Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

(Tiểu luận FTU) ngành công nghiệp việt nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.96 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN MƠN PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH
ĐỀ TÀI:
NGÀNH CƠNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Minh Nguyệt
Sinh viên thực hiện:
Họ và tên

Mã sinh viên

1. Nguyễn Trần Hoàng Anh

1614410013

2. Đoàn Phương Linh

1614410098

3. Phạm Thị Thanh Hương

1614410072

4. Quách Tô Thiên Tú

1614410185

Hà Nội, tháng 3, năm 2019


0

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1.

Cơ sở lý luận...............................................................................................3

1.1

Sơ lược về cách mạng cơng nghiệp 4.0..............................................................3

1.2

Tổng quan về tình hình ngành công nghiệp Việt Nam.......................................6

1.2.1

Ngành công nghiệp Việt Nam trước khi ứng dụng cách mạng công nghiệp

4.0……………...........................................................................................................6
1.2.2

Ngành công nghiệp Việt Nam trong khi ứng dụng cách mạng công nghiệp

4.0…………………................................................................................………….10
Chương 2.


Đánh giá ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 lên ngành công

nghiệp Việt Nam............................................................................................................14
2.1

Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy tăng trưởng GDP..................................14

2.2

Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động............15

2.3

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến tỷ lệ thất nghiệp...................16

2.4

Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát

triển…………..............................................................................................................18
Chương 3.

Dự báo.......................................................................................................23

3.1

Mơ tả dữ liệu.....................................................................................................23

3.2


Mơ hình nghiên cứu..........................................................................................24

3.3

Kết quả nghiên cứu...........................................................................................25

Chương 4.

Các biện pháp để ngành công nghiệp Việt Nam ứng dụng thành công

trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0...........................................................................29
4.1

Tăng trưởng GDP.............................................................................................29

4.2

Tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp..............................................31

4.3

Thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển................................32

KẾT LUẬN....................................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................35

0

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3-1. Dự báo lượng GDP ngành Công nghiệp và Xây dựng đóng góp
vào tổng GDP của Việt Nam năm 2019......................................................26
Bảng 3-2. Dự báo lượng xuất khẩu dầu thơ của Việt Nam năm 2019........28

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2008 – 2018 ( Đơn vị: %) 26
Hình 2. Dự báo lượng GDP ngành cơng nghiệp và xây dựng đóng góp vào
tổng GDP của Việt Nam năm 2019 (Đơn vị: Tỷ VNĐ)...............................27
Hình 3. Dự báo lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam (Đơn vị: Triệu
USD)............................................................................................................28

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI MỞ ĐẦU
Theo vòng quay của thời gian và lịch sử, con người từng bước tiến
từ xã hội nguyên thủy, qua chiếm hữu nô lệ, đến phong kiến, rồi tư bản
chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Dù trong thời đại nào, việc phát triển kinh
tế vẫn luôn luôn là vấn đề để giữ cho xã hội ấy được phát triển. Tuy nhiên,
chỉ đến khi cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra, thế giới mới bắt
đầu cảm thấy những bước chuyển mình đầy mạnh mẽ , đánh dấu bước
ngoặt kinh tế lớn chưa từng có, thay đổi những thứ cũ kĩ, lạc hậu, tiếp
nhận và phát triển những công nghệ mới. Mỗi một cuộc cách mạng công
nghiệp, đều mang đến nhũng thay đổi cho ngành cơng nghiệp tồn thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng không ngoại lệ. Là một cơ
hội cho ngành cơng nghiệp Việt Nam có thể vươn mình, nhưng đồng thời
cũng mang lại những thách thức không hề nhỏ.
Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động
hóa và trao đổi dữ liệu trong cơng nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống
khơng gian mạng thực-ảo (cyber-physical system), Internet Vạn Vật và
điện toán đám mây và điện tốn nhận thức (cognitive computing).
Cơng nghiệp 4.0 tạo ra nhà máy thông minh (smart factory). Trong các nhà
máy thông minh với cấu trúc kiểu mô-đun, hệ thống thực-ảo giám sát các
quy trình thực tế, tạo ra một bản sao ảo của thế giới thực và đưa ra các
quyết định phân tán. Qua Internet Vạn Vật, các hệ thống thực-ảo giao tiếp
và cộng tác với nhau và với con người trong thời gian thực, và với sự hỗ trợ
của Internet Dịch vụ, dịch vụ nội hàm và dịch vụ xuyên tổ chức được cung
cấp cho các bên tham gia chuỗi giá trị sử dụng.

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Có thể khơng mới, có thể ai cũng đã từng nghe về nó, nhưng thực tế
nó ra sao? Giá trị của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này, đối với ngành
công nghiệp Việt Nam như thế nào? Trên cơ sở đó chúng em đã chọn đề
tài “Ngành cơng nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 ” để làm tiểu luận cho mơn học Phân tích chi phí lợi ích. Trong
q trình thực hiện bài tiểu luận này do thời gian và nguồn tư liệu không
nhiều nên chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Chúng em rất mong
nhận được những góp ý của cơ giáo để bài tiểu luận hoàn thiện hơn!

2


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương 1. Cơ sở lý luận
1.1 Sơ lược về cách mạng công nghiệp 4.0
Để đánh giá được sự ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 tâc
động tới ngành công nghiệp như thế nào, chắc chắn ta cần tìm hiểu sơ qua
về cách mạng công nghiệp và cách mạng công nghiệp 4.0
Nói đến cách mạng cơng nghiệp là nói đến sự thay đổi lớn lao mà nó
mang lại trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, và xã hội. Nhìn lại lịch sử,
con người đã trải qua nhiều cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn. Mỗi
cuộc cách mạng đều đặc trưng bằng sự thay đổi về bản chất của sản xuất và
sự thay đổi này được tạo ra bởi các đột phá của khoa học và công nghệ.
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới được bắt đầu ở
nước Anh vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, mở đầu với sự cơ giới hóa
ngành dệt may. Sau đó là sự phát triển của ngành luyện kim, giao thông
vận tải, bắt nguồn từ động cơ hơi nước.
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai lại được khởi xướng từ cuối thế
kỷ 19, kéo dài đến đầu thế kỷ 20. Một trong những đặc điểm đáng lưu ý
trong nền đại công nghiệp là dây chuyền sản xuất hàng loạt - áp dụng
nguyên lý quản trị của F.W.Taylor. Tiếp theo đó là hàng loạt các phát
minh về tự động hóa, và cuộc tìm kiếm những nguồn năng lượng mới thay
thế.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 diễn ra vào những năm 1970 với
sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và
Internet, tạo nên một thế giới kết nối. Có thể nói rất nhiều phát minh ra đời
từ cuộc cách mạng công nghiệp này đã mang lại thế giới hiện nay.
Vậy, cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 có gì?
Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công

nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo
của chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công
nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
Nếu định nghĩa từ Gartner cịn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng
lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn
đơn giản hơn về Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 như sau:
"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi
nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng
điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và
công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng
Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các
cơng nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh
học".
Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Cơng
nghiệp 4.0 hiện "khơng có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách
mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ
khơng phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành
cơng nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và chiều sâu của những thay
đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và
quản trị.
Nối tiếp từ định nghĩa của Klaus Schwab, Cách mạng Công nghiệp
4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Cơng nghệ sinh học, Kỹ thuật số
và Vật lý.

Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ
nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big
Data).
Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập
trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp,
Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ mơi trường, năng lượng tái
tạo, hóa học và vật liệu.
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự
lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ trên
nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều
ứng dụng trong xã hội. Nhờ cơng nghệ AI, người máy làm việc càng thơng
minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con
người càng già càng yếu đi.
Trong lĩnh vực Giao thông, thế hệ xe không người lái sẽ phát triển
nhờ đảm bảo an toàn cao gấp nhiều lần vì khơng có tình trạng say rượu bia,
vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu.
Hồi tháng 8/2016, người đàn ơng Mỹ đang sử dụng xe tự lái của
Tesla thì có triệu chứng đau tức ngực. Ông đã kịp thời liên hệ với vợ để gọi
tới bệnh viện báo cho bác sĩ chờ đón sẵn rồi ra lệnh cho xe di chuyển tới
bệnh viện. Các bác sĩ đã cấp cứu kịp thời, cứu sống người đàn ông này.
Trong lĩnh vực Y tế, cỗ máy IBM Watson có biệt danh “Bác sĩ biết
tuốt” có thể lướt duyệt cùng lúc hàng triệu hồ sơ bệnh án để cung cấp cho
các bác sĩ những lựa chọn điều trị dựa trên bằng chứng chỉ trong vòng vài
giây nhờ khả năng tổng hợp dữ liệu khổng lồ và tốc độ xử lý mạnh mẽ.

“Bác sĩ biết tuốt” này cịn cho phép con người tra thơng tin về tình hình sức
khỏe của mình. Các bác sĩ chỉ cần nhập dữ liệu người bệnh để được phân
tích, so sánh với kho dữ liệu khổng lồ có sẵn và đưa ra gợi ý hướng điều trị
chính xác.
Trong lĩnh vực Giáo dục, công nghệ thực tế ảo sẽ thay đổi cách dạy
và học. Sinh viên có thể đeo kính VR và có cảm giác như đang ngồi trong
lớp nghe bài giảng, hay nhập vai để chứng kiến những trận đánh giả lập,
ngắm nhìn di tích, mang lại cảm xúc và sự ghi nhớ sâu sắc, giúp bài học
thấm thía hơn. Hoặc khi đào tạo nghề phi công, học viên đeo kính và thấy
phía trước là cabin và học lái máy bay như thật để thực hành giúp giảm

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thiểu rủi ro trong quá trình bay thật. Trong tương lai, số lượng giáo viên ảo
có thể nhiều hơn giáo viên thực rất nhiều.
1.2 Tổng quan về tình hình ngành công nghiệp Việt Nam
1.2.1 Ngành công nghiệp Việt Nam trước khi ứng dụng cách mạng công
nghiệp 4.0
Trong mười năm 2001-2010, nhất là trong những năm 2008-2010,
sản xuất công nghiệp nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn của cuộc khủng hoảng
tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, thu hẹp đáng kể thị trường xuất
khẩu hàng cơng nghiệp; sau đó là sự tăng giá của hầu hết các loại nguyên
vật liệu của ngành công nghiệp mà nước ta phải nhập khẩu khối lượng
tương đối lớn như sắt thép, hóa chất cơ bản, bông sợi và phụ liệu dệt may...
làm giảm giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp chế biến.
Mặc dù gặp khó khăn, thách thức nhưng sản xuất cơng nghiệp vẫn
duy trì được tốc độ tăng trưởng khá với tốc độ tăng hàng năm 2 chữ số (trừ

năm 2009 tăng 7,6%). Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994)
năm 2010 ước tính đạt 795,1 nghìn tỷ đồng, gấp 4,0 lần năm 2000. Tính ra,
trong mười năm 2001-2010 bình qn mỗi năm tăng 14,9%, trong đó khu
vực Nhà nước gấp 2,1 lần, bình quân mỗi năm tăng 7,8%; khu vực ngồi
Nhà nước gấp 6,5 lần, bình quân mỗi năm tăng 20,5%; khu vực có vốn đầu
tư nước ngồi gấp 4,7 lần, bình qn mỗi năm tăng 16,7%. So với mười
năm 1991-2000 thì tốc độ tăng của ngành công nghiệp mười năm 20012010 đã cao hơn 1,1 điểm phần trăm.
Nếu xem xét động thái và thực trạng sản xuất công nghiệp mười năm
2001-2010 theo 3 ngành cấp I: Cơng nghiệp khai khống; Cơng nghiệp chế
biến, chế tạo; Cơng nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước thì
diễn biến tình hình của từng ngành như sau:
Cơng nghiệp khai khống bao gồm 4 ngành: khai thác than; khai thác
dầu thơ và khí tự nhiên; khai thác quặng kim loại; khai thác đá và khai thác
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


