Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp về ngân hàng Indovina chi nhánh Hà Nội.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.79 KB, 21 trang )

Lời mở đầu
Cùng với sự phát triển kinh tế Việt Nam , ngành Ngân hàng đà và đang
đóng góp một phần lớn giúp sự chu chuyển vốn cho toàn bộ các chủ thể trong
nền kinh tế trở nên linh hoạt lớn thể hiện đợc vai trò mạch máu trong nền
kinh tế. Cùng với hệ thống các ngân hàng trong nớc, khối ngân hàng liên
doanh cũng từng bớc tham gia một cách tích cực vào sự phát triển kinh tế
bằng việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng đa dạng với chất lợng tốt.
Ngân hàng Indovina là một trong 4 ngân hàng liên doanh tại Việt
Nam, là ngân hàng liên doanh đầu tiên đợc cấp giấy phép hoạt động tại Việt
Nam. Trong 15 năm kể từ khi thành lâp, ngân hàng Indovina luôn là ngân
hàng hoạt động hiệu quả nhất trong khối các ngân hàng liên doanh, không
chỉ là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong nớc với nhau mà còn là cầu nối
với các doanh nghiệp ngoài nớc thông qua các dịch vụ thanh toán đa dạng ,
cho vay kinh doanh, giúp cho hoạt động ngoại thơng , nội địa đợc phát
triển, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Báo cáo tổng hợp này là một bản báo cáo một cách chung nhất về quá
trình hình thành, cơ cấu tổ chức , các hoạt động kinh doanh và phơng hớng
phát triển năm 2006 của Ngân hàng Indovina chi nhánh Hà Nội sau quá
trình thực tập tổng hợp tại đây của em.
Báo cáo đợc kết cấu gồm 4 chơng:
Chơng I : Tổng quan về ngân hàng Indovina chi nhánh Hà Nội
Chơng II : Cơ cấu tổ chức
Chơng III : Tình hình hoạt động kinh doanh
Chơng IV : Định hớng phát triển trong năm 2006

1


Chơng 1
Tổng quan về ngân hàng indovina- chi nhánh Hà Nội
Ngân hàng Indovina ( IVB ) là một trong 4 ngân hàng liên doanh tại


Việt Nam hiện tại. Đợc thành lập từ năm 1990, sau 15 năm hình thành và
phát triển , hiện nay, Ngân hàng Indovina đà trở thành một ngân hàng vững
mạnh với những dòng dịch vụ ngân hàng tài chính đa dạng cung cấp cho mọi
đối tợng khách hàng trong và ngoài nớc.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Indovina
Tên giao dịch : Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina
Tên Tiếng Anh : Indovina Bank Ltd.
Hội së chÝnh: 39 Hµm Nghi, QuËn 1, Thµnh phè Hå Chí Minh.
Điện thoại : 08.8224995 Fax: 08.8230131
Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina ( Indovina Bank Ltd.
IVB) là Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam, đợc thµnh lËp ngµy
21/11/1990 theo giÊy phÐp cđa Ban Nhµ Nớc về hợp tác đầu t số 135/GP
sau đợc thay bằng giấy phép số 08/NH-GP do Ngân hàng Nhà Nớc Việt Nam
cấp ngày 29/10/1992. Hai bên liên doanh góp vốn là Ngân hàng Công Thơng
Việt Nam, và Ngân hàng PT. Bank Suma ( Indonesia) mỗi bên góp 50% số
vốn điều lệ ban đâu. Cụ thể, mỗi bên góp 5 triệu USD, nh vậy vốn điều lệ ban
đầu của IVB là 10 triệu USD.
Tháng 10 1992: Chi nhánh Hà Nội đợc cấp giấy phép hoạt động
Tháng 8/2003: PT. Bank Suma ( Indonesia) chuyển nhợng toàn bộ cổ
phần trong IVB cho Ngân hàng PT. Bank Dragang Nasional Indonesia
( BDNI), Indonesia.
Tháng 7/2003: Chi nhánh Hải Phòng đợc cấp giấy phép hoạt động.
Tháng 9/1995: Tăng vốn điều lệ từ 10 triệu USD lên 15 triệu USD.
ICBV và BDNI mỗi bên góp 2,5 triệu USD.

