TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======
ĐẶNG THỊ THU
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TÍN NGƯỠNG
THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
HÀ NỘI – 2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======
ĐẶNG THỊ THU
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TÍN NGƯỠNG
THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. VŨ NGỌC DOANH
HÀ NỘI – 2014
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu Lớp K36E - VNH
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
ThS, GVC, Vũ Ngọc Doanh - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình
giúp tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các Thầy, Cô giáo trong khoa
Ngữ Văn đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Khóa luận được hoàn thành, song không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót, tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía Thầy, Cô và
các bạn để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2014
Tác giả khóa luận
Đặng Thị Thu
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu Lớp K36E - VNH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận này
là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của Th.S, GVC Vũ
Ngọc Doanh. Kết quả thu được là hoàn toàn trung thực và không trùng với
kết quả nghiên cứu của những tác giả khác.
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2014
Tác giả khóa luận
Đặng Thị Thu
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu Lớp K36E - VNH
DANH MỤC VIẾT TẮT
Nxb
Nhà xuất bản
Nxb VHTT
Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin
Nxb TPHCM
Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu Lớp K36E - VNH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Đóng góp của đề tài 3
7. Bố cục 3
NỘI DUNG 4
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4
1.1. Khái niệm văn hóa 4
1.2. Khái niệm tâm linh 5
1.3. Khái niệm văn hóa tâm linh 6
1.4. Khái niệm tổ tiên và thờ cúng tổ tiên 7
1.5. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 9
1.6. Văn hóa tâm linh trong đời sống xã hội Việt Nam 10
Chương 2: VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG
TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT 12
2.1. Văn hóa tâm linh trong mọi mặt của đời sống 12
2.1.1. Văn hóa tâm linh trong đời sống cá nhân 12
2.1.2. Văn hóa tâm linh trong đời sống gia đình 13
2.1.3. Văn hóa tâm linh trong đời sống cộng đồng làng xã 14
2.1.4. Văn hóa tâm linh với Tổ quốc giang sơn 14
2.1.5. Văn hóa tâm linh trong văn học nghệ thuật 15
2.1.6. Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng tôn giáo 16
2.2. Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của quốc gia 17
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu Lớp K36E - VNH
2.3. Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng làng
xã 22
2.4. Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dòng họ 29
2.5. Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của gia đình 36
2.5.1. Sự khác biệt giữa thờ cúng tổ tiên và thờ thần 36
2.5.2. Những ý niệm thiêng liêng về thờ cúng tổ tiên 37
2.6. Ý nghĩa của văn hóa tâm linh trong thờ cúng tổ tiên 40
2.6.1. Thờ cúng tổ tiên là điều kiện duy trì những không gian thiêng liêng,
những môi trường văn hóa truyền thống 41
2.6.2. Thờ cúng tổ tiên dấy lên lòng hiếu thảo nhân nghĩa 42
2.6.3. Thờ cúng tổ tiên là duy trì ý thức hướng về cội nguồn 43
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu 1 Lớp K36E - VNH
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tín ngưỡng là một bộ phận của ý thức xã hội, là một yếu tố thuộc lĩnh
vực đời sống tinh thần được hình thành trong lịch sử văn hoá. Trên thế giới có
hàng nghìn loại hình tín ngưỡng khác nhau nhưng hiếm thấy có loại hình nào
lại chứa đựng đạo lý sâu sắc như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ
quát của người Việt Nam, nó đã trở thành một tập tục truyền thống có vị trí
quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc và có vai trò thiết yếu trong
đời sống xã hội, tín ngưỡng ấy đã tạo thành một thành tố quan trọng của nền
văn hóa bản địa. Nó góp phần duy trì ý thức nhớ về cội nguồn, dấy lên lòng
hiếu thảo nhân nghĩa và trở thành đạo lý tốt đẹp trong mỗi gia đình. Trải qua
bao thăng trầm biến cố của lịch sử thờ cúng tổ tiên đã chiếm được ví trí thiêng
liêng trong tinh thần người Việt. Ý thức con người có tổ có tông được bảo tồn
trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác dù họ sống nơi
Tổ quốc hay lưu vong nơi xứ người.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam trong quá trình tồn tại
và phát triển đã góp phần tạo ra những giá trị ý nghĩa sâu sắc như lòng hiếu
thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, lòng yêu nước, tinh thần sáng tạo Hiếu
với tổ tiên, ông bà, cha mẹ được nâng cao lên là hiếu với dân với nước. Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn là một trong những nhân tố góp phần bảo tồn,
duy trì văn hoá truyền thống, tập tục mang đậm nét văn hoá của người Việt.
Tuy nhiên trước sự thay đổi của cơ chế thị trường, trước làn sóng đô thị
hóa ồ ạt như hiện nay, diện mạo và giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam
dần thay đổi tạo nên những mặt tiêu cực như phô trương về tiền tài địa vị,
danh vọng, lễ thức cầu kỳ tốn kém nặng về yếu tố mê tín làm mất đi yếu tố
thiêng liêng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, khoe sự giàu sang hơn là biểu
hiện lòng thành. Điều đó đã ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng nền văn hoá
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu 2 Lớp K36E - VNH
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Xuất phát từ tình hình đó tôi chọn đề tài
“Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt”
2. Lịch sử vấn đề
Thờ cúng tổ tiên là một đề tài lớn thu hút được nhiều tác giả quan tâm
tìm hiểu và có nhiều công trình nghiên cứu về thờ cúng tổ tiên như:
Trương Thìn, Nghi lễ thờ cúng tổ tiên đền chùa miếu phủ, Nxb Hà Nội
Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP HCM
Nguyễn Đăng Duy, Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội
Và còn nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhưng nghiên
cứu về “Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt”
thì chưa có hoặc nếu có thì cũng chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó.
