Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bao bọc và đóng khung cho tác phẩm nghệ thuật pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 15 trang )

Bao bọc và đóng khung cho tác phẩm nghệ thuật

Mary Todd Glaser - Giám đốc Bộ phận Bảo quản tài liệu
gi
ấy, Trung tâm bảo quản tài liệu Đông Bắc
Sự lan nhiễm axit từ các vật liệu xung quanh là nguyên nhân
chủ yếu làm hư hỏng sách. Trong nhiều năm qua, việc sử
dụng các vật liệu không có tính ổn định về mặt hoá học vào
việc cất trữ hay đóng khung đã cho thấy tác hại của nó.
Nh
ững vật liệu này bao gồm bìa cacton, dải băng và ch
ất keo
dính được dùng để dán đồ tạo tác trước khi đóng khung.
Việc đóng khung nhằm mục đích bảo vệ nhưng nếu làm
không đúng cách thì ngược lại nó sẽ gây hư hại.
Lựa chọn thợ đóng khung
Mặc dù các thợ đóng khung ngày nay hiểu biết hơn nhiều so
với cách đây vài năm, nhưng đa số họ vẫn không chú ý
nhiều đến qui trình bảo quản cũng như vật liệu để đóng
khung. Một nhân viên bảo quản tài liệu giấy hay một viện
bảo tàng có thể giúp bạn tìm một thợ đóng khung chuyên
nghiệp, người đã quen thuộc với những yêu cầu đặc biệt về
việc đóng khung các tác phẩm nghệ thuật và đ
ồ tạo tác mang
tính lịch sử. Với bất cứ thợ đóng khung nào, bạn cũng nên
đưa ra những yêu cầu của mình về qui cách bao bọc và đóng
khung để được đảm bảo về vật liệu cũng như quy trình bao
bọc tài liệu.
Công tác bao bọc
Tấm bọc hình cửa sổ là dạng bao bọc tiêu chuẩn cho đồ tạo
tác bằng giấy cần đóng khung. Tấm bọc cũng dùng cho việc


cất trữ, đặc biệt là cất trữ các bản in, bản vẽ và các loại tác
phẩm nghệ thuật khác trên giấy. Một số viện nghiên cứu đã
đơn giản hoá quy trình đóng khung và cất trữ bằng việc sử
dụng những tấm bọc có kích thước bên ngoài chuẩn có thể
vừa với kích thước bên trong của các hộp hay khung có số
đo tiêu chuẩn.
Loại tấm bọc đặc trưng dùng trong các bảo tàng bao gồm
một tấm bọc hình cửa sổ và một tấm bìa cứng ở mặt sau
(xem hình 1). Hai tấm này được ghim chặt với nhau bằng
một dải băng vải dọc theo một bên mép, thường là ở mép
trên. Nếu một vật chỉ bao bọc như thế mà không đóng
khung, nó cần có thêm một tấm phủ bảo vệ trên bề mặt.
Phim pôliexte trong, một loại nhựa tổng hợp, thường được
sử dụng để làm tấm phủ bởi vì loại nhựa này trung tính về
mặt hoá học, trong suốt, không bị co giãn. Tuy nhiên
pôliexte có tĩnh điện và vì thế chỉ thích hợp cho những tài
liệu có tính an toàn. Còn đối với những tác phẩm mềm mại
tinh tế như tranh vẽ bằng phấn màu, bằng than củi, than chì
mềm hay tranh màu nước, giấy lụa tỏ ra thích hợp hơn.
Glassin-loại giấy đục mờ không thấm mỡ-không có axit
cũng có thể dùng được nhưng vì nó sẽ có tính axit sau một
thời gian sử dụng nên cứ vài năm lại phải thay một lần.
Loại bìa được giới thiệu dùng cho bao bọc để bảo quản tài
liệu có thể là bìa vải truyền thống, thường 100% cotton hoặc
cũng có thể là (high-quality wood-derived archival board )
bìa đạt tiêu chuẩn lưu trữ có nguồn gốc từ gỗ, loại bìa này
không có lignin, chất có thể dẫn tới sự tạo thành axit. Cả hai
loại bìa này thường được cho thêm phụ gia là một chất có
tính kiềm để đảm bảo chúng không bị ảnh hưởng xấu từ môi
trường có axit xung quanh. Cả hai loại do các thợ đóng

