Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

(Tiểu luận FTU) báo cáo PHÂN TÍCH NGÀNH sản XUẤT đồ UỐNG tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.33 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN TỔ CHỨC NGÀNH
ĐỀ TÀI: BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH SẢN XUẤT ĐỒ
UỐNG TẠI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn:
Lớp tín chỉ:

TS. Vũ Thị Phương Mai
KTE408(1-1920).2

Nhóm thực hiện:

Nhóm 10

Nhóm sinh viên thực hiện:

Vũ Thị Thu Phương

1714410191

Khương Thanh Huyền

1714410118

Lê Thị Hoàn

1714410102



Nguyễn Thị Thùy Linh

1714410139

Trịnh Thị Tâm

1714410202

Hà Nội, tháng 9 năm 2019

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................ 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG.......................... 7
1.1. Lý thuyết chung về đo lường tập trung thị trường .......................... 7
1.1.1. Tập trung thị trường (Market Concentration) ............................... 7
1.1.2. Tập trung người mua (Buyer Concentration ) ............................... 7
1.2. Các chỉ số về đo lường tập trung thị trường ...................................... 8
1.2.1. Chỉ số HHI (Hirschman-Herfindahl Index) .................................. 8
1.2.2. Tỷ lệ tập trung hóa (CRm) .................................................................. 9
1.2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ........................................ 9
1.2.4. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) .................................. 10
1.2.5. Tỷ số lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) ..................................... 11

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT ĐỒ
UỐNG TẠI VIỆT NAM ............................................................ 13

2.1. Khái ni ệm và đặc điểm của ngành s ản xuất đồ uống ........................ 13
2.1.1. Khái niệm và yêu cầu đối với ngành sản xuất đồ uống ............... 13
2.1.2. Mã ngành và đặc điểm của từng ngành trong ngành sản xuất đồ
uống…….. ................................................................................................................ 13

2.2. Thực trạng của ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam ..................... 16

CHƯƠNG III: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG .........................18
3.1. Quy mô doanh nghi ệp .............................................................................. 18
3.1.1. Cầu về ngành....................................................................................... 18
3.1.2. Rào cản ra nhập ngành ..................................................................... 18
3.2. Mức độ tập trung của ngành .................................................................. 20
3.2.1. Xử lý s ố liệu và cách tính các chỉ số................................................ 20
3.2.2. Kết quả tính tốn và ý nghĩa ............................................................. 22

CHƯƠNG IV: HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP ............. 30
4.1. Hàng vi định giá......................................................................................... 30
4.2. Hành vi sát nhập và mua bán (M&A) .................................................. 32
4.2.1 M&A là gì?............................................................................................ 32
4.2.2 Hành vi của doanh nghiệp Việt Nam ............................................... 33
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG V: HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ CỦA DOANH
NGHIỆP.................................................................................. 35
5.1. Cách tính các chỉ số ROA, ROE, ROS và ý nghĩa của các chỉ số...35
5.2. Mơ hình kinh tế lượng phân tích những yếu tố tác động đến hiệu
quả hoạt động c ủa doanh nghi ệp.................................................................... 37

5.3. Kết quả ước lượng mơ hình............................................................... 38
5.4. Kiểm định các khuyết tật của mơ hình............................................. 40
5.5. Khắc phục các khuyết tật mơ hình và kết luận................................ 42

CHƯƠNG VI: CƠ HỘI THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP CHO
NGÀNH SẢN XUẤT ĐỒ UỐNG TẠI VIỆT NAM ..45
6.1. Cơ hội của ngành s ản xuất đồ uống tại Việt Nam..........................45
6.2. Thách thức của ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam...................46
6.2.1. Năng lực cạnh tranh c ủa ngành sản xuất đồ uống còn thấp....46
6.2.2. Quy hoạch phát triển ngành còn nhiều bất cập..........................46
6.2.3. Ngành hoạt động chưa thực sự hiệu quả.................................... 47
6.3. Giải pháp giúp phát tri ển ngành s ản xuất đồ uống tại Việt Nam .. 48

6.3.1. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.........................48
6.3.2. Giải pháp về thị trường, xây d ựng và bảo vệ thương hiệ u........49
6.3.3. Các giải pháp cải thiện, quy hoạch phát triển ngành.................50

KẾT LUẬN.............................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 53
PHỤ LỤC................................................................................54

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Giải thích ý nghĩa của ký hiệu các biến trong mẫu dữ liệu...........21
Bảng 2: Chỉ số HHI và CR4.......................................................................... 23
Bảng 3: Chỉ số HHI và CR4 mã ngành 11010............................................. 24

Bảng 4: Chỉ số HHI và CR4 mã ngành 11041............................................. 25
Bảng 5: Chỉ số HHI và CR4 mã ngành 11042............................................. 27
Bảng 6: Chỉ số HHI và CR4 toàn ngành...................................................... 28
Bảng 7: Bả ng kết quả các chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh...............35
Bảng 8: Bả ng kết quả ước lượng mơ hình.................................................. 39
Bảng 9: Bả ng mô tả tương quan giữa các biến........................................... 40
Bảng 10: Bảng kết quả kiểm các khuyết tật................................................. 41
Bảng 11: Bảng kết VIF của các biến trong mơ hình................................... 41
Bảng 12: Bảng kết quả ước lượng mơ hình mới.......................................... 43
Bảng 13: Bảng kết quả tính VIF cho các biến trong mơ hình mới..............43

