LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LỜI NÓI ĐẦU
Mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mục tiêu đều là lợi nhuận. Lợi
nhuận một trong những vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Không những thế lợi nhuận còn là căn cứ để xác định sự thành
bại của doanh nghiệp trong kinh doanh nên nó được coi là một yếu tố quyết định
đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Sự tích luỹ lợi nhuận của doanh nghiệp trong
nhiều năm tạo cơ hội để tái sản xuất mở rộng, bắt kịp cơ hội đầu tư ra bên ngoài,
từng bước xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa hội nhập và
hợp tác với các nước trên thế giới với quan điểm tôn trọng độc lập chủ quyền
lãnh thổ đôi bên cùng có lợi. Cùng với sự thay đổi đó vấn đề lợi nhuận được
nhìn nhận mới mẻ hơn, doanh nghiệp phải tự thích ứng với cơ chế mới để tìm
lợi nhuận cao, làm giầu cho bản thân doanh nghiệp và đất nước.
Công ty Xi măng Bỉm Sơn là một trong những doanh nghiệp được hình
thành trong cơ chế cũ nhưng cũng đã bắt nhịp với sự chuyển đổi nền kinh tế và
đổi mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Trong thời gian thực tập tại công ty, qua tìm hiểu thực tế, em đã đi sâu
nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt
là về Lợi nhuận và một số biện phát nhằm tăng lợi nhuận tại công ty xi măng Bỉm
Sơn.
Bài luận văn của em được chia làm 3 chương:
C HƯƠNG I: Lợi nhuận và sự cần thiết phấn đấu tăng lợi nhuận
C HƯƠNG II : Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty
C HƯƠNG III: Nhận xét đánh giá và một số biện pháp nhằm nâng cao lợi
nhuận của công ty Xi Măng Bỉm Sơn.
Mai Thị Hương – Lớp: 710
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I
LỢI NHUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHẤN ĐẤU NHẰM
NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm lợi nhuận doanh nghiệp.
Theo các nguyên tắc của chế độ hạnh toán kinh tế, mỗi doanh nghiệp phải
tiến hành hoạt động kinh tế của mình như thế nào để tiền thu về bán hàng (hoặc
tiền công phục vụ) bù lại được toàn bộ hao phí của doanh nghiệp và bảo đảm có
thu nhập thuần tuý bằng tiền cần thiết để mở rộng hoạt động của bản thân doanh
nghiệp cũng như để phục vụ các nhu cầu chung của nền kinh tế quốc dân. gọi là
lợi nhuận doanh nghiệp.
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghãi quyết định bản chất và tác dụng của lợi
nhuận doanh nghiệp, quyết định phương thức phân phối lợi nhuận doanh nghiệp.
Bản chất lợi nhuận trong chế độ xã hội chủ nghĩa hoàn toàn khác hẳn lợi nhuận
dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.
Trong xã hội tư bản, với chế độ sử hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, mục
đích sản xuất của tư bản là chạy theo lợi nhuận, theo đuổi giá trị thặng dư cao
nhất đưa đến bóc lột, cạnh tranh, bần cùng hoá nhân dân lao động.
Còn xã hội xã hội chủ nghĩa, với chế độ sở hữu toàn dân và tập thể, giai
cấp bóc lột đã bị xoá bỏ, mục đích của sản xuất là thoả mãn nhu cầu ngày càng
cao của nhân dân, trên cơ sở sản xuất được cải tiến không ngừng mà tăng thêm
lợi nhuận. Lợi nhuận đó được đùng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của toàn thể nhân dân lao
động.
