LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết luận nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án
Nguyễn Lương Thành
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án tiến sỹ kinh tế tôi được sự giúp đỡ
của PGS.TS Phạm Thị Quý; PGS.TS Trần Văn Tá giáo viên hướng dẫn,
2
tập thể ban Giám hiệu, các thày giáo, các cô giáo Trường Đại học Kinh tế
quốc dân, Bộ Tài chính, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Hải Dương,
tỉnh Hưng Yên, tỉnh Hà Tây, tỉnh Bắc Giang và bạn bè đồng nghiệp đã tạo
điều kiện để tôi hoàn thành được luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận án
Nguyễn Lương Thành
MỤC LỤC
Nội dung Trang
TRANG PHỤ BÌA
1
LỜI CAM ĐOAN
2
MỤC LỤC
4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
5
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ
6
MỞ ĐẦU
8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH
TẾ - XÃ HỘI
13
3
1.1 Sự cần thiết phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 13
1.2 Những vấn đề cơ bản về huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh
tế xã hội 26
1.3 Kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
của một số tỉnh 40
CHƯƠNG 2: Thực Trạng Huy Động Vốn Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Kết
Cấu Hạ Tầng Kinh Tế- Xã Hội Tỉnh Bắc Ninh THỜI KỲ 1997-2005
55
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh ảnh hưởng đến huy động
vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 55
Thực trạng huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 1997-2005 61
Đánh giá chung về huy động vốn đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh
tế xã hội tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 1997- 2005
109
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÁC CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ-XÃ HỘI
TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI GIAN TỚI
123
Mục tiêu đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh
Bắc Ninh trong thời gian tới 123
Quan điểm thực hiện các giải pháp huy động vốn 138
Giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội 143
Các kiến nghị để thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn xây dựng kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới 168
KẾT LUẬN
179
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
187
DANH MỤC PHỤ BIỂU THAM KHẢO
189
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
194
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển Châu á
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam á
BOO Xây dựng - sở hữu - vận hành
BOT Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
BT Xây dựng - chuyển giao
CĐSP Trường Cao đẳng sư phạm
CEPT Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
CNH-HĐH Công nghiệp hoá -hiện đại hoá
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
EPR Hệ số bảo hộ hiệu dụng
EU Liên minh Châu Âu
EUR Đồng tiền chung Châu Âu
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GD-ĐT Giáo dục - Đào tạo
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GDTX Giáo dục thường xuyên
4
GNP Tổng sản phẩm quốc dân
GTNT Giao thông nông thôn
HĐND Hội đồng nhân dân
HOST Hệ thống tổng đài chủ
HTX Hợp tác xã
ICOR Chỉ số vốn - gia tăng đầu ra
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
KT-XH Kinh tế xã hôi
NDT Nhân dân tệ
NGO Tổ chức phi chính phủ
NIEs Các nền kinh tế mới công nghiệp hoá
NSNN Ngân sách nhà nước
ODA Viện trợ phát triển chính thức
PTNT Phát triển nông thôn
QL Đường quốc lộ
RCA Hệ số lợi thế so sánh trông thấy
THCS Trung học cơ sở
TNC
s
Các công ty xuyên quốc gia
UBND Uỷ ban nhân dân
UNDP Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
USD Đôla Mỹ
VHTT Văn hoá thông tin
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
XDCB Xây dựng cơ bản
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ
Bảng Nội dung Trang
Bảng 2.1 Chỉ tiêu kinh tế - xã hội Tổng hợp giai đoạn 1997-2005 58
Bảng 2.2 Vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Bắc
Ninh 67
Bảng 2.3 Huy động vốn nhà nước đầu tư Xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 1997-2005 70
Bảng 2.4 Tổng hợp tiền sử dụng đất của các dự án xây nhà ở để bán 72
Bảng 2.5 Tình hình thực hiện các dự án quỹ đất tạo vốn 76
Bảng 2.6 Tổng hợp chi ngân sách địa phương 77
Bảng 2.7 Vốn huy động ngoài nhà nước đầu tư Xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh 80
Bảng 2.8 Tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA tỉnh Bắc Ninh
Giai đoạn 1997-2005 83
Bảng 2.9 Kết quả đầu tư làm đường giao thông nông thôn và hỗ trợ của
tỉnh cho chương trình xây dựng đường giao thông nông thôn
2000-2005 87
Bảng 2.10 Kết quả huy động vốn đầu tư giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc 89
5
Ninh 1998-2005
Bảng 2.11 Tổng mức đầu tư xây dựng mạng lưới cấp điện 1997 -2005 91
Bảng 2.12 Kết quả đầu tư xây dựng kiên cố hoá kênh mương loại III từ năm
1999 - 2005 94
Bảng 2.13 Tổng hợp đầu từ xây dựng và sửa chữa các trạm bơm trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến nay 95
Bảng 2.14 Tổng hợp vốn ngân sách đầu tư cho công tác tu bổ đê kè cống và
xây dựng trụ sở ngành nông nghiệp từ năm 1997 đến nay 96
Bảng 2.15 Kết quả thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung đến
2005 99
Bảng 2.16 Thống kê các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giáo
dục Bắc Ninh qua các năm 1997-2005 104
Bảng 2.17 Tổng hợp kết quả huy động vốn xây dựng công trình y tế
1997-2005 106
Bảng 2.18 Kết quả huy động vốn đầu tư kết cấu hạ tầng văn hoá thông tin 108
Bảng 3.1 Báo cáo nhu cầu đầu tư Bắc Ninh từ 2006-2020 131
Bảng 3.2 Dự kiến huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng
kinh tế - xã hội bắc ninh thời kỳ 2006-2020 132
Bảng 3.3 Kế hoạch đầu tư phát triển giao thông vận tải Bắc Ninh
Giai đoạn 2006-2020 134
Bảng 3.4 Kế hoạch đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi giai đoạn 2006 -
2010 136
Bảng 3.5 Nhu cầu về vốn xây dựng kết cấu hạ tầng GD - ĐT Bắc Ninh giai
đoạn 2006 - 2010 137
Đồ thị 2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1997-2005 58
Đồ thị 2.2 Tổng đầu tư toàn xã hội thời kỳ 1997-2005 59
Đồ thị 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh
Bắc Ninh thời kỳ 1997-2005 67
Đồ thị 2.4 Tốc độ huy động vốn đầu tư của cả nước và Bắc Ninh thời kỳ
2001-2005 68
Đồ thị 2.5 Cơ cấu huy động vốn đầu tư nhà nước thời kỳ 1997-2005 70
Đồ thị 2.6 Cơ cấu vốn ngoài nhà nước trong đầu tư xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 80
Đồ thị 3.1 Cơ cấu dự kiến huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ
tầng kinh tế - xã hội Bắc Ninh thời kỳ 2006-2020 132
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
6
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng, nó là tổng thể các
điều kiện, là cơ sở vật chất, kỹ thuật, đóng vai trò cơ bản cho các hoạt động
kinh tế - xã hội, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư trong quá
trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Trong nền kinh tế thị
trường hiện đại, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được coi là hàng hoá công
cộng - hàng hoá phục vụ cho cả cộng đồng.
