Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

LUẬN VĂN: SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH TÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở TỈNH LONG AN potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.24 KB, 75 trang )

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN





NGUYỄN THỊ THU






SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT
CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH
TÔM SÚ (Penaeus monodon)
VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei)
Ở TỈNH LONG AN






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ







2009



2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN




NGUYỄN THỊ THU





SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT
CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH
TÔM SÚ (Penaeus monodon)
VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei)
Ở TỈNH LONG AN






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ




CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.s. NGUYỄN THANH LONG







2009
3


LỜI CẢM TẠ


Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Thanh Long đã hết lòng chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ tại Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Long An, Chi cục Thủy sản Long An, Trại sản xuất giống Bình Cách,Trạm khuyến
ngư Vùng Hạ và người dân địa phương tại Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước và Cần

Giuộc đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình đi thu thập thông tin và tiến hành
phỏng vấn.
Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn trong nhóm luận văn lớp quản lý nghề cá và kinh tế
thủy sản K31 đã hỗ trợ tôi hoàn thành bản phỏng vấn cũng như giúp tôi hoàn thành
đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô vàn đến gia đình, những người thân, các
bạn trong lớp quản lý nghề cá K31 và các bạn tại phòng 20 – C11 đã động viện và hỗ
trợ tôi về vật chất lẫn tinh thần để hoàn thành luận văn.
Tác giả
NGUYỄN THỊ THU
TÓM TẮT

Đề tài “So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh
tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Penaeus vanamei) ở tỉnh Long
An” được thực hiện từ tháng 01/2009 đến tháng 5/2009 tại 4 huyện Cần Đước, Cần
Giuộc, Châu Thành và Tận Trụ của tỉnh Long An. Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp được
33 hộ nuôi tôm sú với 19 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh.
Qua khảo sát cho thấy tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trung bình của mô hình nuôi
tôm sú thâm canh là 6.139±2.981 m
2
, mô hình tôm chân trắng thâm canh là
8.684±7.480 m
2
tron g đó tổng diện tích mặt nước nuôi trung bình/hộ đối với mô
hình tôm sú là 4.446±2.272 m
2
và mô hình tôm chân trắng là 6.694±5.877 m
2
và diện
tích ao lắng/ao xử lý trung bình một hộ nuôi tôm sú thâm canh là 875,76±644,22 m

2

chiếm 14,74±8,65%/tổng diện tích nuôi trồng thủy sản và tôm chân trắng là
1.131,58±1.565,27 m
2
chiếm 10,87±11,49%/tổng diện tích khu nuôi
Tổng diện tích mặt nước nuôi trung bình/hộ đối với mô hình tôm sú là 4.446±2.272
m
2
và mô hình tôm chân trắng là 6.694±5.877 m
2
. Mật độ thả của vụ 1 là 25,00±7,44
con/m
2
và vụ 2 là 24,38±7,30 con/m
2
đối với mô hình tôm sú thâm canh và mô hình
tôm thẻ chân trắng thâm canh có mật độ nuôi trung bình là 72,00±47,09 con/m
2
ở vụ
1 và vụ 2 là 71,08±40,00 con/m
2
. Tỷ lệ sống trung bình của tôm sú ở vụ 1 đạt
4

57,06±16,82% và vụ 2 là 58,00±17,09%, tôm chân trắng đạt 72,70±14,83% ở vụ 1 và
vụ 2 là 72,70±23,24%. Lợi nhuận mà mô hình nuôi tôm sú mang lại là
110,749±137,651 triệu/ha/năm đạt tỷ suất lợi nhuận là gấp 0.36 lần, tôm thẻ chân
trắng với lợi nhuận là 98,056±139,265 triệu/ha/năm đạt tỷ suất 0,27±0,39 lần.
Nhìn chung, hai mô hình nếu xét về mặt thống kê thì đều mang lại lợi nhuận như

nhau nhưng ở mô hình tôm chân trắng thì có những đặc điểm nổi trội hơn tôm sú đó
là nuôi được với mật độ cao và rất cao, thời gian nuôi ngắn hơn nên đòi hởi công lao
động ít hơn và nuôi được nhiều vụ hơn trong một năm, tôm ít bệnh hơn và tỷ lệ sống
cao hơn nhiều. Từ những ưu điểm trên có thể thấy nếu nuôi tôm chân trắng được đầu
tư đúng mức thì có thể mang lại lợi nhuận/năm cao hơn nhiều so với tôm sú. Đồng
thời với sự đầu tư là sự quản lý của cơ quan nhà nước và quy hoạch vùng nuôi cụ thể
để nghề nuôi tôm ở Long An phát triển bền vững ở cả đối tượng là tôm sú và tôm thẻ
chân trắng.
5


MỤC LỤC
Tiểu mục Trang
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT vii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên thế giới 3
2.1.1 Tôm sú 3
2.1.2 Tôm thẻ chân trắng 3
2.2 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam 4
2.2.1 Tôm sú 4
2.2.2 Tôm thẻ chân trắng 5

2.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Long An 6
2.3.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản chung của Long An 6
2.3.2 Giới thiệu chung về tỉnh Long An 7
2.4 Đặc điểm sinh học của tôm sú và tôm thẻ chân trắng 11
2.4.1 Tôm sú 11
2.4.2 Tôm thẻ chân trắng 12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14
3.2 Phương pháp nghiên cứu 14
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu 14
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 14
Số liệu thứ cấp 14
3.2.3 Số mẫu khảo sát 16
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 16
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17
4.1 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng hiện này ở tỉnh Long An 17
4.1.1 Tình hình nuôi tôm sú 17
4.1.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng 19
4.2 Tình hình chung của nông hộ 19
6

4.2.1 Trình độ văn hóa 19
4.2.2 Lao động 21
4.2.3 Loại hình tổ chức nuôi trồng thủy sản 22
4.2.4 Kinh nghiệm nuôi 22
4.3 Khía cạnh kỹ thuật của các mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng
thâm canh 23
4.3.1 Thiết kế công trình ao nuôi 23
4.3.2 Các thông số kỹ thuật 25
4.3.2.1 Thời điểm thả giống và thời gian thu hoạch 25

4.3.2.2 Thời gian nuôi 27
4.3.2.3 Sên vét, cải tạo ao 28
4.3.2.4 Thả giống 29
4.3.3 Chăm sóc và quản lý 32
4.3.3.1 Thức ăn 32
4.3.3.2 Quản lý ao 34
4.3.4 Thu hoạch 36
4.3.5 Một số bệnh thường gặp 38
4.4 Khía cạnh kinh tế của các mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm
canh 39
4.4.1 Chi phí cố đinh 39
4.4.2 Chi phí biến đổi 40
4.4.3 Tổng thu 41
4.5 Hình thức phân phối sản phẩm 43
4.6 Nhận thức của nông hộ 44
4.6.1 Khía cạnh môi trường 44
4.6.2 Khía cạnh xã hội 46
4.6.3 Thuận lợi và khó khăn của các mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân
trắng 48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VẢ ĐỀ XUẤT 51
5.1 Kết luận 51
5.2 Kiến nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 54

