Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

(Tiểu luận FTU) tiềm năng và thách thức phát triển năng lượng gió ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.11 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
KINH TẾ KHU VỰC

ĐỀ TÀI: TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN
NĂNG LƯỢNG GIÓ Ở VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thơm

- 1714410215

Hà Thanh Hương - 1714410108
Nguyễn Hải Nam - 1714410159
Lớp: Anh 03, Khối 1, Kinh tế quốc tế, Khoá 56
Lớp tín chỉ: KTE302.1
Giảng viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Bình Dương

Hà Nội, tháng 11 năm 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Mục Lục
Trang
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................4
I.

NĂNG LƯỢNG GIÓ................................................................................4
1.



Khái niệm...............................................................................................4

2.

Ứng dụng năng lượng gió......................................................................4

II.

TIỀM NĂNG VỀ NĂNG LƯỢNG GIĨ Ở VIỆT NAM..........................5
1.

Phát triển năng lượng gió biển trên thế giới...........................................5

2.

Tiềm năng gió biển Việt Nam................................................................6

III. TÌNH HÌNH KHAI THÁC NĂNG LƯỢNG GIÓ Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY...................................................................................................................8
1.

Hiện trạng phát triển năng lượng gió biển trên thế giới.........................8

2.

Những dự án năng lượng gió ở Việt Nam............................................10

IV . CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG GIĨ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY......................................................................................................12

1.

Tăng giá thành điện gió........................................................................14

2.

Phát triển dự án điện gió tùy vào khu vực...........................................15

3.

Những khuyến nghị của GWEC để phát triển những dự án điện gió ở

Việt Nam......................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................18

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI MỞ ĐẦU

Thế kỷ XXI, trong cuộc đại cách mạng công nghiệp 4.0. Nhu cầu về năng
lượng của con người trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển ngày càng tăng.
Trong khi đó các nguồn nhiên liệu dự trữ như than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên
và ngay cả thủy điện đều có hạn, khiến cho nhân loại đứng trước nguy cơ bị
thiếu hụt năng lượng. Việc tìm kiếm và khai thác các nguồn năng lượng mới như
năng lượng hạt nhân, năng lượng địa nhiệt, năng lượng gió và năng lượng mặt
trời là hướng quan trọng trong kế hoạch phát triển năng lượng. Việc nghiên cứu
sử dụng năng lượng gió ngày càng được quan tâm, nhất là trong tình trạng thiếu

hụt năng lượng và vấn đề cấp bách về mơi trường hiện nay. Năng lượng gió
được xem như là ngồn năng lượng ưu việt trong tương lai, đó là nguồn năng
lượng sẵn có, siêu sạch và miễn phí. Do vậy năng lượng gió ngày càng được sử
dụng rộng rãi trên thế giới. Việt Nam có lợi thế là lãnh thổ Việt Nam nằm trọn
trong vùng nhiệt đới, với bờ biển trải dai hơn 3.000km, lại có tới hàng nghìn đảo
hiện có dân cư sinh sống, nhưng nhiều nơi khơng thể đưa điện lưới đến được.
Vì vậy, nhóm chúng em chọn đề tài “tiềm năng và thách thức phát triển
năng lượng gió ở việt nam” để nghiên cứu tầm quan trọng của năng lượng gió.
Qua đó tìm ra giải pháp để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho Việt Nam hiện
nay.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN NỘI DUNG

I.

NĂNG LƯỢNG GIĨ
1. Khái niệm
Năng lượng gió là động năng của khơng khí di chuyển trong bầu khí quyển

Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Sử
dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi
trường tự nhiên và đã được biết đến từ thời kỳ Cổ đại.
Tổ chức Năng lượng thế giới (IEA) dự báo rằng, năng lượng gió trên đất
liền sẽ là một trong những nguồn thay thế nhanh chóng nhất, so với các nguồn
năng lượng khác như điện than, địa nhiệt hay điện hạt nhân. Gió được tạo ra bởi

sự phân phối nhiệt mặt trời không đồng đều trên bề mặt trái đất, cũng có nghĩa
rằng, chừng nào mặt trời cịn chiếu sáng, chừng đó vẫn cịn nguồn năng lượng
gió. Năng lượng gió đã được sử dụng từ hằng trăm năm nay. Con người đã dùng
năng lượng gió để di chuyển thuyền buồm hay khinh khí cầu, ngồi ra năng
lượng gió cịn được sử dụng để tạo cơng cơ học nhờ vào các cối xay gió.
2. Ứng dụng năng lượng gió
Ý tưởng dùng năng lượng gió để sản xuất điện hình thành ngay sau các phát
minh ra điện và máy phát điện. Lúc đầu nguyên tắc của cối xay gió chỉ được
biến đổi nhỏ và thay vì là chuyển đổi động năng của gió thành năng lượng cơ
học thì dùng máy phát điện để sản xuất năng lượng điện. Khi bộ mơn cơ học
dịng chảy tiếp tục phát triển thì các thiết bị xây dựng và hình dáng của các cánh
quạt cũng được chế tạo đặc biệt hơn. Ngày nay người ta gọi đó tuốc bin gió, khái
niệm cối xay gió khơng cịn phù hợp nữa vì chúng khơng cịn có thiết bị nghiền.
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Từ sau những cuộc khủng hoảng dầu trong thập niên 1970 việc nghiên cứu sản
xuất năng lượng từ các nguồn khác được đẩy mạnh trên toàn thế giới, kể cả việc
phát triển các tuốc bin gió hiện đại.