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thể hiện sự quan tâm đầu tư,
trình độ quản lý kinh tế của Chính phủ, sự đóng góp của cả cộng đồng, của
mỗi ngành, mỗi người của cả quốc gia và cả dân tộc đó. Đầu tư kinh tế không
những tạo ra đòn bảy đưa kinh tế vượt qua một giới hạn nào đó mà còn là
phương thức đạt tới những mục tiêu xã hội - nhân văn. Chống mọi nguy cơ tụt
hậu và giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội.
Nước ta trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển kết cấu hạ tầng một
cách đồng bộ, đạt trình độ tiên tiến, tiêu chuẩn hiện đại đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội vừa là điều kiện vừa là nội dung cơ bản của sự nghiệp
CNH-HĐH đất nước và tạo cơ sở quan trọng cho sự nghiệp đổi mới và phát
triển bền vững nền kinh tế đất nước, là động lực để phát triển kinh tế, hội
nhập kinh tế quốc tế và rút ngắn khoảng cách với bên ngoài. Hệ thống kết cấu
hạ tầng tiên tiến và đồng bộ tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các địa
phương, các vùng lãnh thổ, làm giảm sự chênh lệch về mức sống và dân trí
giữa các khu vực dân cư.
Thực tế, điều kiện để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lại phụ
thuộc nhiều vào nguồn vốn đầu tư, khi đất nước chuyển sang kinh tế thị
trường và mở cửa, khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, cho
phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cũng đa dạng hơn. Tuy nhiên, điều
đó cũng không đơn giản vì khả năng và mức độ huy động vốn còn tuỳ thuộc
vào nhiều nhân tố chủ quan, khách quan. Những năm qua (1997-2005) Bắc
Ninh đã đạt được một số kết quả trong huy động vốn đầu tư xây dựng các
7
công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhưng mức độ huy động vốn vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội.
Nhu cầu vốn đầu tư để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội Bắc Ninh trong thời kỳ tới rất lớn trong khi nguồn lực ngân sách lại
có hạn. Bài toán cấp bách đặt ra phải tiếp tục huy động mọi nguồn lực, mọi
thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh.
Vì vậy, NCS chọn hướng nghiên cứu là “Tăng cường huy động vốn đầu
tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh
trong thời kỳ đổi mới: thực trạng - kinh nghiệm và giải pháp” làm đề tài
nghiên cứu khoa học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là một cuộc cách mạng kinh
tế, là một nội dung trọng yếu trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trước
sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, xu hướng hội nhập kinh tế
quốc tế và sự cạnh tranh gay gắt trong môi trường toàn cầu hiện nay, một vấn
đề đặt ra với các địa phương là làm thế nào để huy động được nhiều vốn cho
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã đặt ưu tiên cho việc phát triển
mạng lưới hạ tầng quốc gia như hệ thống đường xá, sân bay, bến cảng và cấp điện
... cũng như kết cấu hạ tầng địa phương. Trong giai đoạn 2001-2005, Nhà nước đã
giành 27,5% tổng đầu tư nguồn ngân sách tập trung cho lĩnh vực giao thông vận
tải, bưu chính- viễn thông. Chính vì vậy, trong những năm qua đã đạt được những
kết quả rất đáng ghi nhận trong việc cải thiện khu vực kết cấu hạ tầng.
Song trong giai đoạn hiện nay yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội đã, đang và sẽ là vấn đề bức xúc. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ
nhằm tạo điều kiện và động lực phát triển đất nước, địa phương, cả cấp vĩ mô
8
lẫn vi mô. Để đáp ứng được yêu cầu đầu tư xây dựng, vấn đề nguồn vốn đang
đặt ra cho các quốc gia và mỗi địa phương, trong điều kiện nguồn vốn ngân
sách nhà nước còn hạn hẹp thì việc tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội càng trở nên cấp thiết. Trong những năm qua
Đảng và Nhà nước đã đề ra các chính sách nhằm tăng cường thu hút, quản lý,
sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói riêng. Các chính sách đã được thể hiện
trong hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện qui chế quản lý đầu
tư và xây dựng, qui chế đấu thầu (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2004).
Vừa qua Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI - Kỳ
họp thứ 8 đã thông qua Luật đầu tư (ngày 18/10/2005).
Nhiều nhà khoa học đã dày công nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp
hữu hiệu tăng cường huy động, sử dụng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội: Nguyễn Văn Hùng (2004), Một số biện pháp nhằm tăng
cường thu hút vốn đầu tư trên địa bản tỉnh KONTUM, luận văn thạc sỹ chuyên
ngành quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng. Đỗ Hoài Nam, Lê Cao
Đoàn (2001), Xây dựng hạ tầng cơ cở nông thôn trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Bùi Nguyên
Khánh (2001), Thu hút và sử dụng vốn nước ngoài trong xây dựng kết cấu hạ
tầng của ngành giao thông vận tải Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế, Trường
Đại học Ngoại thương. Phan Mạnh Chính (1994), Xây dựng kết cấu hạ tầng
của Thủ đô Hà Nội định hướng và các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, luận án phó tiến sỹ khoa học kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân. Nguyễn Thanh Nuôi (1996), Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng kinh tế địa phương bằng tín dụng nhà nước, luận án phó tiến sỹ
khoa học kinh tế - Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội. Phan Lan Tú
(2002), Khai tác và quản lý vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
ở Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế Học viện Tài chính...
