Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của một số ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2010 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 78 trang )

1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

NGUYỄN THỊ HOÀI THƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 52340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TH.S VÕ VĂN HẢO

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM



NGUYỄN THỊ HOÀI THƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 –
2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 52340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TH.S VÕ VĂN HẢO
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


i

TÓM TẮT
Quyết định về cơ cấu tài chính trong quản trị ngân hàng là một trong những
quyết định quan trọng nhất mà các nhà điều hành phải đối mặt bởi vì các ngân hàng
phải xác định cách thức mà họ tài trợ cho cho các khoản mục bên trái của bảng cân
đối kế toán. Điều này đồng nghĩa rằng quyết định liên quan đến cấu trúc vốn của
ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến định hướng hoạt động, chính sách và tăng trưởng của
ngân hàng. Điều quan trọng là các ngân hàng phải xác định sự kết hợp tốt nhất của
nợ và vốn chủ sở hữu ở một tỷ lệ phù hợp mà ở đó, các chi phí tài chính liên quan
được giảm thiểu ở mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo được hoạt động của ngân
hàng diễn ra liên tục, đảm bảo tính rủi ro và thanh khoản của ngân hàng. Bài nghiên
cứu này hệ thống những lý thuyết cơ bản về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả

hoạt động của ngân hàng thương mại và làm rõ tác động của các thành phần trong
cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đo lường bằng ROA,
ROE, EPS. Dữ liệu sử dụng trong bài được thu thập từ 23 ngân hàng thương mại ở
Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2017. Tác giả sử dụng phương pháp bình phương
nhỏ nhất và hồi quy dữ liệu bảng để đo lường tác động của cấu trúc vốn đến hiệu
quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Kết quả của nghiên cứu cho thấy cấu trúc
vốn phụ thuộc vào nợ có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
đo lường bằng ROA và ROE. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng tới EPS của
ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra một số đề xuất nhằm cải thiện hiệu
quả của ngân hàng.


ii

ABSTRACT
Financial decision-making in banking is one of the most important decisions
faced by executives because banks must determine how they finance the left-hand
side of the balance sheet. This means that the decision regarding the capital
structure of the bank will affect the direction of the bank's operations, policies and
growth. It is important for banks to determine the best combination of debt and
equity at an appropriate rate at which the financial costs involved are minimized but
still guarantee the bank's operations are continuous, ensuring the risk and liquidity
of the bank. This paper presents the basic theories on the impact of capital structure
on the performance of commercial banks and clarifies the impact of capital structure
components on the performance of banks measured by ROA, ROE, EPS.Data used
in this paper are collected from 23 commercial banks in Vietnam in the period
2010-2017. The author use the Pool OLS model and panel data regression to
measure the effect of capital structure on efficiency of commercial banks. The
results of the study show that the debt-dependent capital structure has a negative
impact on the performance of the bank by ROA and ROE. However, this does not

affect the bank's EPS. At the same time, the study also made some suggestions to
improve the efficiency of commercial banks in Vietnam.


iii

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận “ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐỐI VỚI
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2017” là công trình nghiên cứu riêng của tác giả,
kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố
trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được
dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận.
Tác giả khóa luận


iv

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình 4 năm học tập tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM,
tôi xin được bày tỏ lời tri ân đến với toàn thể các Thầy Cô tại trường Đại học
Ngân hàng TP.HCM đã tận tình giảng dạy, chia sẻ kiến thức chuyên môn, kỹ
năng sống và kinh nghiệm làm việc quý báu trong suốt bốn năm học tập ở
trường. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy Võ Văn Hảo – Giảng viên
Khoa Tài chính Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tận tình hỗ trợ,
hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình làm báo cáo cũng như luôn tận tình
giải đáp những thắc mắc của tôi.
Do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài báo cáo
không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự

đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn sinh viên để có thể hoàn thiện đề tài
của mình. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân
hàng TP.HCM và toàn thể các bạn sinh viên có nhiều sức khỏe và thành công.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


v

MỤC LỤC
TÓM TẮT .................................................................................................................. i
ABSTRACT .............................................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iv
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU.........................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .......................................................................... 4
1.6. Kết cấu .............................................................................................................. 4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU .......5
2.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm và đặc trưng của ngân hàng thương mại .................................5
2.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại ......................................................5
2.1.1.2. Một số đặc điểm của ngân hàng thương mại: ....................................7
2.1.2. Lý thuyết về cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại ..............................8
2.1.2.1. Khái niệm vốn của ngân hàng thương mại ........................................8
2.1.2.2. Cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại ..............................................9
2.1.2.3. Vai trò của vốn đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương
mại .................................................................................................................13