II.

TIỀM NĂNG VỀ NĂNG LƯỢNG GIÓ Ở VIỆT NAM
1. Phát triển năng lượng gió biển trên thế giới
Theo báo cáo thống kê của Hiệp hội năng lượng tái tạo toàn cầu IREN,

năm 2016 tỷ trọng cơng suất điện gió mới nhất tồn cầu hiện đang chiếm tổng
9% với tổng các nguồn điện hiện có. Với các quốc gia thì tổng đứng đầu là

Trung Quốc chiếm 34%, Mỹ 17%, Đức 10%, sau đó đến Ấn độ 6%, Tây Ban
Nha 5%, Vương quốc Anh, Canada đều 3%, Pháp, Italia, Brazil đều 2%, còn
Thuỵ Điển, Đan Mạch, Thổ Nhĩ kỳ, Ba Lan đều 1%.

Tỷ trọng Công suất điện gió tồn cầu tính đến hết năm 2016

Các dự án điện gió biển ngồi khơi đầu tiên được lắp đặt ngoài khơi bờ
biển của Đan Mạch vào năm 1991. Kể từ đó, quy mơ thương mại các trang trại
gió ngồi khơi đã được hoạt động trong vùng nước nơng trên tồn thế giới, chủ
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


yếu là ở châu Âu. Gần đây sự tiến bộ về công nghệ và giá thành đầu tư giảm đã
tạo ra sự phát triển mạnh mẽ thị trường điện gió biển tồn cầu, làm cho tài
ngun năng lượng gió biển trở nên quý giá hơn rất nhiều. Đặc biệt từ năm 2013
trở lại đây khi nguồn lực toàn cầu dành ưu tiên cho khai thác tài nguyên năng
lượng gió biển nhiều quốc gia, với độ sâu lan ra từ 0m nước đến hàng trăm m
nước biển sâu.
Tại Biển Đơng có khu vực phía Bắc xung quanh eo Đài Loan có dự án đã
triển khai và nhiều dự án đang được triển khai. Phía Nam Biển Đơng có dự án
điện gió biển của Việt Nam. Với tiềm năng tài nguyên năng lượng gió biển tốt,
Việt Nam có thể sớm trở thành quốc gia điện gió biển. Theo số liệu thiết kế
trang trại gió lớn của gần 1.500 trang trại gió đã và đang xây dựng, tốc độ gió
trung bình 10 năm liên tục tầng 100m cho thấy khoảng tốc độ gió từ 7 m/s đến
12,5 m/s có tính hữu ích và thương mại cao. Sự phát triển tài nguyên năng lượng
gió cũng phụ thuộc vào chính sách giá mua điện, đấu nối lưới điện quốc gia,
chính sách thuê mặt biển, chính sách thuế cacbon của quốc gia.
Theo dự tính của các chuyên gia điện gió, tới năm 2030 điện gió biển sẽ

liên tục gia tăng mạnh cùng với gió trên đất liền, có thể đạt tới hơn 100 GW và
có xu hướng tăng mạnh. Hiện các dự án điện gió trên biển Việt Nam cũng thuộc
các trang trại gió lớn được xếp hạng, với tổng 2 đại dự án (nhiều pha) là 1.000
MW với thời gian hoàn thành dự kiến vào năm 2020 là Trang trại Bạc Liêu và
Trang trại Khai Long (Cà Mau) năm 2025.
2. Tiềm năng gió biển Việt Nam
Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là quốc gia
có tiềm năng năng lượng gió lớn nhất trong khu vực, vượt qua Lào, Campuchia
và Thái Lan. Trữ lượng gió của Việt Nam ước tính đạt 513.360 MW, hơn gấp 6
lần tổng cơng suất ước tính của toàn ngành điện vào năm 2020. Nghiên cứu của
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