Bắc Ninh là một tỉnh mới được tái lập với nền tảng vật chất - kỹ thuật
9
còn thiếu thốn, lạc hậu và nguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp thì việc
tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội càng trở nên cấp thiết. Hơn nữa, trong khoa học kinh tế lẫn thực
tiễn đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nước ta đang còn nhiều bất cập và
vấn đề mới đặt ra cần được tổng kết, nhận thức đầy đủ, kịp thời và xử lý có
hiệu quả. Nhiều vấn đề trong đó, nếu không muốn nói là tất cả đều được phản
ánh và có thể tìm được phần nào lời giải qua thực tế của tỉnh Bắc Ninh, một
địa phương mang tính đại diện cao vì không chỉ gần như đi từ đầu mà còn chủ
động và có nhiều thành công trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,
vì vậy NCS chọn đề tài “Tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới:
Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp” nhằm góp phần cùng các nhà khoa học
hoàn thiện hệ thống các giải pháp về huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội.
3. Mục đích nghiên cứu
- Luận án được đặt ra nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
về huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Phân tích thực trạng huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở Bắc Ninh trong thời kỳ 1997 - 2005 và kinh
nghiệm huy động vốn của một số tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn đầu
tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung vào thực trạng quá trình
huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
của tỉnh Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
10
-Về thời gian: nghiên cứu kết quả huy động vốn đầu tư xây dựng các
công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh chủ yếu từ khi
tái lập đến nay (1997-2005). Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy
động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của
tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ 2006-2010-2015-2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử;
- Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic;
- Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia;
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp để giải quyết
nội dung nghiên cứu;
6. Đóng góp của luận án
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn đầu tư
xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Làm rõ thực trạng huy động vốn cho đầu tư xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ tỉnh tái lập
(1997 - 2005). Từ đó tìm ra nguyên nhân của thành công và hạn chế, những
bài học kinh nghiệm trong công tác huy động vốn đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội những năm tới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án được trình bày trong 3 chương
Chương1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động vốn đầu tư
xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội .
Chương 2: Thực trạng huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ
1997-2005.
11
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn đầu tư xây dựng các
công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian tới.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH
KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1.1. Khái niệm, phân loại kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
1.1.1.1. Khái niệm kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, năng lực sản xuất, hay sức
sản xuất được quyết định bởi lực lượng sản xuất. Đến lượt mình, toàn bộ lực
lượng sản xuất chỉ có thể hoạt động bình thường trên cơ sở nền tảng hoàn
chỉnh hoặc có đầy đủ các điều kiện. Nó bao gồm bản thân người lao động, tư
liệu lao động, tư liệu sản xuất và công nghệ. Trong tư liệu sản xuất có một bộ
phận tham gia vào quá trình sản xuất với tính cách là những cơ sở, phương
tiện chung mà thiếu nó thì quá trình sản xuất và những dịch vụ trong sản xuất
sẽ trở nên khó khăn hoặc không thể diễn ra được. Toàn bộ những phương tiện
đó gộp lại trong khái niệm kết cấu hạ tầng. Vậy kết cấu hạ tầng ở đây là khái
niệm dùng để chỉ những phương tiện làm cơ sở mà nhờ đó các quá trình công
nghệ, quá trình sản xuất và các dịch vụ được thực hiện.
Về khái niệm kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là một khái niệm rộng, theo
quan điểm của Phó giáo sư - tiến sĩ Đỗ Hoài Nam và tiến sĩ Lê Cao Đoàn nêu
tại đề tài khoa học “Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hoá” [Nhà xuất bản Khoa học xã hội – Hà Nội 2001, tr 16]
cho rằng: “Hạ tầng kinh tế xã hội của một xã hội hiện đại là một khái niệm
dùng để chỉ tổng thể những phương tiện và thiết chế, tổ chức làm nền tảng
12
cho kinh tế - xã hội phát triển”. Vậy kết cấu hạ tầng ở đây là khái niệm dùng
để chỉ những phương tiện làm cơ sở nhờ đó các quá trình công nghệ, quá
trình sản xuất và các dịch vụ được thực hiện. Tương ứng với mỗi lĩnh vực
hoạt động của xã hội có một loại kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chuyên dùng:
kết cấu hạ tầng trong kinh tế phục vụ cho hoạt động kinh tế, kết cấu hạ tầng
trong lĩnh vực quân sự phục cho hoạt động quân sự, kết cấu hạ tầng trong lĩnh
vực văn hoá, xã hội phục vụ cho hoạt động văn hoá xã hội. Song cũng có
những loại kết cấu hạ tầng đa năng có tầm hoạt động lớn phục vụ cho nhiều
lĩnh vực hoạt động khác nhau như: điện năng, giao thông vận tải, thuỷ lợi …
kết cấu hạ tầng tồn tại và vận hành đều phục vụ cho phát triển kinh tế và xã
hội. Với quan niệm của GS.TSKH Lê Du Phong khẳng định: “Kết cấu hạ tầng
là tổng hợp các yếu tố và điều kiện vật chất - kỹ thuật được tạo lập và tồn tại
trong mỗi quốc gia, là nền tảng và điều kiện chung cho các hoạt động kinh tế
