Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

(Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với ngành sản xuất đồng hồ tại thụy sỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN TỒN CẦU HĨA KINH TẾ
ẢNH HƯỞNG CỦA TỒN CẦU HĨA ĐỐI VỚI NGÀNH
SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ TẠI THỤY SỸ

Nhóm: 07
Lớp: KTE326(1-1718).2_LT
Khóa: 53
Giáo viên hướng dẫn: ThS Lê Kiều Phương

Hà Nội, tháng 9 năm 2017

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT

Họ và tên

MSV

1

Nguyễn Thu Hương

1414410105


2

Lê Thùy Trang

1411410234

3

Lưu Thị Hoa

1414410094

4

Nguyễn Thị Cẩm Tú

1414410253

5

Nguyễn Thị Hải

1411410072

6

Đinh Nữ Quỳnh Như

1414410177


7

Nguyễn Thị Hà An

1411410002

8

Nguyễn Minh Châu

1410410035

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC

MỤC LỤC ....................................................................................................................... 2
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ NGÀNH SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ TẠI THỤY SỸ .............. 7
CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG CỦA TỒN CẦU HĨA ĐỐI VỚI NGÀNH SẢN
XUẤT ĐỒNG HỒ CỦA THỤY SỸ .............................................................................. 9
2.1 Ảnh hưởng của tồn cầu hóa lần thứ nhất (từ 1492 đến 1800) ............................ 10
2.1.1 Làn sóng nhập cư vào Thụy Sỹ ..................................................................... 10
2.1.2. Nhu cầu hàng hải làm tăng nhu cầu sử dụng đồng hồ ................................. 12
2.2 Ảnh hưởng của tồn cầu hóa lần thứ hai (từ 1800 đến 1914) .............................. 13
2.2.1. Công nghệ sản xuất đồng hồ của Mỹ đã vượt Thụy Sỹ ............................... 13
2.2.2. Thụy Sỹ đã vượt Mỹ như thế nào? ............................................................... 14

2.3 Ảnh hưởng của tồn cầu hố lần thứ ba (từ năm 1980 đến nay) ......................... 16
2.3.1 Công nghệ thạch anh và mối nguy cơ tiềm tàng đối với ngành sản xuất đồng
hồ Thuỵ Sĩ .............................................................................................................. 16
2.3.2 Ngành đồng hồ Thuỵ Sĩ trên bờ vực sụp đổ ................................................. 18
2.3.3 Sự phục hồi của ngành sản xuất đồng hồ tại Thuỵ Sĩ ................................... 19
2.3.4 Những thị trường mới mở ra: các nền kinh tế mới nổi ................................. 23
CHƯƠNG 3 BÀI HỌC TỪ NGÀNH SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ THỤY SỸ ............. 24
3.1 Tận dụng lợi thế vị trí địa lý ................................................................................. 24
3.2 Thu hút nhân tài từ mọi nơi trên thế giới ............................................................. 25

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.3 Các chiến lược sáng tạo, đột phá và phù hợp với từng thời điểm ........................ 27
3.3.1 Chiến lược tận dụng nguồn lao động giá rẻ .................................................. 27
3.3.2 Chiến lược đầu tư vào công nghệ và các ý tưởng mới .................................. 27
3.3.3 Chiến lược tập trung vào phân khúc cao cấp: tôn vinh những chiếc đồng hồ
cực sang trọng, với thiết kế tinh xảo theo phong cách truyền thống ..................... 28
LỜI KẾT ....................................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 30

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế có vai trị rất quan trọng với một quốc gia. Đóng góp cho sự phát

triển của mỗi nền kinh tế là bộ máy vận hành của các doanh nghiệp, không chỉ tạo ra
công ăn việc làm cho nguồn nhân lực tại mỗi quốc gia, mà cịn đóng góp cho vị thế của
quốc gia đó trong mỗi lĩnh vực. Thụy Sỹ đã và đang là một cường quốc với nền kinh tế
luôn dẫn đầu trên thế giới, mức sống cao, thu nhập ổn định và thịnh vượng. Để đạt
được thành tựu đó, khơng thể khơng nhắc đến những ngành công nghiệp then chốt đã
ghi dấu ấn của Thụy Sỹ trên toàn thế giới, và một trong số đó chính là ngành sản xuất
đồng hồ. Đứng trước bối cảnh khơng chỉ Thụy Sỹ, mà cịn rất nhiều quốc gia khác có
trình độ tay nghề cao, cơng nghệ kỹ thuật hiện đại như Mỹ, Nhật Bản, nhưng không vì
thế mà ngành sản xuất đồng hồ tại đây bị bão hịa, mà thay vào đó lại ngày càng phát
triển với những dấu ấn riêng của mình. Và thơng qua bài tiểu luận này, cùng những
kiến thức đã được trang bị trên lớp, nhóm chúng em muốn tìm hiểu liệu những tác
động tồn cầu hóa nào đã ảnh hưởng đến ngành sản xuất đồng hồ tại Thụy Sỹ và giải
pháp của quốc gia này. Vì vậy nhóm chúng em xin chọn đề tài “Ảnh hưởng của tồn
cầu hóa đối với ngành sản xuất đồng hồ tại Thụy Sỹ”.
“Lịch sử sản xuất đồng hồ tại Thụy Sỹ như thế nào?”, “Toàn cầu hóa có tác động
gì tới ngành này”, “Làm thế nào để ngành sản xuất đồng hồ có thể tiếp tục phát triển
vững mạnh?”. Đây đều là những câu hỏi mà nhiều chuyên gia đầu ngành đã đặt ra, đi
tìm câu trả lời và cũng có rất nhiều đáp án. Vì vậy, với đề tài này mà nhóm chúng em
lựa chọn nghiên cứu dưới đây, tiểu luận sẽ lấy những thơng tin về q trình phát triển
của ngành, để chứng minh làn sóng tồn cầu hóa có ảnh hưởng to lớn và giúp Thụy Sỹ
ghi dấu ấn trong lĩnh vực này như thế nào.
Với đề tài “Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với ngành sản xuất đồng hồ tại Thụy
Sỹ”, nội dung bài tiểu luận có cấu trúc bao gồm 3 phần:
Phần 1: Lịch sử ngành sản xuất đồng hồ tại Thụy Sỹ
Phần 2: Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với ngành sản xuất đồng hồ tại Thụy Sỹ

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Phần 3: Bài học từ ngành sản xuất đồng hồ tại Thụy Sỹ
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành, nhóm chúng em đã cố gắng tham
khảo, tìm tịi tài liệu và vận dụng những kiến thức đã tích lũy để thực hiện đề tài một
cách tốt nhất. Bên cạnh đó, nhóm chúng em cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình từ cơ
giáo trong suốt q trình làm đề tài. Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt
tình này.
Do vốn kiến thức cịn hạn chế cùng với khoảng thời gian hạn hẹp, bài tiểu luận
chắc chắn sẽ cịn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp
của các bạn cũng như thầy cơ để đề tài được trở nên hồn thiện nhất.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn.