2


Tháng 4/1997: Chi nhánh Cần Thơ đợc cấp giấy phép hoạt động.

Tháng 5/2000: BDNI chuyển nhợng toàn bộ cổ phần trong IVB cho
Ngân hàng Thơng Mại Thế Hoa ( United World Chinese Commercial Bank
UWCCB ) của Đài Loan. Đây lµ mèc thêi gian quan träng nhÊt cđa IVB
më ra một giai đoạn phát triển mới cho IVB , IVB bắt đầu tăng trởng vợt bậc
trên mọi lĩnh vực hoạt động.
Tháng 3/2001: Tăng vốn điều lệ từ 15 triệu USD lên 20 triệu USD.
ICBV và UWCCB mỗi bên góp 2,5 triệu USD.
Tháng 9/2002: Chi nhánh Bình Dơng đợc cấp giấy phép hoạt động.
Tháng 10/2003: UWCCB hợp nhất với Ngân hàng Cathay United ( Đài
Loan) thành một ngân hàng mới với tên gọi là Ngân hàng Cathay United
( CUB ) . Kể từ đó, cổ đông của IVB là ICBV ( 50%) và CUB ( 50% ).
Tháng 10/2004: Tăng vốn điều lệ từ 20 triệu USD lên 25 triệu USD.
ICB và CUB mỗi bên góp 2,5 triệu USD.
Tháng 8/2005: Chi nhánh Đồng Nai đợc cấp giấy phép hoạt động.
Tháng 3/2006: Thành lập 1 Phòng giao dịch tại Hà Nội.
Nh vậy trong suốt 15 năm hoạt động tại Việt Nam, IVB đà có những
sự thay đổi lớn về cổ đông nớc ngoài, ban đầu là Ngân hàng PT. Bank Suma ,
và hiện nay là Ngân hàng Cathay United cùng với cổ đông Việt Nam là Ngân
hàng Công Thơng Việt Nam.
Vốn điều lệ cũng tăng lên từ 10 triệu năm 1990 , lên 15 triệu năm
2001, 20 triệu năm 2004, có thể nói rằng trong những năm gần đây IVB đÃ
có sự tăng trởng vợc bậc, chỉ trong 3 năm từ 2001 đến 2004 số vốn điều lệ đÃ
tăng lên 33%, và hiện nay IVB là ngân hàng liên doanh có số vốn điều lệ lớn
nhất trong khối ngân hàng liên doanh ở Việt Nam. Điều đó khẳng định rằng
IVB là một ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, và cũng là một điểm mạnh
để ngân hàng không ngừng đa ra các dịch vụ ngân hàng đa dạng và chất lợng
cho nền kinh tế.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Indovina
Chi nhánh Hà Nội
3



Tên giao dịch: Ngân hàng Indovina Chi nhánh Hà Nội
Tên tiếng anh: Indovina Bank Ha Nội Branch
Địa chỉ