2.1.3. Khái niệm và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương
mại .....................................................................................................................14
2.1.3.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ..............14
2.1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương
mại .................................................................................................................15
2.1.4. Lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của
ngân hàng thương mại .......................................................................................17
2.1.4.1. Lý thuyết của Modilligani và Miller (M&M) ..................................17
2.1.4.2. Lý thuyết Đánh đổi cấu trúc vốn (Trade-off Theory) ......................18
2.1.4.3. Lý thuyết Trật tự ưu tiên (Pecking – order Theory) ........................19


vi

2.1.4.4. Lý thuyết Chi phí đại diện (Agency Costs Theory) .........................20
2.2. Các bằng chứng thực nghiệm ............................................................................ 21
2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới ..............................................21
2.2.1.1. Bằng chứng thực nghiệm về tác động tích cực ................................22
2.2.1.2. Bẳng chứng thực nghiệm cho thấy tác động tiêu cực ......................24
2.2.1.3. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy không có tác động ....................30
2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam ...............................................30
2.2.3. Tóm tắt các bằng chứng thực nghiệm .....................................................33
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................37
3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất.............................................................................. 37
3.2. Nguồn dữ liệu và mô tả ..................................................................................... 38
3.3. Các biến lựa chọn .............................................................................................. 39
3.3.1. Biến phụ thuộc ........................................................................................39
3.2.2. Các biến độc lập ......................................................................................40
3.2.3. Biến kiểm soát .........................................................................................40
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH ....................................43

4.1. Thống kê mô tả.................................................................................................. 43
4.2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình .............................................................. 44
4.3. Kết quả hồi quy ................................................................................................. 45
4.3.1. Kết quả phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và ROA ....................45
4.3.1.1. Các mô hình hồi quy với biến phụ thuộc ROA................................45
4.3.1.2. Lựa chọn mô hình hồi quy với biến phụ thuộc ROA .......................48
4.3.2. Kết quả phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và ROE .....................49
4.3.2.1. Các mô hình hồi quy với biến phụ thuộc ROE ................................49
4.3.2.2. Lựa chọn mô hình hồi quy với biến phụ thuộc ROE .......................52
4.3.3. Kết quả phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và EPS ......................53
4.3.3.1. Các mô hình hồi quy với biến phụ thuộc EPS .................................53
4.3.3.2. Lựa chọn mô hình hồi quy với biến phụ thuộc EPS ........................56
4.3.4. Tóm tắt kết quả........................................................................................57
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...............................................................57
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 57


vii

5.2. Đề xuất giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại .... 59
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai............ 60
KẾT LUẬN ...............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO


viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Chữ nguyên nghĩa

NH

Ngân hàng

TMCP

Thương mại cổ phần

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

KH

Khách hàng

DN

Doanh nghiệp

TCTD

Tổ chức tín dụng

CAR

Hệ số an toàn vốn


VTC

Vốn tự có

VCSH

Vốn chủ sở hữu

TSCĐ

Tài sản cố định


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng
2.2.

Tên bảng
Tóm lược các bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm

Trang
30

liên quan trên thế giới

2.3.


Tóm lược các bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm

32

liên quan ở Việt Nam

3.2.

Các biến được sử dụng trong mô hình và phương

38

pháp đo lường
4.1.

Thống kê mô tả

42

4.2.

Ma trận đa cộng tuyến

43

4.3.

Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

44


4.4.

Kết quả hồi quy OLS với biến phụ thuộc ROA

45

4.5.

Kết quả hồi quy mô hình FEM với biến phụ

45

thuộc ROA
4.6.

Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình OLS

46

so với FEM
4.7.

Kết quả hồi quy mô hình REM với phụ thuộc

47

ROA
4.8.


Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình FEM

47

so với REM
4.9.

Kết quả hồi quy OLS với biến phụ thuộc ROE

48

4.10.

Kết quả hồi quy FEM với biến phụ thuộc ROE

49

4.11.

Kết quả hồi quy mô hình REM với biến phụ

50

thuộc ROE
4.12.

Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình OLS

51


so với FEM
4.13.

Kết quả kiểm định Hausman về sự phù hợp của
mô hình FEM so với REM

51


x

4.14.

Kết quả hồi quy OLS với biến độc lập EPS

52

4.15.

Kết quả hồi quy FEM với biến độc lập EPS

53

4.16.

Kết quả hồi quy REM với biến độc lập EPS

53

4.17.


Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình FEM so

54

với OLS

4.18.
5.1.

