LUAN VAN CHAT LUONG download : add
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Nhóm 36 – Chính sách thương mại quốc tế1
Tóm tắt
Hiệp định Thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA) là hiệp định thương mại tự do
(FTA) thế hệ mới giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), đang trong
giai đoạn cuối của q trình hồn tất, dự kiến được ký kết chính thức và cơng bố vào đầu
năm 2019 này. Hiệp định này được dự báo là bước đột phá đối với hoạt động xuất khẩu của
Việt Nam sang thị trường EU và là cửa ngõ để thâm nhập thị trường Châu Âu rộng lớn. Bài
viết này phân tích một số nội dung chính của Hiệp định, tình hình xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường EU thời gian qua, từ đó nhận diện các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam.
Thông qua phương pháp phân tích, tổng hợp và phỏng vấn chuyên gia, kết quả nghiên cứu
cho thấy EVFTA mang đến nhiều cơ hội to lớn đổi với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt
Nam, trong đó tiêu biếu là việc tiếp cận một thị trường mới và đẩy mạnh xuất khẩu được các
mặt hàng tiêu dùng vốn là thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, các thách thức đặt ra cũng
khơng ít, chủ yếu xuất phát từ năng lực cạnh tranh còn thấp của hàng Việt Nam xuất khẩu và
những khác biệt ở thị trường EU. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để triển khai các giải pháp
phù hợp nhằm giúp Việt Nam tận dụng tối đa lợi ích từ Hiệp định này.
Từ khóa: EVFTA, cơ hội, thách thức, Việt Nam.
Mã số: 000 | Ngày nhận bài: 00/00/2019 | Ngày hoàn thành biên tập: 00/00/2019 | Ngày duyệt đăng: 00/00/2019
Abstract
The EU - Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA), a new generation of free trade
agreements (FTA) between Vietnam and European Union member states (EU), in the final
stage of the process, is expected to be officially signed and announced in early 2019. This
agreement is forecasted to be a breakthrough for Vietnam's exporting activities to the EU
market and a gateway to penetrate the vast European market. This article analyzes some of
the main contents of the agreement, the situation of Vietnam's exportation to the EU market
over the past, thereby identifying opportunities and challenges for Vietnam. Through the
method of analyzing, synthesizing and interviewing experts, the research results show that
EVFTA brings many great opportunities to exchange with Vietnamese exporters, in which the
consumption is the access to a new market and boost exportation of consumer goods which
are Vietnam's strengths. However, the challenges posed are not less, mainly derived from the
low competitiveness of Vietnamese exports and differences in the EU market. The results of
this study are the basis for implementing appropriate solutions to help Vietnam make the most
use of this agreement.
Key words: EVFTA, opportunities, challenges, Vietnam.
Paper
1
No. 000 | Date of receipt: 00/00/2019 | Date of revision: 00/00/2019 | Date of approval: 00/00/2019
Trường Đại học Ngoại Thương – Cơ sở Hà Nội
1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện
đại và năng động đang có xu hướng “tồn
cầu hóa”, mở cửa và hội nhập, mối quan hệ
giữa các quốc gia được thiết lập càng rộng
rãi và chặt chẽ trên mọi lĩnh vực. Nhận thức
được điều đó, Việt Nam đã nhanh nhạy để
có những bước chuyển mình theo kịp với thế
giới. Bắt đầu từ đại hội Đảng VI (1986) xác
định đường hướng phải “đổi mới” và thực
hiện công cuộc “hiện đại hóa- cơng nghiệp
hóa”, Đất nước ta đã có những bước tiến
vượt bậc cả về kinh tế, văn hóa và xã hội.
Với mục tiêu “Đa dạng hóa thị trường, đa
phương hóa mối quan hệ kinh tế”, Việt Nam
đang hướng tới con đường xuất khẩu hàng
hóa để tìm kiếm và mở rộng thị trường từ đó
nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền
kinh tế. Và để thực hiện điều đó, chúng ta đã
vượt qua rất nhiều rào cản, quy định khó
khăn để kí kết các văn bản hợp tác và gia
nhập vào các tổ chức thương mại lớn
(ASIAN, APEC, WTO…) có tính chất mở
đường cho nền kinh tế. Trong số đó, hiệp
định thương mại tự do Việt Nam EU
(EVFTA) là một trong những hiệp định
quan trọng đang trong quá trình đàm phán
và dự định sẽ ký kết và có hiệu lực trong
năm 2019 này. Đây được coi như chiếc chìa
khóa mở cửa cho hàng hóa Việt Nam (đặc
biệt là giày da, may mặc, thủy sản và nông
sản…) thâm nhập vào thị trường hết sức khó
tính nhưng đầy tiềm năng này.