khung bảo quản, các nhà cung cấp vật liệu bảo quản và các
cửa hàng nghệ thuật lớn cất trữ, gồm một vài sắc thái của
màu trắng và các màu khác nhau.
N
ếu sử dụng bìa có nguồn gốc từ gỗ thay cho bìa vải thì nó
phải không chứa lignin. Luôn có những sản phẩm mới được
tung ra bán trên thị trường nhưng một vài trong số đó có thể
không thích hợp cho các tác phẩm nghệ thuật và đồ tạo tác
có tính lịch sử. Nếu có nghi ngờ gì về vật liệu bao bọc, bạn
nên hỏi một thợ đóng khung có kiến thức chuyên môn, một
chuyên gia bảo quản hay tham khảo tài liệu kèm theo sản
phẩm.
Phần hình cửa sổ của tấm bọc và phần bìa đệm phía sau nên
cùng cỡ và vừa khít với khung. Phần cửa sổ của tấm bọc
phải đủ sâu để đảm bảo rằng lớp kính tráng bên ngoài không
tiếp xúc với vật phía trong. Loại bìa dày bốn lớp thường đáp
ứng được yêu cầu này nhưng đối với những vật bản rộng
hơn hay những vật có thể bị xoắn, bị nhăn hay những tác
phẩm nghệ thuật vẽ đắp, gắn hay bằng những chất liệu nổi,
người ta thường đòi hỏi tấm bọc dày hơn. Loại bìa dày hơn
bốn lớp có bán sẵn trên thị trường. Chúng ta cũng có thể tự
làm bằng cách ép hai hay nhiếu tấm bìa bốn lớp với nhau.
Chúng ta có thể làm những tấm bọc nhiều lớp khá đẹp mắt
với một hay nhiều màu sắc khác nhau. Với bất kỳ loại tấm
bọc nhiều lớp nào, các lớp đều phải được làm từ bìa dùng
cho lưu trữ. Nếu cần loại tấm bọc thật dày thì (sink mat) loại
tấm bọc có khoang trống phía sau là thích h
ợp nhất. Tấm bọc
có khoang trống phía sau (Hình 3) được làm bằng cách dán
những mảnh bìa (có thể sử dụng những mảnh nhỏ) vào lớp

bìa sau để tạo ra một khoảng trống (hay phần thụt vào) và đ

vật được dán vào ở trong đó. Thành của khoang trống đó bị
che kín bởi phần cửa sổ hình chữ nhật của tấm bọc.
Các phương pháp và vật liệu để đính vật vào phần khung
cũng quan trọng không kém bản thân khung đó. Vật phải
được đính vào phần bìa sau c
ủa tấm bọc, không bao giờ đính
lên mặt sau của phần cửa sổ. Dù trong bất cứ trường hợp n
ào
cũng không được đính trực tiếp lên phần bìa đó. Phương
pháp truyền thống là sử dụng bản lề giấy và loại keo dán
thích hợp. Trong những năm gần đây, miếng đỡ góc và riềm
mép trở nên thông dụng vì nó không cần keo dính để dán
vào vật. Bản lề, miếng đỡ góc và băng riềm cho phép ta gỡ
đồ tạo tác ra khỏi tấm bọc dễ dàng khi cần.
Bản lề là những miếng giấy đạt tiêu chuẩn lưu tr
ữ nhỏ, cứng,
hình chữ nhật. Loại kozo của Nhật được ưa thích hơn cả.
Một phần của bản lề dược dán vào mặt trái của vật và một
phần dán vào tấm bìa phía sau. Hai loại bản lề thông dụng
được vẽ trong hình dưới đây. Bạn nên sử dụng loại bản lề có
thể gập lại được khi phải để hở phần mép của vật đư
ợc bọc ở
bên trong.



Hình 1. Tác phẩm được nối bằng bản lề vào tấm bìa cứng ở
mặt sau bằng các bản lề dạng gập.




Hình 2. Tác phẩm được nối bằng bản lề bằng những bản lề
dạng miếng treo.