7

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng lao động trong hộ nuôi tôm 21

Bảng 4.2: Tổng số ngày lao động/vụ của các hộ nuôi tôm (Ngày/vụ) 22
Bảng 4.3: Kinh nghiệm nuôi tôm của nông hộ (năm) 22
Bảng 4.4: Thiết kế công trình ao nuôi của hai mô hình TS và TCT 24
Bảng 4.5: Mật độ thả giống và kích cỡ con giống của mô hình TS và TCT 30
Bảng 4.6: Nguồn con giống được thả của mô hình nuôi TS và TCT thâm canh
30
Bảng 4.7: Đánh giá chất lượng con giống TS và TCT ở vụ 1 và vụ 2 31
Bảng 4.8: Tỷ lệ giữa các loại thức ăn dùng trong nuôi tôm 33
Bảng 4.9: Lượng thức ăn cho ăn ở các vụ (kg/ha/vụ) 34
Bảng 4.10: Tình hình thay nước ở các ao nuôi trong vụ 1 và vụ 2 năm 2008 .35
Bảng 4.11: Phương pháp xử lý nước cấp ở các ao nuôi trong các vụ 35
Bảng 4.12: Phương pháp xử lý nước thải ở các ao nuôi 36
Bảng 4.13: Tình hình thu hoạch của hai mô hình tôm sú và tôm thẻ chân trắng
37
Bảng 4.14 : Các thành phần của chi phí cố định của hai mô hình TS và TCT 39
Bảng 4.15: Cơ cấu chi phí cố định (%) của hai mô hình nuôi TS và TCT 39
Bảng 4.16: Các chi phí biến đổi của hai mô hình TS và TCT 40
Bảng 4.17: Cơ cấu chi phí biến đổi của hai mô hình nuôi TS và TCT 41
Bảng 4.18: Giá bán trung bình của TS và TCT ở hai vụ nuôi 42
Bảng 4.19: Hiệu quả kinh tế của hai mô hình nuôi (triệu/ha/vụ) ở vụ 1 43
Bảng 4.20: Hiệu quả kinh tế của hai mô hình nuôi (triệu/ha/vụ) ở vụ 2 43
Bảng 4.21: Hiệu quả kinh tế của hai mô hình nuôi (triệu/ha/năm) 43
Bảng 4.22: Hình thức tiêu thụ sản phẩm của mô hình TS và TCT. 44
Bảng 4.23: Hình thức phân phối sản phẩm của mô hình nuôi TS và TCT 44
Bảng 4.24 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận từ các ngành nghề khác của người
nuôi tôm sú 46
Bảng 4.25: Chi phí, thu nhập và lợi nhuận từ các ngành nghề khác của người
nuôi tôm chân trắng 47
Bảng 4.26: Đánh giá về tầm quan trọng của NTTS của hộ nuôi tôm sú 47
Bảng 4.27: Đánh giá về tầm quan trọng của NTTS của hộ nuôi tôm thẻ chân

trắng 48
Bảng 4.28: Những thuận lợi trong mô hình tôm sú thâm canh 48
Bảng 4.29: Những thuận lợi trong mô hình tôm thẻ chân trắng thâm canh 49
Bảng 4.30: Khó khăn của mô hình nuôi tôm sú thâm canh 49
Bảng 4.31: Khó khăn của mô hình nuôi tôm chân trắng thâm canh 50
8

DANH SÁCH HÌNH

Hình 3.1: Bản đồ hành chính Long An 7
Hình 4.1: Tình hình biến động về diện tích và sản lượng tôm sú ở Long An.18
Hình 4.2: Tỷ lệ về trình độ học vấn của người nuôi tôm sú 20
Hình 4.3: Tỷ lệ về trình độ học vấn của người nuôi tôm thẻ chân trắng 20
Hình 4.4:Tỷ lệ về đánh giá chất lượng sử dụng ao lắng trong nuôi tôm sú và
tôm thẻ chân trắng thâm canh 25
Hình 4.5: Thời điển thả giống của những hộ nuôi tôm sú 26
Hình 4.6: Thời gian thu hoạch vụ của các hộ nuôi tôm sú thâm canh 26
Hình 4.7: Thời điển thả giống của những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng 27
Hình 4.8: Thời gian thu hoạch vụ của những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng 27
Hình 4.9: Thời gian thực nuôi của tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở các vụ nuôi
28
Hình 4.10: Tỷ lệ về số lần sên vét/năm của các hộ nuôi 29
Hình 4.11: Các phương pháp kiểm dịch giống vụ 1 32
Hình 4.12 Các phương pháp kiểm dịch giống vụ 2 32
Hình 4.13: Kiểm tra sức khỏe tôm nuôi 38
Hình 4.14: Tỷ lệ các ý kiến đánh giá môi trường nước cộng đồng hiện nay .45
Hình 4.15: Tỷ lệ các ý kiến đánh giá MT nước cộng đồng hiện nay so với
trước đây 45
Hình 4.16: Tỷ lệ % các ý kiến đánh giá ảnh hưởng của mô hình NTTS đang
áp dụng đến môi trường nước cộng đồng 46





















9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HT: Hình thức
LĐ: Lao động
MT: Môi trường
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
TS: Tôm sú
TCT: Thẻ hân trắng

