biến tình hình dịch và các biện pháp xử
lý ổ dịch.
3- Nghiêm cấm bán chạy, sơ tán, giết mổ hoặc vứt xác gia cầm ốm chết ra
đường, ra sông, hồ, ao, mương máng làm ô nhiễm môi trường và lây lan
dịch bệnh.
4- Tại thôn xuất hiện ổ dịch: Toàn bộ số gia cầm ốm chết, số gia cầm còn
sống trong đàn có dịch, các đàn quanh ổ dịch và những đàn chưa tiêm phòng
vaccin cúm gia cầm phải thu gom, giết hủy.
Biện pháp tiêu hủy gia cầm nhiễm bệnh:
Dùng bao tải có túi ni lon cho gà tiêu hủy vào bao buộc kín, phun thuốc sát
trùng chở đến nơi tiêu hủy.
- Đào hố sâu 2,5-3m, (chiều dài, rộng tùy thuộc vào số lượng gia cầm tiêu
hủy) trải 1 lớp nilon (hoặc vải bạt không thấm nước) trên toàn bộ đáy và xung
quanh thành hố, đổ bao chứa gà xuống hố, phun thuốc sát trùng lên bề mặt
sau đó đổ vôi bột lên trên và lấp đất. Khoảng cách từ xác chết đến mặt đất tối
thiểu từ 0,8-1,0m, nén đất thật chặt.
- Đốt gia cầm ngay trên miệng hố bằng dầu hỏa; (5 lít dầu/100 kg gia cầm,
đốt xong gom xác gia cầm xuống hố sau đó lấp đất lại, trải vôi lên trên và
phun khử trùng xung quanh mộ.
- Gia cầm bệnh vận chuyển đi hủy phải được che bạt kín. Phun đẫm hóa chất
vào xe và bạt, xe chở gia cầm đi trước, máy phun thuốc khử trùng đi sau.
Việc đốt hủy gia cầm phải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Những
người thực hiện việc tiêu hủy gia cầm bệnh phải có khẩu trang và đồ bảo hộ
lao động.
5- Hố chôn gia cầm phải bảo đảm các yếu tố: Xa nguồn nước, xa khu dân cư,
xa đường giao thông và xa bãi chăn thả gia súc, gia cầm.
6- Toàn bộ phân, chât thải, thức ăn thừa, chất độn chuồng của gia cầm bệnh
và vật rẻ tiền phải được thu gom đốt, hủy ngay trên nền chuồng, sau đó đem
chôn sâu dưới đất. Phát quang thu dọn chất phế thải, rác ở xung quanh khu
vực chuồng nuôi, đốt hủy rác, chất phế thải
7- Chuồng và khu vực xung quanh chuồng nuôi phải được phun thuốc sát
trùng lên toàn bộ bề mặt nền chuồng, tường, vách, trần, máng ăn, máng uống,
mỗi ngày 1 lần trong 3 ngày liền. Sau đó cách 2-3 ngày lại phun 1 lần cho đến
khi tình hình dịch chấm dứt.
Tại thôn có dịch, đình chỉ việc mua bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm và sản
phẩm gia cầm. Vệ sinh tẩy uế và phun thuốc sát trùng môi trường mỗi ngày 1
lần liên tục trong 3 ngày liền sau đó 2 ngày 1 lần.
8- Khu vực vành đai ổ dịch, các thôn xung quanh thôn có ổ dịch đình chỉ việc
mua bán, giết mổ, vận chuyển, cho tặng gia cầm hoặc sản phẩm gia cầm,
không chăn thả gia cầm, thực hiện nuôi nhốt tại chuồng để tránh lây nhiễm.
9- Trên các tuyến giao thông ra vào ổ dịch phải lập các chốt kiểm dịch tạm
thời có barie, có biển báo, có thuốc sát trùng và cử người trực 24/24h để kiểm
soát ngăn chặn gia cầm và sản phẩm gia cầm ra ngoài ổ dịch.
10- Nghiêm cấm người không nhiệm vụ vào ổ dịch. Người có nhiệm vụ khi
vào ổ dịch phải có bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ,
ủng khi ra khỏi ổ dịch phải được khử trùng tiêu độc quần áo, giày, dép