Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

(Tiểu luận FTU) thực trạng hoạt động dụ lịch ở thành phố hải phòng từ 2010 – 2017 và đề xuất phát triển du lịch bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.92 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN KINH TẾ DU LỊCH
Đề tài: Thực trạng hoạt động dụ lịch ở thành phố Hải
Phòng từ 2010 – 2017 và đề xuất phát triển du lịch bền
vững.
Người thực hiện:

Nhóm 9

Lớp:

KTE321(2-1718).1_LT

Giảng viên hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Thị Hải Yến

Hà nội, tháng 2/2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH SÁCH NHĨM VÀ PHÂN CƠNG

STT
1.
2.
3.


TÊN
Nguyễn Thanh Bình
Nguyễn Thị Minh Châu
Nguyễn Thị Thu Giang

4.
Bùi Hương Giang
5. Nguyễn Dương Khánh Hà
6. Bùi Thanh Hằng
7. Lê Thanh Huyền
8.

Đỗ Hồng Ninh

9.
Phạm Trần Kiều Trinh
10.
Nguyễn Thị Hà Vy (nhóm trưởng)

MSSV

Phân cơng
Viết nội dung 1 và 2 chương
1514420017 I
Viết nội dung 3 và 4 chương
1514420019 I
Viết nội dung 3 và 4 chương
1514420030 III
Viết mục 3 chương III, tổng
hợp danh mục tài liệu tham

1514420031 khảo
1514410038 Viết mục 2 chương II
1514420042 Viết mục 1 chương II
1514420054 Viết mục 3 chương II
Viết lời mở đầu, kết luận,
1514420086 thuyết trình
Tổng hợp nội dung, chỉnh
sửa bản word, làm slide,
1514420136 thuyết trình
Làm đề cương chi tiết, phân
cơng cơng việc, sửa nội dung
cho các thành viên, tổng hợp
1514420140 nôi dung.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
.............................................................................................................................................. 6
1.

Một số khái niệm về du lịch và phát triển du lịch bền vững....................................6
1.1 Du lịch...................................................................................................................6
1.2 Hoạt động du lịch...................................................................................................7
1.3 Phát triển bền vững................................................................................................7
1.4 Phát triển du lịch bền vững....................................................................................7
1.5 Các tiêu chí cơ bản về phát triển du lịch bền vững.................................................8


2. Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững...................................................................10
2.1. Về kinh tế............................................................................................................10
2.2. Về xã hội.............................................................................................................10
2.3. Về môi trường.....................................................................................................10
3. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững......................................................................10
3.1 Khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý.....................................................10
3.2 Giảm sự tiêu thụ tài nguyên quá mức và giảm rác thải.........................................11
3.3 Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương...........................................11
3.4 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch11
3.5 Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực.........................................................12
3.6 Nâng cao nhận thức..............................................................................................12
4. Những ảnh hưởng của du lịch tới môi trường kinh tế - xã hội - môi trường tự nhiên. 12
4.1. Ảnh hưởng tới kinh tế.........................................................................................12
4.2. Ảnh hưởng tới xã hội..........................................................................................13
4.3. Ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên....................................................................14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
GIAI ĐOẠN 2010 – 2017..................................................................................................16
1. Tổng quan về Hải Phòng và tiềm năng du lịch...........................................................16
1.1. Khái quát về thành phố Hải Phịng......................................................................16
1.2. Lịch sử................................................................................................................16
1.3. Vị trí địa lý..........................................................................................................16

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.4. Tài nguyên du lịch tự nhiên.................................................................................17
1.5. Tài nguyên du lịch nhân văn...............................................................................18
2.


Thực trạng cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng tại thành phố Hải Phòng....................21
2.1.

Cơ sở hạ tầng..................................................................................................21

2.2.

Thực trạng nhân lực........................................................................................24

2.3.

Thực trạng về hoạt động đầu tư......................................................................24

2.4.

Hoạt động du lịch...........................................................................................25

3. Đánh giá tình hình phát triển du lịch ở Hải Phịng theo tiêu chí phát triển du lịch bền
vững:.............................................................................................................................. 25
3.1.  Theo tiêu chí kinh tế:..........................................................................................25
3.2    Theo tiêu chí văn hóa xã hội.............................................................................28
3.3  Theo tiêu chí tài ngun, môi trường..................................................................29
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẢI PHỊNG
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG............................................................................................31
1.

Tính cấp thiết của du lịch bền vững tại Hải Phòng................................................31

2.


Định hướng phát triển du lịch bền vững ở Hải Phòng...........................................31
2.1 Quan điểm, mục tiêu............................................................................................31
2.2 Dự báo phát triển trong thời gian tới....................................................................32
2.3 Định hướng chính.................................................................................................33

3. Một số giải pháp, kiến nghị phát triển du lịch bền vững tại Hải Phòng......................36
3.1. Kiến nghị về kinh tế............................................................................................36
3.2 Kiến nghị về văn hóa – xã hội..............................................................................38
3.3. Giải pháp về môi trường và phát triển bền vững.................................................39
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................42

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Tổ chức Du lịch Thế giới Liên hợp quốc nhận định rằng: “Tại nhiều quốc gia đang phát
triển, du lịch là nguồn thu nhập chính, ngành xuất khẩu hàng đầu, tạo ra nhiều cơng ăn việc
làm và cơ hội cho sự phát triển” (WTO-HL 2008). Thật vậy, không thể không công nhận
sức ảnh hưởng của dịch vụ du lịch tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Du lịch ngày
càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần vào chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và xuất
khẩu hàng hoá tại chỗ. Du lịch tác động tích cực tới phát triển các ngành kinh tế có liên
quan, đặc biệt là ngành thủ cơng mỹ nghệ; góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm
nghèo, tạo ra nhiều việc làm và có thu nhập thường xuyên cho người lao động tại nhiều
vùng, miền khác nhau trên cả nước. Việc xây dựng chính sách phát triển du lịch bền vững

sẽ góp phần phát triển kinh tế bền vững.
Xét thấy Hải Phòng là một vùng đất đầy tiềm năng phát triển du lịch với nhiều di tích lịch
sử, danh lam thắng cảnh, các lễ hội truyền thống,… Sở hữu bờ biển dài 125 km cùng với
nhiều địa danh du lịch nổi tiếng và 5 phương thức vận tải với đường bộ, đường sắt, hàng
không, đường biển, đường thủy, Hải Phòng hội tụ đầy đủ mọi điều kiện thuận lợi phát triển
du lịch, Du lịch Hải Phòng đang được định hướng để phát triển thành một trung tâm du
lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ. Do đó, chúng em đã chọn đề tài Thực trạng hoạt động
dụ lịch ở thành phố Hải Phòng từ 2010 – 2017 và đề xuất phát triển du lịch bền vững.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Có thể nhận thấy, trong những năm vừa qua, công tác quản lý nhà nước về du lịch Hải
Phòng mặc dù đã được quan tâm, chú trọng hơn song hiệu quả vẫn còn chưa cao, hoạt
động du lịch tại đây lại chưa có sự đột phá, chưa thực sự tận dụng triệt để được những lợi
thế của mình. Do đó, chúng em chọn đề tài Thực trạng hoạt động dụ lịch ở thành phố
Hải Phòng từ 2010 – 2017 và đề xuất phát triển du lịch bền vững nhằm phân tích, khai
thác những tiềm năng du lịch tại Hải Phịng và đề xuất những chính sách, giải pháp để
ngành du lịch tại thành phố cảng xinh đẹp này phát triển xứng đáng với tiềm năng vốn có
của nó.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Tập trung nghiên cứu thực trạng Hoạt động du lịch tại Hải Phòng và ảnh
hưởng của du lịch đến phát triển du lịch bền vững tại Hải Phòng.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Phạm vi: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề tự nhiên, xã hội và các yếu tố phục vụ
cho hoạt động du lịch cũng như phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hải Phòng, tập
trung phân tích một số điểm thu hút khách du lịch: Đồ Sơn, Cát Bà, Núi Voi, Hòn Dấu,...
Phương pháp nghiên cứu