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 1
LỊCH SỬ NGÀNH SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ TẠI THỤY SỸ
Đồng hồ, hơn tất cả những mặt hàng nào khác từng được sản xuất, luôn gắn liền
với tên tuổi của người chế tạo. Câu chuyện đằng sau chiếc đồng hồ Thụy Sỹ là câu
chuyện về những người đã kết hợp sự thành thạo, khả năng sáng tạo đột phá và các kỹ
năng kinh doanh thành một nền công nghiệp thực thụ, và luôn sẵn sàng đương đầu với
thực trạng hỗn loạn từ thể chế chính trị - xã hội, vốn có thể khuất phục bất kỳ doanh
nghiệp nào. Quả thực nếu các thợ thủ công lành nghề không buộc phải trốn chạy sang
Thụy Sỹ - đa phần từ Pháp hoặc các khu vực xung đột trên khắp châu Âu – ngành sản
xuất đồng hồ tại Thụy Sỹ chắc chắn sẽ không tồn tại.
Năm 1747, Abraham Louis Breguet, người được xem là nhân vật quan trọng nhất
trong lịch sử chế tạo đồng hồ, đã chào đời tại Neuchatel. Năm 15 tuổi, ông được người
cha dượng gửi đến Versailles để học làm đồng hồ. Sau khi kết thúc học việc, ông lưu

lại Paris và mở các phân xưởng Breguet. Trong khi các đồng môn của ông tập trung
sản xuất những chiếc đồng hồ bấm giờ chính xác hơn dùng khi đi biển, Breguet đã
khám phá ra một thị trường hoàn toàn mới – đó là các khách hàng thuộc giới quý tộc
hay thậm chí xuất thân từ tầng lớp hồng gia, những người đặt hàng ông những chiếc
đồng hô với kiểu dáng và chức năng mới – như lịch ngày tháng hay chuông báo giờ.
Khác với các đối thủ, ông rất chủ trọng vào vẻ ngoài của từng chiếc đồng hồ - phẩm
chất sau này đã trở thành thương hiệu của riêng ông, dù với đồng hồ quả lắc hay với
đồng hồ bỏ túi.
Tuy nhiên, đến thời cách mạng tư sản Pháp, những mối liên hệ mật thiết với giới
quý tốc vô tình đã trở thành mối họa. Tháng Tám năm 1793, Breguet bất đắc dĩ phải bỏ
trốn về quê hương Thụy Sỹ với con trai và con dâu. Một năm sau đó, quân đội Thụy Sỹ
đã chiến đấu nhằm bảo vệ mạng sống của vua Louis XVI cùng hoàng tộc, và chịu cảnh
thảm sát vì nghiệp chướng của họ.
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thậm chí ngay tại Geneva, thành phố cách xa biên giới mà quân Pháp luôn thèm
muốn, Breguet cũng không cảm thấy an toàn. Breguet đã chuyển đến Le Locle, nơi sau
này trở thành trung tâm của ngành chế tạo đồng hồ Thụy Sỹ, tại đây, ông đã dựng một
phân xưởng nhỏ, và tiếp tục cung cấp đồng hồ cho hoàng gia Anh Quốc và Nga.
Với chỉ nửa tá nhân công người Thụy Sỹ, Breguet khơng làm được gì nhiều tại Le
Locle, nhưng ông đã không để hai năm lưu lạc của mình bị uổng phí. Trong thời gian
này, ơng đã vạch ra các kế hoạch liên quan đến một số phát minh quan trọng nhất trong
ngành chế tạo đồng hồ cơ, vốn luôn phải chịu phép trước trọng lực – thứ quyền năng tự
nhiên khiến đồng hồ mất dần sự chính xác.
Năm 1795, Breguet đã cảm thấy khá an tâm để quay về Paris. Tại Versailles, bạo
loạn cách mạng đã trả lại tương lai cho ngành chế tạo đồng hồ, và Breguet đã đươc
chào đón hết sức nồng nhiệt. Mọi người đều tin rằng, với sự trợ giúp của ông, cơ

nghiệp của họ sẽ được vực dậy – bởi sau cùng, bô binh và hải quân vẫn cần xem giờ
hàng ngày. Breguet tất nhiên cũng nhìn thấy cơ hội khơi phục vận may, nhưng ơng lại
quyết địi hỏi một thỏa thuận đầy khó khăn. Ơng sẵn sàng chấp nhận lời đề nghị, với
điều kiện được hồn lại cơng việc kinh doanh cũ và được bồi thường cho những tổn
thất trước kia. Khơng chỉ thế, ơng cịn bảo lãnh cho các nhân viên được miễn nghĩa vụ
quân sự để có thể gây dựng một cơ nghiệp càng nhanh càng tốt.
Thời hoàng kim của Breguet bắt đầu từ đó, và ơng cũng xúc tiến chế tạo các loại
đồng hồ gắn liền với những phát minh ông hằng ấp ủ trong những ngày tháng lưu lạc.
Tầm quan trọng trong sự nghiệp của Breguet không chỉ thể hiện ở những phát minh đột
phá và chất lượng cao dành cho giới quý tộc, mà còn bởi vì ơng đã tạo nên dấu ấn
trong ngành chế tạo đồng hồ Thụy Sỹ - một quốc gia nhỏ bé nổi danh khắp thế giới về
những ý tưởng và tài năng đặc biệt.
Vào năm 1541, nhà thần học John Calvin đã nắm được quyền kiểm sốt Geneva
và ơng đã đưa ra một đạo luật cấm tất cả người dân nơi đây được đeo trang sức. Đạo
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


luật này đã làm cho những người thợ kim hoàn chuyên chế tạo trang sức thời bấy giờ
đứng trước nguy cơ phá sản, tuy nhiên họ nhận ra rằng đồng hồ là thứ "trang sức hợp
pháp" duy nhất còn được cho phép đeo lúc bấy giờ vì tính năng hữu dụng của nó, vậy
là họ quyết định chuyển sang nghề chế tạo đồng hồ.