: 16 Hàm Long Hà Nội

Điện thoại

: 04.8266321 Fax: 04.8266320

Một năm sau ngày Ngân hàng Indovina đợc cấp giấy phép hoạt động,
tháng 21/11/1991 chi nhánh Hà Nội đợc thành lập với mục đích: Tìm hiểu thị
trờng miền Bắc và Bắc Trung Bộ, cùng với Hội sở chính trở thành hai kênh
dẫn vốn từ Bắc và Nam bằng việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng của mình.
Ban đầu khi đợc thành lập, chi nhánh Hà Nội đợc đặt tại 88 Hai Bà Trng, nay đà chuyển về 16 Hàm Long, mọi giao dịch hiện nay đều đợc tiến
hành tại đây
Qua các năm hoạt động tăng trởng ổn định, Ban quản trị IVB nhận
thấy đợc tiềm năng của thị trờng Hà Nội nói chung và các tỉnh lân cận nói
riêng. Vì thế sau đó IVB- Hải Phòng đà đợc thành lập năm 1994, và vào
tháng 3/2006, một phòng giao dịch mới đợc mở tại Hà Nội nhằm đáp ứng đợc số lợng khách hàng ngày càng lớn sử dụng dịch vụ của IVB.
IVB Hà Nội đà đi vào hoạt động đơc 14 năm, là một chi nhánh đợc
thành lập sớm nhất và nằm tại một vị trí lợi thế nhất là thủ đô Hà Nội nên
trong suốt thập kỉ 90 cũng nh những năm gần đây, IVB Hà Nội cùng với
Hội Sở Chính luôn là đơn vị có quy mô lớn nhất và hoạt động có hiệu quả
nhất. Nh vậy IVB Hà Nội đà thực hiện đợc đúng những mục đích, kế
hoạch mà IVB đà vạch ra.
1.2 Khái quát về cơ cấu tổ chức
Mô hình cơ cấu tổ chức của IVB gồm : Đứng đầu là Hội đồng quản trị;

Tiếp đến là Ban điều hành với nhiệm vụ điều hành một Hội sở chính và 5 chi
nhánh. Trong các chi nhánh và hội sở gồm các phòng ban. Đứng đầu chi
nhánh là một giám đốc điều hành , đứng đầu các phòng ban là các trởng
phòng.
Hội sở chính của IVB và các chi nhánh đều đợc đặt tại các tỉnh , thành
phố có sự tăng trởng kinh tế, và đầu t nớc ngoài lớn nh hiện nay Héi Së
4


Chính đợc đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, các chi nhánh đợc đặt tại Hà
Nội , Hải Phòng, Bình Dơng, Cần Thơ, Đồng Nai. Điều này giúp cho các chi
nhánh của IVB đều có một sự tăng trởng ngày một tăng trong những năm gần
đây.
Về cơ cấu tổ chức thì IVB Hà Nội cũng nh hội sở và các chi nhánh
khác, đều đợc cơ cấu gồm 5 phòng: Phòng Hành chính sự nghiệp, Phòng kế
toán, Phòng thanh toán quốc tế, Phòng quỹ, Phòng tín dụng và tiếp thị. Các
phòng thờng xuyên có mối liên hệ về mặt nghiệp vụ và hạch toán hàng ngày,
hàng tháng, hàng quý.
1.3 Nghĩa vơ vµ nghiƯp vơ
1.3.1 NghÜa vơ cđa IVB Hµ Néi
Mét là, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn phát triển vốn và các nguồn lực
khác của IVB
Hai là, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn, hiệu
quả
Ba là, thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật
và của IVB
1.3.2 Nghiệp vụ của IVB Hà Nội
Cũng giống nh một ngân hàng với đầy đủ dịch vụ ở các nớc , IVB Hà
Nội cũng nh Hội sở và các chi nhánh đều cung cấp các dịch vụ ngân hàng và
tài chính đa dạng gồm:

Thứ nhất, Nhận tiền gửi ngoại tệ và Việt Nam đồng , không kỳ hạn và
có kỳ hạn.
Thứ hai, Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng ngoại tệ và VND đối với
các tổ chức kinh tế, cá nhân. Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn đối với những dự
án có quy mô lớn và thời hạn dài.
Thứ ba, Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông qua các hình
thức: chun tiỊn, th tÝn dơng, nhê thu chøng tõ, b¶o lÃnh các hợp đồng ngoại
thơng, chiết khấu các chứng từ có giá, dịch vụ ngoại hối.
5


