Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trắc nghiệm bốn loại thuốc xử lý ra hoa trái vụ (nitrat kali, paclobutrazol, thiourea và ethephon) trên xoài Thanh Ca ở thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.59 KB, 5 trang )

Báo cáo Khoa học

Số 34
, 11/2008

14

TRẮC NGHIỆM BỐN LOẠI THUỐC XỬ LÝ RA HOA TRÁI VỤ
(NITRAT KALI, PACLOBUTRAZOL, THIOUREA VÀ ETHEPHON)
TRÊN XOÀI THANH CA Ở THỊ TRẤN BA CHÚC,
TRI TÔN, AN GIANG

Ths. Nguyễn Văn Minh

∗∗

TÓM TẮT
Thời gian tạo mầm hoa do tưới Paclobutrazol (PBZ) trong ñất trung bình 90 ngày, các hóa chất phun trên lá
như Thiourea, Nitrat kali và Ethephon trung bình là 15 ngày, PBZ tưới ñất + phun Thiourea trên lá từ 9 - 11 ngày.
Nghiệm thức PBZ tưới ñất + phun Thiourea trên lá có tỉ lệ chồi ra hoa là 100%; tỉ lệ ñậu trái 85%, kế ñến là
nghiệm thức Thioure, Ethephon, KNO
3.
. Riêng nghiệm thức ñối chứng (PBZ tưới ñất) tỉ lệ ra hoa thấp nhất nhưng tỉ
lệ ñậu trái khá cao (57%). Không có sự tương quan giữa tỉ lệ ñậu trái với trọng lượng trái thu hoạch. Ba nghiệm
thức ñược chọn gồm: (1) PBZ tưới ñất + Thioure tốt nhất do ít biến ñộng qua 3 ñiểm thí nghiệm với trọng lượng trái
là 53,4 kg.cây
-1
,

lãi/ vốn = 2,1; MRR (thu nhập biên) = 3,9. (2) PBZ tưới ñất cho trọng lượng trái 55,4 kg.cây
-1


;

lãi/
vốn = 2,7; MRR = 12,8 và (3)

Ethephon: trọng lượng trái 55,7 kg.cây
-1
;

lãi/vốn = 2,1; MRR = 4,2. Quy trình xử lý
ra hoa ñề nghị áp dụng là PBZ tưới ñất với liều lượng 100g. cây
-1
vào cuối tháng 6 hàng năm, sau ñó 2 tháng phun
Thioure nồng ñộ 0,5% trên lá sẽ cho trọng lượng trái và hiêu quả kinh tế tốt nhất.
ABSTRACT
Time duration of the inflorescence formation was 90 days for control treatment (PBZ: paclobutrazol applied
into soil), and for thiourea, KNO
3
and ethephone (sprayed on leave) were 15 days and for NT2 treatment (PBZ
irrigated into the soil + thiourea sprayed on leave) were from 9 – 11 days. NT2 treatment gave 100% blossoming
buds, 85% fruit set buds, Thiourea, Ethephon and KNO
3
were lower. Especially, the control treatment developed
the lowest blossoming bud ratio whereas the fruit set ratio was fairly high (57%). There were no correlation
between the fruit set ratio and the harvested fruit weight. Three treatments were selected: (1) NT2, less varied
through three experimental sites, gives the fruit weight of 53,4 kg.tree
-1
; B/C (benefit cost ratio) = 2,1; MRR
(Marginal Rate of Return) = 3,9. (2) Control treatment produced 55,4 kg.tree
-1