10

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Việt Nam có truyền thống lâu đời trong các ngành nghề khai thác và nuôi trồng thủy
sản. Ngành thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia:
hàng năm đóng góp hơn 3%GDP, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt
khoảng 1,47 tỉ USD (2000) và được xem là nghề kinh tế mũi nhọn với bước trưởng
thành nhanh chóng nhất trong thập kỷ vừa rồi.
Đồng bằng sông Cửu Long là một đồng bằng châu thổ lớn, có hệ thống sông ngòi
chằng chịt, bờ biển dài với những điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển thủy
sản và đã trở thành nơi sản xuất thủy sản chủ lực, chiếm hơn 80% sản lượng thủy sản
của cả nước. Nuôi trồng thủy sản đang ngày càng phát triển, thành phần nuôi cũng đa
dạng hơn. Long An là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đây cũng là miền
đất có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản cả lợ và ngọt. Tôm biển
được xem là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế rất cao và đang ngày càng được chú
trọng. Các loài tôm biển được nuôi trước đây chủ yếu là tôm sú (Penaeus monodon).
Đây là đối tượng nuôi truyền thống của các nước châu Á và Việt Nam. Tôm sú thực
sự đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, góp phần xóa đói giảm nghèo thậm chí nhiều
hộ nông dân trở lên giàu nhờ vào tôm sú. Nhưng hiện nay thì tình hình nuôi tôm sú
trở nên xấu đi, gặp rất nhiều khó khăn và ngày đang bị thu hẹp về diện tích và sản
lượng do dịch bệnh và thị trường. Trước tình hình đó, nhiều hộ nuôi tôm sú đã ồ ạt
chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei). Đây là một đối tượng nuôi
khá mới với Việt Nam nhưng lại là đối tượng nuôi lâu đời và phổ biến ở các nước
trên thế giới đặc biệt là các nước ở Tây Bán Cầu, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan
Tổng sản lượng tôm thẻ chân trắng chỉ đứng sau tổng sản lượng tôm sú nuôi trên thế
giới. Tôm thẻ chân trắng được nhận định là loài dễ nuôi, năng suất cao, giá cả hiện
có tính cạnh tranh (Bộ Thủy sản, 2004). Hơn nữa, khi nghề nuôi tôm sú đang gặp
khó khăn, người nuôi không có lời trong khi thẻ chân trắng thì nhu cầu ngày càng

nhiều. Vì vậy, dù mới du nhập vào Việt Nam năm 2000 nhưng nó đã trở thành đối
tượng được người nuôi rất háo hức. Hiện nay, hoạt động nuôi thương phẩm tôm thẻ
chân trắng đang diễn ra ở nhiều địa phương như Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Bạc Liêu, Cà
Mau, Long An…
Thẻ chân trắng đúng là một đối tượng nuôi lý tưởng hiện nay nhưng vì đây là một
đối tượng nuôi còn rất mới, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Long
An nói riêng mới được cho phép nuôi đầu năm 2008, chưa có một quy trình nuôi tôm
hoàn chỉnh và còn nhiều bất cập hơn nữa đây lại là đối tượng dễ mắc những bệnh
tôm sú, ngoài ra còn mắc hội chứng taura gây dịch bênh lớn và có thể nhiễm sang đối
tượng tôm khác làm thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản và môi trường tự
nhiên (Bộ thủy sản, 2004). Hiện nay, do những lợi nhuận trước mắt mà việc nhiều hộ
11

nuôi tự phát, không theo quy hoạch làm cho nỗi lo dịch bệnh tấn công sang tôm sú
càng thêm nặng nề đặc biệt là mức độ thâm canh ngày càng cao, rủi ro càng nhiều.
Do đó, một câu hỏi đặt ra giữa tôm sú và tôm thẻ chân trắng thì loài nào sẽ mang lại
hiệu quả cả về kỹ thuật và kinh tế lâu dài hơn? Vì vậy, để đưa nghề nuôi tôm biển ở
tỉnh Long An phát triển theo hướng lành mạnh, nhanh chóng và bền vững thì cần có
một sự quy hoạch vùng nuôi giữa hai loài hợp lý. Trước yêu cầu trên thì cấp thiết cần
có một sự điều tra, nghiên cứu và so sánh về hiện trạng kỹ thuật các mô hình thâm
canh của hai loài và hiệu quả kinh tế - xã hội mà các mô hình thâm canh đem lại ở
địa phương để làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, quản lý và làm cho tôm thẻ
chân trắng cùng với tôm sú trở thành một đối tượng nuôi lâu dài ở Long An nói riêng
và Việt Nam nói chung. Chính vì vậy mà đề tài “So sánh một số chỉ tiêu kinh tế -
kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ
chân trắng (Penaeus vannamei) ở tỉnh Long An” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát, đánh giá và so sánh một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô
hình nuôi thâm canh tôm sú - tôm thẻ chân trắng nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở
cho việc quản lý nghề nuôi trồng thủy sản ven biển ở tỉnh Long An.

1.3 Nội dung nghiên cứu
 Tìm hiểu hiện trạng, kỹ thuật nuôi, đánh giá hiệu quả kinh tế và so sánh một chỉ
tiêu kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng .
 Nhận thức của người nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
12

Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên thế giới
2.1.1 Tôm sú
Tôm sú là một loài thủy sản nuôi quan trọng và hàng đầu của thế giới. Nó chiếm một
diện tích mặt nước và sản lượng không nhỏ. Đặc biệt, khi các kỹ thuật về sản xuất
giống, quy trình nuôi ngày càng hoàn thiện thì tôm sú trở thành đối tượng nuôi phổ
biến nhất trong các loài tôm biển. Diện tích và sản lượng của tôm sú không ngừng
được tăng nhanh qua các năm để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho con người. Theo
Ngô Trọng Nho và ctv (1994) thì sản lượng tôm trên thế giới năm 1991 đạt 690.100
tấn, sản lượng năm 1997 chiếm 52% sản lượng tôm toàn thế giới với tốc độ tăng
trưởng 2%/năm (FAO, 1997), đến năm 2000 sản lượng đã tăng vọt lên 1.087.200 tấn,
xếp thứ 20 về sản lượng trong các loài thủy sản nuôi nhưng giá trị đem lại rất lớn là
4.046 tỷ USD.
Các nước có sản lượng tôm sú lớn là những nước châu Á chiếm tới trên 80% sản
lượng tôm sú toàn cầu mỗi năm trong đó đứng đầu là Trung Quốc đạt sản lượng
390.000 tấn (2003). Các nước Đông Nam Á cũng đóng góp một sản lượng tôm sú
không nhỏ như Thái Lan, Philippines, Malaysia…Ngoài ra các nước ở Tây bán cầu
trong đó chủ yếu là các nước Nam Mỹ như Ecuador, Columbia…cũng là khu vực
nuôi tôm lớn của thế giới.
Các mô hình nuôi tôm sú ngày càng đa dạng và phát triển qua từng thời kỳ và theo
đặc điểm của từng nước. Mô hình nuôi chủ yếu là quảng canh chuyển lên nuôi quảng
canh cải tiến rồi nuôi bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh. Do các lợi nhuận
mà tôm sú mang lại đã làm cho diện tích nuôi ngày càng được mở rộng với mức độ