Hình 3. Tấm bọc có khoang trống phía sau .
Bản lề phải được gắn bằng một loại keo dính không gây ố
bẩn, bền chắc và có thể tẩy sạch được. Các chuyên gia bảo
quản cho rằng nên sử dụng loại keo dán ở dạng hồ nhão tự
chế từ tinh bột. Nếu muốn biết thêm thông tin chi ti
ết về việc
bao bọc và nguồn cung cấp vật liệu, bạn có thể tham khảo tờ
rơi của NEDCC có hướng dẫn cách “Làm thế nào để tự làm
tấm bọc và bản lề".
Bản lề thường được gắn vào góc trên của đồ tạo tác, mặc dù
với những vật khổ lớn và nặng, chúng ta phải gắn thêm bản
lề tại một vài điểm dọc theo mép trên. Nếu vật có vẫn xu
hướng bị "trôi" ("floated") (làm lộ các mép trần) những bản
lề gắn thêm ở góc dưới hay dọc theo ba mép còn lại là rất
cần thiết.
Loại giấy thường được khuyên dùng để làm bản lề nhất là
giấy kozo nguyên chất của Nhật Bản, đôi khi bị nhầm lẫn là
giấy làm từ cây dâu tằm hay thậm chí là giấy làm từ rơm.
Giấy làm từ 100% gỗ kozo thường rất nhẹ, không có lignin,
và thớ sợi dài. Loại giấy này tốt, giữ được độ bền chắc, dẻo
dai trong nhiều năm. Trước đây loại giấy này được làm thủ
công, nhưng hiện nay một số được làm bằng máy móc. Các

nhà cung cấp vật liệu bảo quản luôn có sẵn loại giấy kozo
này với khối lượng lớn và đủ loại sắc thái của màu trắng.
Loại keo dính được các chuyên gia bảo quản ưa thích hơn c

là loại keo dán ở dạng hồ nhão tự chế từ tinh bột. Nó đáp
ứng đủ các tiêu chuẩn cần thiết để làm keo dán bảo quản: độ
bền chắc thích hợp, các tính chất bảo quản tốt, không có xu
hướng làm bạc màu và dễ tẩy sạch. Keo dán có nguồn gốc
động vật (chất nhầy) hay cao su dán không được khuyên sử
dụng vì chúng bị xỉn màu khi dán lâu ngày và làm ố bẩn vật.
Keo dính tổng hợp như keo gia dụng màu trắng thường gặp
có thể không làm bẩn vật nhưng cũng không sử dụng được
vì loại keo này dính bết lại không tẩy được khi dán lâu ng
ày.
Loại băng dán tự dính dùng trong lưu trữ mới xuất hiện trên
thị trường trong những năm gần đây vẫn chưa chứng minh
được tính năng của nó. Loại này ít ra cũng không làm ố bẩn
trong thời gian ngắn nhưng những tính chất bảo quản khác
vẫn chưa được biết đến, vì thế chúng ta không nên sử dụng.
Các phương pháp làm khung không cần chất kết dính có thể
được dùng thay cho bản lề. Một trong các ph
ương pháp đó là
sử dụng miếng đỡ góc, có thể là những miếng giấy bọc gấp
trùm lên các góc của đồ tạo tác và dán vào phần bìa sau của
tấm bọc hay có thể là những dải băng đặt chéo qua các góc.
Còn cách khác nữa là sử dụng băng riềm, dùng những dải
giấy dài bọc trùm lên các cạnh của đồ tạo tác. Để giữ cố
định, những miếng đỡ không có keo dán phải đè lên mặt
trước của vật. Nhưng chỉ có thể giấu khéo viền đỡ đó nếu nó
được phủ một tấm bọc mà tấm bọc đó cũng phải phủ lên m

ột
ph
ần của đồ tạo tác. Miếng đỡ góc hay băng riềm mép có thể
được làm từ giấy hay phim pôliexte. Những viền góc nhỏ
bán sẵn trên thị trường để dán ảnh thì dùng được cho ảnh và
các vật nhỏ bằng giấy. Tuy nhiên, hầu hết đồ tạo tác bằng
giấy cần góc bao viền và những dải phim pôliexte (Mylar)
chéo ngang góc lớn hơn. Những d
ải sợi dệt bằng vải pôliexte
cũng có thể được sử dụng. Mặt vải pôliexte thường xỉn và vì
thế khó nhận thấy hơn mặt phim pôliexte láng bóng.
Viền bọc không có tấm bọc hình cửa sổ
Tấm bọc không phải lúc nào cũng thích hợp. Một số tác
phẩm đương đại trông sẽ rất kỳ dị nếu bị bọc viền lại, và t
ấm
bọc cũng không đúng về mặt lịch sử đối với những bản in
được trưng bày trong những chiếc khung cổ. Nếu không sử
dụng tấm bọc, đồ vật phải được cố định bằng bản lề vào
phần sau của bìa giấy và đóng khung sao cho nó không bị
tiếp xúc với lớp tráng kính. Sử dụng một miếng đệm đảm
bảo sẽ có một khoảng trống ở giữa lớp tráng kính và vật; (có
thể giấu được ít nhất một phần của miếng đệm này dưới
đường rãnh của khung). Cũng như các vật liệu khác ở trong
khung, miếng đệm phải không có axit và phải có tính ổn
định hoá học. Có thể làm thành những miếng đệm tốt từ
những dải bìa vải. Những dải bìa v
ải có thể gắn với lớp tráng
kính dưới đường rãnh của khung bằng một miếng băng dính
hai mặt, ví dụ như băng dính hai mặt hiệu 3M Scotch#415.
N