Trong q trình thực hiện tiểu luận, nhóm chúng em đã sử dụng những phương pháp như:
phân tích hệ thống, thu thập, xử lí, phân tích số liệu…
Bài tiểu luận được triển khai theo ba phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch bền vững
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tại Hải Phòng từ 2010 - 2017
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch bền vững ở Hải Phịng
Trong q trình nghiên cứu và xử lý thơng tin, do còn thiếu những kĩ năng và kinh nghiệm
thực tế nên tiểu luận của nhóm vẫn cịn nhiều thiếu sót. Vì vậy, nhóm chúng em mong rằng
sẽ nhận được sự cảm thơng và góp ý từ thầy cơ và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH BỀN VỮNG
1.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG
1.1 Du lịch
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành một hiện tượng
kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một trong
những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khái niệm “Du lịch” được hiểu
rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau.
Luật du lịch được Quốc hội thông qua năm 2005 đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định”.

Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt động Du lịch:
        -Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài nơi
cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hồ bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống
hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác.
        -Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản
xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được mục
đích số một của mình là thu lợi nhuận.
        -Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành
chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp các
hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc hành trình và lưu
trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương.
        -Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà hoạt
động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hố,
phong cách của những người ngồi địa phương mình, vừa là cơ hội để ìm việc làm, phát
huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống
người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh XH, nơi ăn, chốn ở,...

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.2 Hoạt động du lịch
Tại điều 4 Luật Du lịch năm 2005 đã đưa ra khái niệm về hoạt động du lịch: “Hoạt động du
lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư
và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch”.
Từ đó có thể rút ra ngành du lịch là tổng hợp các điều kiện, các hiện tượng và các mối
quan hệ tác động qua lại giữa khách du lịch với các nhà cung cấp các sản phẩm du lịch, với
chính quyền và cộng đồng dân cư ở địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách

du lịch. Từ khái niệm này, các yếu tố cơ bản tham gia hoạt động du lịch bao gồm:
o

Khách du lịch là chủ thể của du lịch, là đối tượng phục vụ của các ngành tham gia
hoạt động du lịch.

o

Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, nơi tạo ra sức thu hút con người đến
tham quan, du lịch.

o

Các hoạt động du lịch gồm các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm du lịch. Chính
quyền trung ương và sở tại coi sự phát triển du lịch là một trong những chiến lược
phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, xây dựng các cơ chế, chính sách ,luật pháp
cho sự phát triển du lịch. Dân cư ở địa phương coi du lịch là cơ hội để giải quyết
công ăn việc làm, tăng thu nhập và giao lưu văn hố

1.3 Phát triển bền vững
Có thể thấy con người và tất cả mọi sinh vật khác ngày càng tiến hóa và phát triển nhanh
chóng. Tuy nhiên, đi kèm với sự tăng trưởng, phát triển của cuộc sống hiện đại là các vấn
đề tiêu cực trong môi trường. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát
triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách
tiêu cực tới mơi trường. Do đó, năm 1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp
Quốc đã đưa ra khái niệm Phát triển bền vững:
"Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người
nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai".
Hơn nữa, phát triển bền vững còn gắn với sự tham gia của cộng đồng trong việc thúc đẩy
phát triển kinh tế và hướng tới công bằng xã hội.


1.4 Phát triển du lịch bền vững
Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Điều này hướng đến việc quản lý toàn bộ các tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, môi
trường sinh thái và các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá kèm theo, theo cách mà chúng ta
có thể thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ, đồng thời duy trì tính tồn vẹn
về văn hố, các quá trình sinh thái chủ yếu, sự đa dạng sinh học và các hệ thống duy trì
ni dưỡng sự sống.
Phát triển du lịch bền vững là một trong những chính sách vơ cùng quan trọng và ý nghĩa
mà mỗi quốc gia phải thực hiện. Phát triển du lịch bền vững không chỉ giúp bảo vệ môi
trường sống của sinh vật và con người, mà còn giúp phát triển kinh tế, ví dụ, từ việc khai
thác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nâng cao đời sống nhờ
khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩm đặc trưng của
vùng miền, của vùng. Phát triển du lịch bền vững cũng giúp người làm du lịch, cơ quan địa
phương, chính quyền và người tổ chức du lịch được hưởng lợi, và người dân địa phương
có cơng ăn việc làm. Hơn nữa, phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã
hội, như việc giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho người
dân trong vùng

1.5 Các tiêu chí cơ bản về phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững là mục tiêu quan trọng và cấp thiết của mỗi quốc gia. Để có
ngành du lịch bền vững, vừa phát triển mạnh về doanh thu, vừa hạn chế các vấn đề về môi
trường và xã hội, cần có một số tiêu chí cơ bản về kinh tế, về tài nguyên môi trường và về

xã hội.
1.5.1. Tiêu chí kinh tế
Một trong những tiêu chí cần thiết để phát triển du lịch bền vững là bền vững về kinh tế.
Trong đó, bền vững về kinh tế cần được hiểu là sự phát triển ổn định lâu dài của du lịch,
tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng của kinh tế - xã hội, đem
lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt người dân địa phương.
Trước hết, ngành du lịch cần có tiêu chí nhất định, chú trọng về chất lượng nguồn khách du
lịch, bởi đây là đối tượng quan trọng nhất, có ảnh hưởng nhất tới sự phát triển bền vững
của du lịch. Cần có nguồn khách du lịch dồi dào, chất lượng tốt, thời gian lưu trú cao, khả
năng chi trả cao, đặc biệt là tạo ra sức thu hút khách quay lại du lịch.
Đóng góp của ngành du lịch vào GDP của nền kinh tế cũng là một tiêu chí quan trọng,
phản ánh mức độ quan trọng của ngành, từ đó hướng tới phát triển du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn. Nếu tổng đóng góp của du lịch vào GDP tăng, nền kinh tế sẽ phát triển,
đồng thời cho thấy vị trí của ngành trong tồn thể nền kinh tế.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trị hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực
hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả
mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên sự phát triển của ngành du lịch bao giờ
cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Du lịch là ngành
“sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của
khách du lịch. Do vậy cơ sở vất chất kỹ thuật du lịch gồm nhiều thành phần khác nhau, tuy
nhiên đều cần đảm bảo được các tiêu chí về những điều kiện tốt cho nghỉ ngơi du lịch, về
hiệu quả kinh tế tối ưu trong quý trình xây dựng và khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật.
Nguồn nhân lực có thể coi là chìa khóa giúp đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững. Đội
ngũ nhân lực dồi dào, chất lượng tốt, trình độ cao sẽ là yếu tố chính giúp ngành du lịch có