thâm canh ngày càng cao. Điều đó đồng nghĩa với rủi ro ngày càng nhiều và khó
khắc phục.
2.1.2 Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm được nuôi phổ biển nhất ở Tây bán cầu. Sản lượng
của loài tôm này chiếm hơn 70% (1992) và có thời kỳ chiếm tới 90% (1998) các loài
tôm he Nam Mỹ. Các nước có sản lượng cao trên thế giới như là Equado, Mêhicô,
Panama, Belize… Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở các nước này ngày càng phát
triển, sản lượng cũng tăng lên nhanh chóng, chỉ tính riêng Equado, là nước đứng đầu
về sản lượng trên thế giới thì từ năm 1991 đã đạt 103 nghìn tấn đến năm 1998 là 120
nghìn tấn chiếm 70% sản lượng châu Mỹ, năm 1999 đạt 130 nghìn tấn (Bộ Thủy sản,
2004). Tôm thẻ chân trắng chủ yếu được xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU và Nhật
Bản. Nhưng qua năm 2000, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng bị tổn thất nặng nề do đại
dịch đốm trắng phát triển. Sản lượng bị thiệt hại rất lớn chỉ còn chiếm 11% tổng sản
lượng tôm trên thế giới. Equado có sản lượng tôm còn khoảng 100 nghìn tấn, Pa-na-
13

ma từ 10 nghìn tấn (1999) xuống còn 7 nghìn tấn. Việc khắc phục hậu quả là khó
khăn và tốn kém. Tuy nhiên, những thành công của các chương trình nghiên cứu tạo
đàn tôm giống sạch bệnh và cải thiện chất lượng duy truyền ở các nước châu Mỹ đã
mở ra hy vọng cho việc duy trì và phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng
và nghề nuôi tôm biển nói chung ở tất cả các vùng sinh thái trên thế giới (Bộ Thủy
sản, 2004). Ngoài các nước Nam Mỹ, tôm thẻ chân trắng cũng được nuôi ở Đông Á
và Đông Nam Á như Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Malayxia, Thái Lan… và
cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2004, Trung Quốc đạt sản lượng 700.000
tấn, Thái Lan 400.000 tấn và Indônêxia là 300.000 tấn (FAO, 2006). Mô hình nuôi
chủ yếu của tôm thẻ chân trắng là bán thâm canh và thâm canh với mật độ rất cao.
Hiện nay, tôm thẻ chân trắng đang là đối tượng được người tiêu dùng ưa chuộng do
giá cả rẻ hơn, màu thịt trắng hơn tôm sú đồng thời trước tình hình khó khăn của tôm
sú nên ngày càng có nhiều khu vực nuôi tôm sú chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng
nên diện tích tôm thẻ chân trắng đang có xu hướng tăng lên.

2.2 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam
2.2.1 Tôm sú
Việt Nam có những điều kiện về thời tiết, khí hậu cộng với bờ biển dài hơn 3.260 km
rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Nuôi tôm sú đã trở thành một nghề
nuôi truyền thống của các cư dân ven biển trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là
một vựa tôm lớn của cả nước. Cùng với sự phát triển của nghề nuôi tôm thế giới,
nghề nuôi tôm sú ở Việt Nam cũng phát triển nhanh chóng. Năm 1985, tôm sú đã
được sinh sản nhân tạo thành công ở Nha Trang và dần trở thành đối tượng nuôi chủ
yếu trong sản xuất giống và nuôi tôm biển nước ta. Hơn nữa, vì đây là nguồn cung
cấp nguyên liệu chủ lực cho chế biến xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao nên có
nhiều chương trình để phát triển nuôi tôm sú như chương trình nuôi thủy sản nước
mặn, lợ; chương trình phát triển nuôi tôm sú (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, 2008) rất được chú trọng. Vì vậy, diện tích và sản lượng tôm nuôi không ngừng
gia tăng: năm 1991 nước ta có khoảng 222.000 ha tôm sú đạt sản lượng 35.600 tấn
sang năm 1994 thì diện tích nuôi là 253.000 ha đạt sản lượng 65.600 tấn, qua những
số liệu trên cho thấy đã có sự tiến bộ về kỹ thuật nuôi mặc dù diện tích tăng lên
không nhiều nhưng sản lượng tăng lên gần gấp đôi. Đến năm 2003 thì diện tích tôm
sú đã lên tới 546.757 ha đạt sản lượng 200.000 tấn. Năng suất nuôi cũng được cải
thiện đáng kể do người nuôi tôm ngày càng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
và biết kỹ thuật nuôi như mô hình nuôi thâm canh từ chỗ chỉ đạt năng suất 1,4 tấn/ha
năm 1994 đến nay đã đạt 8 – 10 tấn/ha, lợi nhuận hàng năm lên đến hàng trăm triệu
đồng/ha.
Các mô hình nuôi tôm được áp dụng ở Việt Nam là quảng canh cải tiến, bán thâm
canh và thâm canh, hiện nay mô hình luân canh tôm sú – lúa, nuôi tôm sinh thái (tôm
– rừng) cũng đang trên đà phát triển. Việc nuôi theo những quy trình nuôi mới không
những nâng cao được năng suất nuôi mà còn nâng cao tính vệ sinh an toàn thực
14

phẩm, nâng cao uy tính về thương hiệu tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Quy
mô nuôi ở Việt Nam chủ yếu là ở mức độ hộ gia đình, một số ít theo quy mô hợp tác

xã hoặc công ty. Việt Nam đã trở thành một trong những nước đứng đầu về sản
lượng tôm sú trên thế giới. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do phong trào nuôi tôm tự
phát, thiếu định hướng thì nghề nuôi tôm sú đang gặp rất nhiều khó khăn về dịch
bệnh và thị trường nên diện tích nuôi đang có xu hướng bị thu hẹp.
2.2.2 Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng là một đối tượng nuôi rất mới ở Việt Nam. Tôm thẻ chân trắng
được nhập lần đầu tiên vào nước ta năm 2000 và được nuôi năm 2001 bởi công ty
Duyên Hải – Bạc Liêu. Tuy nhiên, do đây là đối tượng nuôi mới và trước những diễn
biến dịch bệnh tôm thẻ chân trắng trên thế giới nên việc nuôi đối tượng này chỉ mang
tính chất thử nghiệm ở một số địa phương như Bạc Liêu (Công ty Duyên Hải – Bạc
Liêu – 4/2001), Khánh Hòa (Công ty trách nhiệm hữu hạn Long Sinh – 3/2001), Phú
Yên (Công ty TNHH quốc tế Asia Hawai Ventues – 2002).
Năm 2004, Bộ Thủy sản ra chỉ thị số 01/2004/CT-BTS, ngày 16/1/2004 về việc tăng
cường quản lý tôm chân trắng ở Việt Nam, trong đó nói rõ: “Không tiến hành sản
xuất tôm chân trắng tại các trại sản xuất tôm sú và giống tôm khác; chỉ được phép
nuôi tôm chân trắng tại các khu vực ao, đầm nuôi có sự tách biệt nhằm đảm bảo
không lây lan dịch bệnh cho các đối tương nuôi khác…”; Theo Thứ trưởng Nguyễn
Việt Thắng (2005) “…phát triển tôm chân trắng phải theo quy hoạch, phải có biện
pháp đảm bảo an toàn sinh học” .
Năm 2006 do lo ngại về dịch bệnh của tôm thẻ chân trắng như hội chứng taura có thể
lây nhiễm sang tôm sú và các loài tôm khác, ảnh hưởng tới nghề nuôi tôm sú như ở
các nước Thái Lan, Trung Quốc đã gặp phải nên để đảm bảo tính phát triển bền vững
của nghề nuôi tôm sú, Bộ Thuỷ sản đã ra công văn số 475/TS-NTTS ngày 6/3/2006
không cho các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành
phố Hồ Chí Minh được sản xuất và nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng để sử dụng hợp lý
và có hiệu quả môi trường vùng nước nuôi tôm, góp phần đa dạng hoá tôm nuôi
nước lợ đồng thời đảm bảo an ninh sinh thái, bền vững môi trường nên các tỉnh từ
Quảng Ninh đến Bình Thuận có thể đưa tôm thẻ chân trắng vào nuôi bổ sung dưới sự
quản lý chặt chẽ.
Năm 2008, trước tình hình tôm thẻ chân trắng đã và đang phát triển theo hướng tốt,

