Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

NHỮNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN: QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.68 KB, 12 trang )





NHỮNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
MÔN: QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN

Câu 26: Phát biểu sau đây là sai khi nói về tính phổ biến của quản trị:
(a) Hoạt động quản trị thể hiện rõ nét và đầy đủ ở các doanh nghiệp.
(b) Ở các cơ quan quản lý nhà nước như các cơ quan Bộ, Sở, Tổng Cục, Uy ban,
hiển nhiên có hoạt động quản trị.
(c) Ở các trường học thì có hoạt động quản trị, còn ở các bệnh viện thì không vì ở
đây chỉ làm công việc cứu người.
(d) Trong một đội đá banh, một đội bóng chuyền, người ta vẫn thấy có hoạt động
quản trị diễn ra.

Câu 27: Phát biểu sau đây là sai khi nói về tính phổ biến của quản trị:
(a) Một người đang làm hiệu trưởng của một trường đại học về làm Tổng giám đốc
của một Tổng Công ty vẫn có thể được vì cho dù hai lĩnh vực hoạt động này là
khác nhau.
(b) Những tổ chức khác nhau đều phải đối phó với những vấn đề quản trị như
nhau.
(c) Những nhà quản trị thường thuyên chuyển giữa hai khu vực quản lý nhà nước
và quản lý kinh doanh.
(d) Những nhà quản trị của các tổ chức đều thực hiện những chức năng như nhau.

Câu 28: Anh hưởng của nhà quản trị trong các tổ chức thể hiện ở chỗ:
(a) Nhà quản trị giỏi tất yếu đưa tổ chức đến thành công.
(b) Nhà quản trị tồi chắc chắn đưa tổ chức đến thất bại.
(c) Nhà quản trị có thể đưa tổ chức đến thành công nhưng cũng có thể đi đến thất
bại, nhưng đừng nên tuyệt đối hóa điều này.


(d) Nhà quản trị có thể đưa tổ chức đến thành công nhưng cũng có thể đi đến thất
bại, nhưng còn phụ thuộc vào những người dưới quyền có chịu hợp tác với ông ta
hay không.

Câu 29: Không nên hiểu Quản trị ngày nay được xem là một nghề, với minh
chứng sau đây:
(a) Những người có năng lực quản trị đã, đang và sẽ chuyển sang hành nghề tư vấn
về quản trị.
(b) Những nhà quản trị có khuynh hướng ngày càng tách rời những người sở hữu.
(c) Có nhiều tổ chức đang thực hiện chức năng chuyên đào tạo ra những người
quản trị.
(d) Những người quản trị ngày càng có khuynh hướng nhận thức đúng đắn về vai
trò của mình.

Câu 30: Không thể nói Quản trị học là một trong những lĩnh vực khoa học, là vì:
(a) Quản trị học có đối tượng nghiên cứu cụ thể, có phương pháp phân tích.
(b) Quản trị học có lý thuyết xuất phát từ các nghiên cứu vềcác hoạt động quản trị
trong lịch sử loài người.
(c) Quản trị học là một môn khoa học liên ngành, vì nó sử dụng nhiều tri thức của
nhiều ngành khác nhau.
(d) Quản trị học là một môn học căn bản ở các nhà trường.

Câu 31: Cần phải hiểu Thực hành quản trị là một nghệ thuật, là:
(a) Nhà quản trị phải hiểu biết lý thuyết quản trị nhưng cũng phải biết vận dụng
các lý thuyết đó một cách linh hoạt và những tình huống cụ thể.
(b) Những nhà quản trị cấp cao thành công chủ yếu nhờ kinh nghiệm của mình.
(c) Nhiều nhà quản trị đã thành công trên thực tế lại chưa trải qua một khóa học
nào về quản trị.
(d) Bằng mọi giá, nhà quản trị phải vận dụng các kiến thức quản trị để gặt hái lợi
nhuận cho công ty.