mỏ khác. Khai thác dầu thô, chiếm tỷ trọng lớn, nhưng trong 10 năm vừa
qua lượng khai thác chỉ tăng trong những năm đầu, sau đó giảm dần do
điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, do chủ trương của Nhà nước hạn
chế dần khai thác tài nguyên thiên nhiên cho mục tiêu phát triển bền vững.
Sản lượng dầu thô khai thác năm 2001 và năm 2002 mỗi năm 16,8 triệu
tấn, tăng lên 17,7 triệu tấn năm 2003; 20,0 triệu tấn năm 2004; sau đó giảm
xuống 18,5 triệu tấn năm 2005; 16,8 triệu tấn năm 2006; 15,9 triệu tấn năm
2007; 14,9 triệu tấn năm 2008; 16,3 triệu tấn năm 2009 và chỉ còn 14,9
triệu tấn năm 2010. Tuy nhiên, do khai thác than, khai thác khí tự nhiên và
khai thác các loại khoáng sản khác tương đối ổn định nên tỷ trọng giá trị
sản xuất cơng nghiệp khai khống chiếm trong giá trị tổng sản lượng tồn
ngành cơng nghiệp theo giá thực tế giảm không nhiều, từ tỷ trọng 13,2%

năm 2001 xuống 11,2% năm 2005 và 9,2% năm 2010. Giá trị sản xuất theo
giá so sánh năm 1994 của công nghiệp khai khoáng năm 2010 vẫn tăng
42,3% so với năm 2000, bình qn mỗi năm trong mười năm 2001-2010
tăng 3,6%.
Cơng nghiệp chế biến, chế tạo, bao gồm 24 ngành cấp II, nhưng sản
xuất chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất với
trên 20% giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến, chế tạo. Một số ngành
tương đối lớn khác, mỗi ngành chiếm tỷ trọng trên dưới 5% là sản xuất hóa
chất và các sản phẩm hóa chất, sản xuất sản phẩm bằng kim loại (trừ máy
móc thiết bị), sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại, sản xuất sản
phẩm dệt may, sản xuất và sửa chữa phương tiện vận tải... Trong mười năm
2001-2010 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển tương đối cao
với tốc độ bình quân mỗi 47 năm tăng 16,2%. Giá trị sản xuất công nghiệp
chế biến, chế tạo năm 2010 theo giá so sánh 1994 đã gấp 4,5 lần năm 2000
và tỷ trọng chiếm trong giá trị sản xuất của tồn ngành cơng nghiệp theo

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


giá thực tế tăng từ 81,2% năm 2001 lên 83,2% năm 2005 và 85,7% năm
2009.
Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, bao gồm 2
ngành cấp II là sản xuất và phân phối điện, ga; sản xuất và phân phối nước
với sản phẩm chủ yếu là điện và nước máy. Đây là những sản phẩm có nhu
cầu lớn và ưu tiên đầu tư nên trong những năm vừa qua duy trì được tốc độ
phát triển tương đối ổn định. Sản lượng điện phát ra đã tăng từ 26,7 tỷ kwh
năm 2000 lên 52,1 tỷ kwh năm 2005 và 91,6 tỷ kwh năm 2010. Sản lượng
nước máy cũng tăng từ 780,2 triệu m3 năm 2000 lên 1180,4 triệu m3 năm

2005 và 1812,4 triệu m3 năm 2010. Tính chung, giá trị sản xuất công
nghiệp theo giá so sánh năm 1994 của ngành công nghiệp sản xuất và phân
phối điện, khí đốt và nước năm 2010 gấp trên 3,4 lần năm 2000, bình quân
mỗi năm trong mười năm 2001-2010 tăng 13,1%. Do tăng trưởng ổn định
nên tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp này trong tổng giá trị
sản xuất của tồn ngành cơng nghiệp theo giá thực tế những năm vừa qua
vẫn chiếm trên dưới 5% (năm 2001 chiếm 5,7%; 2005 chiếm 5,6%; 2010
chiếm 6,6%).
Ngoài những thành tựu đạt được nêu trên, Ngành công nghiệp Việt
Nam lúc đó vẫn cịn tồn tại nhiều mặt hạn chế:
Sản xuất cơng nghiệp nhìn chung vẫn phân tán, q trình tích tụ
trong sản xuất diễn biến chậm chạp. Chủ trương xây dựng một số tập đồn
cơng nghiệp nhưng định hướng hoạt động không rõ ràng, đầu tư dàn trải
sang cả những lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng, chứng khốn, bất
động sản ngồi khả năng về vốn, cơng nghệ và trình độ quản trị nên mức
độ thành cơng khơng cao. Việc hình thành các khu cơng nghiệp kết quả
cũng hạn chế. Tại thời điểm 1/7/2007 cả nước có 550 khu cơng nghiệp với
tổng diện tích đất quy hoạch 88,1 nghìn ha nhưng hệ số lấp đầy mới đạt
32,5 %.
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Sản xuất cơng nghiệp nói chung và cơng nghiệp chế biến nói riêng
chủ yếu vẫn sử dụng cơng nghệ thấp. Tỷ trọng công nghệ cao mới chiếm
19,2%; công nghệ trung bình 26,8%; cơng nghệ thấp chiếm tới 54,0%.
Cơng nghiệp phụ trợ chưa được quan tâm đầu tư thích đáng nên phát triển
rất chậm. Một số sản phẩm cơ khí, dệt may, giầy da, đồ điện dân dụng tỷ lệ
nội địa hóa thấp, chủ yếu là tham gia khâu chế tạo phần vỏ và khâu hoàn

