Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Thuyết trình báo cáo giải pháp thi giáo viên giỏi môn toán THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO
Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy bộ môn

- Tên biện pháp: “Tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiết 6 luyện tập về Tia - Hình học 6”.
- Tên tác giả: ................ - Sinh ngày 26 tháng 03 năm 1981.
- Đơn vị công tác: Trường THCS ................
- Lĩnh vực áp dụng: Tốn học thuộc giáo dục phổ thơng cấp THCS.
- Đối tượng áp dụng: 41 học sinh lớp 6A – Trường THCS ................
- Thời gian áp dụng biện pháp:
+ Thời gian: Tuần 6 (từ 12/10/2020) – Học kỳ I – Năm học 2020-2021;
* Nội dung biện pháp:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng:
- Học sinh hoạt động học tập trong tiết luyện tập về Tia cịn trầm, chưa sơi nổi,
thiếu tích cực, chủ động, sáng tạo...
- Học sinh chưa phát huy được những kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng biểu đạt,
hợp tác, trình bày báo cáo…. trong tiết luyện tập
Từ thực trạng nêu trên, để tổ chức dạy học một tiết luyện tập đạt hiệu quả,
phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh, giáo viên cần có
sự chuẩn bị chu đáo về phương tiện, kiến thức, cách thức tổ chức dạy học trên
lớp một cách chu đáo và thực hiện các khâu cơ bản của kiểu bài luyện tập một
cách phù hợp tùy theo đặc trưng mỗi bài để ôn tập, khắc sâu lý thuyết từ đó vận
dụng vào giải các bài tập cơ bản, đồng thời tìm tịi, mở rộng và gắn toán học với
1



các tình huống thực tiễn, đây cũng là lý do mà tôi xin mạnh dạn được đưa ra
biện pháp“Tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong tiết 6 luyện tập về Tia - Hình học 6”
2. Vai trị, ý nghĩa của biện pháp:
Việc sử dụng biện pháp tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của của học sinh là vô cùng quan trọng, bởi với
phương pháp này sẽ giúp học sinh:
- Nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong tiết luyện tập về Tia.
- Góp phần hình thành và phát triển một số phẩm chất như: Chăm chỉ, trung
thực, trách nhiệm….và năng lực cần thiết cho học sinh như: Năng lực giao tiếp
và hợp tác, năng lực vẽ hình và biểu đạt, năng lực viết và trình bày báo cáo,
năng lực tư duy logic.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
II. NỘI DUNG
Để xây dựng một tiết luyện tập sử dụng biện pháp tổ chức các hoạt động
học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiết 6
luyện tập về Tia - Hình học 6, tơi sử dụng các biện pháp sau:
* Biện pháp 1: Thay đổi hình thức ôn tập lý thuyết bằng cách sử dụng trò chơi
“Câu cá cùng Đoremon” để ôn tập kiến thức cũ.
Phương pháp dạy học đã sử dụng
Phương pháp dạy học đề xuất
Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh đứng Ôn tập kiến thức lý thuyết cơ bản
tại chỗ trả lời.

thơng qua trị chơi “Câu cá cùng
Đoremon”. Giáo viên tổ chức trò chơi
bao gồm ba câu hỏi, học sinh lựa chọn
câu hỏi để trả lời, nếu trả lời đúng thì
được quyền câu 1 con cá, mỗi một con
cá sẽ ẩn chứa một món quà bất ngờ.

Với mỗi câu hỏi giáo viên chốt kiến
thức và trao quà cho hs.

- Nội dung câu hỏi trong trò chơi:
2


Câu 1: Tia Ox là gì?
Câu 2: Nêu các cách đặt tên cho đường thẳng?
Câu 3: Thế nào là hai tia đối nhau?

3


Hình ảnh các em sơi nổi tham gia trị chơi trong phần ơn tập lý thuyết.
Với hình tổ chức như trên, học sinh đã được hệ thống lại nội dung lý
thuyết của bài một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đầy hứng thú chứ không nặng nề,
nhàm chán, khô khan như cách tổ chức dạy học trước đây.
* Biện pháp 2: Sử dụng kỹ thuật PHÒNG TRANH để luyện tập.
Phương pháp dạy học đã sử dụng
Phương pháp dạy học đề xuất
Giáo viên giao từng dạng bài tập cơ Học sinh hoạt động nhóm :
bản, hướng dẫn học sinh làm bài, học + Lớp chia thành 5 nhóm chuyên gia.
sinh lên bảng chữa bài, giáo viên cho Mỗi nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ học
học sinh nhận xét và chốt kiến thức.