Thứ t, Chuyển tiền trong nớc và quốc tế.
Thứ năm, Thực hiện các dịch vụ ngân hàng đại lý, hợp tác với các
ngân hàng trong và ngoài nớc.
Thứ sáu, Thanh toán, chi phiếu lữ hành, thẻ Visa, Master.
Thứ bẩy, Nhận thế chấp , cầm cố tài sản để vay vốn và quản lý tài sản
cho tổ chức và cá nhân
Thứ tám, Liên kết , liên doanh, hoặc tham gia các hình thức đầu t, kinh
doanh trung và dài hạn theo pháp luật hiện hành
Thứ chín, Các dịch vụ khác khi đợc Ngân hàng Nhà Nớc cho phép
chơng II
Tổ chức bộ máy của IVB Hà Nội
2.1. Phòng Hành chính nhân sự
Chức năng
Phòng Hành chính nhân sự là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ
chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng quy định của IVB. Thực hiện
công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh,
thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
Nhiệm vụ
Thứ nhất, thực hiện quy định của Nhà nớc Việt Nam và của IVB có

liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lơng, bảo hiểm xà hội, bảo hiểm y
tế
Thứ hai, thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động
sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh
doanh theo thẩm quyền của chi nhánh.
Thứ ba, thực hiện bồi dỡng, quy hoạch cán bộ lÃnh đạo tại chi nhánh.

6


Thứ t, xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi
mặt cho cán bộ, nhân viên chi nhánh.
Thứ năm, thực hiện mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị
và phơng tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại
chi nhánh. Thực hiện theo dõi, bảo dỡng, sửa chữa tài sản, công cụ lao động
theo uỷ quyền.
Thứ sáu, thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa
nhà làm việc, quầy tiết kiệm, điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh
doanh và quy chế quản lý đầu t xây dựng cơ bản của Nhà nớc Việt Nam và
IVB
Thứ bảy, quản lý và sử dụng xe ô tô, sử dụng điện, điện thoại, và các
trang thiết bị của chi nhánh, định kỳ bảo dỡng và khám xe ô tô theo quy
định, đảm bảo lái xe an toàn. Là đầu mối xây dựng nội quy quản lý, sử dụng
trang thiết bị tại chi nhánh.
Thứ tám, tổ chức công văn lu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ. Đánh máy, in
ấn tài liệu của cơ quan khi đà đợc Ban giám đốc duyệt. Cung cấp tài liệu lu
trữ cho Ban giám đốc và các phòng khi cần thiết theo đúng quy định về bảo
mật, quản lý an toàn hồ sơ cán bộ.
Thứ chín, tổ chức thực hiện công tác y tế tại chi nhánh.
Thứ mời, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết,

tổng kết và Ban giám đốc tiếp kh¸ch.
Thø mêi mét, thùc hiƯn nhiƯm vơ thđ q c¸c khoản chi tiêu nội bộ cơ
quan.
Thứ mời hai, tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan, phối hợp với
các phòng kế toán giao dịch; phòng Tiền tệ kho quỹ bảo vệ an toàn công tác
vận chuyển hàng đặc biệt; phòng cháy nổ, chống bÃo lụt theo đúng quy định
của ngành và của cơ quan chức năng.

7


Thứ mời ba, lập báo cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của phòng.
Thứ mời bốn, thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao
2.2. Phòng quỹ
Chức năng
Phòng quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ
tiền mặt theo quy định của NHNN và IVB. ứng và thu tiền cho các quỹ tiết
kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy.
Nhiệm vụ
Thứ nhất, quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VNĐ và ngoại
tệ, thẻ trắng, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp) theo đúng
quy định của NHNN và IVB.
Thứ hai, thu chi tiền mặt có giá trị lớn, thu chi lu động tại các doanh
nghiệp, khách hàng.
Thứ ba, phối hợp với phòng giao dịch( trong quầy), phòng Hành chính
nhân sự thực hiện điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh với
NHNN.
Thứ t, thờng xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tợng hoặc
sự cố ảnh hởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo Giám đốc kịp thời xử lý. Lập kế
hoạch sửa chữa cải tạo, tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Thứ năm, thực hiện ghi chÐp theo dâi sỉ s¸ch thu chi, xt nhËp kho
q đầy đủ, kịp thời. Làm các báo cáo theo quy định của NHNN và IVB.
Thứ sáu, thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển séc du lịch, hoá
đơn thanh toán thẻ VISA, MASTER về Trụ sở chính để gửi đi nớc ngoài nhờ
thu.
Thứ tám, tổ chức nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ công tác của phòng.