thiện cuối cùng nên vẫn mang nặng tính chất gia cơng và lắp ráp linh kiện,
vì vậy, giá trị gia tăng thấp. Đồng thời bị tác động mạnh từ giá thế giới do
phần lớn phải nhập khẩu nguyên, nhiên liệu và phụ kiện. Công nghiệp chế
biến nông sản, thực phẩm mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu chế
biến nơng sản hàng hóa xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước, chủ
yếu là sơ chế.
Trong những năm vừa qua ngoại trừ dầu thô, ngành cơng nghiệp đã
tập trung khai thác tài ngun khống sản với mức độ cao. Ngoài số giấy
phép do Bộ Tài ngun và Mơi trường cấp thì các địa phương cũng đã cấp
4 nghìn giấy phép khai thác khống sản trên địa bàn. Đó là chưa kể hàng
nghìn hoạt động khai thác khống sản tự phát, khơng có giấy phép. Việc
cấp giấy phép dễ dãi và sơ hở, quản lý khai thác bị bng lỏng và trình độ
cơng nghệ khai thác, tuyển chọn, chế biến thấp đã làm tài nguyên tổn thất
lớn và suy giảm nhanh. 51 Theo Báo cáo của Viện Tư vấn phát triển
(CODE), Bộ Tài nguyên và Môi trường do nhiều đơn vị được cấp giấy
phép không đủ năng lực về tài chính và cơng nghệ nên khi khai thác chủ
yếu mới lấy được phần quặng giàu nhất và dễ khai thác nhất, bỏ đi phần
nghèo hơn và các khoáng sản khác đi cùng, dẫn tới tổn thất than trong khai
thác hầm lò lên tới 46-60%; khai thác apatit tổn thất 26-43%; quặng kim
loại 15-30%; vật liệu xây dựng 15-20%; khai thác vàng 60-70%. Tình trạng
trên khiến nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trong nước và quốc tế cảnh báo
nước ta về “bẫy tài nguyên” hay “lời nguyền tài nguyên”, tức là cảnh báo
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hiện tượng có nguồn tài ngun khống sản dồi dào, nhưng chủ quan
không tăng cường khâu quản trị khai thác khơng có quy hoạch dài hạn nên
phát triển kém các quốc gia có ít tài ngun khống sản và gây nguy cơ cạn

kiệt tài nguyên.
Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước lẽ ra là phải đi trước
một bước, nhưng trong mười năm 2001-2010 ngành công nghiệp này chỉ
tăng bình quân mỗi năm 13,2%, thấp hơn tốc độ tăng bình qn 14,9%/năm
của tồn ngành cơng nghiệp. Mặt khác, tốc độ tăng lại có xu hướng giảm,
từ tốc độ tăng bình quân mỗi năm 14,2% trong những năm 2001-2005,
giảm xuống chỉ còn tăng 12,2% trong những năm 2006-2010. Do vậy, các
sản phẩm điện, nước không đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh
tế và nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Một số dự án phát triển điện, nước triển
khai chậm, khơng hồn thành đúng tiến độ đề ra; một số khác hoàn thành
đưa vào sử dụng nhưng vận hành khơng ổn định nên tình trạng thiếu điện,
khan hiếm nước sạch trở thành vấn đề thời sự ngày càng nóng bỏng. Sản
lượng điện bình qn đầu người của nước ta năm 2010 mới đạt 1053,7
kwh, trong khi chỉ tiêu này năm 2008 của Thái Lan đã đạt 2187,2 kwh; Malai-xi-a 3835,7 kwh; Xin-ga-po 86197,7 kwh. Một bộ phận dân cư đô thị
đến nay vẫn chưa được cung cấp nước máy; nhiều vùng nông thôn vẫn phải
sử dụng nước hồ, ao, sông, suối không hợp vệ sinh. Mục tiêu đến năm 2010
“Cung cấp đủ nước sạch cho đô thị, khu công nghiệp và 90% dân cư khu
vực nông thôn” đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ
2001-2010 đã khơng thực hiện được.
Tỷ lệ chi phí trung gian chiếm trong giá trị sản xuất của khu vực
công nghiệp và xây dựng năm 2000 là 0,69% và năm 2007 là 0,7%. Tỷ lệ
này có xu hướng tăng lên qua các năm là hệ quả tất yếu của q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa do mức độ chun mơn hóa ngày càng cao trong
sản xuất cơng nghiệp. Đồng thời, sự gia tăng của chi phí trung gian thể hiện
10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


sử dụng lãng phí vật tư sản xuất. Cơng nghiệp là lĩnh vực sử dụng nhiều tài

nguyên không thể tái tạo được, việc tiết kiệm ngun liệu khơng có khả
năng tái tạo là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển bền
vững trong tương lai.
1.2.2 Ngành công nghiệp Việt Nam trong khi ứng dụng cách mạng công
nghiệp 4.0
Trong thời gian qua, với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa
trên đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, giảm sự phụ thuộc vào tài
nguyên thiên nhiên và nguồn nhân công giá rẻ, nền công nghiệp Việt Nam
đã có bước phát triển ấn tượng
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, GDP cả năm 2018 tăng 7,08%
so so với năm 2017, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 tới nay.
Trong mức tăng chung của tồn nền kinh tế, khu vực cơng nghiệp và xây
dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%; trong đó, ngành cơng nghiệp duy trì
mức tăng trưởng 8,79%, chiếm 28,44% trong GDP. Dấu ấn của ngành công
nghiệp trong năm 2018 được thể hiện qua những khía cạnh cụ thể sau:
 

Ngành cơng nghiệp đạt được mức tăng trưởng cao, đóng góp đáng kể

vào tăng trưởng GDP cả nước.
Năm 2018, chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng cao
và ổn định (tăng 10,2%, cao hơn mục tiêu Chính phủ giao là 9%). Trong
đó, cơng nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực chính thúc đẩy mức
tăng trưởng chung của ngành công nghiệp. Cụ thể, ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo tăng trưởng 12,98%, tuy thấp hơn so với mức tăng của năm
2017, nhưng cao hơn nhiều so với mức tăng các năm từ 2012 đến 2016.
Đây là kết quả của việc thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo
môi trường thuận lợi thúc đẩy đầu tư sản xuất, kinh doanh trong thời gian
qua của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, là kết quả của việc
11