những bước tiến xa hơn trong chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch, đáp ứng và làm hài
lòng khách du lịch. Để nguồn nhân lực có chất lượng tốt, trước hết cần nâng cao nhận thức
về yêu cầu hội nhập về nhân lực du lịch;  tổ chức hệ thống đào tạo du lịch phù hợp với yêu
cầu hội nhập, đẩy mạnh liên kết đào tạo du lịch,..
1.5.2. Tiêu chí về tài nguyên môi trường
Để phát triển du lịch bền vững, tiêu chí về tài ngun mơi trường là cực kì quan trọng.
Ngày nay, song song với việc phát triển du lịch là đi đôi với việc tàn phá môi trường tự
nhiên xung quanh. Hành động này chỉ đem lại cho quốc gia và doanh nghiệp một chút ít lợi
ích trước mắt, cịn về lâu dài đây chính là mối nguy hại đe dọa đến sự sống cịn của mơi
trường, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người và các sinh vật khác.
Để ngành du lịch phát triển bền vững, các tiêu chí về tài nguyên môi trường là đặc biệt
quan trọng. Bền vững về môi trường được thể hiện ở sự sử dụng hợp lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và điều kiện môi trường xã hội, phục vụ nhu cầu các thế hệ hiện tại mà
vẫn để lại cho các thế hệ tương lai những tài nguyên và điều kiên môi trường cần thiết cho
sự phát triển. Tại các khu du lịch và các điểm du lịch, công tác quản lý, bảo vệ môi trường
cần được đặt lên hàng dầu. Trong các mùa du lịch, nhu cầu du lịch tăng quá nhanh với
lượng khách lớn rất dễ dàng gây tổn hại đến môi trường nếu khơng có cơng tác quản lý và
các biện pháp hợp lí. Vì vậy, để phát triển bền vững ngành du lịch cần phải đảm bảo lượng
khách gia tăng cũng như cường độ hoạt động không vượt ngưỡng cho phép của mơi
trường.
1.5.3. Tiêu chí về xã hội
Để ngành du lịch phát triển bền vững, cần có những tiêu chí nhất định về mặt xã hội. Du
lịch bền vững cần phải tơn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng đồng

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống  đã được xây dựng và đang

sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa.
Các doanh nghiệp hoạt động du lịch vừa và nhỏ cần được phát triển mạnh, không chỉ giúp
đẩy mạnh phát triển kinh tế mà cịn đóng góp thêm trong xã hội như tăng thêm việc làm,
thu nhập cho người dân…
Để ngành du lịch phát triển bền vững, sự hợp tác của cộng đồng địa phương là tiêu chí xã
hội quan trọng, bởi chính cộng đồng địa phương là chủ nhân của nguồn tài nguyên du lịch.
Do vậy, cần đảm bảo các lợi ích của cộng đồng địa phương, phát huy vai trò và thu hút sự
tham gia của cộng đồng địa phương, có các ưu tiên và lợi ích cho người dân địa phương
tham gia các hoạt động du lịch. Từ đó góp phần tăng phúc lợi xã hội và đẩy mạnh phát
triển du lịch bền vững.

2. MỤC TIÊU CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
2.1. Về kinh tế
Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế là tạo ra thu nhập lớn hơn chi phí,
đạt được tăng trưởng cao, ổn định lâu dài, tối ưu hóa đóng góp cho ngành du lịch vào thu
nhập quốc dân, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

2.2. Về xã hội
Về mặt xã hội, mục tiêu của phát triển du lịch bền vững là thu hút cộng đồng tham gia vào
các hoạt động du lịch, tạo nhiều việc làm góp phần nâng cao chất lượng du lịch, đáp ứng
cao độ nhu cầu của khách du lịch.

2.3. Về môi trường
Du lịch bền vững là hoạt động du lịch đi kèm với bảo vệ môi trường. Mục tiêu của phát
triển du lịch bền vững là sử dụng tài nguyên và môi trường du lịch theo hướng tiết kiệm
bền vững, đảm bảo sự tái tạo và phục hồi của tài nguyên, nâng cao chất lượng của tài
nguyên và môi trường, thu hút cộng đồng khách du lịch và các hoạt động bảo tồn, tôn tạo
tài nguyên.

3. NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch
cho môi trường thiên nhiên và cộng đồng địa phương, và có thể được thực hiện lâu dài
nhưng khơng ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái mà  du lịch phụ thuộc vào. Để thực hiện
mục tiêu phát triển du lịch bền vững, có những nguyên tắc nhất định mà các quốc gia đều
cần tuân thủ và duy trì:

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.1 Khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn
nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường… ở cả trong nước và ngồi nước có thể
được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch. Việc sử dụng, bảo tồn bền vững
tài nguyên thiên nhiên văn hóa xã hội là hết sức cần thiết đảm bảo cho sự phát triển lâu dài,
khai thác phục vụ hoạt động du lịch dựa trên sự tính tốn nhu cầu hiện tại.
Ngành Du lịch cần ngăn chặn sự phá hoại tới nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường
nhân văn, phát triển và thực thi chính sách mơi trường hợp lý trên các lĩnh vực của du lịch,
lắp đặt các thiết bị giảm thiểu ơ nhiễu khơng khí, nguồn nước... Thực thi ngun tắc phịng
ngừa, tơn trọng các nhu cầu của người dân địa phương, bảo vệ và ủng hộ việc thừa hưởng
di sản văn hóa dân tộc trên thế giới, triển khai các hoạt động du lịch có trách nhiệm và đạo
đức, kiên quyết bài trừ các hoạt động du lịch trái thuần phong mỹ tục.

3.2 Giảm sự tiêu thụ tài nguyên quá mức và giảm rác thải
Phần lớn tài nguyên du lịch được xem là những tài nguyên tái tạo, do vậy việc khai thác tài
nguyên đó phục vụ du lịch cần đảm bảo trong sự cân bằng với tốc độ tự tái tạo, bổ sung
một cách tự nhiên của hệ thống tài nguyên. Như vậy, chúng ta có thể đảm bảo sự thỏa mãn
lâu dài của du khách, tăng tính hấp dẫn và phong phú của các sản phẩm du lịch. Song song
với đó, giảm thiểu chất thải du lịch cũng là cần thiết để tránh được những chi phí tốn kém

cho việc hồi phục tổn hại về môi trường và gia tăng chất lượng dịch vụ du lịch, qua đó
cũng duy trì q trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh
học tự nhiên.

3.3 Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương
Với tính đặc thù liên ngành, phát triển bền vững không phải chỉ riêng nó mà kéo theo nhiều
lĩnh vực khác, trong lĩnh vực du lịch, việc hỗ trợ cho ngành nghề khác không chỉ các doanh
nghiệp lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đơn vị được hỗ trợ nhiều, dẫn đến hỗ
trợ kinh tế cho địa phương. Nói cách khác, ngành Du lịch làm nền cho sự đa dạng hóa bằng
kinh tế bằng hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Đầu tư cho du lịch, không chỉ là sản phẩm du
lịch, khu dự án, còn là sơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở hạ tầng địa phương, mang lại lợi ích cho
nhiều thành phần kinh tế nhân dân sở tại.

3.4 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du
lịch
Khả năng bền vững của du lịch phụ thuộc rất lớn vào sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng
địa phương. Khi cộng đồng địa phương được tham gia vào phát triển du lịch, họ sẽ trở

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thành đối tác tích cực, có vị trí đặc biệt trong khu vực và vùng. Thơng qua sự khuyến khích
làm chủ các cơ sở thủ công nghiệp, dịch vụ hướng dẫn, nhà hàng,….sự tham gia của địa
phương sẽ ngăn chặn sự thất thốt ngoại tệ và mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.