WB cũng cho thấy, 8,6% diện tích đất liền của Việt Nam rất giàu tiềm năng,
thuận lợi cho việc lắp đặt các tua-bin gió lớn. Con số tương ứng của Campuchia
là 0,2%, Lào là 2,9% và Thái Lan là 0,2%.
Tiến sĩ Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu biển và hải đảo - Tổng cục Biển và
Hải đảo Việt Nam cho biết: Theo phân bố tốc độ gió trung bình nhiều năm trên
tồn Biển Đơng, có 2 khu vực có tốc độ gió rất mạnh, khu vực Đơng Bắc rộng
lớn gồm cả eo Đài Loan và Luzon và khu vực phía Tây giáp ranh với Nam Bộ
của Việt Nam, có tốc độ gió đạt tới 10-11m/s. Đây cũng chính là những vùng có
tiềm năng cơng suất điện gió biển lớn. Tại vùng biển Việt Nam có khu vực từ
Bình Thuận đến Cà Mau, khoảng cách từ bờ ra đến 300km là nơi có tốc độ gió
đạt từ 7 đến 11m/s, cũng là nơi tiềm năng cơng suất năng lượng gió lớn nhất trên
thế giới. Khu vực ven bờ vịnh Bắc Bộ phía Bắc từ Quảng Ninh đến Quảng Trị
có tốc độ gió chủ yếu thấp hơn 6m/s,
Trên Biển Đơng, vùng kéo dài dọc theo hướng Đông Bắc-Tây Nam từ eo
biển Đài Loan tới vùng biển khu vực Đông Nam Bộ nước ta có tiềm năng năng

lượng khá cao, đạt 600-800 W/m2/năm (MW/km2/năm). Trong đó khu vực ven
biển cực Nam Trung Bộ là một trung tâm có mật độ năng lượng 400-700W/m2.
Ngồi ra trên khu vực vịnh Bắc Bộ cũng hình thành một trung tâm có mật độ
năng lượng đạt 400-500 W/m2.
Theo độ sâu, địa hình và tốc độ gió trung bình năm (3 mức cao, vừa, thấp)
dựa theo chuỗi 10 năm (đo đạc gió vệ tinh NOAA), khu vực biển ven bờ Việt
Nam được chia thành 5 khu vực như sau (theo đường bờ) gồm: Quảng NinhQuảng Trị (biển thoải, nông, mật độ năng lượng gió vừa); Quảng Bình-Quảng
Ngãi (biển thoải, hẹp, mật độ năng lượng gió thấp); Bình Định-Ninh Thuận (biển
nơng hẹp, mật độ năng lượng gió thấp); Bình Thuận-Mũi Cà Mau (biển thoải,
nơng, mật độ năng lượng gió cao); Mũi Cà Mau-Kiên Giang (biển nơng, mật độ
năng lượng gió vừa).
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Phát triển năng lượng gió biển là một trong những giải pháp được đánh giá là
khả thi hiện nay.
Vùng ven biển nước ta, đặc biệt vùng phía Nam có diện tích rộng khoảng
112.000km2, khu vực có độ sâu từ 30m đến 60m có diện tích rộng khoảng
142000km2 có tiềm năng phát triển tốt điện gió biển rất tốt. Đặc biệt khu vực
biển có độ sâu 0-30m từ Bình Thuận đến Cà Mau rộng khoảng 44000km2. Theo
số liệu gió Phú Quý, Cơn Đảo thì vùng này đạt tốc độ gió trung bình ở độ cao
100m đạt hơn 5-8m/s. Hiện nay trang trại gió biển đầu tiên với cơng suất gần
100 MW đã hoạt động và đang nghiên cứu triển khai các giai đoạn tới năm 2025,
lên tới 1.000 MW tức gấp 10 lần.
Vì vậy, cần sớm xây dựng Chiến lược chính sách phát triển điện gió biển Việt
Nam. Bởi các cơng trình năng lượng gió trên biển nếu được sủ dụng đồng thời
các phương án giải pháp kết hợp với các nguồn khác như mặt trời, sóng biển,
OTEC, năng lượng sinh khối, nuôi trồng thuỷ sản, bảo tồn thuỷ sinh sẽ mang lại

hiệu quả kinh tế hơn, giúp ngăn ngừa xói sạt lở bờ biển. Mặt khác sẽ là những
điểm tham quan, du lịch học tập, là “mắt thần” giúp tăng cường bảo vệ an ninh
chủ quyền trên biển của Tổ quốc.

III. TÌNH HÌNH KHAI THÁC NĂNG LƯỢNG GIĨ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Năng lượng gió ở Việt Nam là một nguồn năng lượng mới được đầu tư
trong năm 2012 tại 2 tỉnh Bình Thuận và Bạc Liêu. Trong tương lai năng lượng
gió sẽ là điểm nhấn cung cấp điện cho hơn 1/3 điện của cả nước Việt Nam.
1.