Câu 32: Có thể nói hoạt động quản trị là hoạt động có từ khi xuất hiện loài người
trên trái đất, nhưng lý thuyết quản trị lại là sản phẩm của xã hội hiện đại. Câu này
có thể được hiểu như sau:
(a) Không cần có lý thuyết quản trị, người ta vẫn có thể quản trị được.
(b) Lý thuyết quản trị ra đời là một tất yếu đối với xã hội loài người vốn từ lâu đã
có hoạt động quản trị.
(c) Lý thuyết quản trị chẳng qua là một sự sao chép những hoạt động quản trị vốn
có trong xã hội loài người.
(d) Hoạt động quản trị là nội dung, còn lý thuyết quản trị chỉ là hình thức mà thôi.

Câu 33: Tầm quan trọng của lịch sử quản trị thể hiện ở chỗ:
(a) Các nhà quản trị vẫn dùng những lý thuyết và kinh nghiệm quản trị đã hình
thành trong lịch sử vào trong nghề nghiệp của mình.
(b) Có rất nhiều tác phẩm viết về lịch sử quản trị đã, đang và sẽ được xuất bản ra.
(c) Lý thuyết quản trị cũng phải dựa trên các bằng chứng về lịch sử quản trị.
(d) Hầu hết các sinh viên đều phải học quản trị.

Câu 34: Phát biểu sau đây không đúng khi nói về quá trình xuất hiện các lý thuyết
quản trị:
(a) Thời Trung cổ, lý thuyết quản trị chưa được ra đời, vì đơn vị sản xuất kinh
doanh vẫn chỉ đóng khung trong phạm vi gia đình.
(b) Ở các nước phương Tây, những ý kiến quản trị áp dụng trong kinh doanh chỉ
bắt đầu xuất hiện từ khoảng thế kỷ 16.
(c) Cuộc cách mang công nghiệp ở thế kỷ 18 là mốc lịch sử đánh dấu sự hoàn thiện
của các lý thuyết quản trị.
(d) Đến cuối thế kỷ 19, có nhiều nổ lực nghiên cứu nhằm đưa ra những lý thuyết
quản trị vẫn còn mới mẻ nhưng chưa có một công trình tổng hợp nào về nguyên tắc
và kỹ thuật quản trị một cách đầy đủ.


Câu 35: Động lực chủ yếu nhất cho việc thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời của các lý
thuyết quản trị là:
(a) Cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ thứ 18.
(b) Sự ứng dụng động lực máy hơi nước, làm thay đổi qui mô sản xuất từ gia đình
thành các nhà máy.
(c) Taylor là người đặt nền móng đầu tiên cho quản trị học hiện đại vào đầu thế kỷ
20.
(d) Khuynh hướng chức năng của người sở hữu và chức năng của người quản trị
ngày càng đuợc phân biệt rõ rệt.

Câu 36: Trong thời kỳ biệt lập, người ta đã nghiên cứu quản trị theo các hướng
tiếp cận sau, ngoại trừ:
(a) Khoa học phát triển xã hội loài người.
(b) Tâm lý con người.
(c) Quản trị hành chánh.
(d) Định lượng.

Câu 37: Ở thời kỳ hội nhập các lý thuyết quản trị, người ta tiếp cận các khảo
hướng sau đây, ngoại trừ::
(a) Quá trình.
(b) Tất nhiên.
(c) Ngẫu nhiên.
(d) Hệ thống.

Câu 38: Không nên hiểu Văn hóa của tổ chức:
(a) Là một nhận thức chỉ tồn tại trong một tập thể chứ không phải trong một cá
nhân.
(b) Chỉ là một từ ngữ mô tả.
(c) Có liên quan đến cách nhận thức của các thành viên đối với tổ chức, bất kể là
họ yêu hay ghét tổ chức đó.

(d) Là một tổ chức có văn hóa.

Câu 39: Một trong bốn nội dung sau đây sẽ mô tả không chính xác đặc tính cơ bản
về văn hóa của một tổ chức, đó là:
(a) Sự tự quản cá nhân và các Cơ chế .
(b) Sự hỗ trợ của các nhà quản trị và Sự tuân thủ tuyệt đối của nhân viên.
(c) Sự đoàn kết va sự Sự khen thưởng trong một tổ chức.
(d) Sức chịu đựng những xung đột và Sự chịu đựng những rủi ro

Câu 40: Người ta ít nói về sự anh hưởng của văn hóa tổ chức trong thực hành
trên quản trị ở khía cạnh:
(a) Đối xử tình cảm với nhân viên.
(b) Điều động nhân viên.
(c) Điền khuyết nhân viên.
(d) Tuyển nhân viên từ ngoài vào tổ chức.