Mức lợi nhuận của từng loại doanh nghiệp thu được nhiều hay ít phụ
thuộc vào đường lối, chính sách của Đảng, vào tình hình, điều kiện và nhu cầu
của từng ngành sản xuất cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Mai Thị Hương – Lớp: 710
2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Mức lợi nhuận của một doanh nghiệp hoạt động bình thường phải đủ đảm
bảo lập các quỹ khuyến khích vật chất, đồng thời mở rộng và phát triển sản xuất,
cải tiến kỹ thuật…
Cho nên lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh tổng hợp kết hợp
kết quả hoạt động của doanh nghiệp. phấn đấu nâng cao lợi nhuận trở thành kết
quả tổng hợp của các hoạt động hàng ngày của mỗi người lao động của mỗi
doanh nghiệp.
ý nghĩa của lợi nhuận:
Thứ nhất: Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và mục đích hoạt động
sản xuất kinh doanh khong kể thuộc thành phần kinh tế nào, khi tiến hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh đều có chung một mục tiêu là tìm kiếm lợi
nhuận. Do vậy, lợi nhuận chính là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và mục đích hoạt
động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Thứ hai: Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng sản
xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Lợi nhuạn là khoản chênh lệch giữa
doanh thu và chi phí đã bỏ ra và thu được số doanh thu đó. Mọi biện pháp để
tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí sản xuất cuối cùng đều phản ánh ở quy mô lợi
nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, thông qua xem xét chỉ tiêu lợi nhuận, ta có thể
đáng giá được phần lớn chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Thứ ba: Lợi nhận là nguồn tài chính quan trọng để bù đắp các thiệt hại,
rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. Là nguồn tích luỹ để thực hiện nghĩa
vụ đối với nhà nước cũng như khuyến khích vật chất đối với người lao động
trong doanh nghiệp.
Sự cần thiết phấn đấu nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp cần tiến hành hoạt động kinh doanh là để tìm kiếm lợi
nhuận. Trong nền kinh tế thị trưòng, lợi nhuận là thước đo hiệu quả sản xuất
kinh doanh, là động lực kinh tế thúc đẩy các doanh nghiệp cũng như người lao
động không ngừng sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao năng suất,
Mai Thị Hương – Lớp: 710
3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất – kinh doanh để tạo ra được sản
phẩm hàng hoá dịch vụ, các doanh nghiệp nhất thiết phải bỏ ra những chi phí
nhất định. Họ phải dùng tiền mua sắm nguyên, nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ
để tiến hành sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hoá dịch vụ, tiến hành tiêu thụ sản
phẩm và thu tiền về. Nếu không tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp sẽ gạp khó
khăn về tài chính, về lâu dài sẽ không tồn tại và phát triển. Vì vậy quyết định
doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp hay không. lợi nhuận được coi là
đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời còn là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp, nói lên kết quả toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh. Nó phản ánh cả về mặt chất và mặt lượng của quá trình đó.
Nừu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt động của mình làm giá thành sản
phẩm hạ, sản phẩm được tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng lợi nhuận một cách trực tiếp,
trở thành động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp tiếp tục tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngược
lại, nếu chi phí cao, giá thành sản phẩm tăng thì lợi nhuận sẽ trực tiếp giảm bớt
và thậm chí còn thua lỗ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho doang nghiệp
giảm sức cạnh tranh trên thương trường và có khả năng dẫn tới phá sản. Vì vậy,
lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản
xuất kinh doanh, lập các quỹ như quỹ đầu tư, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự
phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng… Việc tiến hành
lập các quỹ chuyên dùng có tác dụng lớn đề cao tính tự chủ về tài chính trong
doanh nghiệp, tích cực cải tiến kỹ thuật đổi mới tài sản cố định, động viên kịp
thời người lao động, đồng thời đề phòng rủi ro trong kinh doanh nhất là trong
cạnh tranh của cơ chế thị trường, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát
triển thì các quỹ này càng có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp.