Hiện trạng phát triển năng lượng gió biển trên thế giới

Theo báo cáo thống kê của Hiệp hội năng lượng tái tạo toàn cầu IREN,
trong năm 2016 tỷ trọng cơng suất năng lượng gió trên thế giới hiện đang chiếm
tổng 9% với tổng các nguồn điện hiện có. Với các quốc gia thì tổng đứng đầu là
Trung Quốc chiếm 34%, Mỹ 17%, Đức 10%, sau đó đến Ấn độ 6%, Tây Ban
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nha 5%, Vương quốc Anh, Canada đều 3%, Pháp, Italia, Brazil đều 2%, còn
Thụy Điển, Đan Mạch, Thổ Nhĩ kỳ, Ba Lan đều 1%.
Các dự án điện gió biển ngồi khơi đầu tiên được lắp đặt ngoài khơi bờ
biển của Đan Mạch vào năm 1991. Kể từ đó, quy mơ thương mại các trang trại
gió ngồi khơi đã được hoạt động trong vùng nước nơng trên tồn thế giới, chủ
yếu là ở châu Âu. Gần đây sự tiến bộ về công nghệ và giá thành đầu tư giảm đã
tạo ra sự phát triển mạnh mẽ thị trường điện gió biển tồn cầu, làm cho tài
ngun năng lượng gió biển trở nên quý giá hơn rất nhiều. Đặc biệt từ năm 2013

trở lại đây khi nguồn lực toàn cầu dành ưu tiên cho khai thác tài nguyên năng
lượng gió biển nhiều quốc gia, với độ sâu lan ra từ 0m nước đến hàng trăm m
nước biển sâu.
Tại Biển Đơng có khu vực phía Bắc xung quanh eo Đài Loan có dự án đã
triển khai và nhiều dự án đang được triển khai. Phía Nam Biển Đơng có dự án
điện gió biển của Việt Nam. Với tiềm năng tài nguyên năng lượng gió biển tốt,
Việt Nam có thể sớm trở thành quốc gia điện gió biển. Theo số liệu thiết kế
trang trại gió lớn của gần 1.500 trang trại gió đã và đang xây dựng, tốc độ gió
trung bình 10 năm liên tục tầng 100m cho thấy khoảng tốc độ gió từ 7 m/s đến
12,5 m/s có tính hữu ích và thương mại cao. Sự phát triển tài nguyên năng lượng
gió cũng phụ thuộc vào chính sách giá mua điện, đấu nối lưới điện quốc gia,
chính sách thuê mặt biển, chính sách thuế cacbon của quốc gia.
Theo dự tính của các chuyên gia điện gió, tới năm 2030 điện gió biển sẽ
liên tục gia tăng mạnh cùng với gió trên đất liền, có thể đạt tới hơn 100 GW và
có xu hướng tăng mạnh. Hiện các dự án điện gió trên biển Việt Nam cũng thuộc
các trang trại gió lớn được xếp hạng, với tổng 2 đại dự án (nhiều pha) là 1.000
MW với thời gian hoàn thành dự kiến vào năm 2020 là Trang trại Bạc Liêu và
Trang trại Khai Long (Cà Mau) năm 2025.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nguồn năng lượng gió ở Bình Thuận

2. Những dự án năng lượng gió ở Việt Nam
Đầu tiên phải kể đến dự án gió ở Bình Thuận. Với điều kiện địa lý thuận
lợi của một địa phương có bờ biển dài, lượng gió nhiều và phân bổ khá đều
quanh năm, tính đến cuối tháng 1 năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã xây

dựng 16 dự án điện gió với tổng cơng suất dự tính khoảng 1.300 MW. Trong đó
có 5 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, 9 dự án đã hoàn thành báo cáo
đầu tư trình xin cấp giấy chứng nhận, 2 dự án đang trong giai đoạn khảo sát lập
hồ sơ dự án đầu tư.
Trong số 16 dự án nói trên, Dự án Nhà máy điện gió Tuy Phong, đặt tại xã
Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận do Cơng ty cổ phần Năng
lượng tái tạo Việt Nam (REVN) đầu tư được triển khai đầu tiên.
Toàn bộ dự án, khi hoàn thành, sẽ có 80 tuabin với tổng cơng suất 120
MW, sử dụng cơng nghệ hiện đại của Cộng hịa liên bang Đức.
Giai đoạn 1 của dự án gồm 20 trụ điện gió (tuabin) chiều cao cột 85 m,
đường kính cánh quạt 77 m, công suất 1,5 MW/tuabin; tức tổng công suất của
giai đoạn này là 30 MW. Và mỗi năm dự tính sản xuất khoảng gần 100 triệu
kWh điện. Đến cuối quý 1 năm nay, giai đoạn 1 đã hoàn thành cơ bản; bao gồm
các khâu lắp đặt, đưa vào vận hành và đấu nối với lưới điện quốc gia. Và Nhà
máy điện gió Tuy Phong 1 đã chính thức được khánh thành, đi vào hoạt động từ
10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ngày 18/4/2012. Đây cũng là nhà máy điện gió đầu tiên của cả nước chính thức
đi vào hoạt động.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2 của dự án chuẩn bị khởi cơng xây dựng và lắp
đặt 60 trụ điện gió (hay tuabin), nâng tổng cơng suất của tồn bộ Nhà máy
Phong điện Tuy Phong lên 120 MW.
Ở tỉnh Bình Thuận, sau Dự án Tuy Phong đã hòa mạng lưới điện quốc gia
giai đoạn 1 và chuẩn bị thi công giai đoạn 2, dự án điện gió ở đảo Phú Quý với 3
tuabin, tổng công suất 6 MW đã lắp đặt xong và thử vận hành an tồn, bình
thường. Nguồn điện gió Phú Q, khi chính thức hịa vào dịng điện của nhà
máy điện Diesel hiện có tại đảo, thì đảo Phú Q sẽ có điện 24/24 giờ.