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Thị phần các doanh nghiệp ngành chưng, tinh cất và pha chế các
loại rượu mạnh............................................................................ 23
Biểu đồ 2: Thị phần các doanh nghiệp ngành sản xuất nước khống, nước tinh
khiết đóng chai............................................................................ 25
Biểu đồ 3: Thị phần các doanh nghiệp ngành s ản xuất đồ uố ng không cồ n. 26
Biểu đồ 4: Thị phần các doanh nghiệp toàn ngành sản xuất đồ uống.............28

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường đồ uống tồn cầu ln duy trì sự phát triển tích cực và có nhiều
tiềm năng chưa được khai thác hiệu quả. Ngành đồ uống ở Việt Nam đã có từ lâu
nhưng phát triển nhanh hơn trong vịng hai thập kỉ gần đây. Có nhiều điều kiện,
ngun nhân giải thích cho hiện tượng này. Nhưng có thể thấy rõ rằng Việt nam là 1
quốc gia khí hậu nóng ẩm cùng với cơ cấu dân số trẻ, với độ tuổi nhóm 15-54 tuổi
chiếm gần 62,2%; trong độ tuổi 15-40 là độ tuổi được đánh giá là có nhu cầu cao với
nước giải khát. Cùng với đó, tốc độ tăng và phát triển của các dịch vụ ăn nhanh đã
kéo theo trường nước giải khát phát triển hơn. Tuy nhiên hiệu quả của các ngành
trong mảng đồ uống lại khác nhau và có sự phân hóa rõ rệt. báo cáo năm 2010 đã
báo cáo khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất đồ
uống đều thua lỗ. Vậy tại sao lại dẫn đến kết quả đó trong khi thị trường đang ngày
càng mở rộng và phát triển hơn?
Nhóm chúng em đã chọn đề tài: “BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH SẢN XUẤT
ĐỒ UỐNG TẠI VIỆT NAM” để nghiên cứu kỹ hơn về các vấn đề trong tổ chức, vận
hành ngành đồ uống tại Việt Nam để có thể rút ra được các tầm nhìn tổng quan, các
chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với ngành tiềm năng này. Nhóm chúng em
kì vọng rằng chi phí sản xuất cũng như nguồn vốn đầu tư sẽ là nhân tố chính ảnh
hưởng lên thị trường đồ uống ở Việt Nam. Dựa trên bản số liệu thống kê của các
doanh nghiệp để có thể tính tốn các chỉ số về đo lường độ tập trung thị trường của
ngành đồ uống Việt Nam, từ đó diễn giải thực tế thị trường của bản thân các doanh
nghiệp tham gia cũng như các nhà hoạch định chính sách cũng như các hạn chế đang
tồn tại trong thị trường ngành đồ uống. Sau cùng nhóm chúng em đưa ra một số đề
xuất, tầm nhìn và lựa chọn chính sách nhằm bình ổn thị trường này để giúp người
tiêu dùng có thể mua được sản phẩm sữa chất lượng với giá cả phù hợp, người bán
có thể có những ưu đãi cũng như lợi ích nhất định. Đồng thời có thể góp phần
khún khích những doanh nghiệp có sự hỗ trợ việc làm cho người dân, làm tăng
thu nhập và tăng chất lượng sản phẩm đồ uống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
Việt Nam đi lên tầm cao mới.

5


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bố cục đề tài được chia thành sáu chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết
Chương II: Tổng quan về ngành sản xuất đồ uống ở Việt Nam
Chương III: Cấu trúc thị trường
Chương IV: Hành vi của doanh nghiệp
Chương V: Hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp
Chương VI: Cơ hội thách thức và giải pháp cho ngành sản xuất đồ uống tại Việt
Nam
Trong q trình làm bài tập nhóm, mặc dù đã rất cố gắng nhưng bài của chúng
em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, chúng em rất mong nhận được những
lời góp ý của cơ để có thể hoàn thiện tốt nhất bài tiểu luận này cũng như rút kinh
nghiệm cho những bài sau.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG
1.1.

Lý thuyết chung về đo lường tập trung thị trường

1.1.1. Tập trung thị trường (Market Concentration)
Tập trung thị trường (Market Concentration): (còn gọi là tập trung ngành

Industry concentration, hay tập trung người bán – seller concentration )
Đo lường vị trí tương đối của các doanh nghiệp lớn trong ngành. Tập trung thị
trường ám chỉ đến mức độ mà sự tập trung sản xuất vào một thị trường đặc biệt hay
là sự tập trung sản xuất của ngành nằm trong tay một vài hãng lớn trong ngành. Một
ngành có mức độ tập trung hóa cao tức là một ngành được chi phối bởi một số ít
hãng.Khi nói trình độ tập trung hố của một ngành tức là nói đến mức độ tập trung
thị trường của ngành đó.
Nói chung, mức độ tập trung thị trường biểu thị sức mạnh thị trường của
những hãng lớn, nghĩa là ngành càng tập trung thì các hãng lớn càng có sức mạnh
thị trường cao và ngược lại.
Khả năng của một cơng ty hay một nhóm cơng ty trong việc tăng và duy trì
giá bán sản phẩm trên mức giá cạnh tranh được gọi là sức mạnh đối với thị trường
(market power). Việc sử dụng sức mạnh đối với thị trường làm giảm sản lượng và
tổn thất phúc lợi xã hội.
Tập trung tổng thể có cả quyền lợi chính trị bên cạnh quyền lợi kinh tế, còn
tập trung thị trường chỉ đơn thuần có quyền lực kinh tế.
1.1.2. Tập trung người mua (Buyer Concentration )
Đo lường tỉ trọng tính theo phần trăm của một sản phẩm nào đó được mua bởi
một số ít người mua.
Hàng hố và dịch vụ của một ngành nào đó càng được mua bởi một số ít người
mua thì mức độ tập trung người mua càng cao. Trong trường hợp cực đoan, người
mua duy nhất cho một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó sẽ dẫn đến tình huống được
gọi là sự độc quyền của người mua.
Tóm lại, đo lường tập trung thị trường là đo lường vị trí tương đối của các
doanh nghiệp lớn trong ngành. Tập trung thị trường chỉ mức độ mà sự tập trung sản
xuất vào một thị trường đặc biệt hay là sự tập trung sản xuất của ngành nằm trong
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



