Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.98 KB, 4 trang )
Nét văn hóa tâm linh trong
ngôi nhà của người
H'mông
Người H’Mông coi cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà, thể hiện sự ngay thẳng,
cứng cáp, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu thối
cụt ngọn. Cây cột này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người
H’Mông.
Nét văn hóa tâm linh trong ngôi nhà của
người H'mông
Địa hình cư trú của người dân tộc H’mông, Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc đến
kiến trúc của dân tộc này. Nhà của người H’mông dù to hay nhỏ đều theo một
khuôn mẫu, nhà ba gian và hai cửa, một cửa chính, một cửa phụ và phải có hai cửa
sổ trở lên.
Trong 3 gian nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng
chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt
bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Hai gian trái đặt cối xay
ngô, giã gạo. Nhà bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, ngoài ra,
sàn gác có còn có thể làm nơi ngủ khi nhà đông khách.
Khi chọn đất làm nhà, người Mông lấy 3 hạt gạo hoặc ngô đặt xuống khu đất đã
chọn rồi đặt bát hoặc chậu gỗ lên trên, sau đó thắp 3 nén hương khấn thần đất, đốt
3 tờ giấy bản xin thổ công thổ địa cho gia chủ làm nhà. Sáng hôm sau hoặc sau 3
tháng, chủ nhà quay lại xem số hạt ngô đặt dưới đất, nếu thấy vẫn còn nguyên thì
coi như đất ở nơi đó tốt, làm nhà được. Còn ngược lại, nếu như số gạo bị sâu, kiến
ăn hết nghĩa là đất ở đó xấu không làm nhà được phải tìm địa điểm khác.
Sau khi chọn được đất tốt người ta tiến hành san nền, kê móng, trình tường nhà.
Công việc trình tường được làm khá công phu. Trong quá trình trình tường, người
lạ không được đến, nhất là phụ nữ. Khi trình tường người ta đổ đất vào khuôn gỗ