3.5 Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực
Với phát triển du lịch bền vững, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ vô cùng
cần thiết. Một lực lượng lao động đào tạo kỹ năng thành thạo, khơng những mang lại lợi

ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Trong khâu tuyển
dụng, chú ý nguồn nhân lực địa phương, chú trọng trong đào tạo chuyên môn, cần lồng
ghép các vấn đề môi trường, xã hội trong công tác đào tạo, nâng cao nhận thức cho cán bộ,
học sinh, người dân tham gia vào hoạt động du lịch về bản sắc văn hóa, sự độc đáo sản
phẩm văn  hóa tại địa phương mình. Hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục bằng lợi nhuận chia sẻ
từ lĩnh vực du lịch.

3.6 Nâng cao nhận thức
Nguyên tắc này bao gồm nâng cao nhận thức của du khách, của cộng đồng địa phương, của
những người tham gia du lịch về mặt bảo vệ môi trường tự nhiên và các giá trị văn hóa
truyền thống cũng như các hiểu biết về thiên nhiên, văn hóa lịch sử tại nơi diễn ra hoạt
động du lịch. Có thể tận dụng sức mạnh to lớn từ internet, các cơng cụ tìm kiếm, sự bùng
nổ của mạng xã hội và các thiết bị thông minh để tuyên truyền nâng cao nhận thức của các
đối tượng liên quan trong mục tiêu hướng tới phát triển du lịch bền vững.

4. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA DU LỊCH TỚI MÔI TRƯỜNG KINH TẾ XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
4.1. Ảnh hưởng tới kinh tế


Ảnh hưởng tích cực:

Sự phát triển du lịch thường kéo theo sự phát triển của một loạt các ngành khác: hàng
không, vận tải, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng v.v...do du lịch là một
ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Khi
một khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch, khách du lịch từ mọi nơi đến điểm du lịch
đó sẽ làm cho nhu cầu vể mọi hàng hóa dịch vụ tảng lên đáng kể.
Du lịch đóng góp ngày càng lớn vào GDP của các quốc gia. Theo thống kê của Tổ chức
Du lịch Thế giới, năm 2004, thu nhập du lịch chiếm 10,9% GDP của thế giới. Hơn nữa, du
lịch cũng đóng góp vào nguồn thu chính phủ thơng qua nghĩa vụ thuế từ các đơn vị kinh
doanh hoạt động du lịch và thuế VAT từ khách du lịch.


11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Du lịch là ngành xuất khẩu tại chỗ mang lại hiệu quả cao nhất. Du lịch quốc tế xuất khẩu
tại chỗ được nhiều mặt hàng không phải qua nhiều khâu như đóng gói, vận chuyển,… nên
tiết kiệm được lao động, chênh lệch giá giữa người bán và người mua không quá cao.
Người tiêu dùng mua hàng với giá thấp, người sản xuất bán được với giá cao nên điều này
kích thích sản xuất và tiêu dùng.
Du lịch là ngành thu ngoại tệ, qua đó góp phần đáng kể vào việc cân bằng cán cân thanh
toán quốc tế của nhiểu quốc gia. Ví dụ, tại Thụy Sỹ, thu nhập từ ngành du lịch bù đắp được
tới 50-70% cán cân thâm hụt.


Ảnh hưởng tiêu cực:

Sự phát triển du lịch gây sức ép ngày càng cao đối với hạ tầng cơ sở (sử dụng nhiều điện,
nước, nhiên liệu, làm tăng lượng nước thải và chất thải); tăng chi phí cho hoạt động của
cơng an, cứu hỏa, dịch vụ y tế, sửa chữa, bảo trì hệ thống đường giao thơng và các dịch vụ
cơng khác.
Nhu cầu gia tăng cho những dịch vụ chính và hàng hóa phục vụ du lịch gây ra sự tâng giá
hàng tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư. Du lịch phát triển có thể gây ra
sự gia tăng về chi phí xây dựng và tăng giá trị đất đai.
Du lịch có thể dẫn tới sự lệ thuộc kinh tế của cộng đồng dân cư. Đối với các địa phương
hoặc quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào du lịch, khi gặp những biến động lớn về kinh tế và
xã hội ở nước ngoài làm ngành du lịch bị ảnh hưởng, các hoạt động kinh tế khác cũng sẽ bị
đảo lộn. Bên cạnh đó, một số khu vực du lịch được tập trung đầu tư phát triển một cách
biệt lập với các khu vực khác trong cả nước làm xuất hiện những chênh lệch về kinh tế và

trình độ phát triển giữa các vùng.

4.2. Ảnh hưởng tới xã hội


Ảnh hưởng tích cực:

Khuyến khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho các địa phương giải quyết hàng
loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng, từ đó, làm
thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động tại địa phương theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát
triển đô thị văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Sự phát triển du lịch góp phần ngăn cản sự di cư từ các vùng nơng thơn đến các thành phố
vì ngành du lịch giúp cho người dân ở vùng nông thôn kiếm được việc làm với thu nhập
khá cao ngay trên quê hương họ. Phát triển du lịch ở các vùng miền nông thôn không
những sẽ đánh thức những tiềm năng trên để phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thơn mới theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà cịn làm tăng thêm thu nhập cho
đơng đảo người dân sống ở nông thôn.
Sự phát triển du lịch nội địa góp phần đáp ứng được nhu cầu tinh thần của người dân, tăng
cường giao lưu, tiếp cận với cuộc sống hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Du lịch quốc tế góp phần vào việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ đối ngoại và làm
tâng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và các nước trên thế giới. Hội nghị du lịch
thế giới được tổ chức tại Manila (Philipin) vào năm 1980 đã khẳng định: du lịch là nhân tố
tạo thuận lợi cho ổn định xã hội, nâng cao hiệu suất làm việc của cộng đồng, thúc đẩy sự

hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc.


Ảnh hưởng tiêu cực:

Ngành du lịch là ngành kinh tế mang tính thời vụ, do đó ảnh hưởng rất lớn tới  việc sử
dụng lao động. Cư dân địa phương ở nhiều trung tâm du lịch, trong khi đất đai của họ bị
mất dần do sự phát triển của các hoạt động du lịch do không được đào tạo và bồi dưỡng, có
thể biến thành những người lao động giản đơn, lao động thời vụ với tiền công rẻ mạt và thu
nhập không ổn định.  Đây cũng là bài toán khó cho các nhà quản lý.
Di sản thiên nhiên và văn hoá cũng như tính đa dạng của các nền văn hố đang tồn tại là
những hấp lực to lớn, một kiểu du lịch cực đoan hoặc quản lý tồi có thể đe doạ tính tồn
vẹn của hình thể tự nhiên và ý nghĩa của di sản. Sự viếng thăm thường xuyên của khách du
lịch cũng có thể làm cho hệ sinh thái, văn hoá và lối sống cộng đồng chủ nhà bị xuống cấp.
Du lịch gây ra một số tệ nạn xã hội do kinh doanh các loại hình không lành mạnh: Bên
cạnh những tác động tích cực làm tăng tầm hiểu biết và ý thức con người đối với nền văn
hóa, một số nhân tố tiêu cực đã làm xấu đi bộ mặt của ngành nghề, gây ra những ấn tượng
không tốt (tranh dành, lôi kéo khách,…)

4.3. Ảnh hưởng tới mơi trường tự nhiên


Ảnh hưởng tích cực:

Bảo tồn thiên nhiên: Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và
bảo vệ tối ưu các nguồn tài ngun và mơi trường du lịch góp phần tích cực vào việc bảo
tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa – lịch sử – mơi
trường, tu bổ, bảo vệ hệ thống đền đài lịch sử, kiến trúc mỹ thuật.
Tăng cường chất lượng mơi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm
sạch môi trường thông qua kiểm sốt chất lượng khơng khí, nước, đất, ơ nhiễm tiếng ồn,


13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan,
thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các cơng trình kiến trúc.
Du lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các điểm du lịch
như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trường cho cả du khách
và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng, đường sá thông
tin, năng lượng, nhà cửa xử lí rác và nước thải,...