Ngồi ra, cũng ở Bình Thuận, một dự án điện gió tại xã Hịa Thắng, huyện Bắc
Bình cũng trong giai đoạn thi cơng và một số dự án khác đang chuẩn bị triển
khai.
Với các dự án nói trên, rõ ràng, tỉnh Bình Thuận đang đi đầu trên con
đường phát triển năng lượng gió ở Việt Nam.
 
Ở Nam bộ tỉnh bạc lieu đi tiên phong trong việc đầu tư dự án phát triển
năng lượng gió. Dự án điện gió trên biển đầu tiên nước ta ở tỉnh Bạc Liêu đã
hoàn thành giai đoạn 1 với tuabin thứ 10 lắp đặt thành cơng vào chiều ngày
2/10/2012.
Tồn bộ Nhà máy điện gió Bạc Liêu được đặt dọc theo đê biển Đông, kéo dài từ
phường Nhà Mát đến ranh giới tỉnh Sóc Trăng và chiểm tổng diện tích gần 500
ha.
Ở đây, các tuabin gió được sản xuất tại Mỹ, làm bằng thép đặc biệt khơng
gỉ, cao 80m, đường kính 4m, mỗi tuabin có 3 cánh quạt, mỗi cánh dài 42 m, làm
bằng nhựa đặc biệt, có hệ thống điều khiển giúp cánh quạt tự gập lại khi gặp thời
tiết xấu, bão lớn.
Dự án có vốn đầu tư khoảng 5.200 tỷ đồng do Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Du lịch Công Lý (Cà Mau) làm chủ đầu tư. Dự án được khởi
công năm 2010 và dự kiến hoàn thành vào năm 2013. 
Trong giai đoạn 1 đã hoàn thành lắp đặt 10 cột (hay tuabin), công suất
tổng cộng của giai đoạn này là 16 MW và điện năng sản xuất dự tính khoảng 56
triệu kWh/năm.
Giai đoạn 2 của dự án sẽ xây lắp tiếp 52 tuabin gió cịn lại. Sau khi hồn
thành, Nhà máy điện gió Bạc Liêu sẽ có tổng số 62 tuabin với tổng cơng suất
trên 99 MW và điện năng sản xuất ra khoảng 320 triệu kWh/năm. 
Nhà máy điện gió Bạc Liêu là một điển hình về việc thu hút doanh nghiệp
tư nhân đầu tư vào ngành điện nói chung và đầu tư vào các nguồn năng lượng tái
tạo nói riêng. 
11


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Từ kinh nghiệm này, mới đây UBND tỉnh Trà Vinh, Tập đồn EAB (Đức)
và Cơng ty CP Thương mại Sản xuất và Dịch vụ tổng hợp Trasesco đã phối hợp
thực hiện dự án đầu tư năng lượng gió tại Duyên Hải – Trà Vinh với 20 tổ máy,
tổng công suất 30 MW, sản xuất bình quân 75 triệu kWh/năm. Một số địa
phương khác ở Nam Bộ cũng đang xây dựng dự án điện gió cho địa phương
mình.
Như vậy, Bạc Liêu, với dự án điện gió ven biểu đầu tiên hồn thành giai
đoạn 1, trở thành tỉnh tiên phong ở Nam bộ hay vùng đồng bằng sông Cửu Long
trên con đường phát triển loại điện năng tái tạo mới này.