; B/C = 2,7; MRR =12,8 and (3)
Ethephon gave 55,7 kg.tree
-1
; B/C = 2,1; MRR = 4,2. Recommended the inflorescence induction process included:
PBZ irrigated annually into the soil during late June with the dosage of 100 g.tree
-1
; following by two months spray
of thiourea 0,5%, on the leave will give best fruit weight and the high economical efficiency.
Key words: mango, chemical, inflorestion inducing, off-season
1. ðẶT VẤN ðỀ
Các ñiểm nghiên cứu về xoài tại thị trấn Ba Chúc huyện Tri Tôn thuộc vùng Bảy Núi thường có tập
quán trồng giống xoài Thanh Ca thích hợp với ñiều kiện ñất xám vùng cao, nghèo dinh dưỡng, lệ thuộc
vào nước mưa. Do tính thích nghi cao ñó, dù giá trị thương mại của giống xoài nầy không cao nhưng vẫn
ñược bà con nông dân trồng phổ biến. Những năm gần ñây, một số nhà vườn ñã bước ñầu áp dụng biện
pháp xử lý ra hoa (XLRH) trái vụ bằng hóa chất nhằm tăng thu nhập, cải thiện ñời sống nhưng ñã không
ñạt hiệu quả. Do vậy, ñề tài “Trắc nghiệm bốn loại thuốc xử lý ra hoa trái vụ (Nitrat kali,
Paclobutrazol, Thiourea và Ethephon) trên xoài Thanh Ca ở TT Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang”
ñược thực hiện nhằm giải quyết vấn ñề trên.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thí nghiệm ñược thực hiện tại 3 ñiểm trong mùa xoài nghịch năm 2003 – 2004, tại TT. Ba Chúc, Tri
Tôn, An Giang, ñược bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 1 nhân tố (loại thuốc xử lý ra hoa), 3 lần
lặp lại và 5 nghiệm thức. Các nghiệm thức gồm (1) Paclobutrazol tưới ñất liều lượng 100g.cây
-1
(
ñối
chứng) (2) Paclobutrazol (PBZ) tưới ñất liều lượng 100g.cây
-1
, sau 2 tháng phun Thioure trên lá với nồng
ñộ 0,5%


và (3) Thioure nồng ñộ 0,5% (4) Nitrate kali nồng ñộ 3,125%

(5)

Ethephon nồng ñộ 0,1% phun
trên lá cùng lúc như nghiệm thức 2.

Mỗi nghiệm thức ñược lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại tương ứng với
một cây xoài (tức 1 ñơn vị thí nghiệm). Tổng số cây là 15 cây cho 1 ñiểm thí nghiệm. Tổng 3 ñiểm thí
nghiệm là 45 cây xoài Thanh Ca.

Các chỉ tiêu theo dõi gồm thời gian nhú mầm hoa, tỉ lệ ñọt ra hoa, tỉ lệ ñậu trái, trọng lượng trái và so
sánh hiệu quả kinh tế của xoài mùa nghịch so với mùa thuận bằng các chỉ số lãi, lãi/vốn và thu nhập biên
(MRR = Lợi nhuận tăng thêm/ Chi phí tăng thêm từ xoài mùa nghịch so với mùa thuận).




Trưởng BM. Khoa học Cây trồng, K. NN - TNTN.
Emai:

Báo cáo Khoa học

Số 34
, 11/2008

15

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Thời gian tạo mầm hoa (từ xử lý hóa chất ñến nhú mầm hoa)
Kết quả thí nghiệm ở Bảng 1 cho thấy thời gian tạo mầm hoa trung bình là 90,6 ngày ñối với nghiệm
thức 1 (ñối chứng) xử lý bằng Paclobutrazol tưới ñất (PBZ) tại 3 ñiểm thí nghiệm. Ở ñiểm 1 vườn xoài
Thanh Ca 7 tuổi có thời gian trung bình ngắn nhất là 85,7 ngày; ở ñiểm 2 vườn xoài 15 năm tuổi là 88,3
ngày và chậm nhất ở ñiểm 3 vườn xoài 25 tuổi số ngày tạo mầm hoa dài nhất là 97,7 ngày. ðiều nầy cho
thấy xoài càng già thời gian tạo mầm bị kéo dài hơn xoài tơ song không có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức
5% theo phép thử LSD giữa trung bình các ñiểm.

Kết quả nầy phù hợp với các tác giả như

Trần Văn Hâu
(1997) là 85 ngày trên giống xoài Cát Hòa Lộc tại Cao Lãnh (ðồng Tháp), còn tại trại Thực Nghiệm
giống cây trồng Trường ðại học Cần Thơ là 97 ngày (Nguyễn Thị Thùy Dung, 2002).