nhu cầu thị trường tăng cao đồng thời do tôm sú đang gặp khó khăn về vấn đề dịch
bệnh và xuất khẩu thì ngày 25/01/2008 Bộ Thủy sản đã ra chỉ thị cho phép các tỉnh
Nam Bộ được nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh và theo quy hoạch.
Sản lượng tôm thẻ chân trắng cũng tăng nhanh qua các năm: năm 2002 là 10.000 tấn;
năm 2003 là 30.000 tấn (Briggs và ctv, 2004), năm 2004 đạt sản lượng 50.000 tấn
(FAO, 2006) cho đến nay thì cả nước đã nuôi được 12.411 ha và đạt sản lượng trung
bình khá cao 10 tấn/ha/vụ.
15

Hiện nay, nguồn con giống tôm thẻ chân trắng nhập vào Việt Nam từ nhiều nguồn
khác nhau trước đây là Hawai nhưng hiện nay đa số là từ Trung Quốc đã được nuôi ở
nhiều địa phương ở Việt Nam như Quảng Ninh, Phú Yên… và các tỉnh ở Đồng bằng
sông Cửu Long như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Long An… cũng mang lại nhiều
hứa hẹn, tôm thẻ chân trắng đã mở ra một hướng mới cho nghề nuôi tôm biển, góp
phần làm đa dạng hóa đối tượng nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả
nước nói chung.
2.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Long An
2.3.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản chung của Long An
Nông nghiệp là một thế mạnh của Long An trong đó nuôi trồng thủy sản cũng chiếm
một vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Thủy sản ngày càng phát triển vể cả
diện tích và sản lương, ngày càng đa dạng thành phần loài. Long An phát triển về cả
hai mặt là thủy sản nước lợ, mặn và nước ngọt. Nước lơ, mặn tập trung ở 4 huyện
vùng Hạ là Châu Thành, Cần Đước, Tân Trụ và Cần Giuộc với các loài nuôi chủ yếu
là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, nuôi cua lột, cá bống tượng… Các loài nước ngọt được
nuôi ở các huyện vùng Thượng là Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng… chủ yếu là các
loài cá như điêu hồng, cá rô phi, cá lóc… với các mô hình như nuôi ao, nuôi trên
ruộng, nuôi bè, nuôi cá mùa lũ. Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản tỉnh Long An
(2007), vụ nuôi trồng thủy sản năm 2006 diện tích nuôi cá nước ngọt tăng đáng kể
với trên 3.400 ha ao nuôi đạt sản lượng 14.943, trên 2.880 ha nuôi cá trên ruộng lúa
và trên 4.680m

3
bè nuôi. Tổng sản lượng thu hoạch cá các loại trên 20.000 tấn, tôm
càng xanh với sản lượng trên 420 tấn. Năm 2007, tổng diện tích nuôi là 16.457 hecta
đạt 100,3% so kế hoạch và bằng 98,2% so với năm 2006, trong đó cá ao 3.550 hecta,
cá lồng bè 4.700 m
3
, tôm càng xanh 300 hecta, cua lột 75 hecta, cá ruộng 2.900
hecta. Tổng sản lượng nuôi là 27.588 tấn đạt 88,7% so với kế hoạch và bằng 97,1%
so với năm 2006, trong đó cá ao 15.620 tấn, cá lồng bè 950 tấn, tôm càng xanh 225
tấn, cua lột 390 tấn, cá ruộng 4.800 tấn.
Nhìn chung, phong trào nuôi trồng thủy sản cả 2 vùng phía nam và phía bắc của tỉnh
đang có xu hướng phát triển mạnh. Đặc biệt trong đợt dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn-
xoắn lá nhiều hộ nông dân Cần Đước, Cần Giuộc, Thị xã Tân An chuyển sang nuôi
cá trên ruộng để tránh thiệt hại. Rõ ràng, tuy phong trào nuôi thủy sản còn mang tính
tự phát nhưng là một hướng tích cực nhằm khai thác mặt nước ruộng, quảng canh
cây lúa, giảm bớt rủi ro thiệt hại nếu cứ nối vụ lúa liên tục.
2.3.2 Giới thiệu chung về tỉnh Long An
Vị trí địa lý
Tỉnh Long An là cửa ngõ của Đồng bằng sông Cửu Long, nối liền giữa Đông Nam
Bộ và Tây Nam Bộ. Long An phía Đông giáp với thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh;
phía Bắc giáp Campuchia, giáp với Đồng Tháp về phía Tây và phía Nam giáp tỉnh
Tiền Giang.
16

Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,221 km
2
, chiếm tỷ lệ 1,3% so với diện tích
cả nước và bằng 8,74% diện tích của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.









