Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.4 KB, 6 trang )

HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK
KIÊN GIANG
3.1 KHÁI QUÁT VỀ VIETCOMBANK KIÊN GIANG
3.1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Kiên Giang là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long, có nhiều tiềm năng để phát
triển một nền kinh tế đa dạng, diện tích đất đai tự nhiên 6240km
2
trong đó đất nông
nghiệp chiếm 47%. Những năm qua kinh tế Kiên Giang đã khai thác lợi thế của mình
để phát triển, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, chủ yếu
trong lĩnh vực xuất khẩu gạo và thủy sản.
Từ khi chuyển nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, để
phát huy thế mạnh kinh tế của tỉnh thì hệ thống ngân hàng cũng phải phát triển để làm
tốt vai trò trung gian tài chính cho các doanh nghiệp trong tỉnh với những thị trường
trong và ngoài nước. Do đó được sự chấp thuận của Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương
Kiên Giang (Vietcombank Kiên Giang) được thành lập theo quyết định 18NH/QĐ ngày
21/02/1986 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng chính thức
đi vào hoạt động ngày 01/07/1987.
Cơ quan chủ quản : Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Tên tiếng Anh: Bank for Foreign Trade of Viet Nam (Viết tắt là Vietcombank).
Trụ sở chính đặt tại: Số 02 Mạc Cửu, Rạch Giá, Kiên Giang
Thực hiện chức năng của một Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng
Ngoại thương Kiên Giang được phép kinh doanh trên mọi lĩnh vực của ngân hàng
thương mại như huy động vốn, tín dụng, đầu tư, thanh toán xuất nhập khẩu, thực hiện
dịch vụ thanh toán chuyển tiền, chi trả kiều hối, phát hành và thanh toán các loại thẻ,
mua và thanh toán séc du lịch, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ ngân hàng khác. Thế
mạnh của Ngân hàng Ngoại thương Kiên Giang là tín dụng xuất nhập khẩu, thanh toán
quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ thẻ.
Lúc mới thành lập, từ tổ chức nhân sự, phạm vi, quy mô hoạt động, còn rất nhỏ bé. Qua


20 năm phấn đấu đến nay Ngân hàng Ngoại Thương Kiên Giang đã từng bước phát
triển về mọi mặt và mở rộng địa bàn ở những vùng kinh tế trọng điểm như Kiên Lương,
Hà Tiên, Phú Quốc nhằm đóng góp cho sự phát triển của toàn ngành và góp phần phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3.1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VIETCOMBANK KIÊN GIANG
Bộ máy tổ chức của Vietcombank Kiên Giang gồm có:
• Ban Giám đốc: gồm Giám đốc và 3 Phó Giám đốc phụ trách các bộ phận.
• 6 phòng tại chi nhánh và 4 phòng giao dịch trực thuộc, mỗi phòng gồm 1
trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên.
• Ban Giám đốc trực tiếp quản lý hoạt động tổ chức và kinh doanh của chi
nhánh, chịu trách nhiệm với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
3.1.3 CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG
NGOẠI THƯƠNG KIÊN GIANG
Ngân hàng Ngoại Thương Kiên Giang là một trong bốn Ngân hàng thương mại
quốc doanh cùng nằm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, với tiềm năng kinh tế phong phú và
đa dạng, cùng kinh doanh tiền tệ với các Ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng
cổ phần, quỹ tín dụng nhân dân. Song Ngân hàng Ngoại Thương Kiên Giang không
ngừng cố gắng phấn đấu vươn lên phát huy sức mạnh kinh doanh có hiệu quả, từng
bước khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường.
Là một trong những chi nhánh trong hệ thống của Vietcombank, chi nhánh
Kiên Giang thực hiện đầy đủ các dịch vụ của Vietcombank như:
• Nhận tiền gửi vào tài khoản, tiết kiệm đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ.
• Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu Việt Nam đồng và ngoại tệ.
• Chuyển tiền trong nước và ngoài nước.
• Thanh toán xuất nhập khẩu (L/C - D/A - D/P )
• Nhận mua bán giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh.
• Bảo lãnh và tái bảo lãnh.
• Thực hiện nghiệp cụ hối đoái, đổi séc du lịch, nhờ thu trơn.
• Phát hành thẻ tín dụng Vietcombank – Visa Card, Vietcombank – Master
Card, Vietcombank – American Express (sử dụng trong và ngoài nước,

rút tiền mặt trên máy Vietcombank - ATM), và thẻ ATM – Connect 24
(sử dụng trong nước)
• Làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế như: Visa, Master,
American Express, JCB và Diners Club.
• Thực hiện thanh toán quốc tế thông qua hệ thống SWIFT, Money Gram,

• Thực hiện nghiệp vụ thuê mua tài chính.
• Dịch vụ E-banking, Home Banking.
3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK KIÊN
GIANG TỪ 2004 ĐẾN 2006
Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 – 2006)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2004/2005
(%)
2006/2005
(%)
I.Tổng thu 105.157 116.532 134.393 10,82 15,33
- Thu từ lãi 67.676 98.988 126.513 46,27 64,17
- Thu ngoài lãi 37.481 17.544 7.880 (53,19) 55,08
II.Tổng chi 50.941 102.647 110.033 101,50 7,20
- Chi phí lãi 42.037 72.582 89.869 72.66 23,82
- Chi phí ngoài lãi 8.904 30.065 20.164 237,66 (32,93)
III.Tổng lợi nhuận 54.216 13.885 24.360 (74,39) 75,44
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Kiên Giang các năm 2004, 2005, 2006)
Qua bảng trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Kiên
Giang phát triển theo chiều hướng đều đặn và đang tiếp tục được mở rộng, cải tiến, đổi
mới,.. Thể hiện qua các điểm nổi bật như sau:
- Tổng doanh thu của chi nhánh tăng đều: năm 2005 tăng so với năm 2004 là
10,82%, số tuyệt đối là 11,375 tỷ đồng; năm 2006 tăng so với năm 2005 là

