Xã hội học số 2 - 1983
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LỐI SỐNG
Ở NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN MÔNG CỔ
NGUYỄN VĂN TÀI
Vào khoảng cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ V này, lối sống
là một trong những đề tài được nhiều nhà nghiên cứu và giảng dạy Mông Cổ quan
tâm. Lối sống chiếm vị trí đáng kể trên các sách báo của nước Cộng hòa nhân dân
Mông Cổ, đặc biệt là những ấn phẩm về xã hội học và triết học.
Vấn đề được nhiều học giả quan tâm là định nghĩa khái niệm lối sống và nội
dung của lối sống xã hội chủ nghĩa.
Cuối những năm 70, phần đông các tác giả đã thống nhất cách hiểu và nghiên
cứu lối sống ở nước này. Mùa hè 1980, một tập sách chuyên khảo nhan đề Vấn đề
hình thành và phát triển lối sống xã hội chủ nghĩa ở nước Cộng hòa Nhân dân
Mông Cổ do Viện Hàn lâm khoa học Mông Cổ xuất bản đã được ra mắt bạn đọc ở
khắp nơi trong nước và ngoài nước. Các tác giả đều nhất trí cho rằng lối sống là
khái niệm rất rộng, rất phong phú về mặt nội dung. Bản chất của nó được giải thích
trên cơ sở những hoạt động sống của con người và mối quan hệ tương hỗ giữa họ
với nhau. Trong công trình nghiên cứu nhan đề Đặc điểm hiện nay của mối quan
hệ xã hội và lối sống ở nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ (
1
). Giáo sư Chulung-
giáp cho rằng cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu lối sống xã
hội chủ nghĩa là những quan điểm của Mác-lênin về lối sống của con người mà bản
chất của nói là ở các phương thức sản xuất không chỉ là sự tái sản xuất cá nhân
sinh vật của con người, mà còn là ở mức độ cao hơn, đó là việc định hình phương
thức hoạt động của cá nhân ấy, khẳng định hình thức hoạt động sống, lối sống của
họ. Khi xem xét lối sống của con người phải đồng thời gắn liền với việc xem xét
cơ sở vật chất của lối sống ấy,
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
1
Tin tức Viện Hàn 1âm khoa học, số 1-1982.
Xã hội học số 2 - 1983
112 NGUYỄN VĂN TÀI
nghĩa là với phương thức sản xuất. Vì vậy, tác giả cho rằng cần phân biệt một cách
rạch ròi những khái niệm này.
Sự hình thành và phát triển lối sống xã hội chủ nghĩa ở Mông Cổ gắn liền với
việc xuất hiện mối quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và thắng lợi của nó trong mọi
lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
Cơ sở xã hội của mối quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được tạo ra vào cuối
những năm 50 đã được mở rộng trong mọi lĩnh vực. Điều kiện thuận lợi cho sự
xuất hiện lối sống xã hội chủ nghĩa và sự phát triển của nó, theo Giáo sư
Chulunggiáp, là:
- Tốc độ phát triển về số lượng và chất lượng trong mọi lĩnh vực và mọi hình
thức của sản xuất.
- Hoàn thiện mối quan hệ sở hữu tương ứng với sự phát triển theo tốc độ nhanh
của lực lượng sản xuất.
- Củng cố mối quan hệ đoàn kết về mọi mặt giữa giai cấp công nhân, nông dân
tập thể và trí thức xã hội chủ nghĩa để thấy tính thống nhất bên trong của xã hội.
- Làm vững chắc hơn nữa mối quan hệ tương hỗ trong hoạt động của những
nguyên tố cấu thành trong hệ thống tổ chức chính trị.
- Lý luận và hệ tư tưởng Mác - Lênin là cơ sở cho mọi hoạt động chính trị, tư
tưởng và giáo dục đạo đức đối với nhân dân lao động.