Bảng 1. Thời gian từ xử lý hóa chất tưới ñất và phun trên lá ñến khi nhú mầm hoa
của 3 ñiểm thí nghiệm ở Thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang ðvt: Ngày
Nghiệm thức ðiểm 1 ðiểm 2 ðiểm 3 Trung bình SD
NT 1. PBZ tưới ñất (ðC)* 85,7 88,3 97,7 90,6 -
NT 2. PBZ + Thiourea 9,7 c 13,7 b 11,0 c 11,5 2,04
NT 3. Thiourea 10,0 bc 15,7 b 14,3 bc 13,3 2,97
NT 4. KNO
3
11,0 b 14,3 b 34,3a 19,9 12,61
NT 5. Ethephon 14,7a 18,0 a 19,0 b 18,5 2,25
Trung bình
11,4 15,4 19,7 15,8 4,15
LSD
0
.
05

1,20 2,21 5,17


CV% 5,30 7,17 13,16


Ghi chú: - Các số trung bình trong cùng một cột theo sau cùng mẫu tự thì không khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% theo phép thử
LSD - SD: ðộ lệch chuẩn - * Nghiệm thức ñối chứng NT 1 do tưới ñất trước 2 tháng nên không phân tích ANOVA cùng với 4
nghiệm thức XLRH trên lá.
ðối với các nghiệm thức phun thuốc trên lá thời gian nhú mầm hoa trung bình ở ñiểm 1 là 11,4 ngày;
ñiểm 2: 15,4 ngày và ñiểm 3: 19,7 ngày. Kết quả nầy phù hợp với kết quả của hai tác giả trên là từ 8-17
ngày.
Cũng theo Bảng 1 nghiệm thức NT 2: PBZ + Thiourea có thời gian nhú mầm hoa trung bình của 3
ñiểm thí nghiệm thấp nhất 11,5 ngày; kế ñến là NT 3. Thiourea (13,3 ngày); nghiệm thức NT5. Ethephon
18,5 ngày và dài nhất là nghiệm thức NT 4. KNO
3
19,9 ngày. Có thể nói rằng việc sử dụng PBZ tưới ñất
ñã kích thích sự tạo mầm hoa trong vòng 2 tháng ñủ ñiều kiện cho bước tiếp theo xử lý Thiourea rút ngắn
ñược thời gian nhú mầm hoa 4,3 ngày (1,8 ñến 8,9 ngày) so với trung bình các nghiệm thức xử lý các hóa
chất khác.
3.2 Tỉ lệ chồi ra hoa 25 ngày sau khi xử lý hóa chất
ðến ngày thứ 25 sau XLRH, nhìn chung các nghiệm thức ñều có khuynh hướng ra hoa hoàn toàn
song vẫn còn một số nghiệm thức chưa ra hoa ñầy ñủ (Bảng 2).
Từ kết quả tổng hợp ở 3 ñiểm, có thể thấy rằng việc áp dụng PBZ tưới ñất ñể tạo mầm hoa, sau ñó 2
tháng XLRH với Thiourea cho kết quả ra hoa ở xoài Thanh Ca cao nhất (100% nghiệm thức ở cả 3 ñiểm
thí nghiệm ñều ra hoa). Kết quả nầy phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Thùy Dung (2002) và Trần Văn
Hâu (2003). Kế ñến, việc áp dụng XLRH trên lá riêng lẻ với Thiourea cho kết quả trung bình của 3 ñiểm
là 80% ra hoa. ðiều nầy chứng tỏ ñối với xoài Thanh Ca thì Thiourea ñáp ứng tốt khả năng ra hoa của
giống. Riêng Ethephon ñáp ứng kém hơn với tỉ lệ trung bình 3 ñiểm là 64,4%. ðối với KNO
3

chỉ có
33,3% ra hoa tương ñương với tỉ lệ ra hoa của nghiệm thức ñối chứng (32,2%), ñáp ứng chậm với xoài
Thanh Ca. Nhìn chung về thời gian từ ra hoa ñến rớt nhụy ñối với xoài Thanh Ca là 25 ngày.