tay một vài hãng lớn trong ngành. Mức độ tập trung thị trường biểu thị sức mạnh thị
trường của những hãng lớn, nghĩa là ngành càng tập trung thì các hãng lớn càng có
sức mạnh thị trường cao và ngược lại.
Trong phần lớn các thị trường, mức độ cạnh tranh nằm giữa 2 mức là cạnh
tranh hoàn hảo (mức độ tập trung thấp nhất) và độc quyền (mức độ tập trung cao
nhất). Phương pháp đo mức độ tập trung cung cấp một cách thức đơn giản để đo
mức độ cạnh tranh của một thị trường.
1.2.

Các chỉ số về đo lường tập trung thị trường

1.2.1. Chỉ số HHI (Hirschman-Herfindahl Index)
Chỉ số Hirschman-Herfindahl Index (HHI) là chỉ tiêu phản ánh mức tập
trung người bán ở một thị trường có tính đến tổng số công ty trên một thị trường và
quy mô tương đối của họ (tức tỷ trọng trong tổng sản lượng cung ứng cho thị
trường).
Chỉ số này đầu tiên được sử dụng bởi Hirschman và sau này là Herfindahl, tính
đến tất cả các điểm của đường cong tập trung, bằng cách tổng bình phương thị phần
của tất cả các doanh nghiệp trong ngành:
 Cơng thức:

= ∑(

)

=

=∑


=

Trong đó:
 Wi: Các mức thị phần, tỉ lệ về sản lượng sản xuất hay sản lượng bán hoặc là
chỉ số khác đo lường hoạt động kinh doanh như doanh thu, công suất… mà
mỗi doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thị trường
 n: Tổng số doanh nghiệp tham gia thị trường.
 Quy ước:
-

HHI < 1000: Thị trường khơng mang tính tập trung

-

1000 ≤ HHI ≤ 1800: Thị trường tập trung ở mức độ vừa phải

-

HHI > 1800: Thị trường tập trung ở mức độ cao

Khi HHI càng lớn thì mức độ tập trung càng cao và ngược lại, HHI nhỏ thể
hiện khơng có một doanh nghiệp nào có quyền lực nổi trội hơn trên thị trường.
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.2.2. Tỷ lệ tập trung hóa (CRm)
Tỷ lệ tập trung hóa (concentration ratio) là chỉ tiêu thống kê phản ánh tỷ
trọng trong tổng sản lượng của một vài công ty lớn trong một ngành. Nó phản ánh

mức độ tập trung hóa người bán trên thị trường và vì vậy có thể dùng làm biến đại
diện cho cơ cấu thị trường.
Đây là chỉ số được sử dụng nhiều khi đo lường tập trung hóa của ngành, được
xác định bằng tỉ lệ sản lượng của m doanh nghiệp lớn trong ngành với m là một số
tùy ý. Đôi khi tỉ lệ tập trung cịn đo lường bằng doanh thu, số nhân cơng…Xu
hướng hiện nay người ta thường đo lường bằng doanh thu của các doanh nghiệp có
quy mơ lớn.
 Cơng thức:

=∑



CRm =

=

=

 Trong đó:
CRm: tỷ lệ tập trung
Wi : thị phần của doanh nghiệp thứ i.
Khi m khác nhau thì các kết luận về mức độ tập trung của thị trường cũng khác
nhau.
Đa số các nước chọn thống nhất m=4.
Một sự chuyển dịch doanh số hay sự sáp nhập có thể tạo ra những thay đổi về
tỉ lệ tập trung, nhưng CR có thể khơng chịu sự tác động nếu sự sáp nhập hay dịch
chuyển doanh số không làm thay đổi 4 doanh nghiệp lớn hàng đầu. Lý do của điều
này là chỉ số CR chỉ tính đến 4 doanh nghiệp lớn hàng đầu mà khơng tính đến tất cả
các doanh nghiệp trong ngành.

1.2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) : (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu,
Suất sinh lời của doanh thu, Hệ số lãi rịng) là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi
tình hình sinh lợi của cơng ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận rịng
dành cho cổ đơng và doanh thu của cơng ty. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong
một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy lợi nhuận rịng hoặc lợi nhuận

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ. Đơn vị tính là %. Cả lợi nhuận rịng
lẫn doanh thu đều có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.
 Công thức:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu= 100% x Lợi nhuận ròng (hoặc lợi
nhuận sau thuế)/ Doanh thu
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số
này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là
lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên,
tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi
tình hình sinh lợi của cơng ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình
qn của tồn ngành mà cơng ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay
tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài
chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vịng quay tài sản.
1.2.4. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA): (Chỉ tiêu hồn vốn tổng tài sản, Hệ số
quay vịng của tài sản, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) là một tỷ số tài chính dùng
để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này
được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh

nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho
bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận
ròng hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị
tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán. Chính vì lấy từ bảng cân đối kế tốn, nên
cần tính giá trị bình qn tài sản doanh nghiệp.
 Cơng thức:
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản = 100% × Lợi nhuận rịng (hoặc lợi nhuận sau
th́) / Bình qn tổng giá trị tài sản
Vì lợi nhuận rịng chia cho doanh thu bằng tỷ suất lợi nhuận biên, còn doanh
thu chia cho giá trị bình quân tổng tài sản bằng hệ số quay vòng của tổng tài sản,
nên còn cách tính tỷ số lợi nhuận trên tài sản nữa:
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = Tỷ suất lợi nhuận biên × Số vịng quay tổng tài sản
10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add





Tỷ số này lớn hơn 0 thì doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho
thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả.
Nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được
đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp.



Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của
doanh nghiệp.




Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và
ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ
sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình qn tồn ngành
hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.
1.2.5. Tỷ số lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE)

Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) phản ánh mức thu nhập rịng trên
vốn cổ phần của cổ đơng (hay trên giá trị tài sản rịng hữu hình).
Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận rịng theo niên độ kế toán sau
khi đã trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi nhưng trước khi trả cổ tức cho cổ phần thường,
chia cho toàn bộvốn chủ sở hữu (hay vốn cổ phần) vào lúc đầu niên độ kế toán. Chỉ
số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được
tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so
sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định
mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng
hiệu quả đồng vốn của cổ đơng, có nghĩa là cơng ty đã cân đối một cách hài hịa
giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá
trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu
càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
 Cơng thức 1:
ROE = 100% × Lợi nhuận rịng / Vốn cổ phần
Khi tính tốn được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ
thể như sau:
ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu cơng ty có khoản vay
ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đơng, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để
trả lãi vay ngân hàng.
11


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì chúng ta phải đánh giá xem công ty đã vay
ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá
cơng ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay khơng.
Vì lợi nhuận rịng chia cho doanh thu thuần thì bằng tỷ suất lợi nhuận biên, vì
doanh thu thuần chia cho giá trị bình qn tổng tài sản thì bằng số vịng quay tổng
tài sản, và vì bình quân tổng tài sản chia cho bình qn vốn cổ phần phổ thơng thì
bằng hệ số địn bẩy tài chính, nên cịn có cơng thức tính thứ 2 như sau:
 Cơng thức 2:
ROE = Tỷ suất lợi nhuận biên × Số vịng quay tổng tài sản × Hệ số địn
bẩy tài chính
Mặt khác, vì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bằng tỷ suất lợi nhuận biên
nhân với số vòng quay tổng tài sản, nên:
ROE = ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở
hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang
giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT ĐỒ
UỐNG TẠI VIỆT NAM
2.1. Khái niệm và đặc điểm của ngành sản xuất đồ uống
2.1.1. Khái niệm và yêu cầu đối với ngành sản xuất đồ uống
Ngành sản xuất đồ uống là một ngành công nghiệp chế biến, từ những nguyên

liệu đầu vào như nước, hoa quả, đại mạch… để sản xuất ra các sản phẩm bia, rượu
và nước giải khát để phục vụ cho nhu cầu về đồ uống của con người. Sản phẩm của
ngành là thực phẩm, do đó chất lượng của nó tác động trực tiếp lên sức khảo của
người tiêu dùng. Vì vậy, đảm bảo ccs tiêu chuẩn về chất lượng VSATTP là yêu cầu
hàng đầu đối với ngành này.
Tiêu chuẩn VSATTP đặt ra cho ngành này được chia thành 2 nhóm chính:
 u cầu vệ sinh an tồn về chỉ tiêu ly hố: Đưa ra giới hạn an tồn về các
chất hóa học, các chỉ tiêu lý tính được phép có trong sản phẩm.
 u cầu vệ sinh an toàn về chỉ tiêu vi sinh: Quy định các giới hạn về vi sinh
vật được phép có trong sản phẩm
Ở Việt Nam yêu cầu về VSATTP đối với các sản phẩm đồ uống đã được quy
định trong pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm và một số tiêu chuẩn cụ thể đối với
từng sản phẩm. Để đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP cần đảm bảo các điều kiện từ khâu
sản xuất đến phân phối, tiêu dùng. Do đây đều là những thực phẩm chế biến có thời
hạn sử dụng không dài. Các sản phẩm bia hơi, bia tươi chỉ sử dụng trong vòng 1 đến
2 tuần, bia lon, bia chai, nước hoa quả, nước uống bổ dưỡng thường có thời hạn sử
dụng 6 tháng, nước khống, nước tinh khiết, nước ọc thì 1 năm. Từ các đặc tính này
của sản phẩm mà việc sản xuất bia rượu, nước giải khát đặc biệt chú trọng gắn kết
với hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
2.1.2. Mã ngành và đặc điểm của từng ngành trong ngành sản xuất đồ uống
Ngành này gồm: Sản xuất đồ uống như đồ uống khơng cồn và nước khống,
sản xuất đồ uống có cồn chủ yếu thông qua lên men, bia và rượu, sản xuất đồ uống
có cồn qua chưng cất.
-

Loại trừ:
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



 Sản xuất nước rau, quả được phân vào nhóm 1030 (Chế biến và bảo quản rau
quả);
 Sản xuất đồ uống có sữa được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các
sản phẩm từ sữa);
 Sản xuất cà phê, chè được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác
chưa được phân vào đâu)
1101 - 11010: Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh
Nhóm này gồm:
- Sản xuất đồ uống có cồn được chưng cất hoặc pha chế các loại rượu mạnh:
rượu whisky, rượu gin, rượu mùi, đồ uống hỗn hợp...
- Pha chế các loại rượu mạnh đã chưng cất;
- Sản xuất rượu mạnh trung tính.
-