Dự án điện gió ở Bạc Liêu

IV . CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG GIÓ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Đứng trước thách thức thiếu hụt điện (khơng nằm ngồi xu thế chung của
tồn cầu), chúng ta cần cân nhắc những biện pháp ứng xử thích hợp. Trong ngắn
hạn, việc tiết kiệm điện trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt đóng vai trị
hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, cũng có thể xem xét phương án tăng giá điện
như đề xuất hiện nay của Bộ Công nghiệp. Việc tăng giá điện một mặt có tác
dụng điều chỉnh mức cầu về điện năng, mặt khác giúp tăng tích lũy để mở rộng
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đầu tư cho ngành điện. Tuy nhiên, vì việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống của quảng đại nhân dân và của hoạt động sản xuất kinh doanh nên

giải pháp tăng giá điện cần được cân nhắc một cách thận trọng. Phương án tăng
giá điện phải tính đến tính cơng bằng giữa các nhóm dân cư có mức thu nhập
khác nhau, trong đó cần hạn chế đến mức độ tối đa tác động tiêu cực đối với các
nhóm dân cư có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, cũng phải lưu ý rằng điện là một
yếu tố đầu vào thiết yếu của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, việc tăng
giá điện sẽ có thể ảnh hưởng tới mức lạm phát vốn đã xấp xỉ ngưỡng hai con số.
Khơng những thế, nếu nhìn sang các nước xung quanh thì thấy ngay với mức giá
hiện tại, giá điện của Việt Nam đã cao hơn một số nước trong khu vực như
Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, và Malaysia. Như vậy, việc tăng thêm giá
điện 10-15% trong năm nay và những năm kế tiếp sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế vốn đã bị giảm liên tục trong mấy năm trở
lại

đây.

Trong trung hạn và dài hạn, Việt Nam cần có chiến lược đảm bảo an ninh năng
lượng bằng cách một mặt mở rộng khai thác những nguồn năng lượng truyền
thống; mặt khác, thậm chí cịn quan trọng hơn phát triển các nguồn năng lượng
mới, đặc biệt là các nguồn năng lượng sạch và có khả năng tái tạo. Khả năng này
phụ thuộc rất nhiều vào những phát triển của công nghệ trong tương lai cũng
như vào mức giá tương đối của các nguồn năng lượng khác nhau. Cho đến thời
điểm này, chúng ta mới chú trọng đến phương án thứ nhất, tức là tiếp tục khai
thác các nguồn năng lượng truyền thống, chủ yếu là thủy điện. Về kế hoạch phát
triển nguồn năng lượng mới, ngày 3/1/2006 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt ''Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hịa bình tới
năm 2020''. Theo dự báo của Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia thì vào năm
2020, nếu theo đúng tiến độ thì cơng suất điện hạt nhân sẽ đạt mức 2000 MW,
bằng 7% tổng công suất. Cũng theo dự báo này, khi ấy nhiệt điện khí sẽ chiếm tỷ
trọng lớn nhất (38%), sau đó là đến thủy điện (29%), nhiệt điện than (17%) và
nhập


khẩu

(9%).
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một điều đáng lưu ý là trong hàng loạt giải pháp phát triển nguồn điện để đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế (như nhập khẩu điện, phát triển thủy điện, hay
điện hạt nhân), dường như Việt Nam còn bỏ quên điện gió, một nguồn điện mà
trong mấy năm trở lại đây có tốc độ phát triển cao nhất trên thị trường điện thế
giới, hơn nữa giá thành ngày càng rẻ và rất thân thiện với môi trường. 

1. Tăng giá thành điện gió
Cho đến tận những năm 1990, nhiều người vẫn cho rằng giá thành (bao
gồm giá lắp đặt và vận hành) của các trạm điện gió khá cao. Nhưng ngày nay,
định kiến này đang được nhìn nhận và đánh giá lại, đặc biệt khi quan niệm giá
thành không chỉ bao gồm chi phí kinh tế mà cịn gồm cả những chi phí ngồi
(external cost – như chi phí về xã hội do phải tái định cư, hay về môi trường do ơ
nhiễm).
Thử lấy một ví dụ cụ thể để so sánh giá thành của điện gió và thủy điện. Nhà
máy thủy điện Sơn La với 6 tổ máy, tổng công suất thiết kế là 2400 MW, được
dự kiến xây dựng trong 7 năm với tổng mức đầu tư là 2,4 tỷ USD. Giá thành khi
phát điện (chưa tính đến chi phí mơi trường) là 70 USD/MWh. Như vậy để có
được 1 KW cơng suất cần đầu tư 1.000 USD trong 7 năm. Trong khi đó theo
thời giá năm 2003 đầu tư cho 1 KW điện gió ở nhiều nước Châu Âu cũng vào
khoảng 1.000 USD. Đáng lưu ý là giá thành này giảm đều hàng năm do cải tiến
công nghệ. Nếu thời gian sử dụng trung bình của mỗi trạm điện gió là 20 năm thì