Ảnh hưởng tiêu cực:

Tài nguyên nước: Ô nhiễm nguồn nước xảy ra do các nguyên nhân khác nhau như do các
chất thải chưa được xử lí thải vào nguồn nước, do việc thải dầu, mỡ, các chất hyđrocacbon
của các phương tiện giao thông thuỷ ( tàu, thuyền du lịch, ca nô…) Hay do hoạt động của
du khách như: vứt rác bừa bãi,... Đặc biệt, tại những nơi chặt phá rừng ngập mặn để xây
bến cảng, chất lượng nước giảm đi rất nhiều, nước bị đục, quá trình trầm lắng tăng. Sinh
vật đáy bị huỷ diệt, chất bẩn do nạo vét tăng nên.
Tài nguyên không khí: Tuy được coi là ngành “cơng nghiệp khơng khói”, nhưng du lịch có
thể gây ơ nhiễm khí thơng qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở
các trọng điểm và trục giao thơng chính. Trạng thái ồn ào phát sinh do việc tăng cường sử
dụng các phương tiện cơ giới như thuyền, phà gắn máy, xe máy…cũng như hoạt động của
du khách tại các điểm du lịch tạo nên những hậu quả trước mắt cũng như lâu dài
Tài nguyên đất: Du lịch kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng, khách sạn và cơng trình
dịch vụ du lịch. Điều này tất yếu dẫn đến việc xâm lấn những diện tích đất trước đây là
những cảnh quan thiên nhiên, những khu đất trồng trọt và chăn ni. Bên cạnh đó, việc

thay đổi mục đích sử dụng đất dẫn đến mất cân bằng sinh thái, thay đổi cảnh quan, đẩy
nhanh q trình xói mòn.
Tài nguyên sinh vật: Một số hoạt động thái quá của du khách như chặt cây bẻ cành, săn
bắn chim thú tại những khu rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng
lẫn chất lượng sinh vật trong phạm vi khu du lịch. Các yếu tố ô nhiễm như là rác và nước
thải không được xử lí đúng mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái ở dưới nước.
Việc săn bắt chuyên nghiệp cũng góp phần làm giảm đi nhiều lồi sinh vật đang bị đe doạ
diệt vong.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2017
1. TỔNG QUAN VỀ HẢI PHÒNG VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH
1.1. Khái quát về thành phố Hải Phòng
Hải Phòng, hay còn được gọi là Thành phố cảng, là trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn
nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng chiến lược của cả nước với hệ thống
giao thông thủy, bộ, hàng không đa dạng và hiện đại. Đây cũng là trung tâm kinh tế, văn
hóa, y tế, giáo dục, thương mại của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng là thành phố lớn
thứ 3 Việt Nam và lớn thứ hai miền Bắc sau Hà Nội, được xếp vào một trong năm đô thị
đặc biệt của Việt Nam.

1.2. Lịch sử
Hải Phịng là vùng đất đầu sóng, ngọn gió của đất nước, có vị thế chiến lược trong tồn bộ
tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Người Hải Phòng với tinh thần
yêu nước nồng nàn, tính cách dũng cảm, kiên cường, năng động, sáng tạo, đã từng chứng
kiến và tham gia vào nhiều trận quyết chiến chiến lược trong chiến tranh giải phóng dân

tộc và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, đây cũng là vùng đất in đậm dấu ấn chống giặc ngoại
xâm trong suốt quá trình lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt Nam với các chiến thắng lẫy
lừng trên sông Bạch Đằng: trận Bạch Đằng 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng 981 của
Lê Hoàn, trận Bạch Đằng 1288 của Trần Hưng Đạo mà đến nay các chiến tích đó vẫn cịn
tồn tại rất nhiều di tích lịch sử, lưu truyền biết bao truyền thuyết dân gian, để lại cho hậu
thế nhiều cơng trình văn hóa, nghệ thuật có giá trị.
Ngày 20/11/ 1946, quân và dân Hải Phòng đã tiến hành thành công cuộc chiến tranh nhân
dân chống thực dân Pháp, lập được nhiều chiến cơng, góp phần vào chiến thắng Điện Biên
Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Từ đó Đảng bộ và nhân dân Hải Phịng đã
liên tục cố gắng để xây dựng Hải Phòng trở thành cảng biển cấp quốc gia và có tầm quan
trọng trong việc vận chuyển hàng hóa.

1.3. Vị trí địa lý
Hải Phịng là một thành phố ven biển thuộc khu vực đồng bằng duyên hải Bắc Bộ, phía
Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình,
phía Đơng giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đơng – cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng
70km. Thành phố cách thủ đơ Hà Nội 120 km về phía Đơng Đơng Bắc.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.4. Tài ngun du lịch tự nhiên
1.4.1. Địa hình
Có thể nói hình thái địa hình của Hải Phịng khá phức tạp, có cả đồng bằng lẫn đồi núi.
Chính vì vậy nó cịn được coi là Việt Nam thu nhỏ về địa hình.
Đại bộ phận lãnh thổ là đồng bằng (85% diện tích) trải dài trên các huyện Vĩnh Bảo, Tiên
Lãng, phía nam huyện Thủy Nguyên và nội thành. Trên bề mặt đồng bằng có một số đồi
núi nhỏ cịn sót lại tạo nên nét độc đáo và có tác dụng trong việc phát triển du lịch, trồng

cây ăn quả , trồng rừng nhân tạo,…
Địa hình đồi núi ở Hải Phịng chiếm 15%, phân bố chủ yếu ở phía Bắc nên địa hình phía
Bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của vùng trung du với những đồng bằng xen đồi.
1.4.2. Khí hậu, thủy văn, sơng ngịi


Khí hậu

Thời tiết Hải Phịng mang tính chất đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: nóng ẩm,
mưa nhiều, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt. Mùa đông ở Hải Phịng khí
hậu thường lạnh và khơ, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; khí hậu mùa hè thường
nồm và mưa nhiều, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hàng năm từ
1600 – 1800 mm. Bão thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9.