Tuy nhiên công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước là cơ sở là nền
tảng để cho người viết và thế hệ mai sau học hỏi, tự hào với truyền thống văn
hóa thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có lịch sử hình thành lâu đời và có ảnh
hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa xã hội ở nước ta. Cùng với tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên, các hình thức nghi lễ thờ cúng và các dạng tín ngưỡng khác
có liên quan cũng được phát triển và góp phần tạo nên tính đa dạng của văn
hóa Việt Nam. Nên mục đích khi làm khóa luận này tác giả muốn tìm hiểu về
nguồn gốc ra đời của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên qua đó thấy được ý nghĩa
nhân văn sâu sắc nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tâm linh trong
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
3.2. Nhiệm vụ nghiêm cứu
Phân tích nguồn gốc, đặc điểm và ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên.
Đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa
của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu 3 Lớp K36E - VNH
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở miền Bắc Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát
Phương pháp phân tích
Phương pháp tra cứu
Phương pháp tổng hợp
Phương pháp so sánh
Phương pháp truy vấn thông tin Internet
6. Đóng góp của đề tài
Bổ sung nghiên cứu về văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt.
Đề xuất các giải pháp để tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ngày càng đóng
vai trò tích cực trong xã hội Việt Nam.
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt
Chương 3. Thực trạng và giải pháp của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
trong xã hội hiện nay
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu 4 Lớp K36E - VNH
NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình lịch sử của dân tộc,
nó làm nên sức sống mãnh liệt giúp cộng đồng, dân tộc Việt Nam vượt qua
bao sóng gió, ghềnh thác tưởng như không thể vượt qua nổi để không ngừng
lớn mạnh và phát triển. Văn hoá là một sức sống bên trong, được tạo ra từ lao
động sinh hoạt và phát triển trong cái nôi địa hình sinh thái và môi trường của
bản thân mình. Văn hoá thể hiện rõ rệt bản chất sâu xa của con người.
Những năm gần đây, nhận thức về vai trò của văn hoá ở nước ta được
nâng lên đúng với giá trị đích thực của nó. Nghị quyết thứ 4 của ban chấp
hành trung ương Đảng khoá VII khẳng định văn hoá là nền tảng tinh thần của
xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là
sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với
xã hội và với thiên nhiên. Nó vừa là động lực thúc đẩy vừa là mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của chúng ta.
Nói tới văn hoá là nói tới toàn bộ những giá trị về vật chất và tinh thần,
thể hiện trình độ sống, dân trí, những quan niệm về đạo lý nhân sinh, thẩm mỹ
của một dân tộc và dấu ấn của mỗi con người. Văn hoá sáng tạo nên sự khác
biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Giá trị của một nền văn hoá được bồi
đắp qua nhiều thế kỷ có tính tiếp nối truyền thống như những lớp phù sa ít có
tính đột biến trong phát triển. Vì văn hoá liên quan đến mọi mặt đời sống của
con người nên nó mang một ngoại diên rất rộng, nó là bất cứ một cái gì con
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu 5 Lớp K36E - VNH
người làm ra, đều có chứa thuộc tính văn hoá, đều được nhân hoá. Vậy “Văn
hoá” là gì?
Từ “Văn hoá” có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng việt “Văn hoá” được
dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức trình độ văn hoá, nối sống (nếp
sống văn hoá), theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai
đoạn (Văn hoá Đông Sơn). Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hoá bao gồm tất
cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối
sống, lao động.
Tuy nhiên, ngày nay với cách hiểu rộng này trên thế giới cũng có hàng
trăm định nghĩa khác nhau. Để định nghĩa được một khái niệm trước hết ta
cần xác định được đặc trưng cơ bản của văn hoá (tính hệ thống, tính giá trị,
tính nhân sinh, tính lịch sử). Từ đó có thể đưa ra một định nghĩa như sau:
“Văn hoá là một tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội và với chính bản thân mình” (Trần
Ngọc Thêm, giáo trình cơ sở văn hoá Việt Nam)
1.2. Khái niệm tâm linh
Trong những năm gần đây, khá nhiều sách báo nước ngoài du nhập vào
nước ta, hoặc trên nhiều trang sách báo trong nước, trên bục giảng, khi trò
chuyện trao đổi, muốn diễn đạt điều gì về tín ngưỡng tôn giáo người ta hay
nhắc đến chữ tâm linh, đời sống tâm linh, thế giới tâm linh…
Như vậy, ngày nay và từ lâu trước nữa, trong đời sống tinh thần của
con người, của dân ta thực sự có khía cạnh tâm linh. Qua đó nhận thấy tâm
linh biểu hiện ở những điểm:
Tâm linh là những cái trừu tượng thiêng liêng, thanh khiết, giá trị tâm
linh bắt nguồn từ cái thiêng liêng.
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu 6 Lớp K36E - VNH
Tâm linh là cái nền vững chắc, là hằng số và vĩnh cửu trong nhiều mối
quan hệ con người.