Sau hiệp định Hợp tác VN-EU 7/1985,
EVFTA chính là một bước ngoặt lớn giúp
nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Theo đó, hai bên sẽ dần dỡ bỏ hàng rào thuế
quan và phi thuế quan theo lộ trình, tạo điều
kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu mở rộng
hơn. Trong thời gian gần đây, EU đã trở
thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt
Nam. Vì vậy hiệp định này được kì vọng sẽ
giúp cho cán cân thương mại của Việt Nam
thặng dư và tăng cường vị thế của Việt Nam
trên đấu trường quốc tế. Tuy nhiên, bên
cạnh các cơ hội thì vẫn cịn khơng ít thách
thức, chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân về
năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt
Nam, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam với
EU, sự khác biệt về văn hóa... Do vậy, việc
nghiên cứu các cơ hội và thách thức này là
cần thiết nhằm giúp Việt Nam tối đa hóa lợi
ích có được từ Hiệp định. Về chủ đề này,
trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu về quan hệ thương
mại Việt Nam – EU, các nghiên cứu này chú
trọng phân tích nhiều về quá trình hình
thành và nội dung của Hiệp định EVFTA.
Một số nghiên cứu có đề cập đến cơ hội và
thách thức đối với hoạt động xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam sang thị trường EU nhưng
chưa toàn diện và hệ thống. Do đó, bài viết
này tập trung vào phân tích nội dung của
Hiệp định EVFTA và tình hình hoạt động
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị
trường EU giai đoạn 2008- 2018. Bài viết
nhằm phân tích các nội dung cam kết trong
Hiệp định EVFTA, đánh giá tình hình hiện
nay và nhận diện những cơ hội và thách thức
đối với Việt Nam trong hoạt động xuất
khẩu. Đây là cơ sở để xác định được những
bước đi và cách làm phù hợp khi xuất khẩu
hàng hóa sang thị trường EU trong giai đoạn
mới.
2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
2. Nội dung chính
EVFTA
EVFTA là một FTA
phạm vi cam kết rộng và
cao. Các lĩnh vực cam
EVFTA bao gồm:
của hiệp định
thế hệ mới, với
mức độ cam kết
kết chính trong
2.1. Thương mại hàng hóa
2.1.1. Cam kết mở cửa thị trường hàng
hóa của EU
EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi
EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của
Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong
biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có
hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng
thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7%
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn
lại (bao gồm: 1 số sản phẩm gạo, ngô ngọt,
tỏi, nấm, đường và các sản phẩm chứa hàm
lượng đường cao, tinh bột sắn, cá ngừ đóng
hộp), EU cam kết mở cửa cho Việt Nam
theo hạn ngạch thuế quan (TRQs) với thuế
nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
2.1.2. Cam kết mở cửa thị trường hàng
hóa của Việt Nam
Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan
ngay sau khi EVFTA có hiệu lực cho hàng
hóa của EU thuộc 65% số dòng thuế trong
biểu thuế.
Trong vòng 10 năm kể từ khi EVFTA
có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ
trên 99% số dòng thuế trong biểu thuế. Số
dòng thuế còn lại sẽ áp dụng hạn ngạch thuế
quan với mức thuế trong hạn ngạch là 0%.
2.1.3. Cam kết về thuế xuất khẩu
Việt Nam cam kết xóa bỏ hầu hết các
loại thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất
khẩu sang EU, và cam kết khơng tăng thuế
đối với các sản phẩm cịn lại (trong đó có
dầu thơ và than đá).
2.1.4. Cam kết về hàng rào phi thuế
Rào cản kỹ thuật đối với thương mại
(TBT): Hai Bên thỏa thuận tăng cường thực
hiện các quy tắc của Hiệp định về các Rào
cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO
(Hiệp định TBT), trong đó Việt Nam cam
kết tăng cường sử dụng các tiêu chuẩn quốc
tế trong ban hành các quy định về TBT của
mình; quy định về các hàng rào phi thuế đối
với lĩnh vực ơ tơ,trong đó Việt Nam cam
kết cơng nhận tồn bộ Chứng chỉ hợp chuẩn
đối với ô tô (COC) của EU sau 5 năm kể từ
khi EVFTA có hiệu lực; Việt Nam cam kết
chấp nhận nhãn “Sản xuất tại EU” (Made in
EU) cho các sản phẩm phi nông sản (trừ
dược phẩm) đồng thời vẫn chấp nhận nhãn
xuất xứ cụ thể ở một nước EU.
Các biện pháp phi thuế quan khác: Hiệp
định cũng bao gồm các cam kết theo hướng
giảm bớt hàng rào thuế quan khác (ví dụ về
cam kết về cấp phép xuất khẩu/nhập khẩu,
thủ tục hải quan…) nhằm tạo điều kiện cho
hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai bên.