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vận dụng hiệu quả cơ hội của các hiệp định thương mại tự do (FTA) song
phương và đa phương đã ký kết, góp phần mở rộng thị trường, gia tăng đầu
tư để mở rộng sản xuất trong nước, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của
Việt Nam.
Bên cạnh đó, tình hình tiêu thụ một số mặt hàng công nghiệp diễn ra
thuận lợi, tồn kho tồn ngành cơng nghiệp ở mức thấp nhất trong nhiều
năm qua[2]. Sản xuất trong nước đã đáp ứng hầu hết nhu cầu một số mặt
hàng công nghiệp thiết yếu, như: xi măng, thép xây dựng, phân đạm, phân
NPK, đáp ứng đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng dân cư... Sản xuất liên tục
được mở rộng (chỉ số nhà quản trị mua hàng - PMI các tháng trong năm
2018 ln cao hơn 50 điểm) với sự đóng góp tích cực của các ngành, như:
điện tử, dệt, thép, ô tô...
Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp đang đi đúng hướng, phù
hợp với Đề án Tái cơ cấu ngành cơng nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt.
Cụ thể là, tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo tăng và tỷ trọng
ngành khai khoáng giảm. Tỷ trọng GDP của nhóm ngành cơng nghiệp chế
biến, chế tạo tăng dần theo các năm (16,2% năm 2016; 17,4% năm 2017 và
ước 18,3% năm 2018), trong khi tỷ trọng của nhóm ngành khai khống
giảm từ 8,8% bình qn giai đoạn 2011-2015 xuống 7,6% năm 2016, 6,6%
năm 2017 và 6% ước cho năm 2018.
Năng lực sản xuất, kinh doanh của ngành công nghiệp đã được tăng
lên đáng kể.
Trong ngành thép, Công ty TNHH Formosa Hà Tĩnh tăng công suất
sản xuất với việc đưa lị cao số 2 (cơng suất 4 triệu tấn/năm) đi vào sản
xuất trong 6 tháng cuối năm 2018, giúp nâng tổng cơng suất của Fomosa

lên 7,5 triệu tấn/năm; Tập đồn Hòa Phát đưa vào hoạt động dự án thép cán
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


600 nghìn tấn trong tháng 08/2018 ở Quảng Ngãi; Tập đoàn Hoa Sen đưa
thiết bị dây chuyền cán nguội, mạ kẽm/lạnh, mạ màu vào hoạt động với
cơng suất 350 nghìn tấn.
Trong ngành dầu khí, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào hoạt
động đã sản xuất và cung ứng ra thị trường khoảng 3-3,2 triệu tấn xăng dầu
các loại năm 2018.
Còn trong ngành điện, theo số liệu của Tập đồn Điện lực Việt Nam,
năm 2018, cơng suất nguồn điện tăng thêm khoảng 3.150MW; đường dây
500-220kV tăng thêm khoảng 1.092km; đường dây 110kV tăng thêm
khoảng 1.267km.
Các nhà đầu tư đặt niềm tin vào sự ổn định kinh tế vĩ mô, nên đã đổ
vốn mạnh vào ngành công nghiệp, đặc biệt là chế tạo, lắp ráp ô tô, như: Tổ
hợp sản xuất ô tô Vinfast (tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng, công suất
500.000 xe/năm), Nhà máy sản xuất ô tô Thaco Mazda (tổng vốn đầu tư
12.000 tỷ đồng, công suất 100.000 xe/năm), Nhà máy sản xuất ô tô
Huyndai Thành Công (tổng vốn đầu tư 1.320 tỷ đồng, công suất 40.000
xe/năm)...
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2018, ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn
đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt khoảng 9,067 tỷ USD, chiếm
50,5% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt
5,216 tỷ USD, chiếm 29%; các ngành còn lại đạt 3,691 tỷ USD, chiếm
20,5%.
Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp tăng mạnh: Tổng kim ngạch xuất

khẩu ước đạt 244,7 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017, hoàn thành vượt
mức chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ đặt ra (chỉ tiêu Quốc hội giao là
7%-8%; chỉ tiêu Chính phủ giao là 8%-10%). Nhập khẩu được kiểm soát
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tốt, cán cân thương mại duy trì thặng dư năm thứ 3 liên tiếp. Kim ngạch
nhập khẩu năm 2018 ước đạt 237,5 tỷ USD, tăng 11,5%; thặng dư thương
mại đạt khoảng 7,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Con số xuất siêu
của Việt Nam trong năm nay đã gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích
cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thơ, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản
phẩm công nghiệp. Quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng.
Năm 2018, có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 5 mặt hàng xuất
khẩu trên 10 tỷ USD.
Công tác chỉ đạo xử lý tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp
ngành công thương bước đầu đã có những hiệu quả nhất định.
 

Theo báo cáo của Bộ Cơng Thương, đến nay đã có 2 dự án hoạt động

sản xuất, kinh doanh bước đầu có lãi (Nhà máy sản xuất phân bón DAP số
1 - Hải Phịng; Nhà máy Thép Việt – Trung); 2 dự án đã vận hành sản xuất
trở lại (Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ; Nhà máy sản xuất nhiên liệu
sinh học Quảng Ngãi); 1 dự án sẵn sàng khởi động để vận hành thương mại
(Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước) ngay khi thị trường
thuận lợi. Các dự án cịn lại đang được tích cực xử lý để bảo đảm hồn
thành đúng theo phương án, lộ trình đề ra.