Lợi nhuận tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực
tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện được chỉ tiêu lợi
Mai Thị Hương – Lớp: 710
4
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của donh nghiệp
được vững chắc, từ đó góp phần củng cố thế mạnh và uy tín của doanh nghiệp
trên thương trường. Bên cạnh vị trí quan trọng đối với doanh nghiệp lợi nhuận
còn là cơ sở để thu nhập quốc dân, thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu
quan trọng của ngân sách nhà nước, đây chính là cơ sở cho sự phát triển kinh tế,
do đó sự mở rộng năng lực sản xuất xã hội phụ thuộc vào sự phát triển của
doanh nghiệp và tất nhiên trong đó lợi nhuận giữ vai trò không nhỏ.
1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận và đánh giá lợi nhuận.
1.2.1. Phương pháp trực tiếp:
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh,
Là bộ phận chủ yếu của doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh
doanh, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng hàng hoá dịch vụ hay còn gọi là lợi nhuận
bán hàng, lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm.
Lợi nhuận từ nguồn này được tính theo công thức :
Lợi nhuận
từ hoạt động = DT thuần - giá vốn - Chi phí - Chi phí
KD hàng bán SXKD QLDN
Hoặc có thể xác định:
Lợi nhuận
từ hoạt động = Tổng doanh thu – tổng chi phí.
KD
Hay cũng có thẻ xác định theo công thức:
Lợi nhuận
từ hoạt động = DT thuần - giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng
Mai Thị Hương – Lớp: 710
5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KD hoá và DV tiêu thụ trong kỳ
Trong đó:
+ Doanh thu thuần: Là tổng số tiền bán hàng hoá cung ứng dịch vụ trên
thị trường sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán
bị trả lại và thuế gián thu.
Doanh thu thuần = DT tiêu thụ - Giảm giá - thuế - hàng bị
SP hàng bán gián thu trả lại
+ Giá vốn hàng bán: trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá lao vụ dịch vụ
xuất bán trong kỳ.
+ Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí phat sinh liên quan đến quá
trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như chi phí trả lương nhân viên, chi
phí bao bì, cước phí vận chuyển.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí liên quan đến quản lý,
điều hành doanh nghiệp như chi phí trả lương cho nhân viên điều hành doanh
nghiệp, chi phí vật liệu quản lý.
Hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ là hoạt động cơ bản và
chủ yếu nhất của doanh nghiệp nhưng bên cạch đó có một số hoạt động khác
cũng đem lại lợi nhuận.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt
động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
Lợi nhuận HĐTC = Doanh thu HĐTC - Chi phí HĐTC
Doanh thu hoạt động tài chính: Là Tổng doanh thu do hoạt động đầu tư
tài chính hoặc kinh doanh về vốn mang lại, như doanh thu từ hoạt động cho thuê
tài sản, mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá, tiền gửi ngân
hàng, lãi cho vay, lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh.
Mai Thị Hương – Lớp: 710
6
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chi phí hoạt động tài chính: bao gồm các khoản chi phí khi tiến hành các
hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động kinh Doanh về vốn như chi phí liên
doanh liên kết, chi phí thuê tài sản, chi phí mua bán chứng khoán, chi phí mua
bán ngoại tệ, dự phòng giảm giá chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
- Lợi nhuận từ hoạt động khác.
Lợi nhuận từ hoạt động khác: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ các
hoạt động khác và các chi phí khác.
Lợi nhuận hoạt động khác =Doanh thu hoạt động khác – Chi phí hoạt động khác
Doanh thu hoạt động khác: Là doanh thu không thường xuyên của doanh
nghiệp như: Doanh thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do đối
tác vi phạm hợp đồng, các khoản nợ vắng chủ hay nợ không đòi, dự phòng giảm
giá hàng tồn kho, doanh thu từ bán vật tư, hàng hoá tài sản dôi thừa.
Chi phí hoạt động khác: Là những khoản chi phí không được dự tính
trước của doanh nghiệp có thể do chủ quan hoặc khách quan mang lại như chi
phí thanh lý nhượng bán tài sản cố định, giá trị tổn thất sau khi đã giảm trừ, chi
phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá, các khoản phải thu khó đòi.