2.2. Thương mại dịch vụ và đầu tư
Cam kết của Việt Nam và EU trong
EVFTA về thương mại dịch vụ đầu tư
hướng tới việc tạo ra một môi trường đầu tư
cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các
doanh nghiệp hai bên, trong đó:
Cam kết của EU cho Việt Nam: Cao
hơn cam kết của EU trong WTO và tương
đương với mức cao nhất của EU trong các
FTA gần đây của EU
Cam kết của Việt Nam cho EU: Cao
hơn cam kết của Việt Nam trong WTO và ít
nhất là ngang bằng với mức mở cửa cao
nhất màViệt Nam cho các đối tác khác trong
3
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
các đàm phán FTA hiện tại của Việt Nam
(bao gồm cả TPP); Các cam kết về bảo hộ
đầu tư và giải quyết tranh chấp đã được hai
bên đàm phán.
2.3. Mua sắm của Chính phủ
Hiệp định EVFTA bao gồm các nguyên
tắc về mua sắm của Chính phủ (đấu thầu
cơng) tương đương với quy định của Hiệp
định mua sắm của Chính phủ của
WTO(GPA).
Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua
mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để
đăng tải thông tin đấu thầu: Việt Nam sẽ
thực hiện theo lộ trình; EU cũng cam kết
dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực
thi các nghĩa vụ này.
Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền
dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói
thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao
động trong nước.
phương về Môi trường mà mỗi Bên đã ký
kết/gia nhập;
Cam kết gia nhập/ký kết các Công ước
cơ bản của ILO mà mỗi Bên chưa tham gia;
Cam kết sẽ khơng vì mục tiêu thu hút
thương mại và đầu tư mà giảm bớt các yêu
cầu hoặc phương hại tới việc thực thi hiệu
quả các luật về môi trường và lao động trong
nước;
Thúc đẩy trách nhiệm xã hội (CSR) của
doanh nghiệp, có dẫn chiếu tới các thơng lệ
quốc tế về vấn đề này;
Các điều khoản tăng cường minh bạch
và trách nhiệm giải trình.
2.5. Thương mại và phát triển bền
vững
EVFTA bao gồm một chương khá toàn
2.6. Cơ chế giải quyết tranh chấp
EVFTA thiết lập một cơ chế giải quyết
các tranh chấp có thể phát sinh giữa Việt
Nam và EU trong việc diễn giải và thực thi
các cam kết của Hiệp định;
Cơ chế này áp dụng đối với hầu hết các
Chương của Hiệp định và được đánh giá
trong một số mặt là nhanh và hiệu quả hơn
cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO;
Cơ chế này được thiết kế với tính chất
là phương thức giải quyết tranh chấp cuối
cùng, khi các bên khơng giải quyết được
tranh chấp bằng các hình thức khác;
Cơ chế này bao gồm các quy trình và
thời hạn cố định để giải quyếttranh chấp,
theo đó hai Bên trước tiên phải tham vấn,
nếu tham vấn không đạt được kết quả thì
một trong hai Bên có thể u cầu thiết lập
một Ban hội thẩm bao gồm các chuyên gia
diện về thương mại và phát triển bền vững,
bao gồm một số nội dung quan trọng như:
Cam kết thực thi hiệu quả các tiêu
chuẩn cơ bản củaTổ chức Lao động Thế giới
(ILO), các Công ước của ILO (không chỉ
các Công ước cơ bản), các Hiệp định Đa
pháp lý độc lập;
EVFTA cũng dự liệu một cơ chế khác
mềm dẻo hơn :cơ chế trung gian, để xử lý
các vấn đề liên quan tới các biện pháp có
ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và thương
mại song phương.
2.4. Sở hữu trí tuệ
Phần sở hữu trí tuệ trong EVFTA gồm
các cam kết về bản quyền, phát minh, sáng
chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ
dẫn địa lý... với mức bảo hộ cao hơn so với
WTO; tuy nhiên, các mức này về cơ bản phù
hợp với quy định của pháp luật hiện hành
của Việt Nam.
4
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Dự kiến trong năm 2019 này, Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
được trình Nghị viện châu Âu phê chuẩn và
chính thức có hiệu lực.
3. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường EU
Theo số liệu thống kê chính thức của
Tổng cục Hải quan, tổng trị giá trao đổi
hàng hoá giữa Việt Nam và Liên minh châu
Âu (EU28) trong năm 2017 đạt 50,46 tỷ
USD, tăng 11,9% so với năm trước 2016 và
chiếm 11,8% tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu của cả nước. Trong đó, kim ngạch xuất
khẩu là 38,33 tỷ USD, tăng 12,7% (tương
ứng tăng 4,33 tỷ USD về số tuyệt đối) so với
một năm 2016.
Trong 3 quý đầu năm nay xuất khẩu
hàng hóa Việt Nam sang EU cũng đạt 31,2
tỷ USD, tăng 2,96 tỷ USD so với cùng kỳ
năm 2017, trong khi nhập khẩu từ thị trường
này 9,99 tỷ USD. Thặng dư thương mại của
Việt Nam với EU lên tới 21,24 tỷ USD chỉ
trong 9 tháng.