Từ khía cạnh trên có thể thấy tâm là niềm tin, linh là linh thiêng, thiêng
liêng. Và khái niệm tâm linh có thể hiểu như sau: “Tâm linh là cái thiêng
liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc
sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy
được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” (Nguyễn Đăng Duy,
giáo trình văn hoá tâm linh)
1.3. Khái niệm văn hóa tâm linh
Như đã nói ở trên, văn hoá là những gì do con người sáng tạo ra nên
trong quan hệ với tự nhiên, xã hội, con người thì tự nhiên được phân chia làm
hai vế: tự nhiên ngoài ta (môi trường) và tự nhiên trong ta (bản năng). Cũng
vậy xã hội chia thành hai: xã hội ngoài ta (cộng đồng) và xã hội trong ta (cá
nhân). Trong tâm thức của người Việt Nam với phương pháp tư duy âm
dương, con người đã phân chia thế giới thành hai: thực và ảo, vật chất và tinh
thần, trong đó cái mà họ quan tâm nhất là đời sống tâm linh. Loài người từ xa
xưa đã cảm nhận rằng, con người có hai phần: phần xác và phần hồn được kết
hợp theo nguyên lý âm dương. Mọi sự kiện trong đời sống đều biểu hiện linh
cảm của chúng ta. Tinh thần hướng tới đâu đều mang màu sắc của trí tuệ, của
tâm lý. Văn hoá tâm linh thường được biểu hiện sinh động ở những nơi cuộc
sống tinh thần rộn ràng trong tâm can, trong môi trường. Bất cứ cá nhân sinh
thể nào cũng có tư tưởng “uống nước nhớ nguồn” bởi sau những thời kỳ sôi
nổi của thể chất, sau những thành công mỹ mãn trên thế giới và sau quá trình
tăng trưởng tột bậc… thì con người ta lại phản phất những tâm tư thuở còn
thơ, những hoài vọng cổ xưa thanh thản, nhẹ nhàng hay le lói những khát
ngưỡng huyền chân. Người ta làm những cuộc hành hương về cố nhân để
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu 7 Lớp K36E - VNH
chứng tỏ lòng thành của mình, để biểu lộ tấm lòng của mình với tiên nhân:
“Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Sau những thăng trầm của cuộc đời, con người ta không lường trước
được những gì phù trợ hay cản trợ, có lúc quật ngã hay nâng đỡ bản thân mặc
dù những nhen nhóm để cầu “may hơn khôn”. Cái gì phù trợ hay quật ngã nếu
không phải là chính những hành vi nhân quả của mình trong hiện tại lẫn
những nghiệp lục trong quá khứ, tiền kiếp trỗi dậy nhằm “trung hoà” hay “hoá
giải”, nhưng sự tương phản đối xung mà lai khứ ngăn sông, cấm chợ. Trong
cuộc sống có những sự vượt quá khả năng tư duy thông thường, những điều
khác thường mà không dễ gì giải thích nổi với nhận thức của trí não. Trong
giấc ngủ, cả trong cảm thức hàng ngày có nhiều hiện tượng mờ ảo không tiên
liệu được những sự “ứng nghiệm” lại rất rõ. Thậm chí có những điều cấm
đoán kiêng kỵ, có những môi trường thâm nghiêm u hiển và có những vùng
không thể chạm tới. Tâm linh huyền ảo được thêu dệt lên từ những sự việc,
hiện tượng đó. Những biểu hiện trên được con người nhận thức, tỏ thái độ (e
dè, sợ hãi hay huyền diệu) và bắt buộc hành động tạo nên môi trường văn hoá
tâm linh. Văn hoá tâm linh đan quyện, quán xuyến văn hoá tinh thần. Văn hoá
tinh thần là biểu hiện văn hoá tâm linh trong cuộc sống. Như vậy khi nói đến
văn hoá tâm linh, nội dung quan trọng phải đề cập đến là niềm tin, cái thiêng
liêng cao cả. Do đó, khái niệm văn hoá tâm linh có thể trình bày như sau:
“Văn hoá tâm linh là văn hoá biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc
sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tôn giáo”
(Nguyễn Đăng Duy, giáo trình văn hoá tâm linh)
1.4. Khái niệm tổ tiên và thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên là hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội, tồn tại phổ
biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt tốt của hiện tượng
này là ở chỗ, nó nhắc thế hệ những người đang sống phải nhớ đến nguồn, biết
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu 8 Lớp K36E - VNH
kính trọng, phụng dưỡng ông bà cha mẹ lúc sinh thời và thờ phụng khi mất.
Sự thanh cao tinh khiết của nó đã trở thành đạo lý, lẽ sống, trở thành nét đẹp
trong truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc.
Tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ những người có cùng huyết thống
nhưng đã mất như cụ, kỵ, ông, bà, cha, mẹ…- những người đã có công sinh
thành và nuôi dưỡng, có ảnh hưởng đến đời sống vật chất tinh thần của thế hệ
những người đang sống.