tập và thể hiện lên bảng của nhóm
mình trong thời gian 5p.
+ Sau khi các nhóm chun gia hồn
thành nhiệm vụ, các nhóm ghép mới sẽ

được hình thành. Mỗi nhóm ghép sẽ
bao gồm thành viên đến từ các nhóm
chuyên gia.
+ Các nhóm ghép sẽ lần lượt đi đến
các vị trí, thảo luận và đưa ra ý kiến
phản hồi hoặc bổ sung cho các sản
phẩm ở mỗi vị trí, hồn thiện vào vở
của mình trong vịng 3 phút.
+ Đến vị trí nào thì chun gia nhóm
đó sẽ thuyết trình.
+ Các nhóm sẽ lần lượt di chuyển cho
đến hết các vị trí. Cuối cùng các em sẽ
quay trở lại vị trí các nhóm chun gia
ban đầu tổng hợp ý kiến đóng góp và
hồn thành nhiệm vụ học tập của cá
nhân và của nhóm.
4


Nội dung các nhiệm vụ học tập ở mỗi vị trí:
Bài 1: Vẽ hình theo diễn đạt sau:
a) Hai tia Bt và Bq đối nhau.
b) Tia Ox đi qua điểm A và tia Ay đi qua điểm B.
c) Hai tia HK và HE trùng nhau trên đường thẳng d.
Bài 2: Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi dưới đây:

m

x


H

G

y

c) Tia Gy chung gốc với những tia nào?

a) Tia Gm đi qua điểm nào?

Bài 3: Vẽ hình để thấy rằng mỗi câu sau đây là b) Kể tên hai tia đối nhau?
sai
a) Hai tia phân biệt có gốc chung luôn là hai tia đối nhau.
b) Hai tia không chung gốc ln là hai tia khơng có điểm chung.
Bài 4: Vẽ hai tia chung gốc Ox, Oy.
Lấy điểm A thuộc tia Ox, lấy điểm B thuộc tia Oy.
Bài 5: Vẽ ba điểm A, B, C trên đường thẳng xy sao cho điểm B nằm giữa hai
điểm A, C. Sau đó hãy kể tên:
a) Các tia phân biệt có trong hình vẽ.
b) Các cặp tia đối nhau có trong hình vẽ.
c) Các tia trùng với tia Ax có trong có trong hình vẽ.

5


Hình ảnh học sinh trao đổi, thảo luận nhiệm vụ học tập của nhóm mình.
6


Hình ảnh học sinh thuyết trình, phản biện kết quả học tập

Với cách tổ chức hoạt động dạy và học như trên sẽ giúp học sinh
vừa nắm chắc được kiến thức của bài và lại vừa nắm được phương pháp đi tới
kiến thức đó, đồng thời hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực vẽ hình và biểu đạt, năng lực viết và trình bày báo cáo, năng lực tư duy
logic và có tiềm năng vận dụng tri thức vào những tình huống mới, chuẩn bị
năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí
các vấn đề đã nẩy sinh.
* Biện pháp 3: Thay đổi hình thức củng cố nội dung bài học bằng cách sử dụng
trò chơi “Khám phá bức tranh bí ẩn”.
Phương pháp dạy học đã sử dụng
Phương pháp dạy học đề xuất
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trị
dung chính của tiết luyện tập.

chơi “Khám phá bức tranh bí ẩn”. Bức
tranh bị che đi bởi 4 mảnh ghép, để mở
mỗi mảnh ghép học sinh phải trả lời
một câu hỏi tương ứng với mảnh ghép
đó. Học sinh nào tìm ra chính xác nội
dung bức tranh đó trước sẽ giành chiến
thắng và được nhận một món quà ý
7


nghĩa. Nội dung bức tranh nói về cảnh
lũ lụt của đồng bào miền Trung.
Nội dung câu hỏi trong trò chơi củng cố bài:
Bổ sung các chỗ thiếu (…) trong các phát biểu sau:
Câu 1: Nếu điểm O nằm giữa đường thẳng xy thì O là gốc chung của…..
Câu 2: Nếu điểm A nằm giữa hai điểm B và C thì hai tia CA và …….trùng nhau

Câu 3: Cho hai đối nhau Ox và Oy. Lấy điểm A thuộc tia Ox, lấy điểm B thuộc
tia Oy. Trong 3 điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Câu 4: Lấy điểm A thuộc tia Ox, hỏi AO có phải là một tia hay khơng?