Các số liệu thống kê cho thấy, trong
thương mại hàng hóa với EU, cán cân
thương mại ln nghiêng về phía Việt Nam
với mức thặng dư cao, trong một số năm,
nhờ trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng
tăng cao như máy vi tính, sản phẩm điện tử
và linh kiện; điện thoại các loại và linh
kiện… Bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất
thặng dư thương mại thậm chí cịn gấp hai
lần so với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ
EU vào Việt Nam.
khẩu truyền thống của nước ta vẫn đạt kim
ngạch xuất khẩu khá như dệt may, giày dép,
cà phê, hải sản… Điều này cho thấy nếu
hiệp định EVFTA được ký kết và chính thức
có hiệu lực thì đó sẽ là địn bẩy cho xuất
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
EU tăng cao trong những năm gần đây là
5
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường
EU.
4. Cơ hội
Với 500 triệu người tiêu dùng và GDP
hơn 17.000 tỷ USD của EU, việc ký kết
EVFTA sẽ là một cú hích quan trọng để Việt
Nam tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại với EU, giúp mở rộng hơn nữa
thị trường cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là
những sản phẩm mà hai bên có thế mạnh
như dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ
của Việt Nam và máy móc, thiết bị, ơ tơ, đồ
uống có cồn, một số loại nông sản của EU.
EVFTA mang lại rất nhiều cơ hội như
là thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh hơn, mở
rộng thị trường cả về thương mại và đầu tư,
người tiêu dùng trong nước có nhiều sự lựa
chọn hàng hóa dịch vụ, thúc đẩy cải cách thể
chế theo cơ chế thị trường chuẩn mực và
thông lệ quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại.
Với mặt hàng gạo, EU dành cho Việt
Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với
gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm.
Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được
miễn thuế hoàn toàn. Riêng gạo tấm, thuế
nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đối
với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập
khẩu về 0% trong vịng 7 năm.
Tồn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau
củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi
xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ
thủy tinh… về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế
quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Đối với xuất khẩu của EU, cam kết của
Việt Nam đối với các mặt hàng chính như ơ
tơ, xe máy, Việt Nam cam kết sẽ đưa thuế
nhập khẩu về 0% sau từ 9 tới 10 năm, riêng
xe máy có dung tích xy-lanh trên 150 cm3
có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 7 năm.
Rượu vang, rượu mạnh, bia, thịt lợn và thịt
gà: Việt Nam đồng ý xóa bỏ thuế nhập khẩu
trong thời gian tối đa là 10 năm.
4.1. EVFTA giúp cắt giảm mạnh các
loại thuế quan
Về xuất nhập khẩu, EVFTA có cam kết
mở cửa thị trường mạnh mẽ, Việt Nam và
EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn
99% số dòng thuế. Đối với rất ít số dịng
thuế cịn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn
ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan
một phần.
Đối với dệt may, giày dép và thủy sản
(trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên) của Việt
Nam, EU sẽ xóa bỏ hồn tồn thuế nhập
khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam trong
vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành cho
Việt Nam một lượng hạn ngạch thuế quan
thỏa đáng.
4.2 Gia tăng sức cạnh tranh với các
mặt hàng cùng loại cua các quốc gia khác
Hiện tại hàng hóa của Việt Nam được
hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
của EU (Generalized System of Preferences
- GSP). Theo đó các nước đang phát triển
được trả thuế thấp hơn đối với hàng hóa xuất
khẩu sang EU, nhưng điều này được xem
xét định kỳ. Đây là mức thuếthấp hơn so với
biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi (Most
Favoured Nation - MFN) được áp dụng đối
với Singapore, Malaysia, Brunei, giúp hàng
hóa của Việt Nam cạnh tranh hơn so với
hàng xuất khẩu từ các nước này. Tuy nhiên,
tất cả các loại hàng hóa (trừ vũ khí và chất
nổ) từ các nước kém phát triển hơn như Lào,
6
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Campuchia và Myanmar được miễn thuế khi
hàng hóa vào EU nhờ Hiệp ước mọi thứ trừ
vũ khí (Everything but Arms – EBA). Do
vậy, khi EVFTA có hiệu lực, khả năng cạnh
tranh của hàng Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể
so với các nước MFN và GSP, và giảm
chênh lệch với các nước kém phát triển.
MFN
GSP
EBA
Brunei
Indonesia
Lao
Malaysia
Việt Nam
Campuchia
Singapore
Thái Lan
Myanmar
Philippines
Hình 1- Ưu đãi thuế của EU đối với hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN
Nguồn: Bộ Công thương
4.3. Thương mại song phương được
đẩy mạnh
Hiệp định EVFTA tác động đến tăng
trưởng kinh tế thông qua các hoạt động thu
hút đầu tư và mở rộng xuất khẩu.
Khi chưa có EVFTA, EU gồm 28 thành
viên đã là nhà đầu tư thuộc top đầu của Việt
Nam. Với các cam kết mở cửa thị trường
sâu rộng về đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất
và dịch vụ, lại được ràn buộc bởi những cam
kết về bảo hộ sở hữu trí tuệ, EVFTA sẽ tạo
ra động lực mới cho việc thu hút đầu tư của
các doanh nghiệp EU vào Việt Nam.