Mai Thị Hương – Lớp: 710
7
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.2.2. Phương pháp trung gian:
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ Hoạt động tài chính Hoạt động khác
Các khoản
giảm trừ
Doanh thu thuần
Doanh thu
hoạt động
tài chính
Chi phí
hoạt động
tài chính
Giá vốn
hàng bán
Lợi nhuận gộp
hoạt động
kinh doanh
Lợi nhuận hoạt
động tài chính
Doanh
thu
hoạt
động
khác
Chi
phí
hoạt
động
khác
- Chi phí BH
- Chi phí QLDN
Lợi nhuận hoạt động
kinh doanh
Lợi nhuận hoạt
động khác
Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
Lợi nhuận
sau thuế
Tỷ xuất lợi nhuận: Có nhiều cách xác dịnh tỷ xuất lợi nhuận, mỗi cách có
ý nghĩa và nội dung kinh tế khác nhau. Sau đây là một số cách thường được sử
dụng:
- Tỷ xuất lợi nhuận trên tổng tài sản: Là chỉ tiêu tổng hợp nhất đo lường
mức độ sinh lời của vốn đầu tư. Chỉ tiêu này phản ánh vốn dầu tư vào sản xuất
kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của
doanh nghiệp và mục đích phân tích mà người ta lựa chọn lợi nhuận trước thuế -
lãi vay lợi nhuận sau thuế để so sánh với tổng tài sản.
Muốn đánh giá khả năng sinh lời cả vốn đầu tư khi doanh nghiệp sử dụng
nợ hay một số lợi nhuận trước thuế và lãi vay doanh nghiệp thu được trên tổng
Mai Thị Hương – Lớp: 710
8
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
vốn đầu tư người ta thường tính chỉ tiêu lợi nhuận tổng tài sản bằng cách chia
lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho tổng tài sản theo công thức:
Tỷ suất lợi nhuận
Trên tổng tài sản
=
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tổng tài sản
* 100
Muốn biết số lợi nhuận sau thuế thu được trên 100 đồng vốn đầu tủ chỉ tiêu
lợi nhuận tổng tài sản được tính theo công thức:
Tỷ suất lợi nhuận
Trên tổng tài sản
=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
* 100
- Tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ xuất lợi nhuận doanh thu thể hiện
trong doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng
lợi
nhuận sau thuế. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh. công thức xác định như sau:
Tỷ suất lợi nhuận
Trên doanh thu
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
* 100
Để đánh giá chỉ tiêu này tốt hay xấu phải đặc nó trong một ngành cụ thể
và so sánh chỉ tiêu năm nay với các năm trước và các doanh nghiệp cùng ngành.
Nếu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu chung của toàn ngành chứng tỏ doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác trong ngành.
- Tỷ xuất lợi nhuận trên vốn kinh doanh: chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn
kinh doanh cho thấy hiệu quả sử dụng một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận cho thấy hiệu quả sử dụng một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã mang trả lãi vay. Việc sử dụng tỷ suất lợi nhuận
vốn kinh doanh nói lên trình độ sử dụng tài sản. vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp,
thông qua đó khuyến khích các doanh nhgiệp quản lý chặt chẽ sao cho sử dụng vốn
có hiệu quả nhất để tối đa hoá lợi nhuận. Công thức xác địng như sau:
Mai Thị Hương – Lớp: 710
9
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Tỷ suất lợi nhuận
Vốn kinh doanh
=
Lợi nhuận trước thuế
Vốn kinh doanh
* 100
Muốn biết số lợi nhuận sau thuế thu được trên 100 đồng vốn đầu tư chỉ tiêu lợi
nhuận vốn kinh doanh được tính bằng cách láy lợi nhuận sau thuế chia vốn kinh
doanh:
Tỷ suất lợi nhuận
Vốn kinh doanh
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn kinh doanh
* 100
- Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành: Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành cho
biết trong giá thành tạo ra bao nhiêu tổng lợi nhuận sau thuế. thông qua tỷ suất
doanh lợi giá thành có thể thấy rõ hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm trong kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận
Trên giá thành
=
Lợi nhuận sau thuế
Giá thành sản phẩm
* 100
Giá thành sản phẩm bao gồm: Gía vốn hàng bán và chi phí bán hàng,quản