Tổ tiên trong xã hội nguyên thuỷ có nguồn gốc là tổ tiên Tôtem giáo
của thị tộc bộ lạc. Tổ tiên Tôtem giáo thời kỳ thị tộc mẫu hệ là những vật
trong tự nhiên, có mối quan hệ mật thiết với con người và khi được thần
thánh, thiêng liêng hoá thì được coi là Tôtem (vật tổ) của thị tộc, bộ lạc. Thời
kỳ thị tộc phụ hệ, tổ tiên là những người đứng đầu thị tộc, bộ lạc như tù
trưởng, thủ lĩnh quân sự đầy quyền uy.
Tổ tiên trong xã hội có giai cấp được thể hiện đầy đủ hơn. Họ thường là
những người giữ địa vị chủ gia đình, gia tộc đã mất có quyền thừa kế và di
chúc tài sản được luật pháp và xã hội thừa nhận.
Trong quá trình phát triển của lịch sử, khái niệm tổ tiên cũng có sự biến
đổi, phát triển. Nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết thống - gia đình, họ
tộc mà đã mở rộng ra phạm vi cộng đồng, xã hội. Sự hình thành và phát
triển của các quốc gia, dân tộc thường gắn liền với tên tuổi của những người
có công tạo dựng, giữ gìn cuộc sống của cộng đồng. Họ là những anh hùng,
danh nhân mà khi sống được tôn sùng, kính nể, khi mất được tưởng nhớ, thờ
phụng trong các không gian tôn giáo. Ở Việt Nam, họ là những tổ sư, tổ nghề,
Thành hoàng làng, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá
Thờ cúng tổ tiên là hoạt động có ý thức của con người, là tổng thể phức
hợp của ý thức về tổ tiên, biểu tượng về tổ tiên và nghi lễ thờ phụng.
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu 9 Lớp K36E - VNH
Thờ là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tình cảm biết ơn tưởng nhớ
hướng về cội nguồn, quá khứ, biểu hiện lòng thành đồng thời thể hiện niềm
tin vào sự che chở, bảo hộ, trợ giúp của tổ tiên. Cơ sở của sự hình thành ý
thức về tổ tiên là niềm tin về linh hồn tổ tiên còn sống, có thể che chở, phù hộ
độ trì cho con cháu.
Cúng là yếu tố mang tính nghi lễ, là sự thực hành một loạt động tác
(khấn, vái, quì, lạy) của người gia trưởng, tộc trưởng. Đó là hoạt động dưới
dạng hành lễ và được qui định bởi quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi
cộng đồng, dân tộc.
Thờ và cúng là hai yếu tố có tác động qua lại và tạo nên chỉnh thể riêng
biệt - đó là sự thờ phụng tổ tiên.
1.5. Nguồn gốc của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trước hết phải đề cập đến
chế độ mẫu quyền. Khi bước vào chế độ mẫu quyền vai trò của người phụ nữ
trở nên quan trọng trong hoạt động kinh tế và sinh hoạt của gia đình. Con cái
mang họ mẹ và quyền thừa kế tài sản của gia đình thuộc về con gái, cụ thể là
người con gái út. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ đây.
Không chỉ chịu ảnh hưởng của chế độ mẫu quyền, tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên còn chịu ảnh hưởng bởi ba dòng tôn giáo chính ở Việt Nam, đó là:
- Nho giáo: Theo như Khổng Tử sự sống của con người không phải do
tạo hoá sinh ra cũng không phải do bản thân tự tạo ra mà nhờ cha mẹ, sự sống
của cha mẹ lại gắn với ông bà và cứ như vậy thế hệ sau kế tiếp thế hệ trước, vì
thế thế hệ sau phải biết ơn thế hệ trước. Cùng với tư tưởng tôn quân, tiền
huynh thế phụ đã củng cố thêm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nước ta ngày
một thể chế hoá.
- Đạo giáo: Nếu như Khổng giáo đặt nền tảng lý luận về đạo đức, về
trật tự kỷ cương xã hội cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt thì
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu 10 Lớp K36E - VNH
Đạo giáo góp phần củng cố niềm tin vào sự tồn tại và năng lực siêu nhiên của
linh hồn những người đã chết thông qua một số nghi lễ thờ cúng như: gọi hồn,
bùa chú, ma chay, tang lễ, mồ mả, đốt vàng mã.
- Phật giáo: Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến sự giữ gìn và phát triển
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam trước hết là quan niệm của Phật giáo
về cái chết, kiếp luân hồi và nghiệp báo. Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo
có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt nhưng không vì thế mà có sự sao chép y nguyên. Người Việt Nam
quan niệm rằng cha mẹ tổ tiên luôn lo lắng, quan tâm cho con cái ngay cả khi
họ đã chết. Người sống chăm lo cho linh hồn người chết, vong hồn của người
chết sẽ quan tâm đến sự sống của người đang sống.