ếu miếng đệm sơn màu đen sẽ khó nhận thấy hơn. Chúng
ta cũng nên sử dụng một loại sơn acrylic. Miếng đệm dày
hơn bốn lớp có thể được làm bằng cách ép hai hay ba dải
giấy bằng băng dính hai mặt #415. Một cách lựa chọn khác
là yêu cầu thợ đóng khung làm khung có sẵn miếng đệm.
Lớp tráng kính
Đối với những tác phẩm nghệ thuật trên giấy, rất cần có lớp
tráng kính để bảo vệ bề mặt giấy xốp mỏng manh khỏi bụi
và chất bẩn. Do hơi ẩm có thể đọng lại ở mặt trong của lớp
tráng kính bảo vệ bức tranh nên lớp tráng kính không nên
tiếp xúc với đồ tạo tác. Vật liệu làm lớp tráng kính tốt nhất
cho các tác phẩm nghệ thuật và đồ tạo tác là những vật liệu
được thiết kế để lọc bỏ những thành phần gây hại (tia tử
ngoại) có trong ánh sáng. Tấm arcylic, UF -3Plexiglas, do
hãng Rohm và Haas sản xuất, được các bảo tàng sử dụng
trong mấy chục năm qua. Gần đây các công ty khác đã cho
ra đời tấm kính và arcylic có thể lọc phóng xạ tia tử ngoại.
Khi lựa chọn vật liệu làm lớp tráng kính phải đảm bảo chọn
được loại có khả năng lọc tia tử ngoại cao, ít nhất là 90%.
Hầu hết các loại kính và nhiều loại arcylic không ngăn được
phóng xạ tử ngoại, còn những loại khác chỉ lọc được một
lượng nhỏ.
Cũng cần phải chú ý rằng các loại acrylic mang tĩnh điện
không được sử dụng được cho tranh phấn màu, bản vẽ bằng
than củi hay những vật có chất liệu không bền chắc khác.
Thay vào đó có thể sử dụng kính lọc tia tử ngoại.
Đôi khi, duy trì việc sử dụng loại thủy tinh thổi thủ công
truyền thống trong khung tranh cổ là một việc quan trọng.
Trong trường hợp như vậy chúng ta có thể sử dụng hệ thống
tráng phủ 2 lớp với lớp tráng phủ lọc tia tử ngoại gần sát với

đồ vật (nhưng không tiếp xúc với đồ vật) còn lớp kính thì
nằm ở phía ngoài. Người xem sẽ không thấy được lớp tráng
phủ thứ 2.
Nh
ững điều cần chú ý thêm khi đóng khung
Để tăng thêm sự bảo vệ, khung tranh nên được dán dính lại
và phải có thêm ít nhất một lớp bìa cứng đạt tiêu chuẩn lưu
trữ. Lớp bìa phía sau này có tác d
ụng bảo vệ tranh khỏi nhiệt
độ hay những tác dụng vật lý, và phải là bìa bằng giấy 100%
và không có lignin. Loại bìa này được ưa dùng hơn bìa gỗ
hay bọt xốp vì bìa gỗ và bọt xốp thường tạo ra chất hoá học
khi sử dụng lâu ngày. Thêm vào đó, chúng ta nên đặt một
miếng hút ẩm vào giữa những tấm bìa sau và gắn với phần
sau khung bằng băng dính hai mặt 3M #415. Mặc dù loại
Marvelseal-1 tấm ép nhôm và nhựa trơ-chống thấm hơi ẩm
và khí gaz còn tốt hơn nhưng chúng ta vẫn có thể sử dụng
phim pôliexte 4 hay 5 li làm tấm hút ẩm.
Khung cần phải đủ dày để chứa tất cả các lớp, các phần
trong khung không được thò ra phía sau khung và chạm vào
tường. Tốt nhất là các lớp bìa phía sau phải được khoét hốc
(tạo một khoảng trống trong khung) vì như vậy sẽ có một
khoảng cách giữa khung tranh với tường. Khi đặt làm khung
tranh mới, bạn phải chắc chắn khung tranh đủ dày. Chúng ta
có thể làm cho những khung gỗ sẵn có dày thêm bằng cách
ghép thêm vào phía sau khung những thanh gỗ mỏng rồi
đóng hay dán cố định chúng lại.
Khung tranh phải càng kín hơi càng t
ốt để ngăn bụi, chất bẩn
và để giữ ổn định phần bên trong khung chống lại sự thay