lý doanh nghiệp, chỉ tiêu này có thể tính rieng cho từng loại sản phẩm, từng
hạng mục công trình như có thể tính chung cho toàn bộ sản phẩm, tăng lợi
nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Mục tiêu hoạt động cua doanh
nghiệp là tạo ra hoạt động ròng cho người chủ của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đáng giá mức độ thực hiện của mục tiêu này. ta
có công thức :
Tỷ suất lợi nhuận
Vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
* 100
Chỉ tiêu này cho biết số lợi nhuận sau thuế thu được từ vốn chủ sở hữu
hay nói cách khác nó phản ánh khả năng sinh lời của đồng vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp tính chỉ tiêu này để thấy được lợi nhuận ròng do vốn chủ sở hữu
mang lại ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và phục vụ cho
Mai Thị Hương – Lớp: 710
10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
việc phân tích tài chính. Đây cũng là chỉ tiêu được các nhà đầu tư đặc biệt quan
tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và các biện pháp tăng
lợi nhuận của doanh nghiệp
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Lợi nhuận
từ hoạt dộng = DT thuần - Gía vốn - Chi phí - Chi phí
SXKD hàng bán SXKD QLDN
Từ công thức trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động SXKD chụi ảnh hưởng
trực tiếp từ hai nhóm: Doanh thu thuần và khoản chi phí.
Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần.
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
Chất kượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ.
Gía cả sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ, phương thức tiêu thụ và thanh toán tiền hàng
Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chi phí.
Kỹ thuật công nghệ sản xuất
Tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính doanh nghiệp
Điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh
1.3.2. Các biện pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Làm thế nào để tăng lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là
vấn đề quan tâm của người quản lý. người sản xuất, kinh doanh luôn phải
Mai Thị Hương – Lớp: 710
11
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
nhạy bén, tìm được những biện pháp đúng đắn thiết thực để thực hiện trong
quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
Nâng cao chi phí lao động để tăng số lượng sản phẩm làm ra
Trong một đơn vị thời gian hoặc giảm thời gian sản xuất một đơn vị sản
phẩm từ đó giảm chi phí cố định, chi phí kháu hao tài sản cố định, chi phí trả
lương cho nhân viên quan lý. Các doanh nghiệp cần thường xuyên đổi mới kỹ
thuật ứng dụng kịp thời các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và phải không ngừng
hoàn thiện năng cao trình độ tổ chức sản xuất, lao động trong doanh nghiệp.
Công tác đào tạo bồi dưỡng cho người lao động nâng cao tay nghề để nâng
cao hơn nữa năng suất lao động. Tuy nhiên doanh nghiệp phải thường xuyên
quan tâm đến đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên để họ hăng say và
gắn bó với công việc của mình.
Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là cần thiết để góp phần hạ giá thành
sản phẩm. phải xây dựng mức tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp với đặc điểm
kinh doanh. Doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến nguyên vật liệu rẻ hơn và
nguyên vật liệu trong nước, tiết kiệm được chi phí mà chất lượng vẫn đảm bảo.
Phát huy vai trò của tài chính trong việc kiểm tra, giám sát các mặt hoạt
động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Nâng cao trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của người công nhân.
- Các biện pháp phấn đấu tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
Nâng cao chất lượng và tăng số lượng sản phẩm. Nâng cao chất lượng
sản phẩm làm giảm các khoản giảm trừ và tăng số lượng sản phẩm sẽ làm tăng
doanh thu.
Định giá sản phẩm hợp lý. Nếu sản phẩm bán với giá thấp, doanh nghiệp
sẽ bị thiệt hại, với giá cao doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng ứ đọng sản phẩm.