Kết quả kiểm định Hausman sự phù hợp của mô
hình REM so với FEM
Bảng tổng hợp kết quả của các biến đến hiệu quả

54
56

hoạt động của ngân hàng

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ
2.1.
3.1.

Tên sơ đồ
Mô hình nghiên cứu của Muhammad Raghib Zafar,
Farrukh Zeeshan và Rais Ahmed (2013)

Trang

20

Mô hình nghiên cứu đề xuất

33


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Xuất hiện vào đầu thế kỷ hai mươi, hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai

trò vô cùng quan trọng đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam trong
việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững. Hệ thống ngân hàng
thương mại đóng vai trò trung gian không thể thay thế đối với các chủ thể trong nền
kinh tế. Các ngân hàng thương mại chính là cầu nối giữa các chủ thể thừa vốn và
thiếu vốn, là động lực cho sự phát triển của nền sản xuất quốc gia. Ngân hàng đóng
vai trò thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để phân phối đến chủ thể có
nhu cầu về vốn nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu
dùng, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển và mở rộng. Chính vì vậy, nguồn vốn
đóng vai trò là cơ sở cho mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng và quyết định
cấu trúc vốn của ngân hàng được xem là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động
của ngân hàng.
Quyết định về quy mô và cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng thương mại là
một trong những công tác quan trọng nhất trong quản trị ngân hàng thương mại.
Nguồn vốn của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh
của ngân hàng, nếu như ngân hàng có cơ cấu vốn tối ưu, nghĩa là huy động được số

vốn nhiều nhất với chi phí vốn thấp nhất thì sẽ tác động tích cực đến kết quả hoạt
động của ngân hàng đó và ngược lại, nếu ngân hàng có một cấu trúc vốn quá phụ
thuộc vào nợ vay sẽ có những tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Thêm
vào đó, lợi nhuận chính trong hoạt động của ngân hàng đến từ việc cho vay, chính
vì vậy, nếu nguồn vốn của ngân hàng đủ mạnh, điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng
đủ tiềm lực cho vay đối với mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng. Từ đó, góp phần
làm gia tăng doanh thu hoạt động và nâng cao vị thế của ngân hàng. Hơn thế nữa,
ngân hàng là một chủ thể kinh doanh dựa trên lòng tin của khách hàng, một ngân
hàng có cơ cấu tài trợ phù hợp nghĩa là ngân hàng đó thể hiện được khả năng sẵn
sàng cho khách hàng của mình rút tiền khi cần thiết bất cứ lúc nào.


2

Theo số liệu từ NHNN, trong năm 2017 việc tín dụng tăng trưởng nhanh hơn
nhiều so tốc độ tăng vốn chủ sở hữu khiến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các
NHTM sụt giảm nhanh, dẫn đến các ngân hàng gặp khó khăn trong việc mở rộng
cho vay. Số liệu thống kê của NHNN cho thấy CAR của hệ thống các TCTD giảm
liên tục. Nếu như tại thời điểm cuối năm 2016, CAR của toàn hệ thống là 12,84%,
thì đến cuối tháng 5 năm 2017 đã giảm về còn 12,66% (đó là đã loại bỏ các TCTD
có vốn tự có âm). Theo Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, kết quả áp dụng tiêu
chuẩn an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel 2 tại 10 TCTD thí điểm cho thấy hệ số
CAR giảm mạnh so với số báo cáo hiện tại, chủ yếu do tài sản có quy đổi rủi ro
tăng. Đơn cử, đối với bốn NHTM cổ phần gốc nhà nước lớn, CAR theo báo cáo
hiện tại đã tiệm cận mức 9%, nếu áp dụng Basel 2 thì CAR sẽ giảm xuống dưới 8%.
Việc tăng vốn được coi là nhiệm vụ cấp bách của ngành ngân hàng hiện nay vì nếu
không tăng được vốn, các ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tăng
trưởng tín dụng trong các năm sắp tới khi hệ số CAR suy giảm. Do vậy, đây sẽ là
một trong những câu chuyện trọng tâm của ngành ngân hàng trong thời gian tới
(Đăng Linh 2018).