Loại trừ:
 Sản xuất rượu êtilíc làm biến tính được phân vào nhóm 20110 (Sản xuất hố

chất cơ bản);
 Sản xuất đồ uống có cồn chưa qua chưng cất được phân vào nhóm 11020
(Sản xuất rượu vang) và nhóm 11030 (Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia);
 Đóng chai, dán nhãn rượu được phân vào nhóm 463 (Bán bn gạo, thực
phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào), nếu công việc này là một phần của
việc bán buôn và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói) nếu được tiến hành trên cơ sở
thuê hoặc hợp đồng.
1102 - 11020: Sản xuất rượu vang
Nhóm này gồm:
- Sản xuất rượu vang;
- Sản xuất rượu sủi tăm;
- Sản xuất rượu từ chiết xuất của nho;

- Sản xuất đồ uống có cồn lên men nhưng không qua chưng cất rượu sake,
rượu táo, rượu lê, rượu mật ong, rượu hoa quả khác và đồ uống hỗn hợp chứa cồn;
- Sản xuất rượu vec mut và đồ uống tương tự.
Nhóm này cũng gồm:
- Pha chế các loại rượu vang;
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Sản xuất rượu khơng cồn và có độ cồn thấp.
-

Loại trừ:
 Sản xuất giấm được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa

được phân vào đâu);
 Đóng chai và dán nhãn được phân vào nhóm 463 (Bán buôn gạo, thực phẩm,
đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào) nếu công việc này là một phần của việc
bán bn, và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói) nếu được tiến hành trên cơ sở thuê
hoặc hợp đồng.
1103 - 11030: Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia
Nhóm này gồm:
- Sản xuất rượu từ mạch nha như bia, bia đen.
- Sản xuất mạch nha ủ men bia.
- Sản xuất bia khơng cồn hoặc có độ cồn thấp.
1104: Sản xuất đồ uống khơng cồn, nước khống
11041: Sản xuất nước khống, nước tinh khiết đóng chai
Nhóm này gồm: Sản xuất nước khống thiên nhiên và nước đóng chai khác.
11042: Sản xuất đồ uống khơng cồn

Nhóm này gồm:
- Sản xuất đồ uống không cồn trừ bia và rượu không cồn;
- Sản xuất nước ngọt;
- Sản xuất bột hoặc nước ngọt không cồn: nước chanh, nước cam, côla, nước
hoa quả, nước bổ dưỡng...
-

Loại trừ:
 Sản xuất nước chiết từ rau quả được phân vào nhóm 1030 (Chế biến và bảo

quản rau quả);
 Sản xuất đồ uống từ sữa được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các
sản phẩm từ sữa);
 Sản xuất cà phê, chè và các sản phẩm pha kèm được phân vào nhóm 10790
(Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);
 Sản xuất rượu không cồn được phân vào nhóm 11020 (Sản xuất rượu vang);
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


 Sản xuất bia khơng cồn được phân vào nhóm 11030 (Sản xuất bia và mạch
nha ủ men bia);
 Đóng chai và dán nhãn được phân vào nhóm 463 (Bán buôn gạo, thực phẩm,
đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào), nếu công việc này là một phần của việc
bán bn, và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói), nếu được tiến hành trên cơ sở thuê
hoặc hợp đồng.
2.2. Thực trạng của ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam
Dựa trên tình hình sản xuất kinh doanh ngành đồ uống thời gian qua. Chỉ tính
8 tháng đầu năm 2017, ngành đồ uống Việt Nam đã có mức tăng trưởng khá tốt,

trong đó ngành bia tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2016; ngành rượu thì gặp nhiều
khó khăn hơn do sức ép từ rượu người dân tự nấu cũng như khó khăn về mặt chính
sách và dư luận, tuy nhiên lượng sản xuất công nghiệp cũng ước đạt 70 triệu lít, đạt
mức tăng trưởng 20,5%.Tuy nhiên, nếu thấy con số tổng sản lượng sản xuất rượu
thực sản xuất và tiêu thụ của cả nước ước đạt 342 triệu lít, bao gồm cả rượu người
dân tự nấu, thì sẽ thấy mảng sản xuất rượu đang có nhiều vấn đề và khả năng thất
thu thuế của nhà nước rất lớn.Theo số liệu thống kê năm 2017 đã cho thấy ngành
nước giải khát lại có mức tăng trưởng khá khả quan, tăng trưởng tương đồng với
ngành bia. Điều này là do thị trường tại Việt Nam rất tiềm năng, người tiêu dùng
Việt Nam hiện nay đặc biệt quan tâm đến sức khỏe, nhất là những gia đình có thu
nhập từ trung bình trở lên sẵn lòng chi trả cho các loại thức uống khơng cồn như: trà
đóng chai, nước hoa quả ngun chất hay các thức uống ít năng lượng và ít đường
khác… để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình. Trên thị trường hiện nay đã xuất
hiện thêm nhiều sản phẩm nước ép trái cây, nước tăng lực, nước giải khát có tác
dụng giải độc…Theo khảo sát, mức tiêu thụ thức uống của người Việt Nam năm
2016 đạt đến 82 tỷ lít nhưng theo dự kiến sẽ tăng lên 109 tỷ lít vào năm 2020, tương
đương mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 6%. Trong đó, nhóm đồ uống có
cồn, mặt hàng bia, vẫn giữ ưu thế là thức uống phổ biến. Đối với thức uống không
cồn, doanh số nước giải khát được bán ra thị trường gấp đôi doanh số nước có gas
và xu hướng này sẽ tiếp tuc giữ ngun trong thời gian tới.
Bên cạnh đó thì trong ngành cũng diễn ra tình trạng cạnh tranh như sau:
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hiệp hội Bia – Rượu – NGK Việt Nam hiện nay có 120 hội viên, trong đó có
nhiều hội viên là các doanh nghiệp FDI, có vị trí lớn trong ngành Đồ uống như:
Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam, Công ty TNHH Liên doanh SABMILLER
VN, Công ty TNHH DIAGEO Việt Nam, Công ty CP Phân phối Moet - Hennessy