Sơng ngịi

Hải Phịng có mạng lưới sơng ngịi khá dày đặc, điều này góp phần rất lớn tạo nên sự thuận
lợi cho sự phát triển giao thông đường thủy nội địa. Các sơng ở Hải Phịng đều là hạ lưu
của hệ thống sơng Thái Bình chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra Vịnh Bắc Bộ
tạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ, dồi dào nước ngọt phục vụ đời sống của nhân dân nơi đây.
Hệ thống đê sơng và đê biển ở Hải Phịng khá vững chãi, thể hiện ý chí của người dân
trong việc trị thủy để sản xuất nông nghiệp.
1.4.3. Cảng, tài nguyên biển
Được coi là cửa ngõ quan trọng của phía Bắc và là khu vực có cảng biển phát triển năng
động nhất, hệ thống cảng biển ở Hải Phòng ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng với đó là
nguồn tài nguyên biển phong phú đã giúp cho Hải Phịng duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức
cao và phát triển hệ thống cảng ngang tầm khu vực và thế giới.
Hệ thống cảng biển ở Hải Phịng có sức hút rất lớn, lượng hàng gia tăng khơng ngừng qua
các năm, trong đó chủ đạo vẫn là mặt hàng container, chiếm đến 90% và hơn 50% tổng

lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ở khu vực này. Với sự phát triển cảng biển mạnh mẽ, Hải

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Phòng đã và đang từng bước khẳng định vị thế của một thương cảng lớn có cơng nghệ xếp
dỡ hiện đại, tiên tiến với sự trang bị công nghệ chuyên dụng từ các nước phát triển như
Nhật Bản, Đức, Hà Lan,….
Hải Phịng là một địa phương có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế biển; nằm ở vị
trí cửa ngõ giao thương miền Bắc của Việt Nam, là một trong ba đỉnh tam giác kinh tế
trọng điểm (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh). Trên thực tế, tài nguyên biển được coi là
một trong những nguồn tài nguyên quý hiếm của Hải Phòng với gần 1000 lồi tơm, cá và
hàng chục lồi rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò
huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư,… là những hải sản được thị trường thế giới rất ưa
chuộng. Biển Hải Phịng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ.
Ngồi ra vùng biển quanh quần đảo Cát Bà có đến 900 loài cá và hàng trăm loài nhuyễn
thể.
1.4.4. Sinh vật
Hải Phịng có điều kiện tự nhiên rất phong phú, giàu đẹp, và có nhiều nét độc đáo mang
sắc thái cảnh quan nhiệt đới gió mùa. Chính vì sự ưu ái như vậy mà đảo Cát Bà đã trở
thành vùng đảo đa dạng sinh vật biển nhất trong các vùng đảo miền Bắc Việt Nam. Nơi
đây có rừng quốc gia Cát Bà – khu dự trữ sinh quyển thế giới – là khu rừng nhiệt đới
nguyên sinh nổi tiếng, đặc biệt phong phú về số lượng loài động thực vật, trong đó có
nhiều lồi được xếp vào lồi q hiếm của thế giới. Cụ thể, trong số trên 2000 loài động
thực vật tại Cát Bà thì có tới gần 60 loài đã được coi là các loài đặc hữu và quý hiếm đã
được đưa vào Sách đỏ Việt Nam như các loài động vật: ác là, vọoc đầu trắng, quạ khoang,
…. và các loài thực vật: chỉ đài, trúc đũa, sến mật,….


1.5. Tài nguyên du lịch nhân văn
Với bề dày lịch sử vinh quang ngàn năm, Hải Phịng có thể coi là một vùng đất hội tụ đủ
khí thiêng sơng núi. Khi đặt chân đến bất cứ đâu trên Hải Phịng, chúng ta đều có thể bắt
gặp các đền chùa, di tích hay lễ hội gắn với những truyền thuyết, huyền thoại về lịch sử
oanh liệt chống giặc ngoại xâm của Hải Phịng. Và chính những nguồn tài ngun du lịch
nhân văn này mới chính là nguồn tiềm năng quan trọng cần được bảo vệ và cải tạo.
1.5.1. Đền chùa
Thành phố Hải Phòng từ lâu đã được coi là mảnh đất địa linh nhân kiệt với những ngơi
chùa có lịch sử hàng trăm năm, những điểm du lịch tâm linh độc đáo và ý nghĩa. Đây cũng
là một trong những yếu tố mà thu hút một lượng lớn khách du lịch đến thăm quan và tìm
hiểu nơi đây. Đáng nói có thể kể đến một số ngơi chùa, ngơi đền nổi tiếng như: Đền Nghè,

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


được xây dựng ở đầu thế kỷ 20, là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đền Nghè thờ nữ tướng Lê
Chân – vị tướng tài ba trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hay như chùa Cao Linh – một
trong những ngơi chùa có cảnh quan đẹp và hấp dẫn của Hải Phòng. Với đường nét xây
dựng độc đáo, kiến trúc đậm đà bản sắc văn hóa Phật giáo, trong tương lai chùa sẽ trở
thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của những người con Phật và hơn thế nữa, nó sẽ
trở thành địa điểm tham quan lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước.
Khu di tích và đền thờ Trình quốc cơng Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh
Bảo, thành phố Hải Phòng hàng năm đón tiếp hàng nghìn du khách, đặc biệt là học sinh
sinh viên đến dâng hương tưởng nhớ một bậc hiền tài của đất nước. Khu di tích này khơng
chỉ mang giá trị lịch sử-giáo dục mà cịn là một nơi du khách có thể trải nghiệm khơng gian
văn hóa kiến trúc đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ. Nơi đây cũng được Nhà nước cơng
nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
1.5.2. Di tích

Đến thành phố Hải Phịng, ngồi thăm quan danh lam thắng cảnh thì du khách khơng thể
bỏ qua vẻ đẹp cũng như sự cổ kính của các di tích lịch sử nơi đây. Những di tích lịch sử ấy
chính là những bằng chứng hào hùng nhất cho tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm
của qn và dân Hải Phịng nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Đáng nói đến nhất
chính là di tích Bạch Đằng Giang – nơi hội tụ hồn thiêng sơng núi. Nằm ngay cửa sơng
Bạch Đằng, di tích Bạch Đằng Giang xứng đáng là quần thể hội tụ những dấu ấn lịch sử,
văn hóa, tín ngưỡng lớn bậc nhất Hải Phòng, là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn
du khách trong và ngoài nước đến thăm quan.
Đã là người Việt Nam thì khơng thể khơng biết đến những trận đánh lịch sử trên sông Bạch
Đằng của ông cha ta. Nơi đây tuy diện tích khơng lớn nhưng nó lại đặc biệt vì nó gắn liền
với 3 trận thủy chiến. Và sơng Bạch Đằng chính là bằng chứng sống biểu tượng cho tinh
thần của một dân tộc anh hùng, đoàn kết vượt qua tất cả để chiến thắng quân xâm lược. Để
trở thành một khu vực có thể hấp dẫn khách du lịch như hiện nay thì chắc chắn không thể
nào thiếu bàn tay khéo léo của con người. Năm 2008, những người có tâm huyết đã một
lần nữa khôi phục lại giá trị thiêng liêng của di tích lịch sử này và chỉ trong một thời gian
ngắn, hàng loạt cơng trình của khu di tích Bạch Đằng Giang đã được hình thành. Nổi tiếng
nhất đó là đền thờ ba nhà cầm quân lẫy lừng của dân tộc: Vua Lê Đại Hành, Quốc Công
Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đức Vương Ngô Quyền – những người làm
nên lịch sử dân tộc, những người đại diện cho tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của
người Việt Nam.