chi phí khấu hao cho một KWh điện gió là sẽ 14 USD. Cộng thêm chi phí
thường xun thì tổng chi phí quản lý và vận hành sẽ nằm trong khoảng 48 – 60
USD/MWh - tương đương với thủy điện, vốn được coi là nguồn năng lượng rẻ
và hiệu quả. Theo dự đoán, đến năm 2020 giá thành điện gió sẽ giảm đáng kể,
chỉ khoảng 600 USD/KW, khi ấy chi phí quản lý và vận hành sẽ giảm đáng kể,
chỉ
cịn
khoảng
30
USD/MWh.
 Khi tính đầy đủ cả các chi phí ngồi – là những chi phí phát sinh bên cạnh
những chi phí sản xuất truyền thống, thì lợi ích của việc sử dụng năng lượng gió
càng trở nên rõ rệt. So với các nguồn năng lượng gây ô nhiễm (ví dụ như ở nhà
máy nhiệt điện Ninh Bình) hay phải di dời quy mơ lớn (các nhà máy thủy điện
lớn), khi sử dụng năng lượng gió, người dân không phải chịu thiệt hại do thất thu
hoa màu hay tái định cư, và họ cũng không phải chịu thêm chi phí y tế và chăm
sóc
sức
khỏe
do
ơ
nhiễm.
Ngồi ra với đặc trưng phân tán và nằm sát khu dân cư, năng lượng gió giúp tiết
kiệm chi phí truyền tải. Hơn nữa, việc phát triển năng lượng gió ở cần một lực
lượng lao động là các kỹ sư kỹ thuật vận hành và giám sát lớn hơn các loại hình
khác, vì vậy giúp tạo thêm nhiều việc làm với kỹ năng cao.
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Tại các nước Châu Âu, các nhà máy điện gió không cần đầu tư vào đất đai để
xây dựng các trạm tourbin mà thuê ngay đất của nông dân. Giá thuê đất (khoảng
20% giá thành vận hành thường xuyên) giúp mang lại một nguồn thu nhập ổn
định cho nông dân, trong khi diện tích canh tác bị ảnh hưởng khơng nhiều.

2. Phát triển dự án điện gió tùy vào khu vực
Ở Việt Nam, các khu vực có thể phát triển năng lượng gió khơng trải đều
trên tồn bộ lãnh thổ. Với ảnh hưởng của gió mùa thì chế độ gió cũng khác nhau.
Nếu ở phía bắc đèo Hải Vân thì mùa gió mạnh chủ yếu trùng với mùa gió đơng
bắc, trong đó các khu vực giàu tiềm năng nhất là Quảng Ninh, Quảng Bình, và
Quảng Trị. Ở phần phía Nam đèo Hải Vân, mùa gió mạnh trùng với mùa gió Tây
Nam, và các vùng tiềm năng nhất thuộc cao nguyên Tây Nguyên, các tỉnh ven
biển đồng bằng sông Cửu Long, và đặc biệt là khu vực ven biển của hai tỉnh
Bình
Thuận,
Ninh
Thuận.
Theo nghiên cứu của NHTG, trên lãnh thổ Việt Nam, hai vùng giàu tiềm năng
nhất để phát triển năng lượng gió là Sơn Hải (Ninh Thuận) và vùng đồi cát ở độ
cao 60-100m phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình Thuận). Gió vùng này khơng
những có vận tốc trung bình lớn, mà cịn có một thuận lợi khác, đó là số lượng
các cơn bão khu vực ít và gió có xu thế ổn định. Đây là những điều kiện rất
thuận lợi để phát triển năng lượng gió. Trong những tháng có gió mùa, tỷ lệ gió
nam và đơng nam lên đến 98% với vận tốc trung bình 6-7m/s, tức là vận tốc có
thể xây dựng các trạm điện gió cơng suất 3 - 3,5 MW. Thực tế là người dân khu
vực Ninh Thuận cũng đã tự chế tạo một số máy phát điện gió cỡ nhỏ nhằm mục
đích thắp sáng. Ở cả hai khu vực này dân cư thưa thớt, thời tiết khơ nóng, khắc
nghiệt, và là những vùng dân tộc đặc biệt khó khăn của Việt Nam. 


15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Mặc dù có nhiều thuận lợi như đã nêu trên, nhưng chúng ta cần phải lưu ý một
số điểm đặc thù của năng lượng gió để có thể phát triển nó một cách có hiệu quả
nhất. Nhược điểm lớn nhất của năng lượng gió là sự phụ thuộc vào điều kiện
thời tiết và chế độ gió. Vì vậy khi thiết kế, cần nghiên cứu hết sức chi tiết về chế
độ gió, địa hình cũng như loại gió khơng có các dịng rối (có ảnh hưởng khơng
tốt đến máy phát). Cũng vì những lý do có tính phụ thuộc vào điều kiện mơi
trường như trên, năng lượng gió tuy ngày càng phổ biến và quan trọng nhưng
không thể là nguồn năng lượng chủ lực. Tuy nhiên, khả năng kết hợp giữa điện
gió và thủy điện tích năng lại mở ra cơ hội cho Việt Nam, một mặt đa dạng hóa
được nguồn năng lượng trong đó kết hợp những nguồn năng truyền thống với
những nguồn lượng tái tạo sạch với chi phí hợp lý; mặt khác khai thác được thế
mạnh, đồng thời hạn chế của mỗi nguồn năng lượng, và tận dụng các nguồn
năng lượng này trong mối quan hệ bổ sung lẫn nhau. Một điểm cần lưu ý nữa là
khả năng các trạm điện gió sẽ gây ơ nhiễm tiếng ồn trong khi vận hành, cũng
như có thể phá vỡ cảnh quan tự nhiên và có thể ảnh hưởng đến tín hiệu của các
sóng vơ tuyến nếu các yếu tố về kỹ thuật không được quan tâm đúng mức. Do
vậy, khi xây dựng các khu điện gió cần tính tốn khoảng cách hợp lý đến các
khu dân cư, khu du lịch để không gây những tác động tiêu cực.

