Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ứng dụng công nghệ trong quảng bá các hoạt động của cơ quan thông tin thư viện ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.64 KB, 7 trang )

Ứng dụng công nghệ trong quảng bá các hoạt động của cơ quan thông tin thư
viện
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin và truyền thông thì
công công nghệ RFID cũng ngày càng phát triển rất mạnh ở nhiều lĩnh vực
khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực thư viện. Đây là một công nghệ mới tiên
tiến hơn nhiều so với công nghệ mã vạch mà có nhiều thư việc đang được sử
dụng hiện nay. Mặc dù, giá thành của nó hiện nay còn cao nhưng trong vài
năm tới giá của sản phẩm này sẽ giảm dần và sẽ là lựa chọn hàng đầu của các
thư viện vì những ưu điểm vượt trội của nó so với công nghệ mã vạch.
RFID viết tắt của Radio Frequency Identìication (RFID – Nhận dạng tần số
vô tuyến), nói cách khác thì đây là thuật ngữ chung nhằm mô tả công nghệ
nhận dạng các vật thể (con người, đồ vật…) bằng sóng vô tuyến. Ngoài
RFID, hiện nay còn có một số công nghệ nhận dạng tự động khác như: công
nghệ mã vạch, nhận dạng đặc trưng quang học, sinh trắc học (giọng nói, chữ
ký, vân tay v.v.)…Với công nghệ nhận dạng tự động giúp cho các cơ quan,
doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và tăng cường tính chính xác về mặt
dữ liệu, đồng thời góp phần vào việc tiết kiệm chi phí và sức lao động một
cách đáng kể.

1. Hoạt động RFID
Hệ thống RFID hoạt động cũng khá đơn giản:
 Trước hết đầu đọc ra lệnh tìm thẻ RFID bằng cách truyền tính hiệu
sóng vô tuyến đến thẻ RFID; khi nhận được lệnh của đầu đọc, thẻ sẽ tự
động thông báo với với đầu đọc ID của mình bằng cách gữi lại tín hiệu
đi kèm với thông tin khác như: số ĐKCB, nhan đề, tác giả, NXB … Từ
những thông tin này, đầu đọc sẽ giải mã toàn bộ thông tin của thẻ sang
‘ngôn ngữ số’ và tiếp tục bàn giao thông tin đó cho hệ thống máy chủ
đã được thiết lập hệ thống phần mềm giải pháp RFID.
 Hệ thống RFID phục vụ thư viện được thực hiện thông qua 2 chức
năng: xác định/nhận dạng và an ninh. Khi sử dụng thẻ RFID cho sách
sẽ không cần việc quét mã như khi sử dụng hệ thống barcode. Hơn nữa,


hệ thống RFID cho phép nhận dạng đồng thời nhiều thẻ, quản lý kho
nhanh chóng và tự động, và nhiều chức năng khác sẽ được đề cập dưới
đây.
2. Một số tiện ích RFID
Trình tự hoạt động của RFID như đã nêu trên có thẻ các cơ quan/doanh
nghiệp với các qui trình hoạt động với những tiện ích cơ bản sau:
 Tính thông suốt: Thể hiện một cách rõ ràng với toàn bộ thông tin chi
tiết với cần cú nhấp chuột.
 Hạn chế giả tạo: Với công nghệ thẻ RFID, một khi không nhận diện
đầy đủ thông tin chi tiết thì hệ thống RFID sẽ tự động gữi cảnh báo về
máy chủ.
 Giải quyết được lo ngại của khách hàng/độc giả: Hệ thống thẻ RFID sẽ
nhận ra hàng quá đát, hỏng hóc bằng cách gời cảnh báo qua email, tin
nhắn…

3. Ứng dụng triển khai và hệ thống thiết lập
* Ứng dụng triển khai tại thư viện

* Hệ thống cần thiết lập

Cổng an ninh phải hỗ trợ cả chip RFID và chỉ từ
(EM)
Cụ thể:
 Kiểm soát các hoạt động ra vào
 Chống trộm
 Không cần mã vạch



Thực hiện quá trình kiểm kê sách, thống kê tài liệu,

thiết bị một cách chính xác và am toàn
Cụ thể:
 Dễ dạng quản lý giá sách, ‘nhóm thiết bị’ – giá
thiết bị
 Tích hợp với tự động phân loại sách tài liệu




Trạm trả sách tự động
Hệ thống này có thể làm việc với hệ thống mã vạch và
RFID
Tích hợp với hệ thống quan sát (Camera)
Cụ thể:
 Trả sách tự động
 Lưu lại giao dịch (log transaction)


4. Kết luận
Hiện nay công nghệ RFID còn quá mới lạ với thị trường Việt Nam, dó đó sẽ
còn mất một thời gian dài để có thể phân tích và đánh giá chính xác doanh
thu của các doing nghiệp VN tham gia ứng dụng công nghệ RFID. Công
nghệ RFID có rất nhiều lợi thế so với các barcode (mã vạch) truyền thống và
các nhãn chống trộm, đồng thời góp phần vào việc tiết kiệm chi phí và sức
lao động một cách đáng kể.
Trong quá trình kiếm kho tài liệu trong thư viện có nhiều cách để xác định
thông tin tài liệu. Tuy nhiên cách phổ biến nhất là lưu trữ một số thông tin
đặc trưng của tài liệu vào một microchip (chip RFID) cùng với hệ thống ăng
ten (anten) và hệ thống Ăng ten sẽ cho phép chip truyền những thông tin
nhận dạng tới thiết bị đọc. Thiết bị đọc chuyển đổi sóng radio từ chip RFID

thành dạng số và sau đó được đưa vào máy tính để xử lý.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Bạc
GV: Bộ môn Thông tin Thư Viện – Khoa KHXH & NV - ĐH Cần Thơ

Tài liệu tham khảo
[1] Erhan, RFID Library System Management, Faculty of Engineering and
Architecture, Editepe University.
[2] IBM is emerging as the leader in RFID integration and consulting
services. Tham khảo tại địa chỉ:

[3] Jean-Michel Corrieu, IBM RFID Solutions, IT Solutions for Business
Value.
[4] RFID Based Library Management System, RapidRadio Solutions Pvt.
Ltd.
[5] Giải pháp RFID, Intelligent Generation Services. Địa chỉ tham khảo:
.

×