Hình
3.1: Bản đồ hành chính Long An
Nguồn http// www.longan.gov.vn

Khí hậu
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng
tháng 27,2 - 27,7
o
C. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9
o
C,
tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2
o
C. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
có gió Tây Nam với tần suất 70% Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 -1325
mm, chiếm trên 70 - 82% tổng lượng mưa cả năm. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở
vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió
Đông – Đông Bắc, tần suất 60 – 70%. Độ ẩm tương đối, trung bình hàng năm là 80 -
82%.
Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống xã hội và sản xuất nông nghiệp, đây cũng là một điều kiện thuận lợi để phát
triển nuôi trồng thủy sản trong đó có tôm biển.
Địa hình – thổ nhưỡng

Địa hình đơn giản, bằng phẳng nhưng có xu thế thấp dâng từ phía Bắc – Đông Bắc
xuống Nam – Tây Nam và bị chia cắt bởi hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ
Tây.
Địa chất – thổ nhưỡng: bao gồm nhiều nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất phù sa cổ: phân bổ ở hai địa hình cao 2 - 6 m so với mặt biển, bao gồm
các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa và Vĩnh Hưng. Do địa hình cao thấp
khác nhau nên chịu tác động của quá trình rửa trôi và xói mòn
17

- Nhóm đất phù sa ngọt: đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bổ chủ yếu ở các
huyện, thị như Tân Thạnh, thị xã Tân An, Tân Trụ, Cần Đước, Châu Thành, Bến
Lức, Mộc Hóa.
- Nhóm đất phù sa nhiễm mặn: phân bố ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu
Thành, Tân Trụ. Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, thường bị nhiễm mặn trong
mùa khô.
- Nhóm đất phèn: phần lớn nằm trong vùng Đồng Tháp Mười và kẹp giữa 2 dòng
sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Đất giàu chất hữu cơ, nồng độ độc tố trong đất
cao, đất mất cân đối nghiêm trọng NPK.
- Nhóm đất phèn nhiễm mặn: phần lớn phân bổ trong vùng hạ tỉnh Long An và bị
nhiễm mặn trong mùa khô.
- Nhóm đất than bùn: phân bổ ở phía Nam huyện Đức Huệ, giáp với huyện Thạnh
Hóa.
Thủy triều
Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông qua cửa
sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều là 13-14
ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam quốc lộ 1A,
đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm.
Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 - 3,9 m, đã xâm nhập
vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô khi nước bổ sung đầu
nguồn cho 2 sông Vàm Cỏ rất ít. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 - 235 cm

tại Tân An và từ 60 - 85 cm tại Mộc Hóa. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió
chướng đe dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng
triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí
sản xuất.
Nhìn chung, đây cũng là một điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản
nước lợ, mặn.
Tài nguyên nước mặt, nước ngầm
- Nước mặt
Với hệ thống sông ngòi, kệnh rạch chằng chịt nối liền sông Tiền và hệ thống sông
Vàm Cỏ là các đường dẫn tải và tiêu nước quan trọng trong sản xuất cũng như cung
cấp cho nhu cầu của dân. Long An có các sông như Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây,
Vàm Cỏ, Rạch Cát. Đây là các con sông lớn và là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho
tưới tiêu và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, hiện nay hầu như các con sông đều
có tình trạng ô nhiễm do chất thải từ nhiều nguồn như chất thải từ nông nghiệp, công
nghiệp, từ những vùng nuôi tôm…
18

Nhìn chung, nguồn nước mặt của Long An không được dồi dào, chất lượng nước còn
hạn chế về nhiều mặt. Đây là một điều kiện hạn chế cho việc phát triển nên nông
nghiệp của Long An.
- Nước ngầm
Trữ lượng nước ngầm của Long An được đánh giá là không mấy dồi dào, chất lượng
không đồng đều và tương đối kém. Phân lớn nước ngầm được phân bổ ở độ sâu từ 50
– 400 m thuộc 2 tầng Pliocence – Miocene.
Tuy nhiên tỉnh có nguồn nước ngầm có nhiều khoán chất hữu ích đang được khai
thác và phục vụ sinh hoạt dân cư trên địa bàn cả nước.
Xâm nhập mặn
Nguồn xâm nhập mặn vào lãnh thổ Long An chủ yếu từ biển Đông qua cửa sông
Soài Rạp do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Triều biển Đông qua cửa
sông có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m. Quá trình xâm nhập ngày càng sâu vào nội địa

và thời gian dài hơn. Nguyên nhân là do hoạt động mạnh của triều, gió chướng,
lượng nước thượng nguồn ít nhất là khai thác nước mặt quá nhiều trong mùa khô.
Trước đây, sông Vàm Cỏ Tây mặn thường xâm nhập trên Tuyên Nhơn khoảng 5 km,
kể từ năm 1993 đến nay đã lên đến Vĩnh Hưng. Mặn xâm nhập bắt đầu từ tháng 1
đến tháng 6 với mức 2 – 4 gam/lít. Sông Vàm Cỏ Đông do ảnh hưởng của hồ Dầu
Tiếng độ mặn giảm dần.
Ngoài ra, do trái đất có xu hướng nóng dần lên, tạo điều kiện cho mặt nước biển nâng
dần lên, đẩy quá trình xâm nhập mặn sâu vào nội địa.
Việc xâm nhập mặn đã làm biến đổi hệ sinh thái vùng vốn ổn định nhiều năm trước
đây và kết quả là ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Để hạn chế quá
trình này cần tránh khai thác quá mức trong mùa khô và đầu tư các công trình thủy
lợi cần tính toán tác động của xâm nhập mặn ảnh hưởng đến hệ sinh thái chung.
Môi trương sinh thái
Môi trường tự nhiên là tài nguyên quý giá cho mọi hoạt động của đời sống sinh vật.
Do đó, việc khai thác và bảo vệ môi trường tự nhiên hợp lý sẽ giúp cho xã hội phát
triển ổn định và bền vững. Trong quá trình đô thị hóa, thâm canh nông nghiệp… tình
trạng ô nhiễm môi trường có chiều hướng ngày càng phổ biến và nghiêm trọng làm
cho chất lượng môi trường ngày càng suy giảm.
 Về chất lượng nguồn nước: trên các lưu vực sông – kênh thì hàm lượng nitrat,
chất hữu cơ, nồng độ dư lượng thuốc, vi sinh vật… đạt chuẩn cho phép. Cần
Giuộc trong nhiều năm qua nhận nước thải từ thành phố Hồ Chí Minh nên mức ô
nhiễm rất cao
 Về môi trường đất: qua kết quả phân tích mẫu, nồng độ chất độc hại như Cu, Pb,
Cd…có trong bùn và đất tương đối thấp và nằm trong giới hạn cho phép.
19

 Về sinh vật: với đặc thù tự nhiên gồm nhiều hệ sinh thái đất ngập nước: nước lợ,
nước mặn, nước ngọt, nhiễm phèn nguồn tài nguyên sinh vật của tỉnh được đánh
giá rất phong phú và đa dạng. Trong những năm qua dưới tác động của con người,
các thành tựu trong việc khai thác, sử dụng phục vụ cho sản xuất đã đem lại nhiều

kết quả to lớn, song vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm một cách sâu
sắc, đồng bộ dẫn đến sự phá vỡ cân bằng sinh thái giữa các quần thể, đồng thời
làm giảm hoặc mất đi nhiều chủng loại động vật hoang dã quý hiếm như gà đãi,
trăn, rắn, rùa… các loài thảm thực vật như rừng tràm ngập nước, đước, sú, vẹt
cũng như nguyên nhân bộc phát nạn dịch chuột phá hoại sản xuất.
Với những điệu kiện tự nhiên như trên, Long An có rất nhiều tiềm năng để phát triển
nền sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng về cả nước ngọt và nước
lợ.
2.4 Đặc điểm sinh học của tôm sú và tôm thẻ chân trắng
2.4.1 Tôm sú