Mai Thị Hương – Lớp: 710
12
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Giá cả hợp lý phải bù đắp chi phí đã tiêu hao nên lợi nhuận thỏa đáng để
thực hiện tái sản xuất mở rộng.
Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm và chọn hình thức thanh toán phù hợp.
Sử dụng vốn và tổ chức nguồn vốn có hiệu quy. Vốn trong doanh nghiệp
bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.
Vốn cố địng là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Doanh nghiệp phải
có kế hoạch mua sắm lắp đặt tài sản cố định phù hợp đồng thời có biện pháp
nhanh chóng sử lý các tài sản không cần dùng và chờ thanh lý để thu hồi bảo
toàn vốn, tránh hao mòn hữu hình, vô hình và giảm các chi phí sủa chữa.
Vốn lưu động là vốn tiền tệ ứng trước để hình thành tài sản lưu động của
doanh nghiệp đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành thường xuyên. quản trị
tốt các khoản phải thu, phải trả tránh tình trạng bị chiếm vốn.
Nếu doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn dẫn đến thiếu vốn phải huy động từ
vốn vay hoặc vốn chủ. mặt khác, doanh nghiệp dễ gặp nhiều rủi ro không thu
hồi được nợ.
Về nguồn vốn doanh nghiệp hệ số nợ là tỷ lệ % giữa nợ phải trả trong
tổng nguồn vốn. hệ số nợ được coi như một “đòn bẩy tài chính” để khuyến khích
đại thu nhập một đồng vốn chủ sở hữu. tuy nhiên phải cân nhắc tính toán vì
doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trên các khoản nợ nhỏ hơn so với tiền lãi phải trả
thì đòn bẩy tài chính sẽ có tác dụng ngược lại. Vì vậy phải có cơ cấu vốn hợp lý
giữa vốn vay và vốn chủ để góp phần nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp
Mai Thị Hương – Lớp: 710
13
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY XI MĂNG BỈM SƠN
2.1.Giới thiệu về Công ty Xi Măng Bỉm Sơn
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xi Măng Bỉm Sơn.
Tiền thân của công ty xi măng Bỉm Sơn là nhà máy xi măng Bỉm Sơn được
Bộ Xây dựng ra quyết định thành lập ngày 04/3/1980. Nhà máy xi măng Bỉm
Sơn là kết quả của tình hữu nghị và sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Liên
Xô, toàn bộ hai dây truyền sản xuất do Liên Xô chế tạo, sản xuất theo phương
pháp ướt, công suất tổng cộng là 1,2 triệu tấn/năm. Ngày 3/2/1982 dây truyền số
1 chính thức đi vào hoạt động sản xuất, ngày 6/11/1983 dây chuyền số 2 của nhà
máy hoàn thành và đưa vào sản xuất. Ngày 12/8/1993 bộ Xây dựng đã có quyết
định số 336/BXD – TCLĐ sát nhập công ty kinh doanh vật tư xi măng số 4 vào
nhà máy xi măng Bỉm Sơn và chính thức đổi tên thành Ctt xi măng Bỉm Sơn. Từ
ngày 01/9/1993 đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Tổng Công ty xi măng Việt
Nam và Bộ Xây dựng.
Trải qua hơn 20 năm hoạt động máy móc thiết bị đã lạc hậu, dự án cải tạo
hiện đại hoá nhà máy đã được chính phủ phê duyệt, công ty đã tiến hành cải tạo
dây chuyền số 2 với công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, sản xuất theo phương
pháp khô, nâng công suất của lò nung số 2 lên gấp đôi. Này 3/8/2003 dự án cải
tạo dây chuyền số 2 kết thúc giai đoạn chạy thử và chính thức đi vào sản xuất đã
đưa công suất của nhà máy từ 1,2 triệu tấn/năm lên 1,8 triệu tấn/năm.
Mai Thị Hương – Lớp: 710
14