- xã hội, các quá trình sản xuất và đời sống diễn ra trên phạm vi toàn bộ nền
kinh tế quốc dân, cũng như trong mỗi khu vực, mỗi vùng lãnh thổ của đất
nước” [45, tr 5]. Xét ở góc độ nào thì kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cũng là
một yếu tố, một chỉ số của sự phát triển. Trong tiến trình phát triển, vai trò và
tầm quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày một tăng lên. Nếu sự
phát triển hiện đại được giải quyết ở cuộc cách mạng khoa học công nghệ, ở
nền kinh tế thị trường mở, ở quá trình quốc tế hoá hoạt động kinh tế, thì kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là nền tảng trong đó diễn ra các quá trình của phát
triển hiện đại, thiếu hệ thống thông tin viễn thông hiện đại, thiếu hệ thống
giao thông vận tải hiện đại, thiếu những công trình kiến trúc phục vụ các hoạt
động dịch vụ, xã hội, văn hoá thì sự phát triển giờ đây khó có thể diễn ra
được. Vì vậy xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trở thành
một nội dung quyết định của sự phát triển, một mặt kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội là những lực lượng sản xuất và thiết chế đem lại sự thay đổi về chất
13
trong phương thức sản xuất nhưng mặt khác kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là
những lực lượng sản xuất và thiết chế có tính chất xã hội hoá cao, có tầm ảnh
hưởng rộng lớn, vì thế sự phát triển của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đem
lại sự thay đổi về điều kiện vật chất của toàn bộ sinh hoạt trong kinh tế xã hội.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được thể hiện bằng các công trình xây
dựng, kiến trúc, thiết bị trong không gian bao gồm:
- Kết cấu hạ tầng kinh tế là hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho sự
phát triển của các ngành, các lĩnh vực: hệ thống điện, các công trình cấp, thoát
nước, công trình cầu, đường …
- Kết cấu hạ tầng xã hội là hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt
động văn hoá, xã hội nhằm thoả mãn và nâng cao trình độ dân trí và tinh thần
của nhân dân đồng thời cũng là điều kiện chung cho quá trình tái sản xuất sức
lao động và nâng cao trình độ lao động của xã hội gồm: các cơ sở liên quan
đến môi trường, thông tin, các công trình văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể
thao, các công trình công cộng khác …
-Kết cấu hạ tầng môi trường là toàn bộ hệ thống vật chất kỹ thuật phục
vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn và cải tạo môi trường sinh thái của đất nước và
môi trường đời sống của con người gồm: Các công trình phòng chống thiên
tai, công trình bảo vệ đất đai, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống cung cấp xử lý
và tiêu thải nước sinh hoạt …
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy không trực tiếp tham gia sáng tạo
sản phẩm nhưng không thể thiếu trong toàn bộ quá trình sản xuất. Trong nền
kinh tế thị trường, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cũng có 2 thuộc tính:
+ Có giá trị bởi các công trình không thể tự nhiên mà có, mà phải qua
đầu tư xây dựng với kinh phí rất lớn trong thời gian dài.
+ Có giá trị sử dụng theo đúng mục đích, công năng khi đầu tư xây dựng.
Hơn thế nữa các sản phẩm kết cấu hạ tầng trong nền kinh tế thị trường
sẵn sàng tham gia trao đổi - thanh toán vì thế kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
thoả mãn điều kiện trở thành hàng hoá - hàng hoá công cộng. Theo Kinh tế
14
học công cộng của Joseph E.Stinglitz được coi là hàng hoá công cộng vì
“hàng hoá công cộng thuần tuý có hai đặc tính quan trọng. Thứ nhất là nó
không thể phân bổ theo khẩu phần để sử dụng. Thứ hai là người ta không
muốn sử dụng nó theo khẩu phần” [24, tr 166].
Hàng hoá công cộng cũng như hàng hoá thông thường, có thể tách quá
trình sản xuất với tiêu dùng. Nhưng sự khác nhau là hàng hoá thông thường
sản xuất ra để cá nhân tiêu dùng, hàng hoá công cộng sản xuất ra cho cả cộng
đồng sử dụng. Hàng hoá thông thường được sản xuất sau đó đem ra thị trường
trao đổi nhằm kiếm lợi nhuận, chính một phần lợi nhuận này để tiếp tục quay
vòng tăng vốn để sản xuất kinh doanh tiếp. Còn hàng hoá công cộng không
thể bán ngay được, mà để phục vụ chung cho cộng đồng, ví dụ như an ninh,
quốc phòng. Vì vậy nguồn vốn đầu tư cho hàng hoá công cộng chủ yếu từ
nguồn tài chính công và từ sự đóng góp của cả xã hội.
* Xét về sở hữu cho thấy:
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội dưới thời bao cấp đều do nhà nước đầu
tư, sở hữu thuộc về nhà nước, xã hội nói chung và từng cơ sở kinh tế nói riêng
được mặc nhiên thừa hưởng, khối lượng tài sản khổng lồ, không được đề cập
đến cả trong tính toán hệ thống tài khoản quốc gia. Khối lượng tài sản này
không được xác định hao mòn, không được khấu hao để tái đầu tư. Trong nền
kinh tế thị trường, nhà nước chủ trương xã hội hoá mọi nguồn lực, đã xuất
hiện nhiều tổ chức, cá nhân và nhân dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội, đương nhiên vấn đề sở hữu đa dạng, nảy sinh xuất phát từ
nguồn vốn được chảy ra từ thành phần kinh tế nào. Từ đó việc chuyển giao,
mua bán, chuyển nhượng, xuất hiện dẫn đến kết cấu hạ tầng đầy đủ tư cách là
loại hàng hoá đắt giá.
* Xét về quyền sử dụng:
Mọi kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có đặc điểm là được sử dụng
chung, phục vụ cho cả kinh tế - quân sự - sinh hoạt của cả cộng đồng. Chúng
15
ta không thể cực đoan nêu vấn đề bao nhiêu phần trăm sử dụng cho mục đích
riêng rẽ nào. Đến đây lại nảy sinh mẫu thuẫn mới: đã là tài sản chung thì ai
khởi phát việc đầu tư, bỏ vốn, sửa chữa, thì quản lý. Sẽ luẩn quẩn trong vòng
xoáy nếu không giải thoát bằng một biện pháp có tính nguyên tắc: cả xã hội
tham gia đầu tư và cộng đồng sử dụng.