1.6. Văn hóa tâm linh trong đời sống xã hội Việt Nam
Văn hoá tâm linh là một thuật ngữ được dùng để chỉ một loại hình văn
hoá tinh thần đặc thù của người Việt Nam, lấy đối tượng là sự bày tỏ tình cảm
linh thiêng, niềm tin linh thiêng, sự tri ân của những người đang sống đối với
những người thân đã mất, đối với những vị anh hùng dân tộc, những liệt sỹ
được tôn làm Thánh, làm Thần, làm Thành hoàng làng… diễn ra trong một
không gian thiêng và thời gian thiêng nhất định. Từ xa xưa, trong các hoạt
động văn hoá truyền thống dân tộc, người Việt Nam đều có tổ chức các hoạt
động văn hoá tâm linh, hoặc do nhà nước Trung ương tổ chức, hoặc do làng,
xã tổ chức theo những lễ nghi trang trọng, uy linh, với sự tham gia một cách
thành kính, tự nguyện của nhân dân. Đó là Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương, Lễ tế
Trời, Đất, tế Thần, Thánh, tế Tổ tiên nhằm mục đích cầu cho quốc thái dân
an, cho con cháu hạnh phúc. Trong phạm vi một dòng tộc, một gia đình cũng
có các sinh hoạt văn hoá tâm linh. Đó là việc thờ cúng tổ tiên, sửa sang đền
miếu, xây đắp mồ mả vào các dịp tết Nguyên Đán, các ngày giỗ tổ, ông, bà,
cha, mẹ. Thông qua những hoạt động văn hoá tâm linh đó con người ta tự tu
tâm, tích đức để trở nên tốt đẹp hơn, đoàn kết hơn, hướng thiện hơn, bớt đi cái
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu 11 Lớp K36E - VNH
ác, cái xấu trong lòng. Ý nghĩa tích cực của các hoạt động văn hoá tâm linh
được người Việt khai thác rất có hiệu quả vào việc giáo dục các thế hệ con
cháu, cấu kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc, truyền thống. Hoạt động văn hoá
tâm linh đã trở thành một nhu cầu văn hoá lành mạnh, đầy tính nhân văn của
người Việt Nam. Hãy lấy tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam làm ví dụ.
Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam.
Hầu như gia đình Việt Nam nào cũng có bàn thờ tổ tiên. Trong tâm thức của
người Việt Nam, ông bà, cha mẹ, những người ruột thịt thân yêu của họ dù có
“khuất bóng” nhưng không “mất”. Họ vẫn “sống” trong tình cảm tôn kính,
yêu thương, nhớ nhung, gần gũi của người hiện tại. Trong không gian thiêng
và thời gian thiêng đó, từ sâu thẳm trong tâm hồn của con người, quá khứ và
hiện tại bỗng giao hoà, giao cảm vào nhau rất gần gũi, rất hiện hữu, không có
cảm giác cách biệt. Chính sự rung cảm thiêng liêng đó đã góp phần tu chỉnh ý
thức và hành vi của người đang sống sao cho tốt hơn, hoàn thiện hơn, tâm,
đức trong sáng hơn, có tính nhân bản, nhân đạo, nhân văn hơn. Đó cũng là
một động lực tinh thần đặc biệt để họ sống, phấn đấu, vươn lên những giá trị
cao đẹp của cái Chân - Thiện - Mỹ mà tổ tiên họ, cha ông họ mong muốn.
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu 12 Lớp K36E - VNH
Chƣơng 2
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
CỦA NGƢỜI VIỆT
2.1. Văn hóa tâm linh trong mọi mặt của đời sống
2.1.1. Văn hóa tâm linh trong đời sống cá nhân
Trong đời sống cá nhân của người theo tôn giáo thì suốt đời họ chỉ
mang niềm tin thiêng liêng vào Chúa, vào Phật. Trong họ lúc nào cũng
thường trực đời sống tâm linh. Còn đối với mọi cá nhân đời thường thì tâm
linh khá phong phú. Như anh cựu chiến binh được đồng đội hi sinh tính
mạng, cứu mình qua cơn hiểm nguy thì anh đó suốt đời mang trong mình hình
ảnh của đồng đội mình. Không ít những chiến sỹ cách mạng tin tưởng vào
Đảng, vào Tổ quốc đã giúp cho họ vượt qua mọi hà khắc gong cùm, khủng bố
dã man của địch trong các nhà tù đế quốc. Và không ít những kỷ vật, hình ảnh
về người chồng, người mẹ đưa con tập kết ra Bắc đã trở thành những hình ảnh
rất thiêng liêng. Mỗi người vào thăm nơi ở và làm việc của Bác Hồ trong phủ
Chủ tịch đều mong muốn được thắp nén nhang, ấy là nhu cầu tâm linh, dấy
lên niềm tin nhớ Bác, như biết ơn ông bà tổ tiên trong gia đình. Người ta tin
vào lời truyền hễ ai đi lễ chùa Hương mười hai năm liền sẽ được “đại phúc”;
“đại lộc”. Con số mười hai là con số vừa tròn một giáp, con số vừa tròn để
“chung nhi phục thủy”, phát triển đến cùng rồi lại về điểm bắt đầu, ít người
quan tâm tới ý nghĩa triết học của nó, nhưng nó tạo một niềm tin ít ai thực
hiện được. Bởi thế họ càng đi chùa Hương được nhiều lần thì niềm tin thiêng
liêng càng được đáp ứng, đời sống tâm linh càng thôi thúc họ. Và như vậy đã
tương đối rõ, đời sống tâm linh chẳng ở đâu xa lạ mà ở ngay trong niềm tin
của mỗi con người và nó chẳng phải lúc nào cũng bộc lộ ra được. Người
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu 13 Lớp K36E - VNH
không theo tôn giáo thì không phải lúc nào cũng thường trực đời sống tâm
linh. Đời sống tâm linh của người đó chỉ xuất hiện khi hoàn cảnh thiêng, thời
gian thiêng xuất hiện. Ví như khi mùa xuân đến thì thời gian thiêng đến với
người ham đi lễ chùa Hương, đời sống ấy trong họ lúc này được tái hiện.