CHƯƠNG 2
ẢNH HƯỞNG CỦA TỒN CẦU HĨA ĐỐI VỚI NGÀNH SẢN
XUẤT ĐỒNG HỒ CỦA THỤY SỸ

Hình 2.1 Xuất khẩu đồng hồ Thụy Sỹ giai đoạn 1890 - 2013
(Nguồn: Swiss foreign trade Statistics)

Ảnh hưởng của tồn cầu hóa đối với ngành sản xuất đồng hồ của Thụy Sỹ qua các
cuộc làn sóng tồn cầu hóa:
 Cung cấp nguồn lao động từ các nước trên thế giới về Thụy Sỹ.
 Tiến bộ cơng nghệ phát triển nhanh và có thể bắt chước giữa các nước.
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


 Giao thương phát triển khiến các sản phẩm của các nước cạnh tranh trực tiếp với
nhau.
 Mở rộng ra các thị trường mới nổi với đồng hồ Thụy Sỹ.
2.1 Ảnh hưởng của tồn cầu hóa lần thứ nhất (từ 1492 đến 1800)
2.1.1 Làn sóng nhập cư vào Thụy Sỹ
Ngành chế tạo đồng hồ tại Thụy Sỹ cũng có bước khởi đầu khiêm tốn. Các thợ
đồng hồ đã xuất hiện tại Thụy Sỹ từ thế kỷ XIV, khi chiếc đồng hồ cơ đầu tiên được
phát minh; tuy nhiên, họ lại thường phơ diễn khả năng của mình trong các ngành chế
tạo truyền thống, như rèn đúc hay làm súng. Thuở ban đầu, các thợ thủ công tạo ra
những chiếc đồng hồ có kích thước rất lớn, vốn thường chỉ sử dụng cho tháp chuông
nhà thờ hay treo trên các cổng thành. Nổi bật nhất trong số đó là Liechti, một gia tộc
làm đồng hồ đến từ Winterhurn, với 12 thế hệ làm nghề từ năm 1514 đến 1857. Khi kỹ
thuật được cải tiến, những chiếc đồng hồ nhỏ hơn bắt đầu xuất hiện. Trước khi các loại
đồng hồ sắt kiểu Gơ – tích được trang hồng trong dinh thự các gia đình giàu có và
quyền lực, những người thợ đóng gỗ và thợ mộc đã phổ biến hàng loạt các phiên bản
đồng hồ khác nhau được làm bằng gỗ.
Mãi đến cuối thế ký XVI, Thụy Sỹ vẫn chỉ là một trong nhiều quốc gia sở hữu
ngành sản xuất đồng hồ. Tuy nhiên, làn sóng chống đạo Tin Lành dấy lên tại Pháp đã
thay đổi tất cả. Những tín đồ Tin Lành đào thốt từ Pháp đã tìm ra chốn nương thân tại
Thụy Sỹ, và mang theo họ những bí quyết giả kim và chế tạo đồng hồ có khả năng thay
đổi bộ mặt các ngành nghề tại Thụy Sỹ. Làn sóng nhập cư trên bắt đầu diễn ra từ tháng

8 năm 1572, khi 20 nghìn tín đồ Tin Lành bị hành quyết tại Paris trong sự kiện được
gọi là “Cuộc Thanh trừng Ngày lễ Thánh Bartholonew”. Cuộc tị nạn chính trị thứ hai
từ Pháp lại là hậu quả của bộ luật Fontainebleau ban hành tháng Mười năm 1685, nhằm
phế bỏ quyền tự do tôn giáo được quy định trong Bộ luật Nantes (1598), đồng thời
tước đi mọi quyền lợi của các tín đồ Tin Lành.

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đây quả thực là vận may hiếm có đối với nền kinh tế công nghiệp nôn trẻ tại
Thụy Sỹ. Các tín đồ Tin Lành đã tơi luyện trong họ rất nhiều phẩm chất giá trị. Họ sẵn
sàng làm việc vất vả hòng cải thiện chất lượng cuộc sống. Họ là những người thủ công
lành nghề và tận tâm với công việc của mình. Khơng những thế, họ cịn là một tập thể
đoàn kết, với mạng lưới quan hệ trọng yếu, điển hình như Glasgow, London, Naples và
Paris.
Rất nhiều nạn dân bị ngược đãi kể trên đã tìm thấy được sự bình yên ở Geneva;
khi ấy, địa phận của cộng đồng Tin Lành này vẫn chưa thuộc về Thụy Sỹ, mà chỉ là
đồng minh của Zurich và Bern. Thành phố tràn ngập những người theo học thuyết
Calvin; do ảnh hưởng của tư tưởng tôn giáo, những người luyện vàng không được phép
chế tạo trang sức, do đó, rất nhiều người trong số họ đã chuyển sang ngành làm đồng
hồ.
Tuy nhiên, chính nguồn cung quá mức từ các xưởng làm đồng hồ đã buộc họ tự
đặt ra các giới hạn. Năm 1610, đạo luật đầu tiên dành cho giới chế tạo đồng hồ đã được
ban hành tại Geneva; và chính những quy định khắt khe này đã khiến khơng ít người
phải rời thành phố và thử vận tại nơi khác. Nghề làm đồng hồ bắt đầu lan ra các thị
trấn. Nhiều thợ thủ công đã chọn Neuchatel làm điểm dừng chân; những người khác lại
xây dựng cơ nghiệp tại những vùng hẻo lánh như Vallee de Joux và Val de Travers.
Các thợ đồng hồ nhập cư và thế hệ sau của họ khơng chỉ là những người thợ - họ

cịn là các doanh nhân. Khi tìm kiếm nhân cơng, họ thường lựa chọn các gia đình nơng
dân đang phải vật lộn với cuộc sống trên dãy núi cao Jura, và hầu như không thể ra
khỏi nhà khi mùa đồng đến. Với nguồn lao động hăng hái sẵn sàng chấp nhận mức
lương thấp này, câc thợ đồng hồ bắt đầu lắp ghét nên một dây chuyền sản xuất hàng
loạt được phân cấp rõ ràng. Mỗi nhân công sẽ thu thập nguyên vật liệu từ mua thu, tiến
hành những công đoạn tỉ mỉ trong suốt mùa đông dài lạnh giá, và phân phối thảnh
phẩm ngược về các cửa hàng lắp ráp linh kiện dưới thung lũng khi xuân về.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.2. Nhu cầu hàng hải làm tăng nhu cầu sử dụng đồng hồ