Trên cơ sở những thành phần và cơ cấu kinh tế - xã hội, các tác giả xác định cơ
cấu hiện nay của hệ thống quan hệ xã hội và lối sống ở Mông Cổ.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Khi nghiên cứu sự hình thành và phát triển lối sống xã hội chủ nghĩa ở Mông
Cổ, các tác giả dễ thống nhất với nhau hơn trong quan điểm và cách nghiên cứu.
Mọi người đều nhất trí cho rằng sự hình thành lối sống xã hội chủ nghĩa ở nước
này hay nước khác là một quá trình rất phức tạp và đầy mâu thuẫn, nó bao trùm
những nét đặc thù của sự phát triển lịch sử của nước ấy. Những điều kiện khách
quan và những nhân tố chủ quan luôn luôn tác động lẫn nhau. Ở Mông Cổ, quá
trình hình thành và phát triển lối sống xã hội chủ nghĩa, theo các học giả Mông Cổ,
có hai giai đoạn cơ bản:
Xã hội học số 2 - 1983
Sự hình thành và phát triển… 113
a) Giai đoạn một là giai đoạn xóa bỏ cơ sở chính trị, xã hội, kinh tế và tinh thần
của lối sống phong kiến tạo nên tiền đề cơ sở kinh tế, xã hội và tinh thần của sự
hình thành lối sống xã hội chủ nghĩa (đó là giai đoạn từ cuộc cách mạng nhân dân
tháng 7 - 1921 đến cuối những năm 40 đầu những năm 50) - giai đoạn Đảng và
nhân dân Mông Cổ làm cuộc cách mạng dân chủ nhân dàn.
b) Giai đoạn hai là giai đoạn phát triển lối sống xã hội chủ nghĩa. Nó được phân
biệt với giai đoạn trước chủ yếu dựa vào chỗ được xác định một cách rõ rệt hơn (so
với toàn bộ sự phát triển), đã ăn sâu vào mọi hoạt động sống của những người lao
động. Cơ sở kinh tế và xã hội của lối sống xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng
cố vững chắc hơn.
Các học giả khẳng định Mông Cổ là nơi vừa mới hoàn thành thời kỳ quá độ lịch
sử từ chủ nghĩa phong kiến lên chủ nghĩa xã hội, nên những tàn dư của quá khứ
còn tồn tại. Điều kiện để khắc phục nó là dựa vào sự phát triển hơn nữa cơ sở vật
chất của lối sống xã hội chủ nghĩa, của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, của
sự tuân thủ những nguyên tắc và những chuẩn mực của đời sống tập thể xã hội chủ
nghĩa.
Các học giả cho rằng việc đẩy mạnh tốc độ phát triển của lực lượng sản xuất đã
quyết định sự phát triển lối sống xã hội chủ nghĩa của nước Cộng hòa Nhân dân
Mông Cổ. Đồng thời, việc định hình và phát triển lối sống gắn liền với việc hoàn
thiện các mối quan hệ xã hội.
Mối quan hệ xã hội chủ nghĩa và thái độ đối với lao động là đặc điểm quan
trọng nhất của lối sống xã hội chủ nghĩa ở Mông Cổ. Nhiều tác giả, bằng những
điều tra xã hội học, đã chứng minh rằng lao động xã hội chủ nghĩa không chỉ là
nhân tố không thể tách rời của lối sống xã hội chủ nghĩa, mà còn là điều kiện cần
thiết của cơ sở vật chất trong việc phát triển lối sống xã hội chủ nghĩa ở nước này.