Câu 41: Môi trường tổng quát của một tổ chức bao gồm những yếu tố, những lực
lượng bên ngoài tổ chức có ảnh hưởng mạnh mẽ nhưng không trực tiếp đến tổ
chức. Đó là các yếu tố sau đây, ngoại trừ:
(a) Các yếu tố kinh tế-chính trị-pháp luật.
(b) Các yếu tố xã hội-tự nhiên.
(c) Các yếu tố khách hàng.
(d) Các yếu tố kỹ thuật-công nghệ.

Câu 42: Môi trường đặc thù của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố trong ngành và
bên ngoài, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh
doanh đó. Có các yếu tố sau đây, ngoại trừ:
(a) Kinh tế quốc dân.
(b) Đối thủ cạnh tranh - Đối thủ mới tiềm ẩn - Sản phẩm thay thế.
(c) Người cung cấp.

(d) Khách hàng.

Câu 43: Có thể hiểu quyết định quản trị là:
(a) Một nội dung cơ bản của hoạt động quản trị.
(b) Các ý kiến của mọi thành viên trong tổ chức nhằm xây dựng và và phát triển tổ
chức đó.
(c) Các khuynh hướng mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của một tổ chức.
(d) Các ý tưởng của nhà quản trị.

Câu 44: Quyết định quản trị có các đặc điểm sau đây, ngoại trừ:
(a) Trực tiếp hướng vào các tổ chức; chỉ có nhà quản trị mới ra quyết định.
(b) Liên quan đến việc sử dụng những thông tin về vấn đề cần phải giải quyết.
(c) Luôn làm phát triển hoạt động của hệ thống bị quản trị.
(d) Được xây dựng trên cơ sở sự hiểu biết về tính khách quan của sự vận động và
phát triển của hệ thống bị quản trị.

Câu 45: Các chức năng của các quyết định quản trị sẽkhông bao gồm:
(a) Chức năng định hướng về mục tiêu của tổ chức.
(b) Chức năng đảm bảo các nguồn lực.
(c) Chức năng hợp tác và phối hợp các bộ phận trong tỗ chức.
(d) Chức năng hoạch định tổ chức, điều khiển, kiểm tra.


Câu 46: Nếu phân loại theo tính chất của các quyết định, sẽ không có:
(a) Quyết định chiến lược.
(b) Quyết định thường xuyên.
(c) Quyết định chiến thuật.
(d) Quyết định tác nghiệp.

Câu 47: Nếu phân loại các quyết định quản trị theo thời gian thực hiện, ta sẽ

không có:
(a) Quyết định dài hạn.
(b) Quyết định trung hạn.
(c) Quyết định ngắn hạn.
(d) Quyết định đáo hạn.

Câu 48: Nếu phân loại các quyết định quản trị theo phạm vi thực hiện, ta sẽ không
có:
(a) Quyết định chiến lược.
(b) Quyết định toàn cục.
(c) Quyết định bộ phận.
(d) Quyết định chuyên đề.

Câu 49: Nếu phân loại các quyết định quản trị theo các khía cạnh khác nhau
trong hoạt động của tổ chức, sẽ không có:
(a) Quyết định kinh tế- kỹ thuật.
(b) Quyết định chuyên đề.
(c) Quyết định xã hội.
(d) Quyết định tổ chức.

Câu 50: Những yêu cầu đối với quyết định quản trị sẽ không nhất thiết phải đạt
được:
(a) Có căn cứ khoa học, thống nhất, tuân theo các quy định, thể chế chung.
(b) Đúng thẩm quyền và có định hướng.
(c) Cụ thể về mặt thời gian và thỏa mãn các yêu cầu kịp thời.
(d) Độ chính xác tuyệt đối trước khi thực hiện.

×