Bảng 2. Tỉ lệ ra hoa 25 ngày sau khi xử lý hóa chất ở 3 ñiểm thí nghiệm ðvt: %
Nghiệm thức ðiểm 1 ðiểm 2 ðiểm 3 Trung bình
NT 1. PBZ tưới ñất (ðC)
23,2 bc
73,3 b 0,0 c 32,2
NT 2. PBZ + Thiourea
100,0 a
100,0 a

100,0a

100,0
NT 3. Thiourea
66,7 ab
100,0 a
73,3 b 80,0
NT 4. KNO
3

0,0 c
100,0 a 0,0 c

33,3
NT 5. Ethephon
26,7 bc
100,0 a

66,7 b
64,4
LSD
0
.
05

55,32
4,86
20,77
CV%
67,81
2,73
22,98
Báo cáo Khoa học

Số 34
, 11/2008

16

Ghi chú: Các số trung bình trong một cột theo sau cùng mẫu tự thì không khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% theo
phép thử LSD
3.3 Tỉ lệ ñậu trái (40 ngày sau khi xử lý hóa chất)
Theo Bảng 3, tuy tỉ lệ ñậu trái ở 3 ñiểm rất khác nhau nhưng tỉ lệ ñậu trái trung bình vẫn cho thấy sự
phối hợp giữa PBZ tưới ñất cộng với phun lá bằng Thiourea trội hơn cả là 85,6%. Kế ñến là nghiệm thức
PBZ tưới ñất ñạt tỉ lệ 56,7%, nghiệm thức Thiourea 51,2%, nghiệm thức Ethephon 36,7% và thấp nhất là
nghiệm thức xử lý với KNO
3
ñạt


tỉ lệ ñậu trái là 25,6%.
Bảng 3. Tỉ lệ ñậu trái 40 ngày sau khi xử lý hóa chất ở 3 ñiểm thí nghiệm ðvt: %
Nghiệm thức ðiểm 1 ðiểm 2 ðiểm 3 Trung bình
NT 1. PBZ tưới ñất (ðC) 63,3a
90,0a
16,7 e 56,7
NT 2. PBZ + Thiourea
83,3a
73,3ab
100,0a 85,6
NT 3. Thiourea
53,5a
50,0 bc
50,0 c 51,2
NT 4. KNO
3

0,0 b
50,0 bc

26,7 d 25,6
NT 5. Ethephon
0,0 b
43,3 c
66,7 b 36,7
LSD
0
.
05


65,19
25,26 6,08
CV% 49,10 29,17 5,95
Ghi chú: Các số trung bình trong một cột theo sau cùng mẫu tự thì không khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% theo
phép thử LSD
3.4 Trọng lượng trái mùa nghịch của thí nghiệm
Theo Bảng 4 nếu xét ñến trung bình trọng lượng trái/cây ở từng ñiểm thì ñiểm 1 có trung bình cao
hơn cả là 73,3 kg.cây
-1
so với ñiểm 2 (34,6 kg.cây
-1
) và ñiểm 3 là 39,3 kg.cây
-1
.
Bảng 4. Trọng lượng trái thu hoạch ở 3 ñiểm thí nghiệm
ðvt:
kg.cây
-1

Nghiệm thức ðiểm 1 ðiểm 2 ðiểm 3 TB SD
NT 1. PBZ tưới ñất (ðC) 99,3 19,0 b 48,0a 55,4 40,7
NT 2. PBZ + Thiourea
78,3
38,0 b 44,0 b 53,4 21,8
NT 3. Thiourea
64,7
15,7 b 34,3 c 38,2 24,7
NT 4. KNO
3


72,3
20,3 b 35,0 c 42,6 26,8
NT 5. Ethephon
51,7
80,0 a 35,3 c 55,7 22,6
Trung bình ñiểm 73,3 34,6 39,3

F ns ** **
LSD
0
.
05
-
29,65
2,46
CV% 29,97 45,42 3,31
Ghi chú: Các số trung bình trong một cột theo sau cùng mẫu tự thì không khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% theo phép
thử LSD - TB: Trung bình - SD: ðộ lệch chuẩn, ns: không ý nghĩa, ** rất có ý nghĩa
Xét ñến trung bình của từng nghiệm thức thì cao nhất là nghiệm thức xử lý Ethephon là 55,7 kg.cây
-1