Nguồn:
Tên khoa học: Penaeus monodon
Tên tiếng Việt: tôm sú
Thuộc họ: tôm he, giống tôm he, là loài tôm nhiệt đới
Phân bố: vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương : Đông đến Đông Nam Châu Phi đến
Trung Quốc, Indonesia, Bắc và Đông Bắc Úc.
Đặc điểm phân loại
Chủy có 7 – 8 răng trên chủy và 3 – 4 răng dưới chủy. Gờ gan dài và cong. Gai đuôi
có rãnh nhưng không có gai bên. Phần đầu ngực và đầu bụng có những băng đen
ngang. Chân ngực có thể có màu đỏ. (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải,
2004)
Đặc điểm sinh học
20

Tập tính sống: tôm sú là loài sống đáy bùn hay cát, trưởng thành sống ở biển, ấu niên

sống ở cửa sông hay rừng ngập mặn, độ sâu 2 – 90 m, độ mặn 3 - 45
0
/
00
,
pH: 7,5 –
8,5, t
0
= 25 – 30
0
C.
Dinh dưỡng: là loài ăn tạp, ăn đáy thiên về động vật. Thức ăn của tôm bao gồm giáp
xác, các mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, côn trùng… (Phạm Văn Tình, 2003;
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Tôm sú có nhu cầu đạm rất cao
(45% - 40%) nên thức ăn thường có giá cao hơn các loại thức ăn của các loại tôm
khác. Tôm thường ăn vào ban đêm (2/3 khẩu phần ăn của ngày) và ăn lẫn nhau đặc
biệt là khi nguồn thức ăn bị thiếu. Vào những tháng cuối của thu hoạch thì nên cho
tôm ăn thêm những loại thức ăn tươi sống như mực, nhuyễn thể… để tôm chắc thịt
và và có độ bóng nhất định. Khi tôm lột xác thì giảm ăn.
Tốc độ tăng trưởng: nhanh, đạt 21 – 33 gam trong 80 – 225 ngày.
Vòng đời: ấu trùng (6 giai đoạn Nauplius, 3 giai đoạn Protozoa và 3 giai đoạn Mysis)
– hậu ấu trùng - ấu niên – trưởng thành. Thời kỳ ấu trùng tôm sống ở cửa sông sau đó
thì di cư ra vùng biển.
Lột xác và sự tăng trưởng: Tôm sú thuộc giống tôm he nên cần có sự lột xác để tăng
trưởng. Sau khi lột xác, trọng lượng cơ thể và kích thước tăng lên nhất định. Tiến
trình lột xác của tôm trải qua các giai đoạn: tiền lột xác – lột xác – hậu lột xác. Chu
kỳ lột xác của tôm con sẽ nhanh hơn tôm trưởng thành (Nguyễn Khắc Hường, 2003).
Chu kỳ lột xác ở giai đoạn tôm con thường là 1 ngày ở giai đoạn hậu ấu trùng và khi
tôm càng lớn thường là 14 – 16 ngày lột xác 1 lần khi tôm đạt 25 gam trở lên (Phạm
Văn Tình, 2003). Tôm lột xác tốt khi có thức ăn đầy đủ, đều đặn để cung cấp các

chất dinh dưỡng cần thiết đặc biệt là khoáng và môi trường nước thật tốt.
Sinh sản: cơ quan sinh dục của tôm đực là Petasna còn tôm cái là thelycum. Tôm sú
là loài có thelycum kín. Sự phát triển của trứng trải qua 5 giai đoan (Nguyễn Văn
Chung, 2000; Nguyễn Khác Hường, 2003; Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc
Hải, 2004). Quá tình sinh sản theo thứ tự: lột xác - giao vĩ – thành thục – đẻ trứng.
Thời gian giao vĩ thường là ban đêm từ 18 giờ đến 6 giờ. Sức sinh sản của tôm đạt
500.000 – 1.000.000 trứng/tôm mẹ (Vũ Thế Trụ, 2003).
2.4.2 Tôm thẻ chân trắng








21

Nguồn:

Tên khoa học: Penaeus vannamei (Lipopenaeus vannamei)
Tên tiếng Việt: tôm thẻ chân trắng, tôm bạc Thái Bình Dương…
Thuộc họ tôm he, giống tôm he, là loài tôm nhiệt đới
Phân bố: chủ yếu ở ven biển Tây bộ Thái Bình Dương, châu Mỹ, từ ven biển Mêhicô
đến miền Trung Pêru, nhiều nhất ở biển gần Equado (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư,
2003) nên loài tôm này còn có tên tôm chân trắng Nam Mỹ
Đặc điểm phân loại
Chủy hơi cong xuống, có 8 – 9 răng trên chủy và có 1- 3 răng dưới chủy. Cơ thể có
màu trắng và chân màu trắng hay nhợt nhạt (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc
Hải, 2004)

Đặc điểm sinh học
Tập tính sinh sống: Tôm thẻ chân trắng là loài sống đáy bùn, độ sâu khoảng 0 - 72 m.
Đây là loài rất rộng muối, tôm có thể sống được là 5 – 50
0
/
00
, nhưng thích hợp ở độ
mặn 28 - 34
0
/
00
, pH = 7,7 – 8,3, t
0
= 25 – 32
0
C.
Dinh dưỡng: là loài ăn tạp (Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, 2003; Bộ Thủy Sản, 2004),
ăn cả thực vật và động vật ở các dạng phiêu sinh, ăn chất hữu cơ…Đối với thức ăn
công nghiệp thì cần độ đạm tương tối thấp khoảng 35% nên giá thức ăn thường thấp
hơn tôm sú. Tốc độ sinh trưởng nhanh: sau 180 ngày thả tôm bột chúng có thể đạt 40
g/con.
Vòng đời: ấu trùng (6 giai đoạn Nauplius, 3 giai đoạn Protozoa và 3 giai đoạn Mysis)
– hậu ấu trùng - ấu niên – trưởng thành. Thời kỳ ấu trùng tôm sống ở cửa sông sau đó
thì di cư ra vùng ven biển gần bờ.
Lột xác: cũng giống như tôm sú thì tôm thẻ chân trắng cũng cần lột lớp vỏ cũ để tăng
trưởng.
Sinh sản: 10 tháng tuổi thì tôm đạt tuổi thành thục (Nguyễn Khắc Hường, 2003).
Tôm thẻ chân trắng là loài có thelycum hở. Quá trình sinh sản tuân theo thứ tự: lột
xác – thành thục – giao vĩ – đẻ trứng. Tôm trưởng thành di cư ra vùng biển có độ
mặn cao để sinh sản.