* Xét về khả năng huy động vốn:
Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội kỳ họp tháng 5/2006 xác
định: “Kết cấu hạ tầng đã sử dụng tới 40% kinh phí đầu tư của ngân sách và
xấp xỉ 40% trong số đó là nguồn vốn ODA và nguồn vốn to lớn được huy
động từ dân”, như vậy trên thực tế xây dựng kết cấu hạ tầng đã cuốn hút toàn
xã hội tham gia, trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không
thể không có sự đầu tư của cả xã hội. Cho dù tiếp cận bằng cách nào cũng dễ
dẫn đến sự khẳng định muốn mau chóng xây dựng kết cấu hạ tầng, mau
chóng hoàn chỉnh, sử dụng và khai thác có hiệu quả, phải có sự góp sức của
cả xã hội. Tuy nhiên các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội phải được đầu tư đúng qui hoạch, kế hoạch cấp quốc gia; phải có nguồn
lực khổng lồ được phân khai và phân kỳ từng giai đoạn; phải có sự góp công
góp sức trong hàng loạt công việc (thiết kế, khảo sát, thi công …) đặc biệt là
nguồn vốn của cộng đồng.
* Xét về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân:
Trong thời gian vừa qua, việc xây dựng và hưởng thụ các công trình kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở hai khu vực nông thôn và thành thị có sự khác
biệt rất lớn. Công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở thành thị được xây
dựng với qui mô rất lớn và hiện đại, ở nông thôn công trình qui mô lớn là rất
hiếm, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa. Vốn đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở khu vực đô thị chủ yếu là nguồn vốn
nhà nước, ở nông thôn trên 50% được huy động từ dân. Người dân sống trong
thành thị chỉ việc hưởng thụ kết cấu hạ tầng do nhà nước xây dựng, không
16
phải đóng góp, trong khi đó người dân sống ở thôn quê không những phải
hoàn thành nghĩa vụ của người công dân mà còn phải tham gia đóng góp khá
nhiều tiền, của, công sức để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội mới được thụ hưởng. Vì vậy, vấn đề huy động vốn và đầu tư xây dựng
các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cần phải được chú ý để đảm
bảo tính công bằng xã hội.
* Nếu xét kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là lĩnh vực đầu tư thì chiến
lược đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển
của kinh tế - xã hội. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đúng là lựa chọn được
những yếu tố kết cấu hạ tầng trọng điểm làm nền tảng cho một tiến trình phát
triển chung lâu bền và thúc đẩy quá trình chuyển đổi trong phương thức sản
xuất, hình thành những lực lượng sản xuất mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội thể hiện tính hệ thống cao, tính hệ thống này liên quan đến sự phát triển
đồng bộ, tổng thể của kinh tế xã hội. Trong kinh tế thị trường việc xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là một lĩnh vực đầu tư kinh doanh, hơn nữa là
lĩnh vực hoạt động kinh tế có vốn đầu tư lớn. Tính hiệu quả của kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội phụ thuộc vào những yếu tố, trong đó yếu tố đầu tư tới
hạn, là đầu tư đưa công trình xây dựng nhanh tới chỗ hoàn bị.
Tóm lại: kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là tổng hoà các yếu tố và điều
kiện vật chất - kỹ thuật được tạo lập trong một phạm vi quốc gia, một vùng,
một ranh giới địa lý, hành chính nhất định; là nền tảng cho sự phát triển sản
xuất và đời sống của cộng đồng tồn tại lâu dài và nó đánh dấu sự phát triển
của mỗi dân tộc, mỗi vùng và mỗi địa phương. Với vai trò là hàng hoá công
cộng, muốn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tốt phải huy động vốn đầu tư
của toàn xã hội và phải đầu tư, quản lý, sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn đầu
tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
1.1.1.2. Phân loại kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Kết cấu hạ tầng được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau:
- Phân chia theo tiêu thức ngành kinh tế quốc dân: Kết cấu hạ tầng của
các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, Bưu chính Viễn
thông (kết cấu hạ tầng kinh tế), giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thể dục thể
17
thao ... (kết cấu hạ tầng xã hội).
Kết cấu hạ tầng phục vụ lĩnh vực kinh tế: là hệ thống vật chất kỹ thuật
phục vụ cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế như hệ thống
giao thông vận tải; mạng lưới chuyên tải và phân phối năng lượng điện; hệ
thống thiết bị công trình và phương tiện thông tin liên lạc, bưu điện, viễn
thông và hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông phục vụ cấp, tưới tiêu nước.
Kết cấu hạ tầng phục vụ lĩnh vực văn hoá xã hội là toàn bộ hệ thống
vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động văn hoá xã hội đảm bảo cho
việc thoả mãn và nâng cao trình độ dân trí văn hoá tinh thần cho dân cư,
cho quá trình tái sản xuất sức lao động của xã hội như các cơ sở, thiết bị và
công trình phục vụ giáo dục đào tạo nghiên cứu khoa học các cơ sở y tế
phục vụ chăm sóc sức khoẻ ...
Cần chú ý rằng, sự phân tách trên đây chỉ là tương đối vì những kết cấu
hạ tầng vừa phục vụ kinh tế, vừa phục vụ cho các hoạt động của đời sống văn
hoá xã hội. Chẳng hạn như hệ thống mạng lưới điện mở rộng đến nông thôn,
đến vùng sâu, vùng xa giúp cho việc phát triển các cơ sở sản xuất sử dụng
động cơ, năng lượng điện, nhưng đồng thời phục vụ cho đời sống. Ở những
nơi có điện, người dân có thể sử dụng các phương tiện hiện đại như đài, ti vi,
máy tính … để tiếp cận với những thông tin văn hoá xã hội, nâng cao dân trí.
Cách phân loại này nhằm xác định vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của từng ngành cụ thể khai thác và sử dụng có hiệu quả các công trình kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từ đó xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu tư
một cách cân đối và hợp lý.