Vậy cơ cấu nguồn vốn như thế nào là tối ưu đối với một ngân hàng thương
mại và cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Xuất phát từ những lý do và thực trạng như đã đề cập ở trên, tác giả
chọn đề tài “Ảnh hưởng của cơ cấu nguồn vốn đến hiệu quả của hoạt động của
Ngân hàng thương mại Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt
nghiệp của mình, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm mục tiêu hoàn thiện cơ cấu
vốn tối ưu, góp phần cải thiện hiệu quả trong công tác quản trị nguồn vốn của ngân
hàng thương mại, đồng thời góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát: Làm rõ tác động của cơ cấu nguồn vốn đối với hiệu quả

hoạt động của ngân hàng thương mại, từ đó đưa ra những kết luận và đề xuất giải


3

pháp nhằm mục tiêu hoàn thiện cơ cấu vốn tối ưu của ngân hàng thương mại, đóng
góp vào việc nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam
 Mục tiêu cụ thể:
- Khái quát cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, cơ cấu nguồn vốn của
ngân hàng thương mại và vai trò của chúng đối với hoạt động của ngân hàng thương
mại
- Làm rõ tác động của cơ cấu nguồn vốn đối hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thương mại.
- Đề xuất một số biện pháp cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương
mại trong thời gian đến.

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: tác động của cấu trúc nguồn vốn và hiệu quả hoạt

động của ngân hàng thương mại.
 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ báo cáo
tài chính đã kiểm toán của 23 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn
2010 – 2017.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu tham khảo tài liệu. Phương pháp được sử dụng

trong suốt quá trình nghiên cứu, từ quá trình xây dựng nền tảng lý thuyết cho đến
đưa ra kết luận. Tập trung khai thác và thống kê những nghiên cứu trước đó về vai
trò của cơ cấu nguồn vốn ngân hàng và tham khảo những mô hình được xây dựng
trước đó.
 Phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu thống kê nhằm đưa ra số liệu về
các chỉ tiêu tài chính của các ngân hàng để xây dựng mô hình hồi quy.
 Phương pháp mô hình hóa là phương pháp bằng cách xây dựng các mô hình
của chúng (các mô hình này bảo toàn các tính chất cơ bản được trích ra của đối


4

tượng đang nghiên cứu) và dựa trên mô hình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng
thực.
 Phương pháp giả thuyết (phương pháp đề xuất và kiểm chứng giả thuyết) là
phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách dự đoán mối quan hệ giữa cấu trúc

vốn của ngân hàng và kết quả hoạt động kinh doanh và tìm cách chứng minh mối
quan hệ đó. Phương pháp giả thuyết có hai chức năng: dự báo và dẫn đường, nó
đóng vai trò là một phương pháp nhận thức, phương pháp nghiên cứu khoa học.
1.5.

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Về mặt khoa học, kết quả của nghiên cứu cho thấy liệu có hay không sự ảnh

hưởng của cơ cấu nguồn vốn đến hoạt động của ngân hàng thương mại, đồng thời
đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ cấu vốn tối ưu và phương hướng nghiên cứu tiếp
theo đối với đề tài.
Về mặt thực tiễn, kết quả của nghiên cứu ứng dụng thành tựu của các nghiên
cứu trước đó ở Việt Nam và trên thế giới, từ đó đem lại cái nhìn khái quát về ảnh
hưởng của cấu trúc nguồn vốn trong ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai
đoạn 2010 – 2017. Thêm vào đó, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước có nhiều
bước phát triển mới đặc biệt là sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
các ngân hàng thương mại Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng
và các tổ chức tín dụng nước ngoài thì việc đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện hiệu
quả hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh cho các NHTM ở Việt Nam đem lại
nhiều ý nghĩa tích cực, đồng thời mô hình nghiên cứu cũng có thể được ứng dụng
để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khác đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thương mại.
1.6.

Kết cấu
Kết cấu của khóa luận bao gồm 5 nội dung chính:
Chương 1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu


5


Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan về lịch sử nghiên cứu. Ở chương
này, tác giả tập trung làm rõ một số khái niệm về ngân hàng thương mại, cơ cấu vốn
của ngân hàng thương mại và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại, đồng
thời, tác giả cũng liệt kê những nghiên cứu trước đó về đề tài liên quan, tóm lược
các kết quả của nghiên cứu trước đó và đánh giá những ưu điểm và hạn chế nhằm
nhằm đưa ra cơ sở lý thuyết để thực hiện đề tài.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Trong chương này, tác giả đưa ra giả
thuyết và mô hình nghiên cứu, phương pháp chọn dữ liệu và tính toán các chỉ số,
giải thích việc lựa chọn các biển trong mô hình.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Đây là chương đưa ra các kết quả chạy hồi
quy và phân tích ý nghĩa của việc chạy mô hình.
Chương 5. Kết luận và đề xuất. Từ những kết quả và phân tích mô hình trên
trên, tác giả đưa ra những kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm mục tiêu cải thiện
hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp
theo.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái niệm và đặc trưng của ngân hàng thương mại
2.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Cùng với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thế giới, ngân hàng thương
mại (NHTM) đã xuất hiện từ rất lâu đời và tùy thuộc vào từng quốc gia, từng nền
kinh tế mà NHTM được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo Luật pháp
nước Mỹ: “Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp
dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính”. Theo
Đạo luật Ngân hàng của Pháp năm 1941 quy định: “Ngân hàng thương mại là
những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công
chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên



6

đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. Luật
Ngân hàng của Ấn Độ ban hành năm 1950, được bổ sung năm 1959 đã quy định:
“Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”.
Ở Việt Nam, theo quy định tại Khoản 1 Điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng Số
47/2010/QH12 được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010:
“Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động
ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Theo Khoản 2,3 Điều 4 quy định:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các
loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân
hàng hợp tác xã.”
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục
tiêu lợi nhuận”
Và cũng tại Khoản 12 điều này quy định:
“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số
các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán
qua tài khoản.”
Như vậy, có thể thấy rằng dựa vào tính chất, đặc điểm và mục tiêu hoạt động của
các ngân hàng thương mại mà định nghĩa của nó được diễn đạt bằng nhiều cách
khác nhau tùy thuộc vào mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên,
nhìn chung, định nghĩa về NHTM có thể được hiểu một cách bao quát như sau:
NHTM là một định chế tài chính đóng vai trò trung gian trong việc cung cấp tín
dụng cho các chủ thể có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế hoặc cung cấp các dịch vụ



7

thanh toán khác thông qua việc nhận tiền gửi ký thác. Ngày nay, NHTM đóng một
vai trò không thể thay thế trong nền kinh tế, các ngân hàng chính là cầu nối giữa các
chủ thể thừa vốn và thiếu vốn trong xã hội thông qua hoạt động huy động và cho
vay, là động lực cho sự phát triển của nền sản xuất quốc gia.
2.1.1.2. Một số đặc điểm của ngân hàng thương mại:
 Về cơ cấu tài chính: Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp đặc
biệt có quy mô lớn, hệ số nợ rất cao và cấu trúc tài sản đặc biệt. NHTM là doanh
nghiệp có quy mô lớn trên cả góc độ vốn chủ sở hữu và tổng tài sản. Ở Việt Nam,
vốn chủ sở hữu của các NHTM là hàng chục nghìn tỷ đồng. đối với các NHTM trên
thế giới, vốn chủ sở hữu lên tới nhiều tỷ đô la Mỹ. Mạng lưới các chi nhánh ngân
hàng thường rất lớn và phân tán rộng về địa lý. Trong khi quy mô về vốn chủ sở
hữu đã rất lớn, nguồn vốn của NHTM lại chủ yếu là nợ được huy động từ bên ngoài
ngân hàng. Cấu trúc tài sản của NHTM đặc biệt hơn so với các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh khác là ở tỷ trọng tài sản tài chính. Phần lớn tài sản của NHTM là
tài sản tài chính, mang đặc trưng trừu tượng, hình thái vật chất giản đơn chỉ là giấy
tờ hoặc thậm chí chỉ là dữ liệu điện tử được lưu giữ trong hệ thống phần mềm quản
lý của ngân hàng. Bên cạnh đó, NHTM thường có xu hướng liên tục phát triển các
sản phẩm, công cụ tài chính mới.
 Về rủi ro hoạt động: Trên góc độ tài chính doanh nghiệp, doanh nghiệp có hệ
số nợ cao sẽ dẫn đến rủi ro trong hoạt động cũng cao. Bên cạnh đó, nguồn vốn nợ
chủ yếu của NHTM lại là tiền gửi huy động với đặc trưng có thể bị rút ra trước hạn
với khối lượng khó xác định. Sản phẩm, dịch vụ NH không được hưởng quy chế
bảo hộ độc quyền và mang tính phức tạp, trực tiếp. Hơn nữa, Ngân hàng thương
mại tham gia vào nhiều cam kết trong khi chưa chuyển giao vốn thực sự, tức là hoạt
động ngoại bảng phong phú và đa dạng. điểm này là một đặc trưng khác biệt với các
loại hình doanh nghiệp khác. Vì những lý do này, hoạt động của NHTM chứa đựng
nhiều rủi ro hơn các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác. Rủi ro trong hoạt
động của NHTM đa dạng, ở mức độ cao, tích luỹ nhanh và dễ lây lan. Rủi ro trong