Việt Nam… từ lâu đã song hành phát triển cùng các doanh nghiệp trong nước, đóng
góp cho ngân sách Nhà nước. Với tiêu chí Hợp tác – Bình đẳng – Cùng phát triển,
Hiệp hội đã nỗ lực tạo sự kết nối về chính sách, thị trường, KHCN giữa các doanh
nghiệp với nhau, với cơ quan quản lý Nhà nước và người tiêu dùng. Sự góp mặt của
các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo cho thị trường đồ uống trong nước thêm sôi
động. Tuy nhiên, “nhập gia tùy tục”, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải tuân thủ
đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam, cũng như khi tham gia Hiệp hội thì tuân
thủ các quy chế chung của ngành. Thời gian qua, Hiệp hội đã soạn thảo và đang
triển khai 2 quy chế Marketing của ngành Bia và Rượu, trong đó quy định về việc
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Trong ngành Bia, các thương hiệu như Bia Hà
Nội, Bia Sài Gòn, Heineken, Tiger, Carlsberg; trong ngành Rượu là Rượu Hà Nội,
Bình Tây, Johnnie Walker, Chivas, Hennessy… đều có thị phần và đối tượng khách
hàng của riêng mình. Giữa họ ln có sự cạnh tranh, nhưng là sự cạnh tranh lành
mạnh. Họ đã cùng nhau tạo nên động lực phát triển cho ngành, tham gia đầy đủ
trách nhiệm nộp thuế cho Nhà nước. Tuy nhiên, sự cạnh tranh với bia nhập khẩu,
với các nhãn hiệu rượu nhái, rượu kém chất lượng đang có xu hướng gia tăng và
chưa có giải pháp xử lý hữu hiệu. Trong ngành sản xuất NGK có đơi chút khác biệt.
Trước sự cạnh tranh của các “đại gia” nước ngồi, hiện nay chỉ có một số ít doanh
nghiệp trong nước cịn tồn tại, trong đó lớn nhất là Tập đoàn Tân Hiệp Phát với các
sản phẩm như trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh, nước tăng lực Number
One Vitamin. Bên cạnh hai thương hiệu lớn nhất ngành NGK thế giới Cocacola và
Pepsi, với các sản phẩm nước giải khát có ga, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong nước là rất lớn.

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG III: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG

3.1. Quy mô doanh nghi ệp
3.1.1. Cầu về ngành
Với tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường thức uống được
dự báo là 6% đến năm 2020, ngành công nghiệp đồ uống tại Việt Nam
là một trong những ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng cao nhất.
Tiêu thụ nước giải khát ước tính đạt 81,6 tỷ lít vào năm 2016 với triển
vọng đạt 109 tỷ lít vào năm 2020. (Babuki, 2019)
Trên thị trường đồ uống, đồ uống có cồn (gồm bia, rượu vang,
rượu mạnh) là ngành hàng lớn nhất, chiếm tới hơn 70% tổng giá trị bán
lẻ đồ uống. Mặc dù nhận được mức tăng trưởng kép hàng năm khiêm
tốn (CAGR: Compound Annual Growth Rate) là 3,5% cho đến năm
2020, ngành bia ở Việt Nam được coi là có cơ hội lớn để đầu tư vì mức
tiêu thụ của đất nước nằm trong top 10 của khu vực châu Á và có mức
tiêu thụ bình quân đầu người thuận lợi ở mức 42 lít vào năm 2020. Các
ngành rượu và rượu mạnh và đồ uống khơng cồn cũng được dự báo có
tỷ lệ 8% – và 6,1% - CAGR. Theo dự báo của BMI, tốc độ tăng trưởng
thực tế về sản lượng tiêu thụ bia sẽ vượt mức 24,9% vào năm 2020.
3.1.2. Rào cản ra nhập ngành
 Rào cản về kỹ thuật
-

Công đoạn quản trị chất lượng nguyên liệu đầu vào và đầu ra là hết sức
quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng người tiêu dùng.

-

Trong khi sản xuất, việc pha chế các nguyên liệu đầu vào cũng phức tạp
vì các tỉ lệ của nguyên liệu quyết định đến hương vị, đặc trưng riêng
của đồ uống.


-

Khi đồ uống đã được sản xuất xong, các doanh nghiệp phải lựa chọn vỏ,
bao bì đạt tiêu chuẩn để có thể dễ dàng vận chuyển, bảo quản an toàn
một cách tốt nhất.
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