- Phân chia theo khu vực lãnh thổ: kết cấu hạ tầng từng ngành, từng lĩnh
vực, hoặc liên ngành, liên lĩnh vực hợp thành một tổng thể hoạt động, phối
hợp hài hoà nhằm phục vụ sự phát triển của tổng thể kinh tế - xã hội - an ninh
quốc phòng trên từng vùng và cả nước. Sự phát triển kinh tế - xã hội và kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên một vùng lãnh thổ có mối quan hệ gắn kết,
tương đồng. Mỗi vùng, với những đặc điểm kinh tế - xã hội riêng biệt, đòi
18
hỏi có kết cấu hạ tầng phù hợp, điển hình là kết cấu hạ tầng Đô thị và kết cấu
hạ tầng nông thôn có những sắc thái khác nhau nhưng cũng có những nét
tương đồng. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo lãnh thổ vừa là cơ sở cho việc
phát triển kinh tế - xã hội của vùng, nhưng cũng là cầu nối liên kết các vùng,
lãnh thổ của một cơ thể.
- Phân loại theo sự phân cấp quản lý:
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do trung ương quản lý là
những tài sản quan trọng, có giá trị lớn, có vị trí chiến lược quốc gia bao gồm:
hệ thống đường quốc lộ, đường sắt, sân bay, bến cảng, bưu chính viễn thông,
năng lượng, các trung tâm tâm giáo dục, y tế, văn hoá xã hội lớn.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương quản lý (thành
phố, tỉnh, huyện) đó là những tài sản như nêu trên nhưng được nhà nước phân
cấp cho địa phương quản lý như đường giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên
xã, cầu, cống, các trạm bơm tưới tiêu, hệ thống cơ sở vật chất các ngành giáo
dục, y tế, văn hoá xã hội ở địa phương.
Cách phân loại này nhằm xác định rõ trách nhiệm của từng cấp trong
việc quản lý, khai thác, sử dụng hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội do từng cấp quản lý. Trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch huy động
vốn để đầu tư theo qui hoạch, kế hoạch.
- Phân loại theo tiêu chuẩn chất lượng kinh tế - kỹ thuật:
Các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt tiêu chuẩn quốc tế là
những công trình đạt kỹ thuật cao, chất lượng tốt, đảm bảo chuẩn mực quốc tế
qui định như: sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội bài, khách sạn 4, 5 sao …
Các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt tiêu chuẩn quốc
gia hay địa phương là những công trình chưa đạt chất lượng quốc tế mà còn
một vài hoặc nhiều điểm, yếu tố về kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng chưa đạt
19
so với yếu cầu như: hệ thống tải điện, hệ thống đường xá, cầu cống ở nước
ta hiện nay.
Cách phân loại này giúp cho nhà nước có những định hướng đầu tư
trọng tâm, trọng điểm, để nhanh chóng tạo điều kiện hoà nhập quốc tế và mở
rộng giao lưu quốc tế với việc phát triển kinh tế - xã hội trong nước.
1.1.1.3. Vai trò của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng, nó là tổng thể các
điều kiện, là cơ sở vật chất, kỹ thuật đóng vai trò nền tảng cơ bản cho các hoạt
động kinh tế - xã hội, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư
trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
+ Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội có vai trò mở đường, bà đỡ cho những hoạt động sản xuất, tiêu dùng, đời
sống sinh hoạt của toàn xã hội mới phát sinh phát triển.
+ Thông qua việc cung cấp điều kiện vật chất kỹ thuật cho công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Một quốc gia đang phát triển cần phải có đủ các dịch vụ
như giao thông vận tải, điện lực, viễn thông, nước, vệ sinh và môi trường
cùng với cơ sở vật chất ngành giáo dục, y tế, thể dục thể thao ... Nếu kết cấu
hạ tầng đó không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động lao động và đời sống
con người. Nó quyết định sự tăng trưởng và phát triển của các ngành, các lĩnh
vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ, tạo ra sự thay đổi căn bản trong cơ cấu
của nền kinh tế, tạo điều kiện cơ bản cho nhiều ngành nghề mới ra đời đặc
biệt là sản xuất công nghiệp và dịch vụ, kết cấu hạ tầng phát triển thì việc
giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng sẽ thuận tiện hơn, giảm chi phí cho
người tiêu dùng và các nhà sản xuất kinh doanh; tạo ra sự phát triển đồng đều
giữa các địa phương, đảm bảo các địa phương khai thác được tối đa các tiềm
năng và lợi thế của mình để tạo ra sự phát triển nhanh về mọi mặt, tạo điều
20
kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, qua đó cũng giải quyết
được việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng ở mỗi ngành,
lĩnh vực, mỗi vùng, mỗi quốc gia, thể hiện bộ mặt, trình độ phát triển, sự quan
tâm đầu tư, trình độ lãnh đạo quản lý của Chính phủ, sự đóng góp của cộng
đồng đối với mỗi ngành, mỗi vùng và cả quốc gia cả dân tộc đó. Thực tế ở
đâu, nơi nào có kết cấu hạ tầng tốt thì ở đó sản xuất và đời sống dân cư được
cải thiện rõ rệt. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước, trường, trạm
còn thể hiện sự công bằng trong phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng khó
khăn. Do đó, chăm lo đến đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các vùng
kinh tế trọng điểm để tạo động lực phát triển, nhưng đầu tư kết cấu hạ tầng
cho các vùng kinh tế khó khăn lại là cơ sở để đảm bảo công bằng xã hội.
+ Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội không chỉ là vấn đề kinh tế - kỹ
thuật đơn thuần. Đây còn là vấn đề xã hội quan trọng trong sự phát triển.
Không chỉ là việc tập trung các nguồn lực để tạo ra đòn bẩy nâng kinh tế vượt
qua một giới hạn nào đó, mà còn là phương thức đạt tới những mục tiêu xã
hội - nhân văn. Là một lĩnh vực đầu tư và là một yếu tố có khả năng thay đổi
rất lớn và cơ bản những điều kiện chung của cuộc sống, đầu tư phát triển hạ
tầng trở thành một nội dung quan trọng trong việc phân bổ những lợi ích
trong sự phát triển đến với mọi người, tạo ra những phương tiện cần thiết và
không thể thiếu được cho mọi tầng lớp dân cư được thụ hưởng những thành
tựu của phát triển. Có thể nói phát triển hạ tầng là cách thức chống tụt hậu và
giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng. Nó là cái gạch nối
giữa kinh tế và nhân văn và do đó, phát triển hạ tầng là một lĩnh vực tổng
hợp, lĩnh vực kinh tế - nhân văn.