8

hoạt động của NHTM bao gồm các loại rủi ro đặc thù như rủi ro tín dụng, rủi ro
thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro vốn khả dụng, rủi ro đạo đức,…
Là loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn, mạng lưới rộng khắp, hoạt động chịu
nhiều rủi ro, ảnh hưởng đáng kể đến nhiều hoạt động kinh tế xã hội, NHTM chịu sự
kiểm soát, giám sát chặt chẽ của hệ thống pháp luật của nhà nước nơi nó hoạt động.
Các quy định pháp lý đối với NHTM được phổ rộng trên nhiều mặt của hoạt động
kinh doanh như: điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn của người lãnh đạo ngân hàng, dự
trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, chỉ tiêu an toàn trong hoạt động, phân loại nợ và
trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng vốn tự có đầu tư cho tài sản cố định,…
 Tính liên kết và ổn định của hệ thống ngân hàng: Hệ thống ngân hàng có tính
phụ thuộc lẫn nhau rất lớn. Hơn bất cứ ngành kinh doanh nào trong nền kinh tế, rủi
ro trong hoạt động ngân hàng có tính lan toả rất nhanh. Hoạt động như một hệ thống
các mắt xích liên kết chặt chẽ, chỉ cần một NHTM, dù yếu và nhỏ nhất, gặp khó
khăn trong hoạt động, đặc biệt là khó khăn về thanh khoản, là có thể dẫn đến nguy
cơ phá sập hệ thống. Thực tiễn đã cho thấy, thanh khoản được ví như hơi thở của sự
sống của hoạt động NHTM. Mọi rủi ro, tổn thất trong hoạt động của NHTM đều có
thể dẫn đến hậu quả cuối cùng là ngân hàng mất khả năng thanh toán rồi phá sản.
Hệ thống ngân hàng – tài chính trong nền kinh tế rất nhạy cảm với mọi biến
động về kinh tế, kỹ thuật, chính trị và xã hội. Những biến động này thường có tác
động gần như tức thời đến hoạt động của thị trường tài chính, điển hình là thị
trường chứng khoán, theo đó, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ
thống ngân hàng. đối với công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế, việc nắm bắt được cơ
chế hoạt động, ảnh hưởng lẫn nhau của các phần tử trong hệ thống tài chính là một
trong những vấn đề cốt yếu, quyết định thành bại.
2.1.2. Lý thuyết về cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại
2.1.2.1. Khái niệm vốn của ngân hàng thương mại

Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập
hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh


9

khác. Nó chi phối toàn bộ hoạt động của NHTM và quyết định sự tồn tại và phát
triển của ngân hàng.
Thực chất, vốn của ngân hàng là một bộ phận của thu nhập quốc dân tạm
thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, người sở hữu nguồn
tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng với mục đích thanh toán, tiết kiệm hay đầu tư. Nói
cách khác, họ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn cho ngân hàng, để ngân hàng trả
lại cho họ một khoản thu nhập. Như vậy, ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung
vốn và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, góp phần làm thúc đẩy quá trình
luân chuyển vốn, kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển. Đồng thời, chính hiệu
quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh tế đó lại quyết định sự tồn tại và phát
triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.1.2.2. Cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại
Theo Saad (2010) “Cơ cấu vốn, về mặt tài chính, có nghĩa là cách một công
ty tài trợ tài sản của mình thông qua sự kết hợp của vốn chủ sở hữu và nợ". Khái
niệm cơ cấu vốn đề cập đến sự kết giữa tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu được sử dụng để
tài trợ cho tài chính của công ty. Có thể nhận định rằng, năng lực của các ngân hàng
thương mại để thực hiện nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách hàng của họ có
liên quan chặt chẽ đến cấu trúc vốn của ngân hàng đó.
Trong quản trị nguồn vốn của NHTM, một trong những ưu điểm lớn nhất của
việc dùng nợ thay cho vốn chủ sở hữu đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên
nợ được miễn thuế. Trong khi đó thì cổ tức hay các hình thức thưởng khác cho chủ
sở hữu phải bị đánh thuế. Trên nguyên tắc mà nói, nếu chúng ta thay vốn chủ sở
hữu bằng nợ thì sẽ giảm được thuế doanh nghiệp phải trả, và vì thế tăng giá trị của
doanh nghiệp lên. Một điều cần lưu ý, với những nước mà nhà đầu tư phải trả thuế

thu nhập cá nhân với mức cao thì ưu điểm này của nợ sẽ bị giảm hay thậm chí trở
thành yếu điểm. Ưu điểm thứ hai của nợ, đó là nợ thường rẻ hơn vốn chủ sở hữu.
Nói đơn giản là lãi suất ngân hàng, hay lãi suất trái phiếu thấp hơn nhiều so với lãi
suất kỳ vọng của nhà đầu tư. Do đó khi tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một