chứng tỏ chất nầy ñáp ứng tốt trong việc XLRH trên xoài Thanh Ca. Hai nghiệm thức có xử lý bằng PBZ
tưới ñất ñể kích thích tạo mầm hoa cũng cho trọng lượng trái cao trong ñó nghiệm thức ñối chứng (chỉ
tưới PBZ) là 55,4 kg.cây
-1
nhưng ñộ biến ñộng (SD = 40,7) qua 3 ñiểm thí nghiệm, cao hơn nghiệm thức
xử lý thêm Thiourea có trọng lượng trái là 53,4 kg.cây
-1
(SD chỉ có 21,8). ðối với XLRH bằng Nitrat kali

cho trọng lượng trái thấp hơn (42,6 kg.cây
-1
) và thấp nhất là nghiệm thức chỉ sử dụng ñơn lẻ bằng
Thiourea (38,2 kg.cây
-1
). Kết quả nầy phù hợp với kết luận của nhiều tác giả như Trần Văn Hâu (2003),
Nguyễn Việt Khởi và Nguyễn Bảo Vệ (2003), Nguyễn Lê Lộc Uyển (2001)

và Nguyễn Thị Thùy Dung
(2001) trên xoài Cát Hòa Lộc và xoài Châu Hạng Võ.
3.5 Hiệu quả kinh tế của xoài mùa nghịch ñối với mùa thuận
Ở ñiểm 1 lãi trung bình mùa nghịch (342.788 ñ.cây
-1
) cao gấp 2,4 lần so với mùa thuận (140.800
ñ.cây
-1
), còn hiệu quả ñồng vốn cao gần gấp ñôi (3,6 so với 1,9); MRR = 10 có nghĩa là 1 ñồng chi phí
tăng thêm trong việc XLRH mùa nghịch sẽ tăng thêm ñược 10 ñồng. Nghiệm thức NT 1 cho các chỉ số
hiệu quả kinh tế cao nhất ở ñiểm 1, trong ñó lợi nhuận là 483.790 ñ.cây
-1
cao gấp 3,4 lần so với mùa
thuận; lãi/ vốn: 5,7 và ñặc biệt là MRR rất cao (37,6). Kế tiếp, nghiệm thức NT 2 có chỉ số lãi/ vốn (3,8)
cao hơn NT 3 (3,3) nhưng chỉ số MRR lại thấp hơn (9,6 so với 10,3) cho nên hiệu quả ñầu tư tăng thêm
của NT 2 kém hơn NT 3. Cuối cùng, hiệu quả ñầu tư của NT 5 thấp nhất với MRR = 2,7. Như vậy, ở
ñiểm 1 căn cứ vào chỉ số MRR thì hiệu quả kinh tế từ cao ñến thấp là NT 1 > NT 3 > NT 2 > NT 4 > NT
5.
Báo cáo Khoa học

Số 34
, 11/2008


17

Bảng 5. Chỉ số hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức mùa nghịch so với mùa thuận
Nghiệm thức Chỉ số ðiểm 1 ðiểm 2 ðiểm 3 TB
TB Mùa thuận
- Lãi (ñồng) 140.800 104.800 68.800 104.800
- Lãi/ vốn 1,9 1,4 0,9 1,4
TB Mùa nghịch
- Lãi 342.788 97.268 120.021 186.692
- Lãi/ vốn 3,6 1,0 1,2 1,9
- MRR 10,0 - 0,4 2,0 3,8
1. PBZ tưới ñất

- Lãi 483.790 22.190 187.210 231.063
- Lãi/ vốn 5,7 0,3 2,2 2,7

- MRR 37,6 - 9,1 10,4 12,8
2. PBZ + Thiourea - Lãi 380.120 115.920 136.402 210.814
- Lãi/ vốn 3,8 1,2 1,3 2,1
- MRR 9,6 0,4 2,2 3,9
3. Thiourea - Lãi 302.850 - 4.660

99.822 132.670
- Lãi/ vốn 3,3 - 0,1 1,1 1,4
- MRR 10,3 - 6,9 1,6 1,6
4. KNO
3
- Lãi 340.490 11.400 85.860 145.917
- Lãi/ vốn 3,3 0,1 0,8 1,4