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.5.3. Lễ hội
Trong bối cảnh hiện nay, lễ hội nói chung và lễ hội dân gian nói riêng là những sản phẩm
tinh thần đặc biệt, đáp ứng nhu cầu văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời là nguồn
tài nguyên du lịch quý giá, vừa phục vụ việc khai thác kinh doanh du lịch, vừa góp phần

quảng bá sự đa dạng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Lễ hội chọi trâu ở Đồ
Sơn, Hải Phịng là một ví dụ điển hình cho điều đó.
Đã từ bao đời nay, người dân Đồ Sơn thường truyền nhau câu ca dao nói về hội chọi trâu
để nhớ về lễ hội mang đậm bản sắc cư dân vùng biến Hải Phịng:
Dù ai bn đấu bán đâu
Mồng Chín tháng Tám chọi trâu thì về
Dù ai bn bán trăm nghề
Mồng Chín tháng Tám thì về chọi trâu
Theo quan niệm cổ xưa, nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội thì năm ấy cả làng sẽ gặp
nhiều may mắn, mưa thuận gió hịa, mọi người bình an trong suốt hành trình đi biển. Và
đặc biệt là cho dù thắng hay thua thì sau khi kết thúc lễ hội, các trâu đều được mổ thịt tế lễ
trời đất, cầu mùa màng thuận hòa. Lễ hội chọi trâu mang đậm nét văn hóa tâm linh của
người dân miền biển, góp phần tạo nên phong cách rất riêng cho vùng duyên hải. Ngoài ra
còn rất nhiều lễ hội hay, độc đáo và mang tính lịch sử như lễ hội đua thuyền rồng, lễ hội
Núi Voi để tưởng nhớ, tôn vinh các lớp thế hệ người An Lão đã chiến đấu, xây dựng nên
vùng đất này, Hội đình Dư Hàng để tướng nhớ cơng ơn của vị anh hùng Ngô Quyền.
Bên cạnh lễ hội Chọi trâu truyền thống, lễ hội Hoa phượng đỏ cũng là một điểm nhấn du
lịch của thành phố này. Hoa phượng vỹ được đem đến Hải Phòng khi người Pháp đặt chân
đến thành phố và loài hoa này rất phù hợp với thổ nhưỡng nơi đây. Theo ước tính, có
khoảng 9000 cây hoa phượng vỹ được trồng trên khắp thành phố. Hải Phòng còn được gọi
với một cái tên đầy mỹ miều “Thành phố Hoa phượng đỏ”. Lễ hội Hoa phượng đỏ được tổ
chức lần đầu tiên vào năm 2012 và diễn ra hàng năm vào dịp cuối tháng năm, thời điểm
lồi hoa này khoe sắc rực rỡ nhất. Có rất nhiều hoạt động được tổ chức trong thời điểm lễ
hội như Carnaval đường phố, đêm nhạc, pháo hoa phục vụ du khách đến tham quan thưởng
thức vẻ đẹp của hoa phượng đỏ nở rộ trên khắp thành phố.
Tóm lại, với những lợi thế đặc thù về vị trí địa lý, tài nguyên tự nhiên dồi dào, phong phú
đã tạo nên thuận lợi hết sức to lớn để Hải Phòng có thể trở thành đầu mối giao thơng quan
trọng, cửa ngõ chính của cả miền Bắc, kết nối các tỉnh ven biển Đông Bắc Bộ với thủ đô
Hà Nội và các tuyến giao thơng hàng hải quốc tế, đóng vai trò thiết yếu trong việc vận tải


19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hàng hóa từ thành phố cảng lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, những tài nguyên du lịch
nhân tạo cũng đóng góp phần rất quan trọng trong việc phát triển du lịch thành ngành kinh
tế mũi nhọn ở Hải Phòng. Tất cả các yếu tố trên đã và sẽ làm cho thành phố này trở thành
một địa danh du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế và là một trong những trọng điểm du
lịch hết sức hấp dẫn của vùng ven biển Bắc Bộ, có vị trí đặc biệt trong chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam.

2.
THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI
THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG
2.1.

Cơ sở hạ tầng

2.1.1. Hệ thống giao thơng
Hải Phịng là một trong những cửa ngõ giao thương quan trọng nhất của miền Bắc, kết nối
Thủ đô Hà Nội với các tuyến giao thông hàng hải quốc tế. Bởi vậy, hệ thống giao thông ở
thành phố này rất được chú trọng đầu tư với các hệ thống cảng biển, đường sông, đường
hàng không, đường bộ, đường sắt vô cùng phát triển. Đây cũng là một trong những lợi thế
vô cùng nổi trội của Hải Phòng trong ngành du lịch.


Hệ thống cảng biển

Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với Cảng Sài Gòn là

một trong 2 hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam, hiện đang được Chính phủ nâng cấp.
Cảng Hải Phịng nằm trên tuyến đường giao thông trên biển, kết nối Singapore với Hồng
Kông và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á.
Theo số liệu thống kê của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng: Trong những năm gần đây, tốc độ
tăng trưởng về sản lượng hàng hóa và tàu thuyền thơng qua khu vực cảng biển Hải Phịng
ln đạt mức cao từ 10-15%. Năm 2015 là 74,56 triệu tấn tương ứng với 19.646 lượt tàu
thuyền; năm 2016 là 79,2 triệu tấn tương ứng 18.641 lượt tàu thuyền; 8 tháng đầu năm
2017 là 52,2 triệu tấn tương ứng 12.209 lượt tàu thuyền.
Sự phát triển của hệ thống cảng biển giúp Hải Phòng trở nên năng động và nhạy cảm hơn
khi tiếp xúc thường xuyên với luồng hàng mới từ khắp nơi đồ về.


Hệ thống cảng sông, tuyến đường sông

Một số tuyến sông phát triển ở Hải Phịng như Cảng sơng Vật Cách, Cảng sông Sở Dầu,
Bến tàu khách Cửa Cấm,… giúp Hải Phịng giao thương dễ dàng với các tỉnh phía Bắc như
Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Tuyên Quang, Việt Trì, Hịa Bình, Lào Cai; cũng như
các tỉnh phía Nam như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add




Đường sắt

Hải Phịng có một tuyến đường sắt  Hà Nội - Hải Phòng, do Pháp xây dựng từ năm 1901,
hiện được sử dụng để vận chuyển hành khách và hàng hóa. Với chiều dài 102 km, gần như

song song với quốc lộ 5A, tuyến chạy qua địa phận các tỉnh thành Hải Dương, Hưng Yên,
Hà Nội. Cùng với ga Huế và ga Nha Trang, ga Hải Phòng nằm trong số ít những ga đường
sắt rất đẹp vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét kiến trúc thời Pháp thuộc. Đây vừa là một
phương tiện đi lại, vừa là một trong những điểm thu hút khách du lịch của thành phố.


Đường hàng không

Sân bay quốc tế Cát Bi là sân bay đầu tiên của miền Bắc thời Pháp thuộc, hiện được sử
dụng hỗn hợp dân sự - quân sự. Năm 2014, sân bay đã được đầu tư, nâng cấp cải tạo đường
băng có thể đón được các loại máy bay cỡ lớn như B747, B777, A330 và trở thành sân bay
dự bị đầy đủ cho Sân bay quốc tế Nội Bài. Sân bay Cát Bi cịn được đầu tư xây mới tháp
khơng lưu, nhà ga hành khách và các cơng trình phụ trợ, chính thức được nâng cấp trở
thành Cảng hàng khơng quốc tế, kết nối Hải Phòng với các trung tâm kinh tế, văn hóa du
lịch của Việt Nam và nhiều nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,...
Thành phố có dự án xây dựng thêm một cảng hàng khơng quốc tế Hải Phịng dự kiến đặt
tại huyện Tiên Lãng. Đây là dự án có khả năng sẽ là sân bay lớn nhất tại miền Bắc với quy
mô khoảng 6000 ha với tổng vốn đầu tư dự tính hiện thời qua 3 giai đoạn đến 2030 là hơn
8 tỉ USD. Dự án này sẽ mở ra cơ hội vô cùng lớn để Hải Phịng đón các luồng khách du
lịch từ khắp mọi tỉnh thành trong cả nước và đặc biệt là các đoàn khách quốc tế một cách
dễ dàng và thuận tiện hơn.


