Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đưa cá lăng đuôi đỏ “vượt” sông Sêrêpôk docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.63 KB, 5 trang )



Đưa cá lăng đuôi đỏ
“vượt” sông Sêrêpôk

Từ nhiều năm nay, cá lăng đuôi đỏ đang bị khai thác quá
mức dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, hiện loài cá
này đang có hy vọng “phục sinh” do được nhiều hộ dân
mạnh dạn đưa cá “vượt sông Sêrêpôk” về ao, hồ.
Cá ngoài tự nhiên trên đà tuyệt chủng
Trước đây, trên sông Sêrêpôk, cá lăng đuôi đỏ nhiều vô kể,
có con to bằng cả con bê. Tuy nhiên hiện nay, loài cá này
đang ngày càng vắng bóng và có nguy cơ mất hẳn. Nguyên
nhân chủ yếu do nguồn lợi từ loài cá này mang lại khá lớn,
với giá từ 200.000 - 300.000 đồng/kg, thúc đẩy nghề săn cá
lăng đuôi đỏ trở nên thịnh hành trong những năm gần đây.
Một ngư dân đang đánh bắt cá ở xã Ea Nuôl, huyện Buôn
Đôn cho hay: “Việc bắt cá không còn vất vả như trước bởi có
các công cụ đánh bắt hiện đại như dùng lưới điện, nên bắt
được nhiều hơn”.

Cá lăng đuôi đỏ đang có hi vọng “phục sinh”
Bên cạnh việc đánh bắt tận diệt thì nhiều năm nay, dòng sông
Sêrêpôk cũng đang phải gánh chịu nạn ô nhiễm nguồn nước
từ nước thải của các nhà máy, xưởng sản xuất lân cận xả trực
tiếp ra sông khiến nhiều loài thủy sinh chết hàng loạt.
Khoảng đầu năm 2011, trên sông Sêrêpôk đoạn từ xã Hòa
Phú, TP. Buôn Ma Thuột đến địa phận huyện Buôn Đôn, cá
chết từng đàn, loài nào cũng có, số lượng nhiều vô kể. Sau
đó, nguyên nhân chính được các cơ quan chức năng xác định
là do Nhà máy mía đường Dăk Nông xả nước thải trong quá


trình hoạt động, với lưu lượng 24.000m3/ngày đêm, vượt quá
5 lần tiêu chuẩn cho phép.

Hình thành phong trào nuôi cá lăng đuôi đỏ
Nhận thấy loài cá lăng đuôi đỏ ngoài tự nhiên đang đứng
trước nguy cơ tuyệt chủng, nhiều hộ dân Dăk Lăk đã mạnh
dạn đưa cá vượt sông Sêrêpôk về nuôi ở ao, hồ. Hiệu quả
bước đầu như mong đợi, đến nay, Đăk Lăk có khoảng trên 50
mô hình nuôi cá lăng đuôi đỏ (từ hộ gia đình, đến nuôi tập
thể như thành lập Câu lạc bộ, hay các mô hình của doanh
nghiệp), góp phần nâng cao đời sống người dân và trở thành
hướng đi mới cho ngành nông nghiệp của vùng đất cao
nguyên này.
Đến thăm mô hình Câu lạc bộ nuôi cá lăng đuôi đỏ thương
phẩm ở xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột mới thực sự ngỡ
ngàng. Từ diện tích ao nuôi trên 3 sào, các hội viên đã nuôi
thả ổn định 3.000 con cá lăng. Ông Trần Văn Kiếm, Phó Chủ
nhiệm CLB cho biết: Việc nuôi cá lăng không khó, ít dịch
bệnh, nguồn thức ăn chủ yếu là các loài cá, tôm nhỏ, cứ 2 đến
3 ngày mới cho ăn một lần. Cá lăng đuôi đỏ lớn khá nhanh,
nuôi trung bình khoảng 18 tháng (từ cá giống đến lúc bán
thịt) sẽ đạt trọng lượng khoảng 3 kg/con. Với giá hiện nay thì
đến khi thu hoạch, mỗi hộ hội viên sẽ có lợi nhuận từ 30 - 50
triệu đồng.
Không chỉ tham gia nuôi cá trong CLB, nhiều hộ khác còn
mạnh dạn đầu tư vốn để nuôi riêng trong diện tích ao, hồ của
mình với số lượng lên đến hơn 1.000 con. Tại xã Ea Kao, TP
Buôn Ma Thuột, nhiều hộ tư nhân thực hiện mô hình nuôi cá
lăng đuôi đỏ trong lồng tại lòng hồ Ea Kao, nuôi theo kiểu
cuốn chiếu (lứa này xen kẽ lứa khác), nên có cá thương phẩm

bán quanh năm.
Theo đánh giá của một số hộ nuôi cá nơi đây, cá lăng đuôi đỏ
nuôi lồng được khách hàng ưa chuộng hơn vì thịt dai và thơm
ngon hơn nuôi trong ao đất. Bên cạnh các mô hình nuôi nhỏ
lẻ, từ tháng 7/2011, Nhà máy Thủy điện Sêrêpôk 4 (đóng tại
huyện Buôn Đôn) cũng đã thả nuôi 40.000 con giống trong
44 lồng nuôi trên lòng hồ thủy điện. Điều này đang được kỳ
vọng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện thêm
đời sống của cán bộ công nhân viên trong nhà máy.

×