1.1.2. Đặc điểm kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thể hiện tính hệ thống cao. Tính hệ
21
thống này liên quan đến sự phát triển đồng bộ, tổng thể kinh tế - xã hội. Bởi
vậy, việc quy hoạch tổng thể trong phát triển hạ tầng; phối, kết hợp giữa các
loại hạ tầng trong một hệ thống đồng bộ, sẽ giảm tối đa chi phí và tăng được
tối đa công dụng, hiệu năng của kết cấu hạ tầng, cả trong khi xây dựng lẫn
trong việc vận hành khi hệ thống kết cấu hạ tầng đã được hoàn thành và đưa
vào sử dụng. Tính chất đồng bộ, hợp lý trong sự phối hợp giữa các loại hạ
tầng không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn có ý nghĩa lớn về bố trí dân cư,
tiết kiệm không gian, đất đai xây dựng và sẽ hình thành được một cảnh quan
văn hoá. Tính hợp lý là sự kết hợp của các kết cấu hạ tầng trong một hệ thống
đồng bộ mang tính kinh tế, xã hội nhân văn.
+ Các công trình kết cấu hạ tầng là những công trình xây dựng lớn,
chiếm chỗ trong không gian. Sự hữu hiệu của chúng đem lại một sự thay đổi
lớn cho cảnh quan và tham gia vào quá trình sinh hoạt của các địa bàn cư trú.
Trong khi xây dựng những công trình đó, người ta mới chú ý đến những công
năng chính của nó, mà quên đi, hay ít quan tâm đến khía cạnh xã hội, văn hoá
của những kết cấu hạ tầng đó, cho nên, đôi khi, nhờ những công trình đó,
người ta được hưởng một số dịch vụ cần thiết, thì đồng thời lại làm suy yếu
khía cạnh cảnh quan, văn hoá, gây trở ngại cho sinh hoạt của dân cư nếu như
công tác quy hoạch không được coi trọng.
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là một lĩnh vực đòi hỏi có vốn đầu tư
lớn, thời gian đầu tư kéo dài.
Khi nói đến đầu tư kết cấu hạ tầng thì thường được biểu hiện bằng tổng
số tiền cần chi hoặc đã chi, quy mô vốn đầu tư lớn, bất kỳ nền kinh tế nào khi
đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cũng phải có
vốn, vốn đầu tư được coi là yếu tố tiền đề vật chất. Vốn chính là phần tiết
kiệm những tiêu dùng hiện tại của xã hội thay vì bằng những tiêu dùng lớn
hơn trong tương lai.
22
Sự phát triển đòi hỏi một chiến lược phân bổ nguồn vốn không chỉ giữa
các yếu tố trong hệ thống kết cấu hạ tầng, mà còn yêu cầu phân bổ vốn đầu tư
hợp lý giữa lĩnh vực này và lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều
kiện nguồn vốn có hạn, nếu quá nhấn mạnh đến xây dựng kết cấu hạ tầng, sẽ
ảnh hưởng đến các nguồn lực cho sự phát triển của các lĩnh vực khác.
Lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng với những công trình xây dựng
mang tính ấn tượng cao, đem lại cho người ta sự phô trương sức mạnh, sự
phồn thịnh và năng lực của những nhà tổ chức. Chính điều này đã khiến cho
lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng trở thành nơi nảy mầm và phát triển chủ
nghĩa thành tích. Đến lượt mình, chủ nghĩa thành tích dẫn người ta đi vào
những chương trình, dự án phiêu lưu, làm kiệt quệ những nguồn lực trực tiếp
phát triển kinh tế. Xây dựng kết cấu hạ tầng có nội dung là tạo dựng các công
trình với những khoản đầu tư lớn. Trong điều kiện thiếu những thể chế kinh tế
tài chính, chặt chẽ, thì xây dựng kết cấu hạ tầng là một trong những lĩnh vực
chứa nhiều khả năng thất thoát và tham nhũng nhất.
Tính hiệu quả của các công trình xây dựng trong lĩnh vực kết cấu hạ
tầng phụ thuộc vào hai yếu tố. Một là: yếu tố về thời gian, thời gian ngắn hay
dài tuỳ thuộc vào mục đích đầu tư công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường thì thời gian đầu tư dài hay ngắn rất quan trọng,
nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả mang lại. Thời gian đầu tư càng dài thì
giá trị của đồng vốn càng biến động. Hai là, yếu tố đầu tư tới hạn, là đầu tư
đưa công trình xây dựng kết cấu hạ tầng nhanh tới chỗ hoàn bị. Nếu các công
trình không đạt nhanh tới chỗ hoàn bị sẽ gây ra những thiệt hại đáng kể về
kinh tế. Nếu chậm đạt tới chỗ hoàn bị, các công trình sẽ chậm đưa vào vận
hành, mà chậm đưa vào sử dụng, có nghĩa là đọng vốn, đây sẽ là một nguyên
nhân cơ bản làm giảm hiệu quả kinh tế của các công trình kết cấu hạ tầng. Để
khắc phục điều này, tất yếu phải tập trung vốn, nhờ đó để đầu tư xây dựng
23
trong một thời hạn ngắn nhất, nhờ đó có thể đưa công trình hạ tầng sớm nhất
vào sử dụng. Mặt khác, các công trình công cộng khó thu hồi vốn, do đó sẽ
khó khăn cho việc duy trì tái sản xuất ra những công trình hạ tầng đó. Vì thế,
việc xây dựng kết cấu hạ tầng đã khó, việc duy trì và tái sản xuất ra chúng lại
còn khó hơn. Việc hiện hữu những công trình xây dựng trong lĩnh vực này là
hiện hữu một đời sống kinh tế của nó, nhưng thiếu những nguồn vốn tự sản
sinh của những kết cấu hạ tầng đó sẽ có nguy cơ hoang phế dần những kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội. Bởi vậy, nếu những dự án, chương trình phát triển kết
cấu hạ tầng không tính hết điều này, thì sau khi xây dựng xong, để duy trì
những kết cấu hạ tầng này trong trạng thái bình thường, đòi hỏi phải có những
nguồn vốn từ bên ngoài đầu tư trực tiếp. Những khoản vốn này dễ trở thành
những gánh nặng nợ nần triền miên. Chi phí cần thiết cho một công cuộc đầu