 Rào cản về vốn
Một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó là
một khoản đầu tư khơng nhỏ, chưa tính đến các chi phí xây dựng nhà máy, chi phí
nhân cơng, chi phí nguyên liệu. Khi các doanh nghiệp lớn gần như thâu tóm tồn bộ
thị trường thì khi một doanh nghiệp mới tham gia sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp
cận nguồn nguyên liệu đủ lớn và ổn định. Nếu chấp nhận nhập khẩu nguồn nguyên
liệu, nguồn vốn sẽ đội lên rất lớn. Chưa kể đến các chi phí bán hàng, tiếp thị quảng
cáo sản phẩm….
 Tính kinh tế theo quy mơ
Các doanh nghiệp đồ uống lớn đạt tính kinh tế theo quy mơ do, với mức chi
phí cố định ban đầu bỏ ra thì càng những đơn vị đồ uống về sau, chi phí sẽ được
giảm bớt. Điều đó làm giá thành sản phẩm của họ có tính cạnh tranh trên thị trường.
Nếu những doanh nghiệp mới tham gia không giảm thiểu chi phí thì rất dễ bị phá
sản, rút khỏi thị trường.
 Rào cản liên quan đến kênh phân phối
Muốn hàng hóa đến tay người tiêu dùng buộc phải thông qua các kênh phân
phối. Hiện tại các kênh phân phối lớn và chủ yếu là các siêu thị lớn như Big C, Coop
Mart, VinMart…, các cửa hàng tiện ích, các đại lý lớn và nhỏ, các cửa hàng bán lẻ
bình dân. Hầu hết các kênh phân phối lớn đều có sự liên kết và phong tỏa của các
doanh nghiệp đồ uống lớn như Heineken, Sabeco, Suntory Pepsico, Coca Cola,

Lavie, Vinacafe, Red Bull…Ngoài lý do về sự thỏa thuận chặt chẽ trong phân phối
các sản phẩm đồ uống giữa nhà phân phối với các cơng ty đồ uống lớn thì một cản
trở khiến các doanh nghiệp nhỏ hơn chỉ có thể phân phối thơng qua các kênh nhỏ lẻ,
đó là muốn tiến vào kệ hàng của các siêu thị, đại lý lớn buộc doanh nghiệp phải
chấp nhận lép vế, chịu bán hạ giá sản phẩm của mình hoặc chịu trách nhiệm về
doanh số bán hàng….khiến lợi nhuận bị giảm đáng kể.
 Rào cản thói quen người tiêu dùng
Người tiêu dùng khơng sẵn sàng chuyển đổi thói quen sử dụng sản phẩm của
mình đối với các mặt hàng mới tham gia vào thị trường, chưa có uy tín và sự kiểm
định về chất lượng. Sự trung thành đối với các sản phẩm trước đó đã tồn tại trên thị

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trường là một trong những rào cản lớn nhất khiến doanh nghiệp e ngại trong giai
đoạn đầu thâm nhập vào thị trường bán hàng.
 Thuế quan
Đây là một trong những rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp đã, đang và
sắp gia nhập ngành sản xuất đồ uống. Thuế quan tăng sẽ làm lợi nhuận ròng của
doanh nghiệp giảm di nếu vẫn muốn giữ nguyên giá sản phẩm. Hiệp hội Bia - rượu nước giải khát VN (VBA) cho biết nếu dự luật được thông qua, các doanh nghiệp
sản xuất nước giải khát sẽ phải chịu nhiều loại thuế với mức tăng và bổ sung. Cụ thể
là: thuế VAT tăng từ 10% lên 12%; thuế tiêu thụ đặc biệt đối với doanh nghiệp sản
xuất nước ngọt là 10%; mức thuế suất VAT áp dụng cho đường tăng từ 5% lên 6%,
dẫn tới giá bán các sản phẩm nước giải khát trên thị trường sẽ tăng khoảng 12%.
Điều này sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp sản xuất đồ uống khơng cồn (giải khát)
nói chung.
3.2. Mức độ tập trung của ngành
3.2.1. Xử lý số liệu và cách tính các chỉ số

- Xử lý số liệu
Trước khi thực hiện tính tốn các chỉ số đo lường mức độ tập trung và các chỉ
số đo lường hiệu quả kinh doanh trong ngành sản xuất đồ uống năm 2010, nhóm tác
giả cần xử lý mẫu số liệu để phù hợp cho nghiên cứu. Quy trình xử lý số liệu được
thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Mở bộ số liệu doanh nghiệp là “data2010” trong Stata
Bước 2: Tại ô lệnh command sử dụng lệnh keep để giữ các biến cần thiết cho
nghiên cứu:
“keep madn ma_thue tennganhkd nganh_kd ld13 tn1 kqkd1 kqkd4
kqkd7 kqkd9 kqkd12 kqkd14 kqkd19 ts12 ts232”

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ý nghĩa của các biến như sau:
Ký hiệu

Ý nghĩa

madn

Mã doanh nghiệp

ma_thue

Mã số thuế

tennganhkd


Tên ngành kinh doanh

nganh_kd

Mã ngành kinh doanh

ld13

Tổng số lao động cuối năm

tn1

Thu nhập của người lao động

kqkd1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

kqkd4

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ

kqkd7

Giá vốn hàng bán

kqkd9

Doanh thu hoạt động tài chính


kqkd12

Chi phí quản lý kinh doanh

kqkd14

Thu nhập khác

kqkd19

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

ts12

Tổng tài sản cuối năm

ts232

Vốn chủ sở hữu cuối năm
Bảng 1: Giải thích ý nghĩa của ký hiệu các biến trong mẫu dữ liệu
(Nguồn: Dữ liệu được nhóm tác giả tổng hợp từ Stata và bảng hỏi điều tra doanh nghiệp năm 2010)

Bước 3: Sử dụng lệnh keep if để giữ lại các nhóm ngành thuộc ngành sản xuất
đồ uống. Tại ơ command gõ: keep if nganh_kd==11010| nganh_kd==11020|
nganh_kd==11030| nganh_kd==11041| nganh_kd==11042
Sau khi thực hiện lệnh trên thì ta có kết quả các nhóm ngành thuộc ngành sản
xuất đồ uống, đó là:
11010: Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh
11041: Sản xuất nước khống, nước tinh khiết đóng chai