Hình 2.2 Một chiếc đồng hồ dùng cho đi biển
Thời đại Khám phá hay Những khám phá lớn về địa lý là cách gọi thông thường
về những khám phá địa lý đạt được trong khoảng giữa thế kỉ 15 và thế kỉ 16, đặc biệt là
sự kiện: bơi thuyền vượt qua Mũi Hảo Vọng của Bartolomeu Diaz vào năm 1488,
việc Cristoforo Colombo phát hiện ra Châu Mĩ vào năm 1492, rồi sau đó là việc xâm
chiếm nó, cuộc du hành của Vasco da Gama đến Ấn Độ vào năm 1498 và chuyến viễn
du vòng quanh thế giới của Ferdynand Magellan trong những năm 1519-1522. Những
sự kiện này đã mở đầu cho một loạt các chuyến đi thám hiểm và khám phá khác, để rồi
chúng đã mở rộng thêm nhiều cho cái gọi là chân trời địa lý của người châu Âu.
Việc các nước đế quốc đầu tư rất lớn cho các cuộc chinh thám những vùng đất
mới dã kéo theo nhu cầu sử dụng đồng hồ tăng vọt. Về cơ bản, đồng hồ hàng hải là một
chiếc đồng hồ cơ (ngày nay là đồng hồ điện tử) có độ chính xác cao được đặt trong một
chiếc hộp dùng để xác định vị trí của tàu biển qua kinh độ. Với cơ chế cơ học đặc biệt,
đồng hồ được đặt trên các khớp hồi chuyển để duy trì vị trí nằm ngang bất kể chuyển
động của tàu như thế nào, qua đó đảm bảo độ chính xác cao nhất. Trong làn sống toàn


12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cầu hóa lần thứ nhất, phần lớn đồng hồ Thụy Sỹ, vốn nổi tiếng bởi độ chính xác cao,
được sản xuất để phục vụ nhu cầu này.
2.2 Ảnh hưởng của tồn cầu hóa lần thứ hai (từ 1800 đến 1914)
2.2.1. Công nghệ sản xuất đồng hồ của Mỹ đã vượt Thụy Sỹ
Dấu ấn đậm nét nhất trong giai đoạn cạnh tranh và biến đổi khốc liệt này đã xuất
hiện vào cuối thế kỷ XIX, khi các nhà sản xuất Thụy Sỹ đã không nhận ra các đối thủ
Mỹ đã bỏ xa họ đến thế nào. Mãi đến năm 1876, Thụy Sỹ mới cử đại diện đến hôi tham
dự Hội chợ Triển lãm Quốc tế tại Philadelphia nhằm tìm hiểu lý do tại sao xuất khẩu
đồng hồ của Thụy Sỹ vào Mỹ từ 18 triệu USD năm 1872 giảm xuống còn 5 triệu USD
năm 1875. Những người đến tham dự đã phát hiện công nghiệp chế tạo đồng hồ tại Mỹ
đã phát triển đến mức đe dọa. Jacques David, người khởi xướng giai đoạn phát triển
công nghệ tại Longines đã nhận được thông điệp từ Mỹ, nơi ông đại diện cho ngành
công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ tham dự Hội chợ, và đến thăm các nhà máy sản xuất của
đối phương sau đó. Ơng nhận ra các đối thủ như Waltham từ Boston hay Elgin từ
Chicago đã hệ thống hóa quy trình sản xuất hiệu quả đến mức các bộ phận của họ có
thể dùng thay thế cho nhau. Khơng những thế, những chiếc đồng hồ bỏ túi tại Mỹ cịn
vơ cùng chính xác, được thiết kế tinh xảo, đẹp đẽ và có giá thành phải chăng hơn hẳn
sản phẩm Thụy Sỹ.
Ngành sản xuất đồng hồ của Mỹ phát triển đến mức:
 Với 40,000 công nhân, Thụy Sỹ sản xuất khoảng 230,000 đồng hồ/năm, tương
ứng với mức 6 đồng hồ/công nhân
 Với 1,6000 công nhân, Elgin và Waltham sản xuất 200,000 đồng hồ/năm, tương
ứng với 125 đồng hồ/cơng nhân. Hay nói cách khác, các hãng sản xuất đồng hồ
lớn của Mỹ có năng suất cao gấp 21 lần so với hãng đồng hồ Thụy Sỹ.


13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hình 2.3 Chiếc đồng hồ của Elgin Almanac (Mỹ) năm 1874
David nhận ra người Thụy Sỹ phải tham gia cuộc đua một cách tích cực hơn. Sau
hội chợ Philadelphia, ơng đã viết một báo cáo khẳng định ngành kinh doanh đồng hồ
nội địa chỉ có thể đứng vững trước sự cạnh tranh từ thị trường nước ngồi nếu họ có
thể sản xuất các linh kiện với số lượng lớn cùng sai số cực nhỏ, và có thể lắp ráp trong
bất kỳ chiếc đồng hồ nào, thay vì chỉ được chế tác riêng cho mỗi chiếc một lần.
2.2.2. Thụy Sỹ đã vượt Mỹ như thế nào?
Nền sản xuất đồng hồ của Thụy Sỹ tiếp tục bị đe dọa khi ngành sản xuất đồng hồ
tại Mỹ phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, làn sóng thay đổi đã đến trong hai thập niên đầu
tiên của thế kỷ mới. Cuộc Chiến tranh Thế giới I và Chiến tranh thế giới II đã làm gián
đoạn việc giao thương, trao đổi thương mại giữa các quốc gia, làm gián đoạn làn sóng
tồn cầu hóa. Trớ trêu thay, chính nhờ hai cuộc Chiến tranh Thế giới đã giúp cho Thụy
Sỹ vực dậy và vượt qua các hãng sản xuất đồng hồ của Mỹ.
Không chỉ nhờ nhu cầu khổng lồ phát sinh trong Thế chiến I, mà còn bởi các nhà
chế tạo Thụy Sỹ đã xúc tiến và dồn hết khả năng sáng tạo ra một loại sản phẩm mới –
đồng hồ đeo tay – và phân phối chúng với số lượng lớn; các doanh nghiệp Thụy Sỹ sau
cùng đã trở thành thế lực thống trị thế giới trong ngành chế tạo đồng hồ.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hình 2.4 Đồng hồ đeo tay sản xuất bởi Rolex