2.1.2. Văn hóa tâm linh trong đời sống gia đình
Ngày xưa dân ta có câu “Sống về mồ về mả, ai sống về cả bát cơm” có
nghĩa là cái cần cho sự tồn tại của cuộc sống con người trong gia đình không
phải chỉ có bát cơm mà còn có cả mồ mả, bát hương thờ cúng ông bà tổ tiên.
Mồ mả, bát hương là những biểu tượng thiêng liêng, có sức mạnh truyền lệnh,
tập hợp to lớn trong mỗi gia đình, gia tộc xưa và nay. Điển hình là mục nhắn
tin tìm mồ liệt sỹ trong những buổi phát thanh truyền hình quân đội nhân dân,
không gì khác ngoài việc bù đắp vào sự mất mát của những người đang sống,
là hình ảnh thiêng liêng của người thân ruột thịt mất đi còn đọng lại ở biểu
tượng nấm mồ. Như ông Lý Cao Tường, sinh năm 1173, con hoàng tử Lý Cao
Tông (1176 - 1210) để tránh hiểm họa tôn thất nhà Lý, khi chính quyền phong
kiến chuyển sang họ Trần, năm 1226 ông lánh nạn sang cư trú tại Hàn Quốc,
chỉ mang theo thần chủ thờ cúng tổ tiên làm biểu tượng thiêng liêng về gia tộc
quê hương làm điểm tựa lập nghiệp phát triển, sát cánh cùng nhân dân Triều
Tiên đánh lại quân Nguyên xâm lược Triều Tiên khi ấy. Con cháu nhiều
người đỗ đạt cao, đời đời lập nghiệp vinh hiển trên đất nước Hàn Quốc. Năm
1994, cháu đời thứ 37, ông Lý Xương Căn tìm về thăm lại đền thờ tổ tiên trên
quê hương Đình Bảng, Tiên Sơn, Hà Bắc. Sự thiêng liêng máu mủ về quê
hương dai dẳng đến kỳ lạ, có sức thức tỉnh lôi kéo con người. Có thể nói, bàn
thờ tổ tiên là biểu tượng máu thịt thiêng liêng nhất, lôi cuốn người ta quây
quần đoàn tụ, nhớ về cội nguồn, duy trì những giá trị tốt đẹp chuyển giao cho
con cháu.
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu 14 Lớp K36E - VNH
Đồng thời những ngày giỗ chạp họp mặt đông vui những chiều đoàn tụ
ấm cúng, những tháng ngày một sinh linh mới ra đời. Mái ấm gia đình -
không gian thiêng liêng ấy, nơi ta sinh ta ở, ta phấn đấu lo toan và cũng là nơi
cuối cùng ta về. Ta về trong mỗi ngày, mỗi chuyến đi xa, ta về với vĩnh hằng
yên tâm đã có nơi hương khói. Ngày nay xây dựng nếp sống văn hóa gia đình
những giá trị tâm linh truyền thống cần được bảo tồn để mọi gia đình thật sự
là một tổ ấm thiêng liêng, hạnh phúc nhất của con người.
2.1.3. Văn hóa tâm linh trong đời sống cộng đồng làng xã
Trong sách Cư dân và văn hóa cộng đồng sông Hồng có viết: cái cột
chặt con người trong làng xã xưa kia không phải chỉ có quan hệ lãnh thổ, kinh
tế mà còn nhiều quan hệ khác đó là thế giới tâm linh. Tâm linh ở đây được
biểu hiện ở những hình tượng thiêng liêng về các anh hùng có công dựng
làng, giữ nước đang được tôn thờ trong không gian thiêng là những ngôi đình,
đền. Xung quanh không gian ấy, hàng năm lễ thần và hội làng được diễn ra là
dịp để mọi người đoàn tụ gần gũi với nhau hơn. Đồng thời nếp sống cộng
đồng hàng ngày, tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau, bán anh em xa
mua láng giềng gần, một miếng khi đói bằng một gói khi no… đều là những
sợi dây tình cảm vô cùng thiêng liêng cố kết xóm làng, củng cố khối cộng
đồng, là cái nền vững chắc trong mối quan hệ làng xã. Nó biểu thị những khía
cạnh tâm linh trong bản sắc văn hóa xóm làng, cũng là văn hóa dân tộc.
Những biểu tượng, những mối quan hệ cộng đồng ấy là cơ sở, là động lực, là
niềm tin để dân ta trụ vững, phát triển cho đến ngày nay.