Trước khi có EVFTA, EU đã là thị
trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.
Với mức cắt thuế theo ngun tắc 7/10, theo
đó EU sẽ xóa bỏ tồn bộ thuế nhập khẩu
hàng hóa từ Việt Nam tối đa trong vịng 7
năm theo các lộ trình xóa bỏ ngay, xóa bỏ
sau 3 năm, 5 năm và sau 7 năm.
Việt Nam hiện đang nhập khẩu nhiều
máy móc thiết bị và nguyên vật liệu đầu vào
để phục vụ các ngành gỗ, dệt may,…. Trong
đó, máy móc thiết bị là thế mạnh của EU.
Đây sẽ là cơ hội để chúng ta có được máy
móc thiết bị tốt, giá rẻ, nhằm sản xuất ra sản
phẩm có chất lượng cao.
Trong thực tế đàm phán, một số dịng
thuế của cả hai bên có lộ trình dài hơn, song
EU vẫn là bên có lộ trình loại bỏ nhanh hơn,
trong đó nhiều sản phẩm là thế mạnh xuất
khẩu của Việt Nam được loại bỏ thuế hoàn
toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc
với lộ trình ngắn. Điều này sẽ tạo xung lực
mới cho xuất khẩu Việt Nam vào thị trường
các thành viên EU.
4.4. Việt Nam tạo sức thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài FDI
EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại lợi
ích lớn cho kinh tế Việt Nam, góp phần đẩy
mạnh dịng vốn đầu tư nước ngồi (FDI) từ
EU vào Việt Nam với dịng vốn chất lượng
cao, các nhà đầu tư lớn và đặc biệt là hiện
thực hoá các tiêu chuẩn thể chế kinh tế hiện
đại của thế giới.
EVFTA cũng sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI
của EU vào những lĩnh vực dịch vụ chất
lượng cao, mà nền kinh tế Việt Nam đang
rất cần, như: dịch vụ tài chính - ngân hàng bảo hiểm, năng lượng, viễn thông, cảng biển
7
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
và vận tải biển nhờ giảm bớt các điều kiện
đối với các nhà cung cấp dịch vụ của EU.
Với quy mô và tiềm năng phát triển đầu
tư của EU, Việt Nam có cơ hội trở thành địa
bàn trung chuyển, kết nối cho hoạt động
thương mại và đầu tư của EU tại khu vực
ASEAN. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho
q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển
đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng tích cực
của Việt Nam. Khi đó, lượng vốn đầu tư
FDI của EU vào Việt Nam sẽ tăng lên.
Theo đề xuất từ Chiến lược thu hút FDI
thế hệ mới, dù Việt Nam đang nỗ lực nâng
cao hiệu quả đầu tư từ Nhật Bản và Hàn
Quốc, nhưng cần thu hút nhiều hơn các nhà
đầu tư từ EU để đa dạng hóa nguồn vốn
FDI, đồng thời tận dụng được đầu tư từ khu
vực này cho các hoạt động mang lại giá trị
gia tăng cao hơn, cũng như tăng cường
chuyển giao công nghệ cho khối kinh tế tư
nhân trong nước.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ
EU được dự báo tăng trưởng nhanh hơn do
việc thực hiện EVFTA sẽ khắc phục được
một số quan ngại của các nhà đầu tư EU như
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyến và lợi ích
của người lao động, mơi trường và tăng
trương bền vững, góp phần thực hiện định
hướng, chính sách thu hút FDI chất lượng và
hiệu quả hơn, phù hợp với trình độ phát triển
của nước ta và cuộc cách mạng công nghiệp
4.0.
4.5. Tăng cường nội lực cho các
doanh nghiệp trong nước
Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết
các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam,
tập trung nhiều nhất vào công nghiệp, xây
dựng và một số ngành dịch vụ. Do đó, việc
ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam
– EU sẽ mở ra cơ hội cho cả hai phía. Trong
đó là các cơ hội dành cho các doanh nghiệp
Việt Nam. Tuy nhiên, tùy vào từng trường
hợp, từng lĩnh vực cụ thể mà các doanh
nghiệp sẽ chịu các tác động khác nhau từ
hiệp định này.
Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ
tăng cường nội lực cho các doanh nghiệp
trong nước: tạo môi trường cạnh tranh cho
các doanh nghiệp trong nước; tiếp cận với
khoa học, công nghệ hiện đại và nguồn
nguyên liệu chất lượng cao của các nước
EU.
Các cơng ty của Việt Nam thường thiếu
bí quyết, cơng nghệ và vốn - những yếu tố
rất sẵn có ở các công ty của EU với tiềm lực
quốc tế lớn mạnh. Mặt khác, chi phí lao
động của EU khá cao nên khơng cạnh tranh
được trên trường quốc tế. Trong khi đó, cơ
cấu chi phí của các cơng ty Việt Nam khá
hấp dẫn, các lợi thế của Việt Nam khá đa
dạng, chất lượng lao động cũng như việc
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn so với
những nước khác trong khu vực. Do vậy,
hợp tác giữa EU và Việt Nam là một quan
hệ mang lại nhiều lợi ích, giúp các cơng ty
của Việt Nam tiếp cận tri thức, phương thức
sản xuất hiện đại của phương Tây và tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường.