Trên mặt trận, chiếc đồng hồ đeo tay cũng trở thành vật bất ly thân của các binh
sĩ. Tuy các loại đồng hồ cỡ nhỏ đã được sản xuất đại trà từ năm 1850, nhưng hầu như
chỉ có các y tá bệnh viên thương xuyên sử dụng chúng nhằm kiểm tra mạch đập của
bệnh nhân. Nhưng bất ngờ thay, binh sĩ trong các chiến hào và các phi công chiến đấu
lại có cách nghĩ khác. Ngun nhân chính là: đồng hồ đeo tay có thể cứu tính mạng của
họ. Cùng với radio, đồng hồ đeo tay được xem là thiết bị tối quan trọng nhằm điều
động quân đôi trên khoảng cách xa. Bên cạnh đó, nguy cơ kẻ thù xâm nhập cũng được
tính tốn bằng cách quan sát chiếc kim dây di chuyển từ thời điểm ánh sáng phát ra từ
họng pháo đến khi có tiếng nổ. Khi chiến tranh kết thúc, chiếc đồng hồ đeo tay đã trở
thành biểu tượng của bản lĩnh đàn ông, và sản phẩm này lại được thiết kế ngày càng
mạnh mẽ qua các thập kỷ. Tuy nhiên, bước đột phá của chiếc đồng hồ đeo tay – sản
phẩm đã cứu ngành sản xuát đồng hồ Thụy Sỹ khơng phải là một phát minh mang tính
cơng nghệ - mà là sự thay đổi nhu cầu thị trường do xu hướng của chiến tranh.
Đến cuối thập niên 1930, nền công nghiệp Thụy Sỹ đã phát triển khá mạnh mẽ,
và sẵn sàng trục lợi từ các đối thủ yếu ớt trên toàn cầu do sức tàn phá của Thế chiến II.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thụy Sỹ đã cung cấp đồng hồ đeo tay và đồng hồ bấm giờ cho tất cả các bên tham
chiến. Thành công nổi bật nhất phải kể đến loại đồng hồ dễ xem giờ dành cho phi công
chiến đấu, vốn được trang bị lớp bảo vệ từ tính, nhằm đảm bảo tính chính xác của
chúng khơng bị ảnh hưởng do lực từ trường cực mạnh trên máy bay.
2.3 Ảnh hưởng của tồn cầu hố lần thứ ba (từ năm 1980 đến nay)
Với tầm nhìn cụ thể, nguồn năng lượng và lao động giá rẻ, cùng với quyền tự do
trí tuệ, các thợ chế tạo đồng hồ Thuỵ Sĩ đã phát triển hưng thịnh đến mức họ hầu như
quyết định và thống trị toàn bộ thị trường đồng hồ cơ trên tồn thế giới trong hai thế kỉ
- từ chi phí sản xuất thấp cho đến chức năng hoàn thiện. Thậm chí, cho đến giữa thế kỉ

XX, vào những năm thập kỉ 60, đầu thập kỉ 70, dấu hiệu nhận biết một chiếc đồng hồ
chất lượng là dòng chữ “Sản xuất tại Thuỵ Sĩ” (Made in Swisss) trên mặt kính.
Tuy nhiên, từ sau năm 1973, công nghệ sản xuất đồng hồ mới (cơng nghệ thạch
anh) với làn sóng tồn cầu hố thứ ba, sản lượng sản xuất và xuất khẩu đồng hồ Thuỵ
Sĩ bắt đầu giảm dần. Ngành chế tạo động hồ đã bắt đầu chuyển sang chiến lược tự động
hoá và công nghệ mới dựa trên các dao động điện tử trong đá thạch anh.Đến năm 1983,
ngành sản xuất đồng hồ tại Thuỵ Sĩ đứng trên bờ vực sụp đổ bởi các công ty Thuỵ Sĩ
không ý thức được luật chơi đã thay đổi.Nhưng một lần nữa, Thuỵ Sĩ cho cả thế giới
chứng kiến sự hồi sinh ngoạn mục và sự phát triển hưng thịnh trong ngành sản xuất
đồng hồ của mình.
2.3.1 Cơng nghệ thạch anh và mối nguy cơ tiềm tàng đối với ngành sản xuất
đồng hồ Thuỵ Sĩ
Vào những năm cuối thập kỉ 60 thể kỉ XX, các kỹ sư đồng hồ của Seiko, Nhật
Bản đã phát minh thành công công nghệ thạch anh trong cơ chế hoạt động của đồng hồ.
Công nghệ này dựa trên khả năng dao động điện từ của tinh thể thạch anh hình chữ U
theo một tần suất nhất định khi có dịng điện chạy quakhiến những chiếc đồng hồ được
chế tạo ra khơng chỉ hoạt động chính xác hơn mà cịn góp phần hạ thấp giá thành và
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chi phí sản xuất.Hiển nhiên, cơng nghệ mới này là một tiềm năng to lớn. Dưới tác động
của toàn cầu hố, cơng nghệ thạch anh trong sản xuất đồng hồ được lan rộng sang
nhiều nước, trong đó có Mỹ và Thuỵ Sĩ. Người Thuỵ Sĩ đã nhanh chóng nắm bắt và
dẫn đầu trong xu phong trào phát triển đồng hồ đá thạch anh. Tưởng như họ đã sáng
suốt tiến lên thống trị một phân khúc mới mẻ và thú vị trên thị trường. Nhưng thực tế,
điều nó khơng xảy xa.

Bảng 2.1 Bảng giá trị sản xuất và xuất khẩu đồng hồ đeo tay và đồng hồ bỏ túi

của Nhật Bản (Nguồn: Japan trade statistics)
Qua nhiều thập kỉ, người tiêu dùng đã đặt ra giả thiết rằng: độ chính xác của đồng
hồ được phản ánh qua giá của chính chiếc đồng hồ đó. Thế nên những nhà sản xuất
đồng hồ Thuỵ Sĩ hẳn nhiên đặt giá cao cho mặt hàng đồng hồ thạch anh của họ dù trên
thực tế công nghệ thạch anh giúp giảm chi phí sản xuất. Với sự tác động của tồn cầu
hố, thị trường trên thế giới được mở rộng hơn và liên kết với nhau hơn, các sản phẩm
đồng hồ thạch anh từ Nhật Bản, Mỹ, Đức, Pháp với giá thành rẻ hơn rất nhiều được
đưa ra ngoài thế giới. Theo thống kê ở bảng dưới, có thể nhận thấy rằng ngành sản xuất
đồng hồ tại Nhật Bản nổi lên nhanh chóng, cả về số lượng lẫn giá trị. Chính vì vậy, các
sản phẩm đồng hồ của Thuỵ Sĩ gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ đồng hồ giá rẻ sản