tư lớn và phải nằm ứ đọng vốn trong suốt quá trình đầu tư, thời gian thu hồi
vốn dài, có những loại kết cấu hạ tầng không trực tiếp thu hồi vốn. Phần lớn
các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực hàng hoá công
cộng, gắn liền với vai trò đầu tư của nhà nước, của xã hội. Điều này có nghĩa
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ cho sản xuất và đời sống cho nên đòi
hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn. Được huy động trên tất cả các nguồn như: nguồn
tài chính, nguồn vốn tiềm năng, nguồn vốn vô hình…
+ Kết cấu hạ tầng chiếm chỗ trong không gian và khả năng kém chuyển
nhượng của chúng có thể là vật cản ngáng trở, ách tắc cho quá trình phát triển
kinh tế - xã hội. Không phải bản thân kết cấu hạ tầng quyết định hết thảy, mà
chỉ là một khâu, một yếu tố trong quá trình kinh tế - xã hội. Nó đơn thuần là
không gian trong đó diễn ra quá trình sản xuất, quá trình công nghệ và dịch
vụ, hoặc là các phương tiện chuyển tải các dịch vụ mà thôi. Do đặc điểm này
của kết cấu hạ tầng, nếu quá nhấn mạnh làm cho chúng phình to, vượt khỏi
những giới hạn của nó, cố nhiên sẽ dẫn tới chỗ rơi vào chủ nghĩa hình thức,
24
phô trương, tạo ra những kết cấu hạ tầng ít tính khả dụng, gây lãng phí làm
giảm sút năng lực sản xuất thực tế, cản trở sự tăng trưởng, phát triển. Nói
khác đi, sự phát triển kết cấu hạ tầng phù hợp với yêu cầu của sự phát triển
kinh tế - xã hội sẽ là yếu tố của sự phát triển bền vững. Trái lại, nó sẽ gây ra
mất cân đối, sẽ dẫn tới sự mất ổn định trong phát triển. Từ trước tới nay, trong
lý thuyết phát triển bền vững, người ta đã chú ý nhiều đến các yếu tố kinh tế,
yếu tố vật chất của một sự phát triển bền vững, thêm vào đó là yếu tố sinh
thái, môi trường, nhân văn. Nhưng rõ ràng quản lý sự phát triển có thể xem là
yếu tố bao trùm chi phối tổng thể sự phát triển bền vững đó. Bởi vậy, xem xét
sự phát triển, cần quan tâm chú ý đến yếu tố quản lý sự phát triển. Sự quản lý
này được thực hiện bởi Nhà nước với những nội dung: cung cấp thể chế,
khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển; đưa ra chiến lược, chính sách, quy
hoạch, kế hoạch và những dự án cho sự phát triển; hình thành hệ thống tài
chính cần thiết cho đầu tư phát triển; xác lập cơ chế thực hiện các lợi ích
trong phát triển; quản lý sự vận hành trên thực tế các quá trình kinh tế - xã hội
.Từ việc xem xét việc quản lý sự phát triển, ta có thể thấy các nguyên nhân
thành công và thất bại của sự phát triển.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI
1.2.1. Nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
1.2.1.1. Khái niệm vốn đầu tư
Một số quan niệm về đầu tư:
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đầu tư, nhưng theo nghĩa chung
nhất có thể hiểu đầu tư là một hoạt động có mục đích của con người thông
qua việc bỏ vốn (tư bản) dài hạn vào một đối tượng hay một lĩnh vực nào đó
nhằm thu được lợi ích trong tương lai.
Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động xây dựng các công trình kết cấu
25
hạ tầng kinh tế - xã hội: là loại đầu tư, trong đó người có tiền bỏ tiền, tài sản
đã có ra để tiến hành các hoạt động nhằm duy trì và tạo ra tài sản mới cho nền
kinh tế, làm tăng năng lực sản xuất, kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác,
là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân.
Trong đầu tư tài sản vật chất, có đầu tư các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ
thuật, kiến trúc, thông tin, dịch vụ tài chính, tạo nền tảng cơ bản cho các hoạt
động kinh tế - xã hội.
Đầu tư sức lao động gồm đầu tư công sức và đầu tư trí tuệ của người lao động.
Hay có thể nói đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bỏ một
lượng tiền vào việc tạo mới hay tăng cường cơ sở vật chất, các điều kiện kỹ thuật,
phương tiện, thiết chế, tổ chức làm nền tảng cho kinh tế - xã hội phát triển.
Trong thời gian bao cấp, vốn đầu tư chưa được chú ý đúng mức, các
quan hệ tài chính tiền tệ bị bóp méo, bản chất đích thực của vốn bị lu mờ.
Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay thì đồng vốn mới được bộc lộ
đúng bản chất, vai trò của nó. Mác đã khái quát phạm trù vốn qua phạm trù tư
bản “tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư”. Vốn đầu tư được thể hiện qua
5 đặc trưng cơ bản sau:
- Vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản, tài sản có thực,
vốn là tiền, nhưng không phải mọi đồng tiền đều là vốn, chỉ khi nào chúng
được sử dụng vào mục đích kinh doanh thì mới biến thành vốn. Cũng như tiền
vốn là một bộ phận của tài sản nhưng không phải là mọi tài sản đều được coi
là vốn. Tài sản có thể là hữu hình và có thể là vô hình những tài sản này nếu
được giá trị hoá và đưa vào đầu tư thì được gọi là vốn đầu tư.
- Vốn bao giờ cũng có người chủ đích thực.
- Trong nền kinh tế thị trường thì vốn phải được quan niệm là hàng hoá
đặc biệt, vốn là hàng hoá đặc biệt được thể hiện: giá trị của vốn được sử dụng
để sinh lời và quyền sở hữu vốn với quyền sử dụng vốn có thể được gắn với
nhau, song có thể tách rời nhau.
- Đồng vốn có giá trị về mặt thời gian, ở từng thời điểm khác nhau.
26