Chương 2. Đánh giá ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 lên
ngành công nghiệp Việt Nam
2.1 Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy tăng trưởng GDP
Ông Đặng Quang Vinh, Phó Trưởng ban, Ban Mơi trường kinh
doanh và Năng lực cạnh tranh, CIEM cho biết, các ngành công nghiệp mới
của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là động lực tăng trưởng chính của Việt
Nam; đồng thời, hỗ trợ các ngành khác nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng
doanh thu và phát triển các dịch vụ mới. Theo đó, các ngành hưởng lợi
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhiều nhất là chế biến, chế tạo, thương mại, bán lẻ, nơng nghiệp, tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm…
TS. Đặng Quang Vinh – Phó trưởng Ban mơi trường kinh doanh và
năng lực cạnh tranh (CIEM) cho biết, theo phương pháp ước lượng tác
động của CMCN 4.0 trên nền dự báo kinh tế Việt Nam, đến năm 2030, so
với kịch bản cải cách kinh tế không thực hiện CMCN 4.0, CMCN 4.0 có
thể thúc đẩy GDP Việt Nam tăng thêm 28,5-62,1 tỷ USD, tương đương
mức tăng GDP 7-16% tùy theo từng kịch bản (cao, trung bình, thấp); GDP
bình quân đầu người sẽ tăng thêm 315-640 USD/người vào năm 2030 nhờ
tăng năng suất và tăng việc làm; Tăng trưởng sản xuất nhờ CMCN 4.0 tạo
ra việc làm mới với mức tăng thuần ước tính 1,3 triệu – 3,1 triệu việc làm.
2.2 Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao
động
CMCN 4.0 được cho là cuộc cách mạng thần kỳ về kỹ thuật. Nó hỗ
trợ con người, giảm sức lao động, tạo ra hàng loạt chuyển biến tích cực về
kỹ thuật và cơng nghệ. Tuy nhiên, nó cũng tác động khơng nhỏ đến thị
trường lao động Việt Nam, nếu người lao động khơng thích ứng kịp với

những u cầu từ cuộc cách mạng, sẽ dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp, mất
việc làm và nhiều hệ quả xã hội khác.
CMCN 4.0 đã và đang dẫn đến nhiều thay đổi việc làm trong mọi lĩnh
vực, tiêu biểu như: ngân hàng; thương mại, dịch vụ, giải trí; viễn thơng;
giao thơng cơng cộng; y tế; giáo dục; nông nghiệp; ngành dệt may, da giày,
điện tử.
Nhiều việc làm có thể được tự động hóa và mất đi. Thay vào đó là các
loại việc làm mới ra đời, bao gồm: việc làm thiết kế các hệ thống tự động
hóa (tạo ra robot + trí tuệ nhân tạo, tạo ra hệ thống kết nối tự động, tạo ra
các bộ cảm ứng và phản ứng lại môi trường, nâng cấp và cải tiến các hệ

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thống này…); việc làm thiết kế và vận hành in 3D; việc làm kết nối (nền
kinh tế chia sẻ); việc làm địi hỏi tình u thương thực sự của con người
(các chuyên gia tư vấn tâm lý, bác sĩ tâm lý, trơng trẻ sơ sinh); việc làm địi
hỏi sự cảm thơng (hịa giải viên, thẩm phán); việc làm địi hỏi sự sáng tạo
(nghĩ ra cái mới thực sự); việc làm địi hỏi tư duy phản biện (khơng chấp
nhận kiến thức như nó vốn có); việc làm của các chuyên gia trong các lĩnh
vực phân tích rủi ro, phân tích dữ liệu lớn, lựa chọn giải pháp...
Số liệu thống kê cho thấy, số lao động giản đơn hàng năm của nước ta
gần như không giảm (ở các năm 2015-2017) hoặc giảm cịn rất chậm, giảm
khơng đáng kể trong giai đoạn 2012-2017. Đây thực sự là báo động “đỏ”
với sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh CMCN 4.0. Cụ thể, lực
lượng lao động của nước ta năm 2017 đã tăng thêm 2,9 triệu người so với
năm 2012, trong khi lao động giản đơn chỉ giảm được 0,5 triệu người năm
2017 so với năm 2012.

Đây là một nút thắt lớn trong trục phát triển kinh tế - xã hội của nước
ta và được cho là không dễ khai thông trong “một sớm một chiều” bởi một
lực lượng lao động giản đơn vẫn cịn q đơng và chưa có dấu hiệu giảm
nhanh trong suốt hàng thập kỷ qua.
Hiện nay, để tăng NSLĐ, việc cấp bách là phải giảm nhanh số lao
động giản đơn theo hướng tinh gọn lại để gia tăng nhanh lao động có trình
độ, tay nghề phù hợp với nhu cầu xã hội. Đây là yêu cầu khách quan, cũng
là cơ hội tốt để nước ta giảm nguồn cung lao động lớn về lượng, thấp về
chất bằng cách đào tạo, bồi dưỡng có chọn lọc nguồn nhân lực này.
2.3 Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến tỷ lệ thất nghiệp
Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đều dẫn tới thay đổi mạnh
mẽ về cơ cấu nguồn nhân lực, việc làm. Và cũng giống như ba cuộc CMCN
trước đó, CMCN 4.0 có tiềm năng đem lại nhiều lợi ích cho người lao động