22

Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2009 đến tháng 05/2009.
 Địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện ở 4 huyện là Cần Đước, Cần
Giuộc, Châu Thành và Tân Trụ của tỉnh Long An.
 Đối tượng nghiên cứu bao gồm
 Mô hình nuôi tôm sú thâm canh.
 Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Phiếu phỏng vấn các hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh đã được soạn
sẵn.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo của các cơ quan địa phương kết hợp với
tham khảo các tài liệu có liên quan đến địa bàn và đối tượng nghiên cứu.
Những thông tin số liệu thứ cấp:
- Diện tích nuôi
- Sản lượng
- Năng suất nuôi…
- Thuận lợi, khó khăn của nghề nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng
- Những định hướng phát triển


Số liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi tôm sú và
tôm thẻ chân trắng thâm canh thông qua bảng phỏng vấn soạn sẵn (phương pháp
định ngạch theo địa bàn nghiên cứu).


Các nhóm biến chính thu thập số liệu sơ cấp
THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ
KHÍA CẠNH KỸ THUẬT
23

Kết cấu mô hình NTTS
 Tổng diện tích mặt nước nuôi (m
2
)
 Tên loài nuôi (ghi tên loài)
 Thời điểm thả giống (tháng ……)
 Thời điểm thu hoạch (tháng ……)
Quản lý ao
 Số lần sên vét (lần/năm)
 Chế độ thay nước (số lần/số ngày)
 Mật độ thả (con/m
2
)
 Kích cỡ con giống thả loài 1 (g/con)
Tổng lượng thức ăn sử dụng (KG)
Thu hoạch
 Phương pháp thu

 Khối lượng thu hoạch loài 1 (kg)
 Kích cỡ thu hoạch loài 2 (g/con)
KHÍA CẠNH KINH TẾ
Chi phí cố định
 Chi phí mua đất
 Chi phí thuê đất
 Chi phí đào ao
 Xây cống, hệ thống cấp nước
 Giếng nước khoan
 Chi phí xây nhà phục vụ sản xuất
 Máy đạp nước (cánh quạt, sụt khí)
Chi phí biến đổi
 Chi phí sên vét (đồng)
 Chi phí cải tạo ao, vôi (đồng)
 Tổng chi phí con giống (đồng)
 Tổng chi phí cho thức ăn (triệu)
 Tổng chi phí thuốc và hóa chất (triệu)
 Chi phí kiểm dịch con giống (triệu)
 Chi phí khác
Tổng thu
Hình thức phân phối sản phẩm
Nhận thức của người nuôi về hai mô hình
3.2.3 Số mẫu khảo sát
24

Qua phương pháp thu mẫu định ngạch theo địa bàn mô hình và trực tiếp phỏng vấn
nông hộ nuôi đề tài đã phỏng vấn được:
 Mô hình nuôi tôm sú thâm canh đã phỏng vấn được là 33 mẫu.
 Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đã phỏng vấn được 19 mẫu.
Do tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh là đa số nuôi theo mô hình quảng

canh cải tiến, số hộ nuôi theo hình thức thâm canh ít đồng thời do khó khăn về
chi phí, thời gian, địa bàn và đặc biệt là phương tiện đi lại nên số mẫu thu
được là 19 mẫu. Còn tôm sú thâm canh thu đúng với kế hoạch đề ra là 33 mẫu.
Tổng số mẫu thu được là 52 mẫu.
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- So sánh thống kê các chỉ tiêu
+ Kỹ thuật nuôi:
o Mật độ thả
o Năng suất
o FCR
o Kích cỡ giống và thu hoạch
o Thời gian nuôi
o Tỷ lệ sống
+ Kinh tế:
o Chi phí cố định
o Chi phí biến đổi
o Lợi nhuận
o Lợi nhuận trên chi phí
 Số liệu thu được sẽ được kiểm tra, bổ sung và mã hoá trước khi nhập vào máy
tính. Số liệu được thống kê mô tả và so sánh thống kê. Phần mềm Excell for
Windows để nhập số liệu, xử lý thống kê và tính các giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn, giá trị tối đa và tối thiểu… và SPSS để so sánh thống kê một số chỉ tiêu kinh
tế và kỹ thuật giữa hai mô hình. Văn bản báo cáo được thực hiện trên Microsoft
word.
25

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng hiện này ở tỉnh Long An
4.1.1 Tình hình nuôi tôm sú

Tôm sú là một đối tượng nuôi chủ yếu ở các vùng có nguồn nước lợ của tỉnh
bao gồm các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành và Tân Trụ. Nghề
nuôi tôm sú ở Long An bắt đầu từ năm 1991 ở một số hộ chuyển từ trồng lúa
sang nuôi tôm với diện tích nuôi là 6 ha, sản lượng 2 tấn và đạt năng suất 330
kg/ha (Chi cục thủy sản Long An, 2007). Những thử nghiệm bước đầu đã
chứng tỏ con tôm sú có thể nuôi được trên vùng đất Long An nên việc chuyển
dịch từ đất trồng lúa 1 vụ bị nhiễm mặn và phèn không hiệu quả sang nuôi tôm
sú đã được nhân dân mạnh dạn đầu tư, nhiều dự án của tỉnh để phát triển nuôi
tôm sú đã được triển khai và phát triển làm cho nghề nuôi tôm sú nhìn chung
tăng lên nhanh chóng. Từ tình hình biến động về diện tích, sản lượng và năng
suất tôm sú nuôi của tỉnh Long An qua 15 năm phát triển được thể hiện ở Hình
4.1 cho thấy rằng diện tích, sản lượng và năng suất nuôi không ngừng tăng lên
từ năm 1991 dến năm 2005 nhưng sang năm 2006 thì có xu hướng giảm
xuống rõ rệt. Trong đó, năm 2005 là năm có diện tích nuôi tôm lớn nhất là
10.897 ha, năm 2006 là năm có sản lượng cao nhất đạt 8.439 tấn với năng suất
830 kg/ha. Năm 2007, tổng diện tích tôm sú là 9.937 ha đạt sản lượng 6.318
tấn với năng suất 636 kg/ha so với năm 2006 thì giảm về cả diện tích, sản
lượng và năng suất. Sang năm 2008 diện tích nuôi chỉ còn 6.872 ha giảm 31%
so với năm 2007, sản lượng giảm xuống còn 5.316 tấn nhưng năng suất tăng
lên đạt 747 kg/ha. Năm 2009, kế hoạch đạt ra của tỉnh là tổng diện tích thả
giống đạt 6.500 ha với sản lượng là 5.200 tấn.

×