Hình ảnh các em tham gia trị chơi “Khám phá bức tranh bí ẩn”
Qua hoạt động trên, giáo viên củng cố nội dung chính của tiết luyện tập
đồng thời liên hệ thực tế về tình hình bão lụt đang diễn ra ở miền Trung, từ đó
giáo dục cho học sinh trách nhiệm của bản thân và lòng nhân ái.
8


III. HIỆU QUẢ
Trong quá trình giảng dạy, bằng việc áp dụng biện pháp tổ chức các hoạt
động học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong
tiết 6 luyện tập về Tia - Hình học 6 vào giảng dạy, tôi đã làm cho đa số các em
trong lớp tơi giảng dạy u thích tiết học, các em học tập rất tích cực, chủ động,
sáng tạo, nâng cao chất lượng của tiết dạy.
Để đánh giá hiệu quả của biện pháp, tôi đã tiến hành đối chứng trên hai
lớp có ý thức học tập và mức độ nhận thức tương đồng: Lớp 6A có 41 hs có sử
dụng biện pháp và lớp 6C có 41 hs chưa sử dụng biện pháp, đánh giá về ba mặt:
- Một là: Hoạt động của học sinh trong tiết học
- Hai là: Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh trong tiết học.
- Ba là: Đánh giá mức độ nhận thức của học sinh qua bài kiểm tra, khảo sát.
Đối với lớp 6C, chưa áp dụng biện pháp tổ chức các hoạt động học tập
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiết 6 luyện
tập về Tia, kết quả chỉ đạt từ 58,5% trung bình trở lên, trong đó có 22% khá giỏi.
Năm học
2020-2021
(HK 1)
Lớp 6C


Số

Giỏi

HS

SL

41

1

%
2,4

Khá
SL
8

Trung

%

bình
SL %

19,5

15


Yếu
SL

%

Kém
SL

%

36,

14 34,2 3 7,3
6
Đối với lớp 6A, do tôi áp dụng biện pháp tổ chức các hoạt động học tập

nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiết 6 luyện
tập về Tia, kết quả đạt 90% từ trung bình trở lên, trong đó có tới trên 61% khá
giỏi.
Năm học
2010-2021

Số

Giỏi
SL
%

Khá

SL
%

HS
(HK 1)
Lớp 6A
41
10
24,4
15
Về mức độ hứng thú trong tiết luyện tập:

9

36,6

Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
12

29,3

3

7,3


SL

1


Đối với lớp 6C, chưa áp dụng biện pháp tổ chức các hoạt động học tập
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiết 6 luyện
tập về Tia, kết quả như sau:
Năm học
2020-2021
(HK 1)
Lớp 6C

Số
HS
41

Rất thích
SL
3

%
7,3

Thích
SL
7

%
17,1


Bình
thường
SL
%
19

46,3

Khơng
thích
SL
%
12

29,3

Đối với lớp 6A, do tơi áp dụng biện pháp tổ chức các hoạt động học tập
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiết 6 luyện
tập về Tia, kết quả đạt như sau:
Năm học
2010-2021
(HK 1)

Số
HS

Rất thích
SL


%

Thích
SL

%

Bình
thường
SL
%

Khơng
thích
SL
%

Lớp 6A
41
12
29,3
17
41,5
10
24,4
2
4,8
Như vậy số lượng học sinh hứng thú, u thích tiết học của lớp 6A có sử
dụng biện pháp cao hơn hẳn so với lớp 6C chưa sử dụng biện pháp tổ chức các
hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

trong tiết 6 luyện tập về Tia.
IV. KẾT LUẬN
Qua nội dung và kết quả thực nghiệm trên, tôi nhận thấy biện pháp tổ chức
các hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh trong tiết 6 luyện tập về Tia - Hình học 6 có tính khả thi, có thể áp dụng
thực hiện rộng với đối tượng là học sinh lớp 6 trong tồn trường, để góp phần
nâng cao chất lượng bộ mơn Tốn 6 nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả
đào tạo của đơn vị, cùng đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong
năm học 2020-2021.
V. KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT:
- Ban giám hiệu quan tâm hơn nữa, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tạo
mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ, đáp
ứng yêu cầu công việc.
10


- Tổ, nhóm chun mơn tiếp tục xây dựng các chuyên đề dạy học, các hướng
dạy học theo định hướng năng lực học sinh để nâng cao chuyên môn của các
thành viên trong tổ.
Trên đây là báo cáo biện pháp góp phần nâng cao chất lượng mơn Tốn 6
với chủ đề: “Tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong tiết 6 luyện tập về Tia - Hình học 6”. Rất
mong được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Ban giám khảo và những
nhận xét góp ý của đồng nghiệp.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong báo cáo là trung thực, đúng sự
thật và hoàn tồn chịu trách nhiệm trước đơn vị.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
................, ngày 10/11/ 2020
Người thực hiện
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ


................

11



×