15,33%, số tuyệt đối là 17,861 tỷ đồng.
- Tổng chi phí năm 2005 tăng gấp đôi năm 2004, và năm 2006 tiếp tục tăng nhẹ
(7,2%). Do một số nguyên nhân khách quan mà chi phí năm 2005 tăng lên đột
ngột, chủ yếu là chi phí ngoài lãi, tăng lên gấp 3,37 lần. Năm 2006 tình hình chi
phí có phần đứng lại.
- Tổng lợi nhuận năm 2005 giảm so với năm 2004 (giảm 40,3 tỷ đồng), năm 2005
lợi nhuận chỉ đạt bằng 25,61% so với năm 2004; năm 2006 lợi nhuận tăng trở
lại, tăng 75,44% so với năm 2005, trong đó số tuyệt đối là 10,475 tỷ. Tuy nhiên,
tổng lợi nhuận bình quân qua 3 năm của Chi nhánh lại giảm, khoảng 27,53%.
3.3 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
VIETCOMBANK KIÊN GIANG
3.3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA
VIETCOMBANK KIÊN GIANG
Mục tiêu tổng quát của Vietcombank Kiên Giang là bám sát định hướng, chiến
lược phát triển kinh tế của đất nước, tiếp cận các chương trình kinh tế trọng điểm của
tỉnh Kiên Giang để chủ động bố trí vốn đầu tư, mở rộng dịch vụ, đẩy mạnh công tác
huy động vốn.
Để thực hiện mục tiêu nói trên, Vietcombank Kiên Giang đã đề ra những định
hướng trong thời gian tới là:
• Thường xuyên ổn định và tăng trưởng nguồn vốn, đó là động lực, là đòn bẩy cho
việc thực hiện thành công các nhiệm vụ chiến lược của ngân hàng. Tập trung
biện pháp huy động nguồn vốn bằng nhiều biện pháp, hình thức thích hợp, chính
sách khách hàng, lãi suất phù hợp và nâng cao chất lượng phục vụ.
• Thực hiện tăng trưởng tín dụng bền vững, thực hiện các biện pháp để giảm thiểu
rủi ro và đa dạng hóa khách hàng.
• Tăng cường hơn nữa hoạt động nghiệp vụ truyền thống như: thanh toán quốc tế,
phí mậu dịch, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ,… nhằm quảng bá thương hiệu
ngân hàng. Mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng cấp Phòng giao dịch thành chi
nhánh cấp 2 trên cở bền vững và hiệu quả nhất.
• Toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng Ngoại Thương Kiên Giang nêu cao

tinh thần làm việc tự giác, chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ, đúng chế độ,
thực hiện phương châm “Nhân viên Ngoại Thương Niềm nở - Hòa nhã – Ân cần
– Tận tâm” một trong những nét văn hóa mà Ngân hàng Ngoại Thương Kiên
Giang hướng tới.

3.3.2 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2007 CỦA
VIETCOMBANK KIÊN GIANG
3.3.2.1 CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
Tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn tại địa bàn, nhất là vốn trung và dài hạn để
tăng dần tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn hoạt động bằng các công
cụ, chính sách thu hút hiệu quả như: chính sách lãi suất, tăng cường công tác tiếp thị,
chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa hình thức huy động, nâng cao chất lượng phục vụ,
chú trọng khai thác nguồn tiền gửi thanh toán thông qua việc mở tài khoản và sử dụng
dịch vụ ngân hàng của các tổ chức kinh tế và cá nhân. Cung ứng nhiều tiện ích cho
khách hàng khi sử dụng tài khoản tiền gửi. Mở rộng kênh phân phối dịch vụ thông qua
phát triển mạng lưới hoạt động tại khu công nghiệp Tắc Cậu.
Năm 2007 phấn đấu huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng 10% so
với năm 2006. Trong đó huy động Việt Nam đồng tăng 23 tỷ, huy động ngoại tệ USD
tăng 499 ngàn USD.
3.3.2.2 CÔNG TÁC TÍN DỤNG
Thực hiện chiến lược phát triển trên cơ sở vừa mở rộng vừa quản lý được chất
lượng tín dụng theo định hướng an toàn, chất lượng, hiệu quả và bền vững.
Tín dụng sẽ tập trung vào các địa bàn kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp của
tỉnh như: Rạch Giá, cảng cá Tắc Cậu, Khu công nghiệp Thạnh Lộc, Hà Tiên, Phú Quốc,
Kiên Lương.
Đầu tư vào những lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh như: chế biến thủy sản, gạo
xuất khẩu, phát triển công nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, sản xuất bao bì,
thương mại, dịch vụ du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản, xây dựng cơ bản, kinh tế
trang trại.
Ưu tiên vốn đầu tư vào các dự án khả thi theo chính sách mời gọi các nhà đầu

tư trong và ngoài tỉnh. Chi nhánh chủ động tiếp cận các dự án đầu tư của các doanh
nghiệp địa phương cũng như các doanh nghiệp từ địa phương khác đầu tư vào tỉnh Kiên
Giang.
Dư nợ tín dụng năm 2007 phấn đấu tăng 25% so với năm 2006.
Tích cực thu hồi nợ quá hạn, giảm dần tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ quá hạn,
phấn đấu giảm dư nợ quá hạn dưới 2,5% trên tổng dư nợ.

×