EVFTA khi được thực thi, nhất là việc
dỡ bỏ thuế quan, xúc tiến đầu tư, thúc đẩy
công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, cải thiện
quy tắc xuất xứ và chứng nhận xuất xứ; cải
thiện môi trường tạo thuận lợi thương mại hỗ trợ kỹ thuật tăng cường nhận thức và áp
dụng những tiêu chuẩn của thị trường EU…
Cùng đó, EU sẽ đầu tư vào nơng nghiệp
cơng nghệ cao, là lĩnh vực tiềm năng được
nhiều doanh nghiệp chờ đón, trong đó, ngồi
việc tập trung nguồn vốn cịn đẩy mạnh
8
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất,
chế biến nông sản, thực phẩm.
5. Thách thức đối với Việt Nam
5.1. Thách thức về sức cạnh tranh
Một là, Sức ép cạnh tranh từ hàng hóa
và dịch vụ của EU trên thị trường nội địa:
Mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng
hóa, dịch vụ từ EU đồng nghĩa với việc
doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh
khó khăn hơn ngay tại thị trường nội địa.
Trên thực tế, các doanh nghiệp EU có lợi thế
hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam về
năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm thị trường
cũng như khả năng tận dụng các FTA. Do
khơng phải chịu thuế nhập khẩu nên hàng
hóa của EU vừa có chất lượng tốt, vừa có
giá cả cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của
doanh nghiệp Việt Nam. Hệ quả là, nếu
không điều chỉnh, thay đổi phương thức
kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ
chịu thua lỗ và thậm chí phá sản ngay trên
chính sân nhà.
Đồng thời, các doanh nghiệp từ EU có
thể dễ dàng thành lập các doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài hoạt động ở Việt Nam
và tham gia vào các lĩnh vực hiện nay Việt
Nam chưa có thế mạnh, hoặc đang trong giai
đoạn phát triển ban đầu, như: ngành
logistics, cảng biển, một số mặt hàng tiêu
dùng. Với kinh nghiệm quản lý, chất lượng
vượt trội hơn hẳn của các doanh nghiệp EU,
nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam chịu
lép vế khá rõ ràng.
Hai là, Khó khăn khi lấn sân sang thị
trường EU:
Thương hiệu sản phẩm Việt Nam còn
yếu, hàng hóa vẫn chưa được thị trường EU
biết đến, hiệu quả của công tác quảng bá và
thúc đẩy các sản phẩm chưa cao, Việt Nam
cũng chưa phải quốc gia có nguồn hàng chất
lượng cao.
“Thị trường tiêu thụ ngày càng biến
động, nguy cơ rủi ro, trong khi năng lực
quản trị, công tác dự báo cung, cầu còn bất
cập. Việc “giải cứu” thịt lợn, giá thịt lợn có
thời điểm tăng rất cao là bài học. Chưa giải
quyết dứt điểm việc gỡ “thẻ vàng” của EU
đối với đánh bắt hải sản” - Bộ trưởng
Nguyễn Xuân Cường phân tích.
TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện
nghiên cứu Chiến lược và Cạnh tranh cho
rằng, bên cạnh yếu tố thị trường thì vấn đề
chất lượng nơng sản cũng là điều quan trọng
khi cạnh tranh trên thị trường mở khi các
hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu
lực.
“Vấn đề không phải ở kim ngạch xuất
khẩu nông sản đạt 42 - 43 tỷ USD, mà là giá
trị gia tăng trong đó là bao nhiêu? Và trong
giá trị gia tăng ấy, doanh nghiệp Việt, nông
dân Việt được hưởng lợi thế nào?” - TS Võ
Trí Thành nói.
5.2. Thách thức trong việc đáp ứng
những tiêu chuẩn do EU áp đặt
EU còn có các biện pháp bảo hộ thơng
qua những hàng rào kỹ thuật như quy chuẩn,
tiêu chuẩn về an toàn chất lượng và các thủ
tục kiểm tra khắt khe ở thị trường nhập khẩu
cũng như yêu cầu cao của khách hàng về
chất lượng sản phẩm. Tiêu chuẩn do EU áp
đặt nằm trong số các tiêu chuẩn khắt khe và
khó đạt được nhất với chi phí cao nhất trên
thế giới.
Thơng thường, hàng hóa muốn được
hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA thì
ngun liệu phải đáp ứng được một tỷ lệ về
hàm lượng nội khối nhất định (nguyên liệu
có xuất xứ tại EU và/hoặc Việt Nam), trong
9
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
khi nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng
xuất khẩu hiện nay của các doanh nghiệp
Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ Trung
Quốc hoặc ASEAN. Cụ thể, trong ngành
Dệt may, EU yêu cầu phải sử dụng vải sản
xuất tại Việt Nam, hoặc được phép sử dụng
thêm vải sản xuất tại Hàn Quốc (vì Hàn
Quốc là nước đã có FTA song phương với
EU)
Các quy định nghiêm ngặt về môi
trường và phúc lợi động vật (SPS) luôn là
thách thức đối với Việt Nam. Cụ thể với sản
phẩm hồ tiêu, trên thị trường EU, Việt Nam
và Indonesia là hai nguồn cung hồ tiêu lớn
nhất, với kim ngạch đạt 40.000 tấn mỗi năm,
chiếm 53% nhu cầu tại thị trường EU. Chỉ
tính trong 6 tháng năm 2018, lượng hồ tiêu
xuất khẩu vào EU đạt 62 triệu USD. Tuy
nhiên, hiện EU đang cảnh báo về dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật, do đó một số nước
trong khối EU đang chuyển sang nhập hồ
tiêu từ Ấn Độ và Brazil.
Bên cạnh đó, mặt hàng rau quả hiện
cũng bị EU rà soát, điều chỉnh chặt chẽ quy
định về an toàn thực phẩm và gia tăng tần
suất kiểm tra, gây bất lợi lớn đến tiến độ
xuất khẩu. Điển hình, hiện tần suất kiểm tra
thanh long tăng lên 20% và các loại rau gia
vị tăng 50%.
Theo ơng Trần Ngọc Qn, Phó Vụ
trưởng Vụ Thị trường Châu Âu – Châu Mỹ:
“Hiện nay EU đang dự thảo quy định mới
chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn chất lượng đối
với một số sản phẩm trồng trọt như hồ tiêu,
"vàng" trong quy chế IUU – EU tiếp tục
giám sát chặt chẽ đến tháng 10/2018. “Như
chúng ta đã biết, nước bị thẻ vàng có 6 tháng
để khắc phục các thiếu sót, nếu khơng có cải
thiện theo đánh giá của EU sẽ bị chuyển
sang áp dụng thẻ đỏ. Mặt khác, các nhóm
mơi trường có thể lợi dụng vấn đề này để
vận động cản trở FTA, hoặc khi có FTA mà
Việt Nam khơng được xuất khẩu thủy sản
thì sẽ rất bất lợi”, ơng Qn nhấn mạnh.
EVFTA có thể đặt ra cho Việt Nam
những yêu cầu chặt chẽ hơn trong vấn đề
bán phá giá, trợ cấp và sử dụng các cơng cụ
phịng vệ thương mại. Với một số ngành là
thế mạnh xuất khẩu của mình, EU sẽ địi hỏi
cắt giảm các hàng rào phi thuế quan, trước
hết là loại bỏ các hình thức trợ giá từ phía
Chính phủ Việt Nam. Doanh nghiệp Việt
Nam cần tuân thủ các điều khoản quy định,
đồng thời theo dõi cập nhật thông tin về thị
trường EU để có thể ứng phó kịp thời và có
hiệu quả.
gia vị… Và khi áp dụng các quy định này
các sản phẩm của Việt Nam sẽ “vấp” phải
khó khăn rất lớn, sẽ ảnh hưởng đến kim
ngạch xuất khẩu…”, ông Quân cho biết.
Ngoài ra, hàng thủy sản của nước ta
hiện vẫn đang bị đưa vào diện cảnh báo
Việc thực thi các cam kết có liên quan
tới trình tự, thủ tục hành chính địi hỏi việc
cùng lúc rà sốt và điều chỉnh về cơ chế,
trong một số trường hợp còn điều chỉnh cả
bộ máy và phương thức thực hiện, trong các
lĩnh vực khác nhau. Hơn thế nữa, phần lớn
5.3. Thách thức trong sửa đổi, điều
chỉnh các thiết chế đang tồn tại theo các
yêu cầu mới về thủ tục, trình tự trong các
cam kết EVFTA
Trong một FTA thế hệ mới như
EVFTA, bên cạnh các cam kết mang tính
truyền thống về mở cửa/tiếp cận thị trường,
số các cam kết mang tính quy tắc, có ý nghĩa
ràng buộc cách hành xử chính sách của các
Bên trải rộng trên nhiều lĩnh vực liên quan
tới thương mại, kinh doanh.
10
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
các cam kết dạng này đều phải thực hiện
ngay khi FTA phát sinh hiệu lực hoặc trong
một thời hạn rất ngắn sau đó. Điều này đặt
ra thách thức lớn khơng chỉ về năng lực mà
cả về nguồn lực thực thi đối với Việt Nam.
Cụ thể, doanh nghiệp xuất khẩu hàng
hóa sang EU phải tự chứng nhận xuất xứ
hàng hóa mới được hưởng chế độ ưu đãi
thuế quan phổ cập (GSP), cụ thể là tự thực
hiện các thủ tục, đáp ứng các tiêu chuẩn về
nguồn gốc xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về
tính chính xác. Việc này khá gấp gáp đối với
2.700 doanh nghiệp đang xuất khẩu sang EU
được hưởng ưu đãi GSP. Ơng Phạm Đức
Tồn, Giám đốc Cơng ty Trách nhiệm hữu
hạn Toàn Ngân chia sẻ: "Tự chứng nhận
xuất xứ hàng hóa là cơ chế rất mới đối với
Việt Nam bởi hiện nay các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn phải xin chứng nhận xuất xứ
(C/O) tại một cơ quan có thẩm quyền."
Mặt khác, khơng phải nhà xuất khẩu
nào cũng có thể tự chứng nhận xuất xứ mà
phải được cấp phép bởi một cơ quan có
thẩm quyền của nước xuất khẩu (thường là
hải quan).
việc thực thi thể chế, luật pháp nhất là chống
tham nhũng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,
bảo đảm quyền và lợi ích của người lao
động (tiền lương, bảo hiểm xã hội, chống
cưỡng bức lao động, làm thêm giờ...) là
những vấn đề Việt Nam đang tiến hành
nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhà
đầu tư từ EU. Hoạt động M&A sẽ được gia
tăng vừa tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư
của Việt Nam đồng thời tạo ra cuộc cạnh
tranh với doanh nghiệp trong nước, nếu
không nâng cao tiềm lực và mở rộng quan
hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp theo chuỗi
cung ứng trong từng sản phẩm thì doanh
nghiệp Việt Nam sẽ thua trên sân nhà.
Địi hỏi về bảo hộ sở hữu trí tuệ của nhà
đầu tư EU cao hơn trong WTO, bao gồm
bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết
liên quan đến dược phẩm và chỉ dẫn địa lý.
Về cơ bản luật pháp Việt Nam đã có các quy
định phù hợp; vấn đề là thực thi nghiêm
chính luật pháp. Việt Nam cần chú ý các quy
tắc về sở hữu trí tuệ trong EVFTA để có thể
khai thác được lợi ích từ hiệp định này.
5.4. Thách thức trước việc điều chỉnh,
sửa đổi và bổ sung pháp luật nội địa
Một phần lớn các cam kết (cả về tiếp
cận thị trường và về quy tắc) trong các FTA
thế hệ mới như EVFTA đòi hỏi việc điều
chỉnh, sửa đổi, bổ sung pháp luật nội địa
trong những lĩnh vực liên quan cho phù hợp.
Cam kết thực thi hiệu quả các tiêu
6. Kết luận
Các phân tích nêu trên cho thấy cơ hội
do EVFTA mang lại cho doanh nghiệp xuất
khẩu của Việt Nam là rất tiềm năng. Đây là
thị trường có nhu cầu lớn đối với các mặt
hàng là thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên,
các thách thức đặt ra cũng rất đáng kể, chủ
yếu xuất phát từ năng lực cạnh tranh còn hạn
chế của hàng Việt Nam xuất khẩu và những
chuẩn cơ bản của Tổ chức Lao động thế giới
(ILO), các công ước của ILO; gia nhập/ký
kết các công ước của ILO mà mỗi bên chưa
tham gia.
Khi nhiều tập đoàn kinh tế lớn của EU
đầu tư vào Việt Nam tạo ra áp lực đối với
khác biệt ở thị trường EU mà nhiều doanh
nghiệp Việt Nam chưa có đầy đủ thơng tin.
Việc tận dụng các cơ hội và vượt qua
thách thức này đòi hỏi phải triển khai thực
hiện một hệ thống giải pháp đồng bộ và khả
thi từ nhiều phía: các cơ quan quản lý nhà
11
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
nước, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp
xuất khẩu. Các giải pháp cần có lộ trình thực
hiện cụ thể gắn với các cam kết trong Hiệp
định, thế mạnh và hạn chế của doanh nghiệp
xuất khẩu Việt Nam cũng như các diễn biến
trên thị trường EU.
12
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Tài liệu tham khảo
1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Kỳ vọng và thách thức (2018), truy cập ngày 1
tháng 3 năm 2019, từ < />2. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Việt Nam?
(2018), truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2019, từ < />viaYMGz8>
3. Nhóm 8.CSTM (2014), Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): Những cơ hội và
thách thức, Tiểu luận Chính sách thương mại quốc tế, Đại học Ngoại Thương, truy cập ngày 1
thnasg 3 năm 2019, từ < />4. Ngọc Anh, Việt Nam xuất siêu hơn 21 tỷ USD sang EU trong 9 tháng đầu năm 2018
(2018), truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2019, từ < />m2i0LMgMkkaNeHbbb-M>
5. Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI (2015), EVFTA và những thách thức với Việt Nam
trong thiết lập và vận hành các thiết chế bảo đảm thực thi cam kết hiệu quả, truy cập ngày 1
tháng 3 năm 2019, từ < />
13
LUAN VAN CHAT LUONG download : add