- MRR 7,4 - 3,5 0,5 1,4
NT 5. Ethephon - Lãi 206.690 341.490 90.810 212.997
- Lãi/ vốn 2,1 3,4 0,9 2,1
- MRR 2,7 9,9 0,7 4,2
Ở ñiểm 2, cũng theo Bảng 5, do sản lượng trái ở nhiều nghiệm thức ñều thấp cho nên chỉ số MRR
trung bình là – 0,4 chứng tỏ hiệu quả ñầu tư tăng thêm bị lỗ. Tuy nhiên, nghiệm thức NT 5 có 3 chỉ số ñều
mang trị số dương và cao trong ñó MRR = 9,9 nên nghiệm thức nầy là có hiệu quả kinh tế cao nhất so với
các nghiệm thức khác. Kế ñến là nghiệm thức NT 2 có lãi/ vốn là 1,2 và MRR = 0,4 cho thấy ñầu tư có
mang lại hiệu quả nhưng không lớn. Trái lại, 3 nghiệm thức NT 1, NT 3, NT 4 có trị số thu nhập biên âm
(MRR < 0) và chỉ số lãi/ vốn rất thấp nên hiệu quả ñồng vốn và hiệu quả ñầu tư tăng thêm của các nghiệm
thức nầy là kém hơn so với XLRH xoài mùa thuận.
Ở ñiểm 3, nhìn chung các chỉ số hiệu quả kinh tế của trung bình các nghiệm thức trong ñiểm ñều ñạt
trị số dương và cao với lãi/ vốn = 1,2; MRR = 2 là rất có hiệu quả hơn mùa thuận. Xét từng nghiệm thức
thì tương tự như ñiểm 1, nghiệm thức NT 1 có chỉ số lãi/ vốn = 2,2; tỉ số lãi = 2,7 lần so với mùa thuận;
MRR = 10,4 là cao nhất so với các nghiệm thức khác trong ñiểm 3. Kế ñến là NT 2 với MRR = 2,2 và lãi/
vốn = 1,3; tỉ số lãi cao gấp ñôi mùa thuận. ðứng hàng thứ ba là NT 3 với chỉ số lãi/ vốn = 1,1 hơi thấp, tỉ
số lãi chỉ cao hơn mùa thuận 1,5 lần và MRR = 1,6 ≤ 2 thấp hơn mức cho phép nên nghiệm thức nầy cũng
không có hiệu quả hơn mùa thuận. Hai nghiệm thức còn lại NT 4 và NT 5 có 3 chỉ số so sánh ñều thấp
hơn mức cho phép nên không ñược chọn.
Nếu xét trị số trung bình mùa nghịch của 3 ñiểm theo từng nghiệm thức ta thấy hai nghiệm thức NT 1
và NT 2 có 3 chỉ số so sánh ñều lớn hơn mùa thuận trong ñó NT 1 có MRR = 12,8 ≥ 2 rất nhiều và NT 2
(MRR = 3,9) chính là hai nghiệm thức có xử lý PBZ tưới ñất ñã làm gia tăng hiệu quả ñầu tư của việc
XLRH mùa nghịch. Ngoài ra, nghiệm thức NT 5 xử lý Ethephon cũng có 3 chỉ số so sánh hiệu quả ñầu tư
cao nên là nghiệm thức ñược chọn. Hai nghiệm thức còn lại NT 3 và NT 4 có chỉ số nầy thấp nên không
ñược chọn.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
- Thời gian tạo mầm hoa trên xoài Thanh Ca do tưới Paclobutrazol trong ñất dao ñộng trong khoảng
85 – 97 ngày, (trung bình 90 ngày) tùy thuộc vào tuổi cây. Thời gian tạo mầm hoa ñối với các hóa chất
XLRH khác phun trên lá như Thiourea, Nitrat kali và Ethephon trung bình là 15 ngày. Tuy nhiên, nếu có

tưới PBZ vào ñất kết hợp với phun Thiourea trên lá 2 tháng sau thì thời gian nầy rút ngắn hơn trong vòng
9 - 11 ngày.
- Tỉ lệ chồi ra hoa 25 ngày sau XLRH cao nhất ở nghiệm thức PBZ tưới ñất + phun Thiourea trên lá
là 100%; phun Thiourea trên lá (80%); Ethephon (64%); Nitrat kali (33%); ñối chứng PBZ tưới ñất
(32,2%).
Báo cáo Khoa học