10

đồng tiền mặt và vì thế tăng cao lợi nhuận, cũng như giá trị của công ty. Vì tính chất
này mà tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu còn được gọi là hệ số đòn bẩy. Tuy vậy doanh
nghiệp không thể tăng nợ lên mức quá cao so với chủ sở hữu. Khi đó công ty sẽ rơi
vào tình trạng tài chính không lành mạnh, và dẫn đến những rủi ro khác mà chúng
ta sẽ bàn trong những phần sau.
Đối với vốn chủ sở hữu, một trong những điểm không thuận lợi của vốn chủ
sở hữu đó là giá thành (hay chi phí) của nó cao hơn chi phí của nợ, vì không nhà
đầu tư nào bỏ tiền đầu tư vào công ty gánh chịu những rủi ro về hoạt động và kết
quả kinh doanh của công ty mà lại chịu nhận tiền lãi bằng lãi suất cho vay nợ. Việc
này cùng với tính chất không được miễn trừ thuế làm cho chi phí vốn càng cao hơn.
Việc này này dẫn tới một điểm không thuận lợi khác, là khi vốn chủ sở hữu càng
cao, số lượng người chủ sở hữu càng nhiều, thì áp lực về kỳ vọng của nhà đầu tư
cũng như sự quản lý, giám sát của họ lên các nhà điều hành công ty càng lớn. Tuy
vậy vốn chủ sở hữu sẽ vẫn phải tăng khi công ty cần tiền. Tăng để cân bằng với nợ
và giữ cho công ty ở trong tình trạng tài chính lành mạnh. Một lý do để các nhà đầu
tư tăng vốn nữa là khi thị trường định giá cổ phiếu của nó cao hơn giá trị nội tại.
Phát hành vốn trong trường hợp đó sẽ tạo ra lợi nhuận tài chính cho công ty, và thực
chất là tăng phần lợi nhuận cho những nhà đầu tư hiện hữu.
Liên quan đến vấn đề này, nghiên cứu của Modigliani và Miller (1958) cho
rằng “Dưới điều kiện thị trường vốn hoàn toàn cạnh tranh, giá trị của công ty không
bị ảnh hưởng bởi các quyết định về cơ cấu vốn. Thay vào đó, họ lập luận rằng giá
trị công ty được xác định chỉ bằng sức mạnh thu nhập cơ bản của nó”. Tuy nhiên

sau đó, họ đề xuất, bằng cách tận dụng lợi thế về lá chắn thuế đối với nợ, rằng giá
trị doanh nghiệp có thể được tăng lên bằng cách kết hợp thêm nợ vào cơ cấu vốn và
do đó cấu trúc vốn tối ưu của một doanh nghiệp nên được tạo thành từ một tỷ lệ nợ
thích hợp (Modigliani và Miller, 1963). Từ công trình nghiên cứu trên, các nghiên
cứu về cơ cấu vốn đã trở thành một vấn đề quan trọng trong lý thuyết tài chính, một
cơ cấu vốn tối ưu có tầm quan trọng lớn đối với cả các nhà quản lý của công ty và


11

chủ sở hữu của nó. Đây là một vấn đề thú vị đối với nhiều nhà nghiên cứu, trong đó
họ đã cố gắng phân định mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu suất của các công ty.
Quyết định của một công ty sẽ được tài trợ như thế nào đối với cả người quản lý của
các công ty và các nhà đầu tư là quyết định cực kỳ quan trọng và cần được cân
nhắc. Nếu việc tài trợ được thực hiện bằng cách sử dụng một sự kết hợp không
chính xác của nợ và vốn chủ sở hữu sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực trong kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty và thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Vì vậy,
để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, các nhà quản lý cần phải xem xét cẩn thận quyết
định cấu trúc vốn, đó là một nhiệm vụ phức tạp và nhiều rủi ro, một người quản lý
giỏi là người đưa ra cơ cấu tài trợ đạt được sự kết hợp tốt nhất của nợ và vốn chủ sở
hữu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại bao gồm: Vốn tự có, Vốn huy động,
Các nguồn vốn khác
 Vốn tự có: Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2011 “Vốn tự có gồm giá trị
thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân
hàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam”.
Theo Thông tư 06/2016/TT – NHNN, các yếu tố cấu thành vốn tự có của
NHTM bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ quy định tại
TT06/2016. Trong đó:

-

Vốn cấp 1: gồm vốn điều lệ (góp hay được cấp), quỹ dự trữ bổ sung vốn
điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia, thặng dư
cổ phần.

-

Vốn cấp 2: giá trị tăng thêm của TSCĐ, tài sản tài chính, quỹ dự phòng
tài chính, trái phiếu chuyển đổi

 Vốn huy động: là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ
chức kinh tế và cá nhân trong xã hội, thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ tín
dụng, thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh.