11042: Sản xuất đồ uống không cồn
Bước 4: Tạo 1 file excel gồm 4 sheet là: “Toàn ngành -110”; “11010”;
“11041”; “11042”
21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bước 5: Từ bảng dữ liệu thu được ở Stata, copy bảng dữ liệu vào sheet “Toàn
ngành – 110” vừa tạo ở bước 4.
Bước 6: Tại trường nganh_kd, sử dụng chức năng Filter trên thanh công cụ
lần lượt lọc ra các mã ngành 11010; 11041; 11042. Bảng giá trị thu được từ mỗi lần
lọc được copy tương ứng vào các sheet có cùng tên
- Cách tính chỉ số CR4 và HHI
Sau khi số liệu đã được xử lý trong Stata và copy đến excel, chỉ số CR4 và
HHI được tính trong excel theo các bước sau: (các bước thực hiện ở mỗi sheet là
như nhau)
Bước 1: Tạo thêm cột doanh thu (kqkd) bằng tổng của doanh thu bán hàng
(kqkd1), doanh thu tài chính (kqkd9) và thu nhập khác (kqkd14)
kqkd = kqkd1 + kqkd9 + kqkd14
Bước 2:Dùng lệnh SUM để tính tổng giá trị của cột “doanh thu” (tkqkd)
Bước 3:Tạo thêm cột thị phần doanh nghiệp (Wi), tính Wi theo cơng thức:
Wi = doanh thu / tổng doanh thu = kqkd / tkqkd
Bước 4: Tại cột Wi, dùng công cụ Sort & Filter\ Sort Smallest to Largest
trên thanh công cụ để sắp xếp thị phần doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, từ đó chọn
được 4 doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trong ngành để tính chỉ số CR4
Bước 5: Tính chỉ số CR4 và HHI theo công thức đã nêu ra ở phần cơ sở lý
thút
3.2.2. Kết quả tính tốn và ý nghĩa
Nhằm mục đích có cái nhìn tổng quan tồn ngành sản xuất đồ uống, nhóm tác

giả thực hiện tính tốn các chỉ số HHI và CR 4 cho toàn ngành sản xuất đồ uống
(110) và mã ngành nhỏ hơn 11010; 11041; 11042. Sau khi thực hiện các bước đã
nêu, ta được bảng sau đây:

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Mã ngành

HHI

CR4

Số cơng ty

11010

8659.73

0.982176

7

11041

2620.86

0.862114


23

11042

3483.24

0.963442

11

Tồn ngành (110) 1864.01

0.754196

41

Bảng 2: Chỉ số HHI và CR4

Sau đây nhóm tác giả sẽ tập trung phân tích mức độ tập chung dựa vào chỉ số
HHI và CR4 của ba ngành 11010, 11041, 11042. Từ đó có một cái nhìn tồn diện về
tồn ngành sản xuất đồ uống.
a. Mã ngành 11010 – ngành chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh

Thị phần các doanh nghiệp ngành chưng, tinh
cất và pha chế các loại rượu mạnh
1.78%
1.14%

1.68%

2.30%

93.10%

doanh nghiệp đầu ngành
doanh nghiệp thứ hai
doanh nghiệp thứ ba
doanh nghiệp thứ 4
các doanh nghiệp khác

Biểu đồ 1: Thị phần các doanh nghiệp ngành chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Mã ngành

HHI

CR4

Số công ty

11010

8659.73

0.982176


7

Bảng 3: Chỉ số HHI và CR4 mã ngành 11010

Năm 2010, chỉ số HHI của ngành chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu
mạnh là 8659.73 lớn hơn 8,5 lần con số 1000, cho thấy mức độ tập trung rất cao
(gần bằng 1000), có mức độ phân tán ít, có xu hướng độc quyền. Chỉ số CR 4 của
ngành đạt 0.982176 xấp xỉ 1, cho thấy 4 công ty đứng đầu ngành gần như chiếm
chọn thị trường. Chỉ số HHI và CR4 gần như đạt giá trị tuyệt đối đã chỉ ra rằng, mặc
dù 4 công ty đầu ngành chiếm tới 98.2% thị phần, tuy nhiên mức độ phân tán giữa 4
cơng ty là có sự khác biệt lớn cụ thể: công ty đầu ngành hầu như độc quyền trên thị
trường so với 3 công ty cịn lại.
Thị trường là độc quyền 1 cơng ty cũng được chứng minh qua Biểu đồ 1, công
ty đầu ngành sở hữu tới 93.1% thị trường, các doanh nghiệp đứng sau còn khá hạn
chế chỉ chiếm từ 1% đến 2% thị trường. Theo tìm hiểu nhóm tác giả được biết, công
ty cổ phần thương mại Phú Lễ Việt Nam là doanh nghiệp độc quyền trong lĩnh vực
này.
Nguyên nhân dẫn đến mức độ tập trung lớn ở ngành này đó là số lượng cơng
ty ít (chỉ có 7 doanh nghiệp). Điều này cũng có thể hiểu được vì tại Việt Nam, nghề
chưng cất rượu có truyền thống làm theo hình thức hộ gia đình nhỏ lẻ, ít được doanh
nghiệp hóa. Một nguyên nhân khác đó là rào cản về khoa học công nghệ, để thành
lập các doanh nghiệp chưng cất, tinh chế các loại rượu mạnh, cá nhân tổ chức phải
có một nguồn vốn nhất định để đầu tư dây chuyền sản suất, hiện đại cho năng suất
lớn. Công thức chưng cất tinh chế rượu cũng là một yếu tố cần thiết, để doanh
nghiệp có thể tìm ra những loại rượu mới có thể thay thế các loại rượu truyền thống.

24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×