2.1.4. Văn hóa tâm linh với Tổ quốc giang sơn
Trước đây trong quan niệm phong kiến, đất nước gồm chín châu, đắp
chín đàn thờ tại tôn miếu nhà Lê ở Lam Sơn - Thanh Hóa. Đúc cửu đỉnh, trên
đó trạm khắc đầy đủ hình sông núi của ba miền đất nước, đặt thờ ở thái miếu
nhà Nguyễn, hiện vẫn còn trong kinh thành Huế. Ngày nay trong mỗi cuộc lễ
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu 15 Lớp K36E - VNH
nghi, cuộc hội nghị, ta kiến lập bàn thờ Tổ quốc. Gần đây trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ ta thường nói bằng cả sức mạnh bốn ngàn năm lịch sử, sức
mạnh truyền thống của cả dân tộc. Đó chẳng phải là vô hình trừu tượng mà là
hình ảnh từ Hữu Nghị đến mũi Cà Mau, là núi cao biển rộng sông dài, cây đa
bến nước sân đình - những hình ảnh về quê hương làng xóm; là những mảnh
đất Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa oai hùng còn đó. “Bóng mẹ già ngồi đêm
đêm và áo chúng con ra đi trên khắp chiến trường”. Rồi đến hình ảnh Bác Hồ
gần gũi thân thương vĩ đại, những tượng đài, nấm mồ trong nghĩa trang lịch
sử còn nhắc nhở. Hay hình ảnh lá cờ Tổ quốc thân thương vẫy gọi… Những
hình ảnh biểu tượng tuyệt vời ấy bị bôi nhọ, xúc phạm, làm đau đớn trái tim
mỗi con người. Từ tất cả những hình ảnh đó mà Phan Đình Giót lấy thân
mình lấp lỗ châu mai của giặc, Bế Văn Đàn lấy thân làm súng, Nguyễn Viết
Xuân nhằm hẳn quân thù mà bắn, Nguyễn Văn Trỗi hiên ngang trước họng
súng kẻ thù. Qua đó mà ngày xưa, ngày nay “chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước
ta đi”. Nhưng trong cuộc sống hiện đại này, do ảnh hưởng của kinh tế thị
trường nên đã dần làm mất đi những biểu tưởng thiêng liêng trong ý thức con
người hôm nay và các thế hệ tiếp theo.
2.1.5. Văn hóa tâm linh trong văn học nghệ thuật
Một Hà Nội trầm tư man mác buồn, những mái phố cổ màu xám rêu
phong như đã tự ám nhiễm vào tâm linh các bức vẽ về phố cổ của họa sỹ Bùi
Xuân Phái. Đó là sự cảm nhận về Hà Nội mà họa sỹ ý thức được, thể hiện
thành công trong tác phẩm khiến cho chúng ta rung động, cảm thụ được cái
thiêng liêng về Hà Nội cổ kính. Như vậy tâm linh trong sáng tác văn học nghệ
thuật là những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng nào đó mà tác giả đã thể hiện
được trong tác phẩm, làm rung động những trái tim, ngấn lệ những tâm hồn.
Muốn được như vậy, nhà sáng tạo nghệ thuật phải thực sự có đời sống tâm
linh. Đọc truyện Kiều ta xót thương cho số phận nàng Kiều, các bà, các chị
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu 16 Lớp K36E - VNH
trước đây ai mà không bói một trang Kiều, tìm một mảnh đời mình trong đó.
Đọc Ức Trai thi tập ta thấy có một cái gì an bình, tĩnh lặng, ngậm ngùi đau
đớn về số phận con người, Nguyễn Trãi nặng lòng yêu nước thương dân, mà
lưỡi gươm oan nghiệt đã kết thúc đời ông với oan trái Lệ Chi Viên. Những giá
trị tâm linh mà Nguyễn Trãi, Nguyễn Du vẫn để lại cho đời đời con cháu.
Sự thăng hoa trong niềm tin về Chúa, về Phật đã để lại biết bao giá trị
kiến trúc nghệ thuật. Những ngôi nhà thờ Thiên chúa giáo ở Hy Lạp, La Mã,
nhà thờ Phát Diệm - Ninh Bình, gác chuông chùa Keo khéo léo ở Thái Bình,
các pho tượng Phật tổ ở chùa Tây Phương - Hà Tây. Hình ảnh tượng Quan
Âm Thị Kính là biểu tượng của tình yêu chung thủy và sự nhẫn nhục cho đời.
Có thể nói sự thiêng liêng được hiện ra trong văn học nghệ thuật mãi là một
hằng số, một giá trị cao cả vượt lên trên thời đại.
2.1.6. Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng tôn giáo
Như đã trình bày ở trên, tâm linh thể hiện trong nhiều mặt của đời sống
tinh thần của con người, chứ không phải chỉ có ở trong tín ngưỡng tôn giáo.
Chỉ có điều tín ngưỡng tôn giáo là lĩnh vực đặc biệt trong đời sống tâm linh.
Đặc biệt vì nó đề cập đến nỗi băn khoăn lớn của con người, là nỗi lo toan lớn
về cuộc sống đời thường hàng ngày và quan trọng sau đó là vấn đề sinh tử.
Con người từ đâu sinh ra, nhất là khi chết đi con người đi về đâu? Trong xã
hội nguyên thủy đã có tục mai táng người chết, thờ cúng vật tổ, về sau tôn
giáo xuất hiện “làm cho con người yên tâm với cái chết về mặt tâm lý”, chết
đi nhưng linh hồn tiếp tục sống ở thế giới bên kia, linh hồn lên thiên đàng, lên
cõi niết bàn, linh hồn đầu thai sang kiếp khác… Nhìn từ khía cạnh này nhiều
người cứ tưởng tín ngưỡng tôn giáo là tâm linh, nhưng thực ra tín ngưỡng tôn
giáo không hoàn toàn là tâm linh. Không có niềm tin thiêng liêng về Chúa của
các tín đồ thì Gia tô giáo cũng không thể phát triển. Không có niềm tin thiêng
liêng về Phật của những phật tử thì Phật giáo không thể mở rộng. Từ ý trên
đây có thể thấy lâu nay tín ngưỡng tôn giáo đi liền với nhau vì không có tín
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu 17 Lớp K36E - VNH
ngưỡng (tin tưởng và ngưỡng mộ) thì không có tôn giáo. Một người không có
tín ngưỡng vào Chúa thì ở con người đó không có Gia tô giáo, tôn giáo không
tồn tại trong họ. Vậy tín ngưỡng đồng nghĩa với tâm linh (niềm tin thiêng
liêng) cũng có nghĩa tâm linh không phải là tôn giáo, tâm linh chỉ là khả năng
dẫn đến tôn giáo.