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


xuất tại Nhật Bản, Mỹ, Đức và Pháp. Ngành sản xuất đồng hồ tại Thuỵ Sĩ đang đối mặt
với nguy cơ tiềm tàng bị thay thế.
2.3.2 Ngành đồng hồ Thuỵ Sĩ trên bờ vực sụp đổ
Công nghệ thạch anh ra đời với tác động của làn sóng tồn cầu hố, ngành sản
xuất đồng hồ của Thuỵ Sĩ rơi vào nguy cơ sụp đổ do sự cạnh tranh từ ngành sản xuất
đồng hồ Nhật Bản, Mỹ và do thiếu một chiếc lược cạnh tranh cụ thể nhằm khác biệt
hoá thương hiệu của chính mình. Thuỵ Sĩ đã từng cố gắng phản công nhưng kết quả
đưa đến là sự thất bại. Bằng chứng là năm 1979, ETA (Doanh nghiệp chế tạo đồng hồ
lớn nhất và hàng đầu Thuỵ Sĩ)đã cho ra mặt một loại đồng hồ thạch anh mỏng nhất trên
thị trường, “Delirium 4”, với độ dày chưa đến 1 milimet. Delirium được sản xuất như
để cạnh tranh lại với đồng hồ lõi thạch anh của Nhật Bản, nhằm chứng minh Thụy Sỹ
cũng có thể tạo ra những chiếc đồng hồ thạch anh tốt nhất. Nhưng sản phẩm này lại
quá đắt đỏ và thiếu thực tế: trên cổ tay, nó có thể bị bẻ cong dưới áp lực nhỏ nhất và
lập tức ngừng hoạt động.


Hình 2.5 Chiếc đồng hồ Delirium 4 của ETA
Đến năm 1983, ngành sản xuất đồng hồ tại Thuỵ Sĩ thực sự trên bờ vực sụp đổ: sản
lượng sản xuất giảm khoảng 5 lần so với mười năm trước (năm 1973), hơn 60.000
công nhân trên tổng số 90.000 người đã mất việc làm; và hầu như đã xóa sổ nguồn lực
xuất khẩu quan trọng nhất của Thụy Sỹ, cũng như lòng kiêu hãnh của họ.

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.3.3 Sự phục hồi của ngành sản xuất đồng hồ tại Thuỵ Sĩ
2.3.3.1 Quá trình vực dậy ngành sản xuất đồng hồ tại Thuỵ Sĩ
Vào những năm đầu những năm 80 của thập kỉ XX, ASUAG và SSIH (hai tập
đoàn hàng đầu tại Thuỵ Sĩ trong ngành sản xuất đồng hồ) đi đến bờ vực phá sản, họ
khơng cịn khả năng trả lương và phụ cấp thường niên trong tháng Mười Hai cho cơng
nhân. Họ buộc phải hạ mình nài xin một khoản vay từ ngân hàng, và các ngân hàng đã
nhân ra đây là thời điểm cần thiết kế hợp một kế hoạch giải cứu. Điều cần thiết lúc này
cho cả hai hãng là triệu tập một công ty cố vấn độc lập nhằm đánh giá tình hình kinh
doanh và cứu vãn những gì cịn sót lại. Cuối cùng, công ty tư vấn Hayek Engineer tại
Zurich do Nicholas Hayek làm chủ được lựa chọn. Và chính Nicholas Hayek là người
vực dậy ngành sản xuất đồng hồ tại Thuỵ Sĩ với những chiến lược xuất sắc, nhìn ra
trơng rộng của ông.
Khởi đầu cho công cuộc tái thiết ngành đồng đồ tại Thuỵ Sĩ, Nicholas Hayek
quyết định sát nhập hai công ty đồng hồ lớn là ASUAG và SSIH, tái cơ cấu về tài
chính và vạch ra một chiến lược kinh doanh mới.

19


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Về vấn đề tài cơ cấu tài chính, Nicholas Hayek đã thành công trong việc thuyết
phục hơn 100 ngân hàng cùng các chủ nợ khác chung tay vì sự nghiệp giải cứu ngành
công nghiệp đồng hồ đang hấp hối tại Thuỵ Sĩ. Các ngân hàng đã huy động được
khoảng 860 triệu franc Thuỵ Sĩ, sau khi trừ đi mọi khoản nợ, cổ phiếu mới, các khoản
vay phát sinh và các dịng chảy tín dụng mới. Sau khi ASUAG và SSIH sát nhập, tất cả
các cơng ty con khi đó đều chịu tổn thất, và Hayek đã ký kết một thoả thuận với các
ngân hàng với phương án mua lại 51% cổ phần của tập đoàn mới dưới tên SMH vào
năm 1985. Kể từ đó, Hayek nắm quyền chi phối SMH để từ đó tồn quyền đưa ra các
quyết định để tạo ra phép màu hồi sinh cho ngành đồng hồ Thuỵ Sĩ.
Mục tiêu của ông lúc đầu nhắm đến đối tượng khách hàng tiềm năng hoàn toàn
mới. Với ý tưởng tạo ra những chiếc đồng hồ cho khách hàng ở độ tuổi 18-30. Đồng hồ
Thụy Sỹ đời mới cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn "sành điệu" như giày thể thao
Nike, áo sơ mi Gap hay áo len mác Benetton. Hayek bắt đầu đưa ra những quan điểm
mới và cho rằng đồng hồ cũng như bất cứ đồ vật nào mà giới trẻ hâm mộ và có thể là
thứ sưu tập được. Chính từ đây, Hayek đã biến đồng hồ trở thành món vật dụng mà
một người có thể mua vài chiếc vào những dịp khác nhau hoặc mua chỉ vì thấy thích và
muốn sưu tập. Và một điều quan trọng khác để vực dậy nền công nghiệp đồng hồ Thụy
Sỹ, đó chính là tên thương hiệu. Ơng cần một cái tên xúc tích, ngắn gọn mà vẫn truyền
tải được tinh thần chất lượng của đồng hồ Thuỵ Sĩ. Và cái tên Swatch (Swiss Watch) ra
đời, vừa ngắn gọn, dễ đọc với nhiều ngơn ngữ và mang trong mình cả một ý chí dân
tộc đằng sau nó. Swatch chính là thứ sản phẩm khiến cả thế giới phải rung chuyển và
giúp vực dậy ngành công nghiệp Thuỵ Sĩ.Chiến lược sản xuất của Swatch là giữ lại
những nhãn hiệu đã nổi tiếng trước đó đồng thời phát triển mạnh thương hiệu Swatch
với giá thành hợp lý dành cho giới trẻ thanh thiếu niên.
Tuy pha trộn những yếu tố đặc trưng của nhóm thương hiệu mang tính thời trang
này, nhưng Swatch khác các loại hàng hoá dành riêng cho giới trẻ ở điểm có thể thu
hút khách hàng ngay cả khi anh ta đã giàu có hơn hay trưởng thành hơn, thức nó đáp