Đường bộ

Quốc lộ 5A, Quốc lộ 10, Quốc lộ 37, hay tuyến Đường cao tốc Hà Nôi – Hải Phòng,
Đường cao tốc Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình, Đường xun đảo Hải Phịng – Cát
Bà,… đều là những tuyến đường lớn, tỏa từ Hải Phòng đi khắp các tỉnh và địa điểm du lịch
khác. Hệ thống giao thông bộ hiện đại và ngày càng được nâng cấp này tạo cho Hải Phịng
một lợi thế vơ cùng lớn để đón thêm nhiều lượt khách, đặc biệt là từ khu vực các tỉnh thành

phía Bắc khi việc di chuyển bằng đường bộ đến thành phố ngày càng dễ dàng và tiết kiệm
thời gian.
2.1.2. Hệ thống cấp thoát nước và nguồn điện
Với quy mô của một thành phố trực thuộc trung ương lớn thứ ba cả nước, Hải Phòng sở
hữu một hệ thống cung cấp điện nước hiện đại và đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhân dân và có khả năng cung cấp đầy đủ cho các khu du lịch nghỉ dưỡng, khu chế xuất,
khu công nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế.
Hệ thống cấp điện
Tổng công suất của Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng giai đoạn 1 và 2 là 2.200 MW. Mỗi
năm Nhà máy cấp vào mạng lưới điện quốc gia trên 6 tỷ Kwh, góp phần quan trọng vào sự
phát triển kinh tế – xã hội của thành phố và các tỉnh khu vực Đông – Bắc.
Hệ thống cấp nước
Thành phố hiện có 7 nhà máy xử lý nước với tổng công suất 214.000m3/ngày đêm. Chất
lượng nước xử lý đạt tiêu chuẩn của tổ chức WHO và lượng nước đủ đáp ứng cho mọi yêu
cầu, kể cả hoạt động du lịch. Tại mỗi huyện, có các nhà máy xử lý nước cỡ nhỏ cung cấp
đủ cho nhu cầu địa phương.
2.1.3. Nhà ở, thông tin liên lạc
Những năm gần đây, Hải Phịng ln chú trọng chỉnh trang và cải tạo các khu đô thị cũ
theo hướng hiện đại, văn minh, cùng với đó là các cơng trình mới phục vụ nhu cầu giải trí,
sinh hoạt cộng đồng của người dân. Những khu dân cư cũ kỹ, nhà hàng, khu vực bè phè,
nhức nhối giờ đây đã nhường chỗ cho những dự án xã hội như xây vỉa hè kết hợp với hệ
thống thu gom nước mưa, nước thải; mở rộng sông Tam Bạc bằng việc nạo vét lịng sơng,
kè hai bên, làm đường,… Đơ thị Hải Phịng giờ đây sẽ khốc lên mình tấm áo mới, thu hút
nguồn lực của Nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân, xứng đáng là đô thị loại 1 cấp quốc gia,

đo thị lớn thứ 3 của cả nước.
Cùng với việc cải tạo các khu đô thị, thành phố cảng cũng thu hút rất nhiều sự chú ý của
các tập đoàn bất động sản lớn như VinGroup, FLC, Sun Group,… bởi các lợi thế nổi trội
của mình. Hàng loạt các dự án du lịch, nghỉ dưỡng, các khách sạn 5-6 sao, các khu biệt thự
nổi, biệt thự trong rừng, căn hộ hạng sang và hạng trung, các khu vui chơi giải trí,… đang
được các tập đồn nhắm đến đầu tư tại các khu vực như Cát Hải - Cát Bà, Thủy Nguyên,
Đồ Sơn,…
Hướng về phía Nam là Khu đô thị ven sông Lạch Tray do Công ty Apage đầu tư theo
hướng phát triển đô thị xanh với hệ thống 425 biệt thự đơn lập, song lập, nhà phố thương
mại (shophouse), nhà ở liền kề và 6 tòa nhà phức hợp cao tầng, tạo lập phong cách sống
mới, thúc đấy các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng tại đây. Ngồi ra, tập đồn VinGroup cũng
khơng thể bỏ qua vùng đất đầy tiềm năng này với dự án Vinhomes Imperia Hải Phòng
đang được quy hoạch theo thiết kế đa dạng: hiện đại, tân cổ điển và cổ điển với các phân
khu chức năng gồm: khu nhà thấp tầng, cao ốc, cơng trình cơng cộng, mặt nước, cây xây

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


và các hạ tầng kỹ thuật khác. Đây là dự án khu đô thị phức hợp đồng bộ, sang trọng và
đẳng cấp đầu tiên tại Hải Phịng theo mơ hình “City in City”, góp phần đem lại diện mạo
hiện đại và năng động cho tồn bộ khu vực phía tây thành phố.
Với địa thế đẹp với nhiều con sông chảy qua làm cho khí hậu thành phố vơ cùng dễ chịu,
Hải Phòng chắc chắn sẽ là điểm du lịch nghỉ dưỡng được yêu thích trong thời gian tới với
hàng loạt khu đơ thị ven sơng, hài hịa giữa sự năng động và yên tĩnh của một khu đô tị
hiện đại sinh thái. Hải Phòng đang thực sự từng bước nâng tầm vị thế của mình khơng chỉ
trong lãnh thổ đất nước mà còn vươn xa hơn tới tầm khu vực và quốc tế, và trở thành một
trong những điểm du lịch ngày càng được chú ý.


2.2.

Thực trạng nhân lực

Với quy mô dân số khoảng hai triệu người, mật độ 1.268 người/km2 (tính đến tháng
8/2017), Hải Phịng là thành phố đơng dân thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 55,4% so với dân số toàn thành phố, tỷ
lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn là 32,3% (sơ bộ năm 2016- theo Tổng cục thống kê
Việt Nam)
Theo số liệu của Cục Thống kê TP. Hải Phịng, năm 2016, tồn thành phố đã giải quyết
việc làm trong nước cho 52.600 lượt lao động trên địa bàn, vượt 3,75% kế hoạch. Trong đó
nhóm ngành cơng nghiệp, xây dựng là 19.100 lượt lao động (chiếm 36,31%); nhóm ngành
nơng, lâm, ngư nghiệp là 14.000 lượt (26,61%); nhóm ngành dịch vụ là 19.500 lượt
(37,07%). Có thể thấy, dịch vụ đang là khu vực đầy tiềm năng trong cơ cấu lao động khi
chiếm tỷ lệ cao nhất và đang có xu hướng gia tăng về cơ hội việc làm

2.3.

Thực trạng về hoạt động đầu tư

Với những lợi thế của thành phố cảng, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc Việt Nam,
là đầu mối giao thông quốc gia với đầy đủ các phương thức vận tải, Hải Phòng đã và đang
thu hút các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngồi.
Hải Phịng ln dẫn đầu cả nước về hút vốn đầu tư. Cùng với các cải cách hành chính và
sự ban hành các chính sách theo hướng cơng khai, minh bạch, rút ngăn tối đa thời gian và
chi phí giao dịch, thành phố Hải Phòng đã giúp các doanh nghiệp và tập đồn tiếp cận
thơng tin thuận tiện và chính xác hơn, tạo nên mơi trường đầu tư, cạnh tranh công bằng,
văn minh và giúp thành phố phát triển theo hướng năng động, hiện đại. Nhờ những ưu đãi
và điều kiện thuận lợi đó, Hải Phịng hiện đang là “ngôi sao đang lên” trong mắt các nhà
đầu tư du lịch nghỉ dưỡng trong và ngoài nước. Các tập đoàn như Vingroup, FLC,

Sungroup đều đang triển khai những dự án lớn tại các địa điểm du lịch khác nhau trong

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×