đổi bất thường của nhiệt độ và độ ẩm không khí. Các phần
trong khung phải được giữ chắc với nhau bằng đinh đầu nhỏ
hay bằng những chiếc móc kim loại khác. Lớp bìa cuối cùng
phải được dán vào khung bằng băng dính đặc biệt. Ngoài ra
còn có cách khác nữa là phủ lên mặt sau khung một tấm
chống bụi làm bằng giấy cứng hay một tấm chống ẩm như
đã nói ở trên. Để bảo vệ hơn nữa, một số chuyên gia bảo
quản còn dán lớp tráng phủ lên mặt trong của khung bằng
băng dính. Một số người khác xếp xen các lớp tráng phủ,
tấm bọc, vật, và lớp bìa phía sau rồi dán các mép lại bằng
băng dính. Những lớp đó sau khi dán lại được cố định ở
trong khung thành một khối thống nhất.
Xin hãy lưu ý rằng gỗ có thể tạo ra một số chất dễ bay hơi
làm hỏng giấy. Điều này càng đúng đối với gỗ cắt còn tươi.
Thậm chí chiếc khung gỗ cũ cũng sinh ra chất khí gây hại.
Như đ
ã cảnh báo trước, gỗ phải cách đồ vật ít nhất 1 inch.
Các yếu tố về khoảng cách và phụ gia kiềm trong tấm bọc v
à
bìa viền sẽ bảo vệ đồ tạo tác. Khi cần phải sử dụng khung g

cổ đòi hỏi vừa khít, phần bên trong đường rãnh ph
ải lót bằng
vật liệu chống ẩm như phim pôliexte hay Marvelseal. Một
mặt băng keo Marvelseal nóng chảy khi gặp nhiệt và có thể
được là vào mặt trong đường rãnh của khung.
Kết luận
Ngay c
ả khi sử dụng lớp kính tráng để lọc tia tử ngoại,
chúng ta vẫn nên treo đồ vật ở nơi có ánh sáng dịu. Do ánh

sáng ở mức độ nào cũng có khả năng gây hư hại, các chuyên
gia bảo quản khuyên rằng không nên trưng bày các tác ph
ẩm
nghệ thuật trên giấy trong thời gian dài. Hơn nữa, các khu
vực cất giữ và trưng bày phải thoáng mát và khô ráo, với sự
thay đổi nhiệt độ và độ ẩm không khí ở mức thấp nhất. Thời
tiết thay đổi không những làm cho giấy mềm đi theo thời
gian mà còn gây ra những nếp nhăn gợn không nhìn thấy
được và làm biến dạng tấm giấy. Việc đóng khung thường
xuyên có thể bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật trước những
thay đổi nho nhỏ bất thường của thời tiết nhưng không
chống lại được độ ẩm cao trong thời gian dài hay theo mùa.
Đối với tất cả các tác phẩm nghệ thuật và đồ tạo tác lịch sử
trên giấy, môi trường xung quanh là yếu tố quyết định cho
việc bảo quản chúng.
Tài liệu tham khảo thêm
Clapp, Anne F., Curatorial Care of Works of Art on Paper.
New York: Nick Lyons Books, 1987.

Glaser, Mary Todd, "How To Do Your Own Matting and
Hinging." In Preservation of Library and Archival Materials:
A Manual, 3rd ed., rev. and expanded; ed. by Sherelyn
Ogden. Andover, MA: Northeast Document Conservation
Center, 1999.
Phibbs, Hugh, "Building Space Into the Frame," Picture
Framing Magazine, Feb. 1995.
Phibbs, Hugh, "Preservation Matting for Works of Art on
Paper," A Supplement to Picture Framing Magazine, Feb.
1997.
Smith, Merrily A., Matting and Hinging of Works of Art on

Paper. Washington: Library of Congress, 1981.

×