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ứng nhu cầu của nhiều đối tượng trong thị trường. Swatch được ra đời với đúng những
thách thức và tiêu chí mục tiêu đề ra, tạo tiền đề cho các phân khúc theo sau nó, hướng
đối tượng khách hàng và bao trọn phân khúc giá rẻ cạnh tranh trực tiếp với các hãng
đồng hồ bên ngoài thế giới.
Năm 1991, Swatch giới thiệu một thiết kế mới. Họ đã ra mắt một mẫu đồng hồ cơ
tự lên dây mang thương hiệu Swatch, với mặt sau trong suốt cho phép người dùng quan
sát rõ cách vận hành của những bánh răng – đây quả thực là một ý tưởng phi thương,
đến mức những nhãn hiệu cao cấp và xa xỉ hơn cũng phải sao chép lại. Và yếu tố phi
thường nhất trong sản phẩm Swatch – ít nhất cũng theo quan điểm của chính cơng ty –
là cơng nghệ nhựa plastic phức tạp và đắt giá đến mức không đối thủ nào có thể sao
chép được.

Hình 2.6 Đồng hồ sản xuất bởi Swatch thập niên 90s
2.3.3.2 Thành tựu đạt được và lối đi của ngành sản xuất đồng hồ tại Thuỵ Sĩ
Từ năm 1983, sản lượng sản xuất và xuất khẩu đồng hồ của Thuỵ Sĩ bắt đầu tăng
trở lại và tang đều trong các năm tiếp theo. Tháng 10 năm 1982, Swatch đã tiến hành
khảo sát tại thị trường Texas; chỉ một năm sau, họ đã ra mắt toàn châu Âu và lập tức
lan đến Bắc Mỹ. Năm 1985, 10 triệu chiếc đồng hồ đã xuất xưởng, và đến năm 1988,

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


con số này là 50 triệu. Vào thời kỳ đỉnh cao, những tín đồ của Swatch sẵn sàng xếp

hàng giơ liền, hoặc ngủ qua đêm vì biết trước một mẫu thiết kế mới sắp được lên kệ.
Ngày nay, tập đoàn Swatch là nhà sản xuất và cung cấp đồng hồ lớn nhất thế giới,
chiếm hơn 25% thị phần trên thị trường. Năm 2001, tập đoàn xuất xưởng 114 triệu
chiếc đồng hồ, doanh thu đạt 3,3 tỷ USD với nhiều nhà máy ở Pháp, Đức, Ý, Mỹ, Thái
Lan, Malaysia và Trung Quốc. Ngoài mặt hàng truyền thống là đồng hồ, Swatch Group
còn tham gia vào lĩnh vực vi điện tử, máy tính và thiết bị y tế. Nhưng dù sao, cái tên
Swatch nổi tiếng trên thế giới như một nhãn hiệu đồng hồ Thụy Sỹ mới, vẫn là những
chiếc đồng hồ chính xác và sang trọng, nhưng giờ đây nó đã có thêm yếu tố thời trang.
Có được những thành tựu trên bởi Swatch đã có những bước đi chiến lược đúng
đắn, trong đó phải kể đến ba chiến lược sau:
- Đổi mới và nâng cấp sản phẩm của mình: Đồng hồ Swatch, ngồi thiết kế tạo
hình mới mẻ và sáng tạo, hãng đã dùng nhựa cứng thay thế thép không rỉ để làm vỏ
đồng hồ. Vận dụng kỹ thuật mạ nhựa hiện đại, mạ vỏ đồng hồ thành màu vàng, màu
bạc, bóng sáng lấp lánh khó phân biệt thật giả. Thay đổi như vậy khiến độ dày và trọng
lượng của đồng hồ giảm hẳn, trở nên xinh xắn, giá thành cũng giảm đáng kể. Đồng
thời, pin có thể thay mới, vừa chạy chính xác lại phịng được chấn động, chống nước.
- Giá cả hợp lý: Swatch cho rằng sở dĩ các loại đồng hồ thạch anh và đồng hồ
điện tử của Nhật và Mỹ nhanh chóng chiếm được thị trường chủ yếu là do giá rẻ, hàng
đẹp. Nhắm đúng điểm này, đồng hồ Swatch, thông qua gia công tinh xảo, giảm thiểu
vật liệu, cải cách kỹ thuật, khiến giá thành giảm mạnh. Hãng áp dụng sách lược lãi
mỏng nhằm đạt được danh tiếng và thị trường, định giá mỗi chiếc khoảng 25-35 USD,
qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh cao so với đồng hồ thạch anh của Nhật Bản. Rất
nhiều khách hàng trước đây sử dụng đồng hồ Nhật Bản thì giờ đây đã đến với đồng hồ
Thuỵ Sỹ. Chỉ riêng tại thị trường Mỹ, mỗi năm Swatch đã tiêu thụ trên một triệu chiếc.