3. Những khuyến nghị của GWEC để phát triển những dự
án điện gió ở Việt Nam
- Hợp đồng mua bán điện (PPA) được chuẩn hóa.
Đặc điểm của điện gió là chi phí dự án phần lớn đều là chi đầu tư trả trước,
không phát sinh chi phí nhiên liệu và chi phí vận hành và bảo trì trong suốt vịng
đời của dự án tương đối nhỏ. Do đó, vốn và chi phí vốn là yếu tố quan trọng tạo

nên sức hấp dẫn đầu tư của điện gió.
Hợp đồng mua bán điện (PPA) là yếu tố quan trọng nhất quyết định chi phí vốn.
PPA được chuẩn hóa, minh bạch và được các tổ chức tài chính chấp nhận là cần
thiết để giảm rủi ro và chi phí vốn. Chúng tơi rất vui khi thấy rằng gần đây nhiều
PPA cho các dự án điện gió đã được kí kết, song PPA vẫn cần được tinh chỉnh
hơn nữa để được các tổ chức tài chính quốc tế chấp thuận và để công suất phát
điện sử dụng năng lượng gió ở Việt Nam đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện
tăng cao.
- Quy trình phê duyệt dự án đơn giản hóa và rõ ràng.
Quy trình phê duyệt dự án rõ ràng, minh bạch và có thời hạn cụ thể là rất quan
trọng để giảm tính bất trắc, tăng niềm tin của thị trường và nhà đầu tư cũng như
tối đa hóa tăng trưởng ngành.
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Quy hoạch trước hạ tầng lưới điện.
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với nguồn thủy điện dồi dào. Đây là lợi thế
quan trọng giúp thiết lập hệ thống lưới điện hiện đại và linh hoạt. Tuy nhiên, với
tốc độ tăng trưởng vượt trội được dự báo của ngành điện, cần có quy hoạch và
đầu tư để đảm bảo bổ sung thành công nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và
điện mặt trời vào hệ thống.
- Thành lập Hiệp hội điện gió Quốc gia.
Ngành điện gió Việt Nam đã sẵn sàng để tăng trưởng mạnh mẽ. Một ngành cơng
nghiệp mạnh tầm quốc gia cần có một hiệp hội ngành đủ mạnh để hỗ trợ ngành
phát triển. Hiệp hội ngành đóng vai trị khơng thể thiếu trong việc hỗ trợ để
ngành điện gió phát triển lành mạnh. Thực tiễn này đã được áp dụng trên nhiều
quốc gia đứng đầu về điện gió như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Đan Mạch, Ấn
Độ, Tây Ban Nha, Brazil, Vương quốc Anh, Pháp và Mexico.

Hiệp hội điện gió quốc gia có thể giữ vai trị lèo lái chính trong các sáng kiến lập
pháp và góp phần giúp chính phủ hỗ trợ ngành, đồng thời thúc đẩy đối thoại trực
tiếp trong mơ hình Hợp tác công - tư, tạo cơ sở hợp tác phù hợp với năng lực của
các bên. Hiệp hội có thể giúp chính phủ trao đổi một cách hiệu quả với ngành,
đồng thời là đầu mối để ngành tương tác với chính phủ. Hiệp hội cũng có thể
góp phần phát triển ngành thông qua các hội nghị, hội thảo và các chương trình
giáo dục đào tạo trong ngành.
Hiệp hội điện gió toàn cầu sẵn sàng tạo điều kiện và trợ giúp để ngành điện gió
Việt Nam phát triển hơn nữa. Để làm được điều này, cần một hiệp hội điện gió
quốc gia có năng lực và ngành điện gió trong nước đủ mạnh để đảm bảo Việt
Nam có thể thu được lợi ích tối đa từ nguồn tài ngun gió dồi dào. Chúng tơi
tin rằng tương lai ngành điện gió của Việt Nam sẽ hết sức tươi sáng và rất sẵn
lòng hỗ trợ nếu cần.

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

/>
2. Vietnam Offshore wind farm, 2016. Global Offshore wind farm database.
/>3. />
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add




×