Ở người Việt lâu nay còn có một khía cạnh nữa là thờ thần, thờ mẫu,
thờ tổ tiên thì gọi là tín ngưỡng. Ở đạo Phật, đạo Gia tô thì gọi là theo tôn
giáo. Điều này ngoài việc một bên các tôn giáo có tín điều giáo lý và một bên
không, còn có ý nghĩa khác là thờ thần, thờ mẫu, thờ tổ tiên nhằm tỏ lòng biết
ơn đối tượng được tôn thờ và cầu mong đối tượng tôn thờ phù hộ cho bình
yên, khỏe mạnh, ăn nên làm ra. Có nghĩa là những tín ngưỡng này hướng vào
sự thịnh vượng của cuộc sống còn Phật giáo, Gia tô giáo hướng tới sự giải
thoát cho cái chết. Như thế lại thấy tín ngưỡng và tôn giáo đều phát tín hiệu
thiêng liêng nhưng mục đích lại khác nhau. Lại thấy tâm linh như đồng nghĩa
với tín ngưỡng, hướng tới thiện mỹ cho cuộc đời này.
2.2. Văn hóa tâm linh trong tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của quốc gia
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa trong và ngoài nước. Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương là biểu trưng cho triết lý nhân văn “con người có tổ có
tông” của văn hóa Việt Nam. Đây là hiện tượng rất độc đáo trên thế giới khi
cả một quốc gia, một dân tộc tự coi mình có chung nguồn gốc.
Đồng bào cả nước có câu:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Có lẽ chưa có một quốc gia nào trên thế giới có tín ngưỡng thờ Tổ với
phạm vi không gian rộng lớn toàn quốc gia và trường tồn qua hàng trăm năm
lịch sử như tín ngưỡng thờ Hùng Vương ở Việt Nam. Sau này cụ Phan Bội
Châu trong Quốc sử khảo còn viết nước là cái nhà to, nhà là cái nước nhỏ. Ở
Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đặng Thị Thu 18 Lớp K36E - VNH
đây không nói về khía cạnh quân chủ gia trưởng mà bàn về khía cạnh thờ
cúng tổ tiên, thì Tổ quốc theo quan niệm Việt Nam cùng với lãnh thổ, con
người, chủ quyền còn có một không gian thiêng liêng, ấy là tôn miếu thờ cúng
tổ tiên, không gian ấy là núi Lĩnh đền Hùng. Tại sao nói nơi đây mang vinh
dự thiêng liêng ấy? Bởi vì nó là trung tâm đầu tiên của đất nước. Với Phùng
Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, những di chỉ khảo cổ học tiêu biểu cho các giai
đoạn phát triển văn hóa Đồng Thau là cơ sở cho nhà nước Văn Lang ra đời và
phát triển. Nơi đây có Việt Trì, hồ nước Việt mà quanh đó còn đầy ắp những
địa danh ghi dấu về một thời các vua Hùng dựng nước, dựng đô: Lâu Thượng,
Lâu Hạ, Kẻ Lú, Thậm Thình, Kẻ Trầu, Kẻ Quýt, Kẻ Xoan, Kẻ Vi, Kẻ Trẹo…
mà ngày nay ở những nơi đây, trong các đình đền còn đầy những thần tích,
thần phả, nghi thức lễ hội gắn với Hùng Vương và các tướng lĩnh dạy dân cấy
lúa, đi săn, rước con gái Vua Hùng về nhà chồng Tản Viên… Tương truyền
trên núi Lĩnh, đền Hạ là nơi Âu Cơ ấp trứng nở trăm con, đền Trung là nơi
Vua Hùng dựng quán xá, họp lạc hầu, lạc tướng bàn việc nước, đền Thượng
là nơi Vua dựng điện tế trời. Chính vì thế sau này ngọc phả đền Hùng, soạn
vào năm Hồng Đức (1470), mới có cơ sở để chép lại “Trung điện Hùng
vương tổ miếu, thượng điện kính thiên lĩnh chủ”.
Giá trị to lớn nhất của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là tạo nên một
tâm thức về cội nguồn quốc gia - dân tộc. Tâm thức này không chỉ là kết quả
của nhận thức, mà nó còn là tâm tư, tình cảm, tạo nên sự hòa đồng của cả một
dân tộc. Tín ngưỡng ấy không xuất phát ngay ở thời kỳ vua Hùng mà phải đến
thế kỷ XIII - XIV, dưới thời Lý - Trần, chịu sức ép của giặc ngoại xâm, các
nhà lãnh đạo quân sự phải xây dựng một ý thức hệ cho toàn dân tộc. Biểu
tượng thờ cúng Quốc tổ là Hùng Vương - một vị cha chung mở ra đất nước
Việt Nam, được bắt đầu từ đó. Ý thức hệ này vô cùng quan trọng, nó kết tinh