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



- Phân khúc khách hàng và chính sách tiêu thụ khéo léo:Khách hàng ngày nay có
tâm lý cho rằng, các cửa hàng bề thế đều bán sản phẩm đồng hồ tốt. Nhận thức được
điều này, Swatch chỉ bày bán ở các công ty lớn và cửa hàng đồng hồ hạng nhất, xây
dựng trong mắt khách hàng hình ảnh bề thế đáng tin, giá cả lại thấp hơn những loại
đồng hồ danh tiếng khác khiến khách hàng cảm thấy đồng hồ Swatch vừa rẻ, đẹp, tốt
và vì vậy lượng tiêu thụ đồng hồ cũng tăng mạnh. Ngày nay, nhãn hiệu Swatch có thể
được tìm thấy ở mọi đối tượng từ học sinh, sinh viên, cán bộ cho tới các chính khách,
doanh nhân và những người đẹp tài năng nổi tiếng nhất thế giới. “Swatch là biểu tượng
của sự thành công. Swatch là sự tươi mát, trẻ trung và cũng là niềm tự hào của những
dân chơi đồng hồ nổi tiếng - đồng hồ Thụy Sỹ”.
2.3.4 Những thị trường mới mở ra: các nền kinh tế mới nổi
Với tác động của toàn cầu hố, việc mở rộng thị trường ra ngồi phạm vi lãnh thổ
là một trong những chiến lược thiết yếu của các công ty lớn trên thế giới. Khi các thị
trường cũ của ngành sản xuất đồng hồ Thuỵ Sĩ như Bắc Mỹ, Châu Âu, … gặp nhiều sự
cạnh tranh của các hãng đồng hồ khác từ Nhật, Mỹ, Pháp, Đức, ngành đồng hồ Thuỵ Sĩ
bắt đầu tìm đến thị trường mới tại Châu Á, trong đó phải kể đến nhất là Trung Quốc.
Với dân số chiếm 20% dân số thế giới và tốc độ tăng trưởng ổn định luôn ở mức hai
con số (năm 2010 đạt 30%), Trung Quốc là thị trường tiềm năng mà nhiều hãng muốn
hướng đến. Cơng ty tư vấn quản lý tồn cầu McKinsey dự báo đến năm 2015, Trung
Quốc sẽ trở thành thị trường xa xỉ phẩm lớn nhất thế giới, chiếm 20% doanh số bán
hàng toàn cầu, với giá trị tương đương 180 tỉ nhân dân tệ (27 tỉ USD).Theo McKinsey,
có 2 yếu tố lý giải cho tốc độ phát triển chóng mặt của thị trường xa xỉ phẩm Trung
Quốc. Thứ nhất, thái độ mua sắm của người tiêu dùng Trung Quốc đã thay đổi. Kinh tế
tăng trưởng ổn định ở mức 2 con số suốt một thời gian dài đã tạo ra một tầng lớp người
tiêu dùng thượng lưu mới, số lượng có thể đến hàng chục triệu. Với thu nhập trung
bình từ 30.000-46.000 USD/năm, họ sẵn sàng chi ra 11% để sở hữu những sản phẩm
cao cấp. Thứ hai, việc nhiều thành phố vươn lên trở thành trung tâm tài chính mới của

23


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vùng cũng tạo ra thị trường mới cho hàng xa xỉ. Doanh số tại những thành phố mới như
Thanh Đảo và Vơ Tích vào năm 2015 được dự báo ngang bằng với mức hiện tại của
Hàng Châu và Nam Kinh, hai “kinh đô hàng xa xỉ” của Trung Quốc hiện nay. Chính vì
vậy, ngành sản xuất đồng hồ khơng thể đứng ngoài và bỏ qua một thị trưởng béo bở
như vậy. Theo thống kê, năm 2010, lượng đồng hồ Thụy Sĩ nhập vào Trung Quốc và
Hồng Kông tăng 75% chỉ trong 7 tháng đầu năm. Riêng Piaget, 4 năm gần đây, doanh
số tại thị trường Trung Quốc của hãng đồng hồ này tăng đến 4 lần.

CHƯƠNG 3
BÀI HỌC TỪ NGÀNH SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ THỤY SỸ
3.1 Tận dụng lợi thế vị trí địa lý

Nguồn: cacnuocchauau.com
Dù Thuỵ Sĩ khơng sát biển để thuận tiện cho phát triển giao thương hảng hải,
Thuỵ Sĩ lại là “trái tim của Châu Âu”. Nằm giữa các nước láng giềng thiên tài xuất
chúng là Ý, Áo, Đức, Pháp và công quốc Liechtenstein, Thuỵ Sĩ là trung tâm địa lý,
giao thoa văn hố và cơng nghệ. Thuỵ Sĩ đã tận dụng được vị trí địa lý của mình để mở
24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


rộng thị trường tiêu thụ của mình cũng như thu hút các nguồn lực khác như lao động,
công nghệ từ các nước khác.
Bên cạnh đó, dù khơng tiếp giáp với biển thuận tiện cho thương mại hàng hải,
Thuỵ Sĩ đã khắc phục yếu điểm này bằng cách thành lập đội thương thuyền quốc gia
gồm 32 tàu lớn và vô số thuyền bè hoạt động ở những cảng nước ngoài và cảng Basel ở

song Rhine. Rhine là con sông lớn nhất nhưng chỉ phù hợp cho những hoạt động
thương mại hàng hải giữa Basel và Rheinfelden.
Từ trường hợp của Thuỵ Sĩ, có thể thấy rằng vị trí địa lý chiếm một phần quan
trọng trong quá trình thương mại quốc tế. Các nước cần biết tận dụng tối đa các lợi thế
địa lý của mình và đồng thời tìm những cách khắc phục yếu điểm. Áp dụng vào trường
hợp của Việt Nam, Việt Nam có đường biển dài, là điều kiện thuận lợi phát triển các
ngành hải sản và cảng giao thương với các nước khác. Vì thế Việt Nam cần tập trung
khai thác triệt để ưu thế này của mình. Bên cạnh đó, việc nằm sát biển cũng như nằm
trong đường vành đai núi lửa Thái Bình Dương gây ra nhiều thiên tai mất mát cho Việt
Nam. Việt Nam cần khắc phục và giảm thiểu các tác hại đó.
3.2 Thu hút nhân tài từ mọi nơi trên thế giới
Chính việc cho phép mọi cơng dân, vùng miền, các hình thái chính trị đa dạng,
chủ sử dụng lao động, người lao động tham gia vào quá trình ra quyết định đã biến
Thụy Sỹ thành nơi trú ẩn của sự ổn định, sáng tạo và thịnh vượng. Ngồi ra q trình
hội nhập liên tục của các dân tộc từ khắp nơi trên thế giới đã đem lại nguồn động lực
giúp Thụy Sỹ không ngừng đổi mới, trong khi vẫn giữ nguyên những nguyên tắc bất
biến như lối tư duy và hành động cẩn trọng, hay thái độ bảo vệ thiểu số và tôn trọng
suy nghĩ của thiểu số. Thụy Sỹ cũng thu hút khơng ít cá nhân khơng rõ quốc tịch,
những người được tự do phát huy tài năng của họ trong môi trường trung lập của quốc
gia này.

25

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×