Mối quan hệ của mỗi thành viên trong xã hội đối với lao động cũng là sự thể hiện
đầu tiên lối sống của thành viên ấy. Đương nhiên, mối quan hệ này là phức tạp,
chịu sự tác động của nhiều điều kiện khách quan và chủ quan. Cho nên, muốn
nghiên cứu mối quan hệ này thì cách tốt nhất là tiến hành những công trình nghiên
cứu xã hội học cụ thể.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học số 2 - 1983
114 NGUYỄN VĂN TÀI
Trong quá trình phát triển lối sống xã hội chủ nghĩa ở Mông Cổ, sự lãnh đạo
của Đảng Nhân dân Cách mạng và việc quản lý xã hội lên cơ sở khoa học của
chính quyền nhân dân đóng vai trò then chốt. Ở đây phải kể đến vai trò giáo dục
của Đảng, tính giác ngộ và trình độ văn hóa của người lao động trong việc định
hình lối sống xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ, ở một nước trước cách mạng 1921 có nền
kinh tế vô cùng lạc hậu, lại bị nô dịch hàng thế kỷ bằng chế độ phong kiến thời
trung cổ và những tập tục man rợ của các loại tôn giáo phản động, lại trải qua sự
phát triển không tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà có được một
lối sống xã hội chủ nghĩa được định hình vào những năm 20 là một bước nhảy vọt
trong lịch sử phát triển của nước này. Các học giả Mông Cổ càng thấy cơ sở kinh
tế, tốc độ phát triển của lực lượng sản xuất là quan trọng trong sự phát triển của lối
sống xã hội chủ nghĩa bao nhiêu, thì càng ý thức sâu sắc vai trò lãnh đạo của Đảng
quan trọng bấy nhiêu. Vì rằng, với một nền kinh tế hầu như không có gì, Đảng
Nhân dân Cách mạng Mông Cổ đã không chờ đến khi có một nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa rồi mới giáo dục lối sống xã hội chủ nghĩa cho nhân dân. Ở đây, phải
chăng yếu tố chủ quan, yếu tố tinh thần đã có tác dụng tích cực đến điều kiện
khách quan, đến cơ sở vật chất? Phải chăng đó là một trong những đặc thù của sự
hình thành và phát triển lối sống xã hội chủ nghĩa ở Mông Cổ?
Nói đến lối sống xã hội chủ nghĩa không thể không đè cập đến điều kiện sinh
hoạt gia đình của những người lao động và việc sử dụng thời gian tự do của họ.
Gia đình là một trong những đề tài chiếm phần không nhỏ trong các công trình
nghiên cứu xã hội học về lối sống của các tầng lớp nhân dân lao động. Các tác giả
cũng đề cập đến vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục pháp luật cho những người
lao động, nâng cao sự hiểu biết hơn nữa về pháp luật của họ trong sự phát triển lối
sống xã hội chủ nghĩa.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Hầu hết những công trình nghiên cứu lối sống xã hội chủ nghĩa ở Mông Cổ đều
có phần phê phán lối sống tư bản chủ nghĩa và những biểu hiện của nó trong lối
sống của nhân dân lao động ở nước này. Trong điều kiện cuộc đấu tranh tư tưởng
ngày càng quyết liệt hiện nay giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, cần phải
tăng cường công tác giáo dục cho người lao động luôn trung thành vô hạn với tư
tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, giáo
Xã hội học số 2 - 1983
Sự hình thành và phát triển 115
dục những nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản và chủ nghĩa yêu nước, đồng.
thời đấu tranh không khoan nhượng đối với hệ tư tưởng tư sản.
Hiện nay, lối sống xã hội chủ nghĩa đã được hình thành trong mọi lĩnh vực hoạt
động sống của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Mông Cổ. Những nguyên tắc
và chuẩn mực của nó đang thấm sâu vào mọi hành động của nhân dân. Cơ sở vững
chắc và chỗ dựa tin cậy của sự phát triển hơn nữa lối sống xã hội chủ nghĩa là tiềm
lực đã đạt được gần đây về kinh tế và văn hóa của nước này, là sự hoạt động sáng
tạo đa dạng của quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, là sự hợp tác
toàn điện với Liên Xô và những nước anh em khác trong cộng đồng xã hội chủ
nghĩa.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn