Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu khả năng kháng phân bào thực nghiệm của một số bài thuốc cổ truyền hoặc dân gian ở mức độ tế bào và phân tử bài báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.52 KB, 4 trang )

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GÂY ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ IN VITRO CỦA MỘT SỐ BÀI
THUỐC CỔ TRUYỀN
Nguyễn Thụy Vy(1), Nguyễn Thái Hoàng Tâm(1), Trần Ngọc Khả Vy(1), Vũ Thị Thu Thủy(1),
Nguyễn Thị Bay(2), Hồ Huỳnh Thùy Dương(1)
(1)
Phịng thí nghiệm Sinh học phân tử, Bộ môn Di truyền, Khoa Sinh học,
Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, ĐHQG TP.HCM
(2)
Khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM
MỞ ĐẦU
Việt Nam có một nền y dược học cổ truyền lâu đời với nhiều danh y nổi tiếng như Chu Văn An, Tuệ Tĩnh,
Hải Thượng Lãn Ông,… Theo đánh giá của WHO, giống như ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên, y học
cổ truyền (YHCT) thực sự là một phần của hệ thống Y tế ở Việt Nam, với khoảng 30% bệnh nhân được điều
trị bằng YHCT [10]. Các bài thuốc cổ truyền cũng được nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới quan tâm
nghiên cứu bằng các công cụ hiện đại. Kết quả thu nhận được cho thấy nhiều cây thuốc và bài thuốc cổ
truyền đã được đánh giá một cách khoa học, thuyết phục và là một kho tàng tự nhiên cần khai thác cho trị
liệu các dạng ung thư [2, 4, 5, 8, 9]. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có nhiều cơng trình được cơng
bố về cơ chế hoạt động của bài thuốc cổ truyền hoặc dân gian mặc dù có nhiều bài thuốc đã được truyền
miệng, và sử dụng khá rộng rãi.
Trong nghiên cứu này, chúng tơi tiến hành đánh giá độc tính tế bào của dịch chiết nước từ 4 bài thuốc cổ
truyền, Song sâm địa thược thang (Codonopsis spp., Rehmannia glutinosa, Scrophularia buergeriana,
Hedyotis diffusa, Scutellaria barbata), Nhị trần thang gia vị (Typhonium trilobatum, Poria cocos, Glycyrrhiza
spp., Scutellaria barbata), Hoàng liên giải độc thang (Coptis chinensis, Phellodendron chinense, Scutellaria
baicalensis, Paeonia lactiflora, Gardenia jasminoides), và Tiêu tích nhuyễn kiên phương (Hedyotis diffusa,
Scutellaria barbata, Paeonia lactiflora, Ostrea gigas) trên 3 dòng tế bào ung thư người gồm ung thư cổ tử
cung HeLa, ung thư vú MCF-7 và ung thư phổi NCI-H460.
Từ khóa: bài thuốc cổ truyền, gây độc tế bào, Hoàng liên giải độc thang.
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nguyên liệu: Các thành phần dược liệu của bài thuốc do Khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM
cung cấp (bảng 1).
Bảng 1. Thành phần của 4 bài thuốc cổ truyền nghiên cứu


Bài thuốc

Thành phần

Song sâm địa thược thang Codonopsis pilosula (15g), Rehmannia glutinosa (30g), Scrophularia
bucrgeriana (30g), Hedyotis diffusa (30g), Scutellaria barbata (30g)
(BT1)

Nhị trần thang gia vị (BT2)

Cirus reticulata (20g), Typhonium trilobatum (30g), Poria cocos (30g),
Glycyrrhiza spp. (10g), Scutellaria barbata (30g)

Hoàng liên giải độc thang Coptis chinensis (30g), Phellodendron chinense (30g), Scutellaria
baicalensis (30g), Paeonia lactiflora (20g), Gardenia jasminoides (20g)
(BT3)
Tiêu tích nhuyễn kiên
phương (BT4)

Hedyotis diffusae (30g), Scutellaria barbata (30g), Palonia lactiflora (30g),
Ostrea gigas (30g)

Hóa chất: Các hóa chất sử dụng trong ni cấy tế bào động vật bao gồm môi trường Eagle’s minimum
essential medium (E’MEM), L-glutamine, HEPES, amphotericin B, penicillin G, streptomycin, sulforhodamine
B (SRB) (Sigma), huyết thanh bào thai bò (FBS) (Gibco), các dụng cụ dùng trong nuôi cấy tế bào (Nunc).
Chuẩn bị dịch chiết nước: Dược liệu được cân theo tỷ lệ khối lượng của mỗi bài thuốc và được cắt nhỏ,
trộn đều, ngâm với nước cất 2 lần trong 5 phút rồi chắt toàn bộ nước ra. Thêm một lượng nước mới vào

1




dược liệu sao cho nước ngập qua mặt dược liệu khoảng 2-3 cm. Đun dược liệu đến sôi rồi để ở nhiệt độ 700
80 C liên tục trong 90 phút. Sau đó, dịch chiết được chắt ra. Tiếp tục thêm một lượng nước mới vào dược
liệu, đun đến sôi rồi để ở nhiệt độ 70-800C liên tục trong 90 phút, chắt lấy dịch chiết. Cô cách thủy dịch chiết
của cả 2 lần ở nhiệt độ 70-800C đến khi đạt được dịch chiết 1:1 (1 g dược liệu/ml dịch chiết). Dịch chiết sau
đó được ly tâm 4000g trong 15 phút để loại cặn, lọc qua màng lọc 0,2 micron và sử dụng trong ngày.
Ni cấy tế bào: Các dịng tế bào ung thư sử dụng trong đề tài do Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (NCI –
Frederick, MD, USA) cung cấp. Tế bào được ni trong mơi trường E’MEM có bổ sung L-glutamine (2 mM),
HEPES (20 mM), amphotericin B (0,025 µg/ml), penicillin G (100 UI/ml), streptomycin (100 µg/ml), 10% (v/v)
FBS và ủ ở 370C, 5% CO2.
Thử nghiệm SRB xác định độc tính tế bào: Tế bào được ni trong đĩa 96 giếng ở mật độ ban đầu 104 tế
3
bào/giếng đối với dòng HeLa, MCF-7 và 7,5.10 tế bào/giếng đối với dòng NCI-H460. Sau khi ủ 24 giờ, tế
bào được xử lý với dịch chiết ở những nồng độ khác nhau trong 48 giờ với giếng chứng là giếng có tế bào
khơng được xử lý. Sau đó, tế bào được cố định bằng Trichloro acetic acid 50% trong 1 giờ ở 40C, các giếng
được rửa với nước 5 lần. Tế bào được nhuộm với SRB 0,2% (trong acetic acid) trong 20 phút ở nhiệt độ
phòng, các giếng được rửa với acetic acid 1% 5 lần. Lượng SRB còn lại trong các giếng được hòa tan bằng
dung dịch Tris-base 10 mM và mật độ quang ở mỗi giếng được đo bằng máy đọc đĩa (Synergy HT, Biotek) ở
bước sóng 492 và 620 nm. Tỉ lệ ức chế tăng trưởng được tính theo cơng thức: (OD giếng chứng – OD giếng
có dịch chiết)/OD giếng chứng. Tất cả các thí nghiệm được lặp lại ba lần [7].
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
Đầu tiên, để đánh giá khả năng gây độc tế bào ung thư của các bài thuốc, chúng tôi tiến hành thử nghiệm
SRB với các dịch chiết thu được ở nồng độ 10% (v/v) (tương đương với nồng độ bài thuốc được hòa tan
trong cơ thể [1]) trên 3 dòng tế bào ung thư HeLa, MCF-7 và NCI-H460. Sau 48 giờ ủ, cả 4 bài thuốc đều ức
chế mạnh sự tăng trưởng của cả 3 dòng tế bào ung thư HeLa, MCF-7 và NCI-H460 với tỉ lệ (%) được thể
hiện trong bảng 2.
Bảng 2. Tỉ lệ (%) ức chế tăng trưởng của 4 bài thuốc ở nồng độ 10% (v/v) trên 3 dòng tế bào ung thư
BT1


BT2

BT3

BT4

HeLa

79,9  0,8

83,0  0,5

78,6  1,0

82,6  3,1

NCI-H460

82,1  1,3

73,9  1,5

79,3  1,6

86,9  0,6

MCF-7

85,1 0,7


89,0  0,5

88,3  0,7

88,2 1,9

BT1

A

BT2

BT3

B

BT4

BT1

BT2

BT3

BT4

100

Tỉ lệ (% ) ức chế tăng trưởng


Tỉ lệ (%) ức chế tăng trưởng

100

80

60

40

20

80
60

40

20

0

0
0.0

2.0

4.0

6.0


8.0

0.0

10.0

2.0

4.0

6.0

8.0

10.0

Nồng độ (% v/v) dịch chiết

Nồng độ (% v/v) dịch chiết

BT1

BT2

BT3

BT4

100
Tỉ lệ (%) ức chế tăng trưởng


C

80
60
40
20
0
0.0

2.0

4.0

6.0

8.0

10.0

-20

Nồng độ (% v/v) dịch chiết

Hình 1. Tác động ức chế tăng trưởng của 4 bài thuốc trên các dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa (A), ung
thư phổi NCI-H460 (B) và ung thư vú MCF-7 (C) sau 48 giờ
2




Chúng tôi tiếp tục khảo sát sự tăng trưởng của 3 dòng tế bào ung thư sau 48 giờ dưới tác động của dịch
chiết ở các nồng độ khác nhau để xác định giá trị IC50.
Kết quả cho thấy cả 4 dịch chiết đều ức chế sự tăng sinh của các tế bào ung thư theo nồng độ (hình 1).
Trong đó, dịch chiết nước của bài BT3 (Hồng liên giải độc thang) có hoạt tính mạnh nhất với IC50 thấp hơn
từ 2-6 lần so với IC50 của các dịch chiết cịn lại (bảng 3). Bài thuốc Hồng liên giải độc thang trong một số
cơng trình nghiên cứu gần đây đã được chứng minh có khả năng ức chế sự tăng sinh của dòng tế bào ung
thư gan Hep-G2 và ung thư tủy U266 thơng qua sự cảm ứng q trình chết theo chương trình (apoptosis)
[3, 6].
Bảng 3. Giá trị IC50 (% v/v) của dịch chiết nước 4 bài thuốc trên 3 dòng tế bào ung thư
BT1

BT2

BT3

BT4

HeLa

3,01  0,10

4,38  0,29

1,47  0,02

3,06  0,26

NCI-H460

3,74  0,26


6,80  0,31

1,39  0,09

4,49  0,22

MCF-7

1,43  0,02

2,77  0,13

0,36  0,01

0,93  0,01

Ngoài ra, kết quả ở bảng 3 còn cho thấy dòng tế bào MCF-7 thể hiện đáp ứng với các dịch chiết nhạy hơn
so với các dòng tế bào còn lại với IC50 của tất cả các dịch chiết trên dòng tế bào này đều thấp hơn từ 2-4
lần so với IC50 trên các dịng tế bào cịn lại. Các thí nghiệm tiếp theo đang được thực hiện nhằm tìm hiểu
cơ chế kháng ung thư của bài thuốc Hoàng liên giải độc thang cũng như đáp ứng của tế bào MCF-7.
KẾT LUẬN
Những kết quả này đã bước đầu chứng minh được khả năng kháng ung thư in vitro của 4 bài thuốc cổ
truyền khảo sát và mở ra các nghiên cứu sâu hơn về cơ chế tác động của các bài thuốc này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Campbell M.J., Hamilton B., Shoemaker M., Tagliaferri M., Cohen I., & Tripathy D., 2002. Antiproliferative activity of
Chinese medicinal herbs on breast cancer cells in vitro. Anticancer Research, 22:3843-3852.
2. Deng H., Nakajima K., Ma X., Hasumi K., Akatsuka T., & Wago H., 2001. Anti-tumour activity of traditional chinese
medicine, Ekki-Youketsu-Fusei-Zai, and its effects on immunocyte functions. J. Saitama Med. School, 28:109-115.
3. Hsu Y.L., Kuo P.L., Tzeng T.Z., Sung S.C.,Yen M.H., Lin L.T. & Lin, C.C., 2008. Huang-lian-jie-du-tang, a traditional

Chinese medicine prescription, induces cell-cycle arrest and apoptosis in human liver cancer cells in vitro and in vivo.
Journal of Gastroenterology and Hepatology, 23:290-299.
4. Kim J.B., Koo H.N., Joeng H.J., Lyu Y.S., Park S.G., Won J.H., Kim Y.K., Hong S.H., & Kim H.M., 2005. Induction of
apoptosis by Korean medicine Gagam-whanglyun-haedotang through activation of caspase-3 in human leukemia cell
line, HL-60. Journal of Pharmacological Sciences, 97:138-145.
5. Lian Z., Niwa K., Gao J., Tagami K., Mori H., & Tamaya T., 2003. Association of cellular apoptosis with anti-tumor
effects of the Chinese herbal complex in endocrine-resistant cancer cell line. Cancer Detection and Prevention,
27:147-154.
6. Ma Z., Otsuyama K., Liu S., Abroun S., Ishikawa H., Tsuyama N., Obata M., Li F.J., Zheng X., Maki Y., Miyamoto K.
& Kawano M.M., 2005. Baicalein, a component of Scutellaria radix from Huang-Lian-Jie-Du-Tang (HLJDT), leads to
suppression of proliferation and induction of apoptosis in human myeloma cells. Blood, 105: 3312-3318.
7. Nguyễn Thái Hoàng Tâm, Nguyễn Thụy Vy, Tất Tố Trinh , Nguyễn Thị Tuyết Giang, Nguyễn Ngọc Hạnh, Hồ Huỳnh
Thùy Dương, 2007. Chuẩn hóa thử nghiệm Sulforhoddamin B (SRB) để xác định tính gây độc tế bào của hợp chất
tự nhiên. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb KH&KT, Quy Nhơn, 809-811.
8. Sun A., Chia J.S., Chiang C.P., Hsuen S.P., Du J.L., Wu C.W., & Wang W.B., 2005. The Chinese Herbal Medicine
Tien-Hsien Liquid Inhibits Cell Growth and Induces Apoptosis in a Wide Variety of Human Cancer Cells. The Journal
of Alternative and Complementary Medicine, 11:245-256.
9. Thabrew M.I., Mitry R.R., Morsy M.A., & Hughes R.D., 2005. Cytotoxic effects of a decoction of Nigella sativa,
Hemidesmus indicus and Smilax glabra on human hepatoma HepG2 cells. Life Sciences, 77:1319-1330.
10. WHO, 2002. WHO Traditional Medicine Strategy 2002-2005. WHO, Geneva.

LỜI CẢM ƠN
Đề tài này nhận được sự tài trợ từ Chương Trình Y tế (2008-2010) của Sở Khoa học và Công nghệ
TP.HCM.

3



SUMMARY


IN VITRO ANTICANCER ACTIVITY OF FOUR TRADITIONAL REMEDIES
(1)

(1)

(1)

(1)

Nguyen Thuy Vy , Nguyen Thai Hoang Tam , Tran Ngoc Kha Vy , Vu Thi Thu Thuy ,
(2)
(1)
Nguyen Thi Bay , Ho HuynhThuy Duong
(1)
Lab of Molecular Biology, Department of Genetics, Faculty of Biology,
University of Science, Vietnam National University - Ho Chi Minh City
(2)
Faculty of Traditional Medicine, University of Medicine & Pharmacy HCM City
ABSTRACT
Decoctions of 4 traditional remedies, Song sâm địa thược thang (Codonopsis spp., Rehmannia glutinosa,
Scrophularia buergeriana, Hedyotis diffusa, Scutellaria barbata), Nhị trần thang gia vị (Typhonium
trilobatum, Poria cocos, Glycyrrhiza spp., Scutellaria barbata), Hoàng liên giải độc thang (Coptis chinensis,
Phellodendron chinense, Scutellaria baicalensis, Paeonia lactiflora, Gardenia jasminoides), và Tiêu tích
nhuyễn kiên phương (Hedyotis diffusa, Scutellaria barbata, Paeonia lactiflora, Ostrea gigas) were evaluated
for their antiproliferative effect on three human cancer cell lines, HeLa, MCF-7, and NCI-H460. Overall, all
the decoctions demonstrated growth inhibitory activity on all of the cancer cell lines. Decoction of Hoang lien
giai doc thang showed the highest activity, and the breast cancer cell lines MCF-7 tended to be more
sensitive to most of the decoctions compared with other cell lines. These results indicate the potential use of
these remedies as antineoplastic agents and suggest further studies on investigating their mechanism(s) of

action.
Keywords: traditional remedy, cytotoxicity, Hoang lien giai doc thang.

4




×