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thông qua việc tăng năng suất lao động dẫn tới tăng thu nhập, nhiều sản
phẩm, dịch vụ mới được ra đời giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, và đặc
biệt là việc mở cửa thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới.
CMCN 4.0 với sự xuất hiện của cơng nghệ cao, máy móc thơng
minh, robot có trí tuệ nhân tạo... sẽ tác động làm thay đổi lớn đến thị
trường lao động và việc làm trên nhiều góc độ khác nhau. Cung - cầu lao
động, cơ cấu lao động, và bản chất việc làm đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Đối với nền công nghiệp, những lĩnh vực dựa vào lao động thủ công,
những ngành nghề gắn với quá trình tự động hóa sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt,
những lĩnh vực như dệt may, da giày, điện tử hay những lĩnh vực mà chúng
ta sử dụng nhiều lao động sẽ là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Chẳng hạn, đối với Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP Chuyên đề
Số 10/2018 11 ngành dệt may, các thao tác như cắt, may thì máy móc đều
có thể thay thế được. Cơng nghệ 4.0 có thể làm việc liên tục 24/24h, robot
có thể thay thế đối với ngành lắp ráp điện tử, tư vấn, chăm sóc khách hàng
sẽ được trả lời bằng robot tự động. Như vậy, tác động của CMCN 4.0 đối
với việc làm sẽ là sự dịch chuyển từ sản xuất thâm dụng lao động sang
thâm dụng tri thức và thâm dụng công nghệ.
Báo cáo của Bộ KH-CN đã chỉ rõ 2 chiều hướng tác động của
CMCN4.0 đến lao động, việc làm.
Thứ nhất, CMCN4.0 có thể phá vỡ cấu trúc lực lượng lao động, dẫn
tới lao động dư thừa do sự thay thế lao động bằng các robot. Khi đó, NLĐ
chủ yếu đảm nhiệm việc quản lý hệ thống máy móc, thay vì tham gia trực
tiếp vào quá trình sản xuất. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu về lao động
có trình độ cao, có kỹ năng sáng tạo, chuyên môn kỹ thuật sẽ tăng lên.
Trong khi đó, lao động khơng có kỹ năng, đảm nhiệm các cơng việc giản
đơn hoặc các cơng việc có tính chất lặp đi lặp lại sẽ phải đối mặt với nguy
cơ cao bị thay thế.
17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thứ hai, CMCN4.0 có thể tạo ra nhiều việc làm hơn số việc làm bị
mất đi. Mặc dù có sự suy giảm về số lượng việc làm trong một số ngành sử
dụng nhiều lao động có kỹ năng thấp, CMCN4.0 sẽ giúp các ngành có hàm
lượng sáng tạo cao phát triển và tạo ra nhiều việc làm mới với tính chất
công việc khác biệt so với trước đây. Bên cạnh đó, NLĐ có điều kiện tiếp
cận với kiến thức và kỹ năng mới. Từ đó, tạo cơ hội cho những NLĐ đã
mất việc có thể quay trở lại lực lượng lao động với vai trò mới; cũng như
giúp những người đang làm việc mở rộng sự nghiệp của mình.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), công nghệ số không
chỉ thúc đẩy việc làm trong các ngành CNTT mà cịn thúc đẩy việc làm
trong các ngành có sử dụng CNTT- khi số lượng các DN và NLĐ tự do áp
dụng công nghệ mới tăng lên. Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới
(WB) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng chỉ ra, tỉ lệ lao động ở các
nước đang phát triển sẽ có nguy cơ bị thay thế cao, vì đa phần các nước
đang phát triển (trong đó có Việt Nam) đều có nền cơng nghiệp sử dụng
các lao động chủ yếu khơng có kỹ năng, dễ bị thay thế bởi tự động hóa và
robot. Do đó, ILO dự báo, 74% trong tổng số lao động ngành chế biến, chế
tạo của Việt Nam có mức độ rủi ro cao do tự động hóa. Con số này cao hơn
so với các quốc gia trong khu vực như: Phillipines (54%), Thái Lan (58%)
và Indonesia (67%). Theo dự báo của Liên hợp quốc, sẽ có khoảng 75% lao
động trên thế giới có thể bị mất việc làm trong vài thập niên tới. Còn một
nghiên cứu khác của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khoảng 56% số lao
động tại 5 quốc gia Đông Nam Á đứng trước nguy cơ mất việc vì robot.
Trong đó, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ
CMCN 4.0. Cũng theo dự báo của Bộ Khoa học và Công nghệ, trong tương
lai, một số ngành nghề ở Việt Nam sẽ biến mất do tác động của cuộc
CMCN 4.0. Tuy nhiên, ở chiều hướng khác, tích cực hơn, CMCN 4.0 sẽ
tạo thêm ngành nghề, việc làm mới mà người máy hay robot không thể đáp
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ứng được, điều đó địi hỏi người lao động phải có kỹ năng, trình độ cao
mới có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Theo dự báo, tới năm 2025,
có tới 80% cơng việc sẽ là những cơng việc mới mà chưa từng có ở thời
điểm hiện nay.
2.4 Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến,

chế tạo phát triển
Trong những năm qua, nền công nghiệp của Việt Nam có những
bước chuyển dịch tích cực: Tỉ trọng cơng nghiệp khai khống giảm; tỉ trọng
cơng nghiệp chế biến, chế tạo trong năm 2017 có mức tăng trưởng ấn
tượng 12,8%- đây là mức tăng cao nhất của ngành này trong nhiều năm
qua, đóng góp 9 điểm phần trăm vào mức tăng chung của ngành công
nghiệp.
Theo đánh giá của Bộ KH-ĐT, tốc độ tăng trưởng cao của công
nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng chung của tồn ngành
cơng nghiệp, phù hợp với định hướng tái cơ cấu mơ hình tăng trưởng và
hạn chế phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là nhóm
ngành mà Việt Nam sẽ phải chịu tác động mạnh nhất vì ba lý do: Thứ nhất,
tác động của cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư đến nhóm ngành này
rất mạnh. Thứ hai, cơ chế lan truyền tác động của cơng nghệ trong kinh tế
tồn cầu rất nhanh thơng qua kênh xuất nhập khẩu do bản chất thương mại
quốc tế cao của nhóm ngành này. Thứ ba, những đột phá về công nghệ, đặc
biệt là những tiến bộ vượt bậc trong tự động hóa và cơng nghệ in 3D đang
làm đảo ngược dòng thương mại theo hướng bất lợi cho các nước như Việt
Nam do làm giảm mạnh lợi thế lao động giá rẻ tại đây.  Cụ thể, những tiến
bộ vượt bậc trong q trình tự động hóa và số hóa đã và đang giúp giảm
mạnh chi phí chế tạo và vận hành người máy, và do vậy làm tăng khả năng
công nghiệp chế tạo quay trở lại các nước phát triển để gần hơn với thị

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trường tiêu thụ lớn và các trung tâm R&D ở các nước này. Tác động đến
một số phân ngành cụ thể như sau:

Ngành giệt may, giày dép:
Có một số đột phá công nghệ quan trọng đang vẽ lại bức tranh của
ngành này trên phạm vi tồn cầu: (i) cơng nghệ chế tạo đắp dần, máy chụp
thân thể, thiết kế bằng máy tính giúp có thể sản xuất các sản phẩm hàng
loạt các sản phẩm phù hợp với những thông số đơn lẻ của từng khách hàng;
(ii) công nghệ nano giúp các sản phẩm dệt may, giày dép có thể tích hợp
các chức năng theo dõi sức khỏe (đo nhịp tim, lượng calo giải phóng liên
tục v.v…); (iii) tự động hóa khâu cắt và khâu may (sử dụng robots, trong
khâu may còn được gọi là sewbots). Điều này được kỳ vọng là sẽ làm thay
đổi toàn bộ ngành dệt may, da giày, đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội thu
hút đầu tư quay trở về Mỹ, trong một khoảng thời gian ngắn có thể chỉ là 5
năm tới.
Ở Việt Nam, ngành dệt may đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
cao, một phần lớn nhờ đơn hàng chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc theo
chiến lược “Trung Quốc + 1” của các tập đồn đa quốc gia do chi phí lao
động ở quốc gia này tăng mạnh. Tuy nhiên, tình hình đang thay đổi nhanh
chóng với đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
giảm mạnh, và khách hàng yêu cầu giảm giá đáng kể. Công nhân trong các
doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đang bị kẹt ở giữa trong cuộc cạnh
tranh khốc liệt trên toàn cầu, với một bên là nhân công rẻ hơn từ các nước
Campuchia, Bangladesh, Myanmar v.v…, và bên kia là người máy đang
được ứng dụng ngày một rộng rãi ở các nước phát triển và cả ở Trung
Quốc, dẫn đến sự chuyển dịch của sản xuất trong phân khúc có giá trị cao
hơn trở lại các nước phát triển và trở lại Trung Quốc để gần hơn với thị
trường tiêu thụ lớn, các trung tâm R&D và các trung tâm cung cấp nguyên
20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



vật liệu, phụ kiện. Triển vọng của ngành dệt may hiện nay hết sức bấp
bênh, dẫn đến việc các doanh nghiệp hiện đang hoạt động kêu gọi không
đầu tư thêm vào ngành này nữa.
Việc Việt Nam tham gia TPP có thể giảm nhẹ phần nào cạnh tranh từ
các nhà cung ứng dựa trên lao động giá rẻ từ Campuchia, Bangladesh hay
Myanmar. Tuy nhiên TPP có thể lại là “con ngựa thành Tơ roa” mở toang
thị trường Việt Nam cho các sản phẩm có giá trị cao từ Mỹ nhắm vào tầng
lớp trung lưu và thượng lưu mới nổi ở nước ta do nguyên tắc “có đi có lại”
trong việc giảm thuế tại các nước tham gia TPP. Những sản phẩm dệt may,
giày dép chất lượng cao, thân thiện môi trường và hỗ trợ sức khỏe “Made
in USA” với giá cả hợp lý (nhờ tự động hóa và sản xuất với qui mô lớn) lại
may vừa với từng khách hàng (nhờ cơng nghệ chụp thân thể có thể tự thực
hiện trực tuyến trong đo và khâu đặt hàng) bán rộng rãi ở Việt Nam để
phục vụ những đối tượng có thu nhập khá có thể là kịch bản hiện hữu trong
tương lai trung hạn.Các mơ hình tính tốn mơ phỏng tác động của TPP đến
Việt Nam của các chuyên gia quốc tếvới các kết quả rất lạc quan cho nền
kinh tế Việt Nam nói chung và cho các ngành thâm dụng lao động như dệt
may, giày dép nói riêng, đã bỏ qua yếu tố này. Tuy nhiên những giả định về
lợi thế lao động giá rẻ của Việt Nam dẫn đến luồng thương mại về dệt may
và giày dép mang tính một chiều từ Việt Nam sang các nước phát triển
tham gia TPP khơng cịn đúng nữa dưới tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là tự động hóa với giá người máy đang giảm đi
nhanh chóng. Do đó mà các kết quả tính tốn nêu trên hiện được trích dẫn
rộng rãi trong các cuộc thảo luận về TPP ở Việt Nam rõ ràng là không cịn
phù hợp.
Theo báo cáo của ILO cơng bố tháng 7/2016 cho thấy Việt Nam có
đến 86% lao động trong các ngành dệt may và giày dép ở Việt Nam có
21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



nguy cơ cao mất việc dưới tác động của những đột phá về công nghệ như
được nêu trên. Tỷ lệ rất lớn này sẽ chuyển thành con số tuyệt đối rất lớn vì
dệt may và giày dép lại là các ngành đang tạo việc làm cho nhiều lao động
(khoảng gần 2,3 triệu người, trong đó khoảng 78% là lao động nữ làm việc
trong ngành dệt may; giày dép – 0,98 triệu người, trong đó có khoảng 74%
là lao động nữ làm việc trong ngành giày dép; lao động trong hai ngành
chiếm 6,2% tổng lực lượng lao động và 13,7% việc làm phi nơng nghiệp).
Trong số đó có nhiều lao động ít kỹ năng (tương ứng là 17% và 26% lao
động dệt may và giày dép chỉ có trình độ tiểu học), và một tỷ lệ đáng kể
khơng cịn trẻ, từ 36 tuổi trở lên: 35,84% đối với dệt may và 25,37% đối
với giày dép[14]. Đây là nhóm khơng dễ dàng tìm được việc làm thay thế ở
trong khu vực chính thức. Điều này cho thấy quá trình điều chỉnh sẽ rất khó
khăn, và có thể làm đảo ngược q trình chuyển dịch lao động ra khỏi nông
nghiệp và tăng tỷ trọng của khu vực chính thức trong nền kinh tế trong q
trình cơng nghiệp hóa đất nước.
Trong ngành giày dép, cơng nghệ in 3D đã tiến bộ đến mức có thể
sản xuất giầy ngay tại chỗ, và công nghệ này sẽ sớm được hồn thiện trong
một tương lai khơng xa. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng ở các nước
phát triển có thể có ngay một đơi giày sản xuất theo nhu cầu của khách
hàng mà không cần phải trải qua quy trình sản xuất hay nhập khẩu từ một
quốc gia khác.
Ngành điện tử:
Ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam hiện nay có khoảng
510.000 lao động đang làm việc trong ngành, với khoảng 66% là lao động
nữ, và khoảng 6,7% có trình độ chỉ ở mức tiểu học, và chỉ khoảng 13,5% từ
36 tuổi trở lên. Ngành điện tử trong những năm gần đây có những tiến bộ
vượt bậc nhờ sự hiện diện của các tập đoàn đa công nghệ đa quốc gia dẫn
22


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×