12

Nguồn vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có
quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng thời
hạn cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút. Vốn huy động đóng vai
trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của NHTM. Nguồn vốn huy
động không ngừng tăng lên, tỷ lệ thuận với mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Do
đó, các NHTM luôn quan tâm khai thác để mở rộng tín dụng. Nhưng nguồn vốn này
chỉ được sử dụng một phần để kinh doanh, còn phải dự trữ một tỷ lệ hợp lí để đảm
bảo khả năng thanh toán. Vốn huy động bao gồm nguồn vốn chủ động và nguồn
vốn bị động
 Các nguồn vốn khác: Vốn khác là toàn bộ giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy
động được thông qua việc cung cấp các phương tiện thanh toán và cung cấp các
dịch vụ ủy thác đầu tư. Bao gồm nguồn ủy thác, nguồn thanh toán và các nguồn

khác.
Nguồn ủy thác là nguồn vốn mà ngân hàng có được nhờ thực hiện tốt các
dịch vụ của khách hàng đặc biệt là dịch vụ cho vay và dịch vụ thanh toán. Nguồn
vốn này thường có chi phí rất thấp và tỷ trọng nguồn vốn này cao hay thấp phụ
thuộc vào chất lượng dịch vụ và uy tín của khách hàng.
Nguồn trong thanh toán: Nguồn này được hình thành từ các hoạt động thanh
toán không dùng tiền mặt như: Séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C.
Nguồn khác: Là các khoản nợ như thuế chưa nộp, lương chưa trả,…
Trong quá trình làm trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại tạo được
một khoản vốn gọi là vốn trong thanh toán, gồm: vốn trên tài khoản mở thư tín
dụng, tài khoản tiền gửi séc bảo chi. Các khoản tiền mặt tạm thời được trích khỏi tài
khoản này để nhập vào tài khoản khác chờ sử dụng, nên được gọi là tiền nhàn rỗi.
Qua nghiệp vụ đại lý, các ngân hàng thương mại thu hút được một lương vốn trong
quá trình thu – chi hộ khách hàng, làm đại lý cho tổ chức tín dụng, nhận và chuyển
vốn cho khách hàng hay một dự án đầu tư.


13

2.1.2.3. Vai trò của vốn đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
NHTM là trung gian tài chính với chức năng cơ bản là đi vay để cho vay. Dù
dưới bất kỳ hình thức nào các NHTM luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Để đạt được
điều đó, công cụ cần thiết mà các ngân hàng phải có là vốn. Tuy nhiên một ngân
hàng không thể hoạt động kinh doanh tốt nếu các hoạt động nghiệp vụ của nó hoàn
toàn phụ thuộc vào vốn đi vay. Ngược lại, một ngân hàng với nguồn vốn huy động
dồi dào sẽ hoàn toàn tự quyết trong hoạt động kinh doanh của mình, nắm bắt được
các cơ hội kinh doanh. Nguồn vốn huy động dồi dào cũng giúp ngân hàng đa dạng
hoá các hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro và thu được lợi nhuận cao vì
mục tiêu an toàn và hiệu quả. Vậy vốn là cơ sở để ngân hàng tạo ra thế chủ động
trong kinh doanh.

Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Đối với ngân
hàng, vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Với đặc trưng của
hoạt động ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối
tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng
hoá đặc biệt trên thị trường đó là tiền tệ. Chính vì thế có thể nói: Vốn là điểm đầu
tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng. Do đó, ngân hàng phải thường xuyên
chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động.
Vốn quyết định quy mô tín dụng và các hoạt động khác. Tuỳ theo quy mô và
cơ cấu nguồn vốn huy động được mà các ngân hàng sẽ quyết định quy mô và cơ cấu
đầu tư. Với nguồn vốn huy động lớn, ngân hàng có đủ khả năng mở rộng phạm vi
và khối lượng cho vay không chỉ giới hạn trên thị trường trong nước mà còn cho
vay vượt ra khỏi lãnh thổ một quốc gia (cho vay trên thị trường quốc tế). Ngược lại,
do khả năng vốn hạn hẹp nên các ngân hàng nhỏ không có những phản ứng nhanh
nhạy trước sự biến động của lãi suất, ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư.
Nói chung, một ngân hàng có nguồn vốn dồi dào sẽ đáp ứng được nhu cầu xin vay,
dễ dàng mở rộng thị trường tín dụng, tăng khả năng thanh toán và các dịch vụ khác
của ngân hàng.


×