Số 34
, 11/2008

18

- Tỉ lệ ñậu trái: PBZ tưới ñất cho tỉ lệ ñậu trái cao 57%; PBZ tưới ñất + Thiourea phun lá làm tăng
ñậu trái ñến 85%; Thiourea: 51,2%. Ethephon (35,7%) và KNO
3
(25,6%) cho tỉ lệ ñậu trái thấp. Không có
sự tương quan giữa tỉ lệ ñậu trái với trọng lượng trái thu hoạch.
- Trọng lượng trái mùa nghịch: PBZ tưới ñất cao nhất 55,4 kg.cây
-1
; PBZ tưới ñất + Thiourea 53,4
kg.cây
-1
; Ethephon ñạt 55,7 kg.cây
-1
; Nitrat kali ñạt 42,6 kg.cây
-1
và thấp nhất là Thiourea là 38,2kg.cây
-1
.
- Căn cứ vào các chỉ số lãi/ vốn, thu nhập biên (MRR) của mùa nghịch so với mùa thuận ñã chọn ra

ñược 3 nghiệm thức có hiệu quả ñầu tư cao là PBZ tưới ñất (lãi/ vốn = 2,7; MRR = 12,8), PBZ tưới ñất +
phun Thiourea (lãi/ vốn = 2,1; MRR = 3,9) và Ethephon (lãi/ vốn = 2,1; MRR = 4,2).
- Quy trình xử lý ra hoa xoài Thanh Ca mùa nghịch: Vào ñầu mùa mưa làm cỏ, tỉa cành, bón phân
cho cây xoài. ðến cuối tháng 6 tưới PBZ với liều lượng sử dụng 100 g.cây
-1
(loại bột) pha 40 lít nước tưới
chung quanh tán cây. Từ giữa ñến cuối tháng 9, phun Thiourea nồng ñộ 0,5% trên lá nhằm kích thích chồi
ra hoa.
4.2 Kiến nghị
- Cần có thí nghiệm tiếp theo về khả năng kết hợp giữa PBZ tưới ñất với Ethephon và Nitrat kali
phun trên lá ñể xem hiệu quả so với kết hợp Thiourea như trong thí nghiệm nầy.
- Thí nghiệm về phòng trừ dịch hại tổng hợp trên xoài Thanh Ca vùng Bảy Núi nhằm giúp tăng thu
nhập cho nông dân và giảm dư lượng thuốc trên trái tạo sự an toàn cho người tiêu dùng
.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Thùy Dung. 2001. Khảo sát thời ñiểm ra hoa xoài cát Hòa Lộc bằng Thiourea sau khi xử lý
Paclobutrazol bằng phương pháp tưới gốc. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư trồng trọt. Trường ðại học
Cần Thơ.
Nguyễn Lê Lộc Uyển. 2001. Ảnh hưởng của thiourea lên sự ra hoa xoài cát Hòa Lộc tại huyện Cao Lãnh,
tỉnh ðồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Nông Học. Trường ðại Học Cần Thơ.
Nguyễn Việt Khởi, Nguyễn Bảo Vệ. 2003. Xử lý ra hoa xoài Châu Hạng Võ bằng paclobutrazol và
thiourea. Trong Tạp chí khoa học ðại học Cần Thơ năm 2003. ðại học Cần Thơ.
Trần Văn Hâu và Nguyễn Bảo Vệ. 2003. Ảnh hưởng của Paclobutrazol, Thioure và Nitrate Kali trên sự ra
hoa xoài Châu Hạng Võ. Trong Tạp chí khoa học ðại học Cần Thơ năm 2003. ðại học Cần Thơ.
Trần Văn Hâu, Nguyễn Việt Khởi, Nguyễn Thị Thùy Dung, Phan Thanh Liêm và Nguyễn Bảo Vệ. 2003.
Ảnh hưởng của thời ñiểm phun Thiourê và xử lý Paclobutrazol trên sự ra hoa xoài cát Hòa lộc.
Trong Tạp chí khoa học ðại học Cần Thơ năm 2003. ðại học Cần Thơ.




×