8


Thứ chín, thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao.
2.3. Phòng Kế toán
Chức năng
Là phòng nghiệp vụ giúp giám đốc thực hiện công tác quản lý tài
chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định
của NHNN và quy định của IVB.
Nhiệm vụ
Thứ nhất, chi trả lơng và các khoản thu nhập khác cho cán bộ công
nhân viên hàng tháng.
Thứ hai, thực hiện các giao dịch nội bộ phối hợp với phòng Ngân quỹ
kiểm soát đối chiếu tiền mặt hàng ngày.Lu trữ chứng từ, lập và in báo cáo
theo quy định của NHNN và IVB
Thứ ba, quản lý Séc và c¸c giÊy tê cã gi¸, c¸c Ên chØ quan träng
Thø t, tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán, tài sản cố định,
công cụ lao động, kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ của chi nhánh, phối hợp với
phòng tổ chức hành chính lập kế hoạch bảo trì, bảo dỡng tài sản cố định.
Thứ năm, lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện
hành
Thứ sáu, lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế

hoạch chi tiêu nội bộ bảo đảm hoạt động kinh doanh của đơn vị, đảm bảo
hoạt động kinh doanh của chi nhánh, trình giám đốc quyết định.
Thứ bảy, phối hợp với các phòng liên quan tham mu cho giám đốc về
kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lơng, quý, năm. Chi các quỹ theo quy định
của NHNN và quy định của IVB.
Thứ tám, tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xà hội theo quy định, là đầu
mối trong cơ quan thuế tài chính.

9


Thứ chín, phối hợp với các phòng ban có liên quan, phân tích đánh giá
kết quả kinh doanh của chi nhánh để trình ban lÃnh đạo quyết định mức trích
lập q dù phßng rđi ro theo híng dÉn cđa IVB.
Thø mời, phối hợp với phòng tổ chức hành chính xây dựng nội quy
quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh.
Thứ mời một, thực hiện chứng từ lu trữ số liệu làm báo cáo theo quy
định của nhà nớc và quy định của IVB
Thứ mời hai, tổ chức học tập, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân
viên.
Thứ mời ba, bảo đảm an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy
định của ngân hàng.
Thứ mời bốn, làm việc khác do giám đốc giao.
2.4. Phòng thanh toán quốc tế
Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ tài chính thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc
tế tại chi nhánh theo quy định của IVB
Nhiệm vụ:
Thứ nhất, Xây dựng, niêm yết tỷ giá giao dịch các loại ngoại tệ với
khách hàng.

Thứ hai, Thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu về hàng
hóa và dịch vụ cho khách hàng : thanh toán L/C, nhờ thu, chuyển tiền, thơng
lợng bộ chứng từ xuất khẩu,
Thứ ba, Phát hành các th bảo lÃnh theo thông lệ quốc tế và quy định
của IVB: Th tín dụng dự phòng, bảo lÃnh Ngân hàng, các chứng th bảo lÃmà
IVB đà đặt ra cho chi nhánh để giúp cho IVB đạt đợc mục tiêu đà hoạch
định.

10


Thứ t, Tổ chức triển khai các dịch vụ khác về ngoại tệ và thanh toán
quốc tế
Thứ năm, Tham mu cho Ban giám đốc về các dịch vụ liên quan đến
ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
Thứ sáu, Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định
Thứ bảy, Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
2.5. Phòng tín dụng và tiếp thị
Chức năng
Là phòng nghiệp vụ tham mu, giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám
đốc trong quản lý và điều hành, tổ chức kinh doanh của IVB. Tham mu cho
giám đốc chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động tín dụng và hoạt động tiêp thị
đối với khách hàng phù hợp với quy định của NHNN và IVB.
Nhiệm vụ
Thứ nhất, khai thác nguồn vốn từ khách hàng ( VNĐ, ngoại tệ)
Thứ hai, tiếp thị hỗ trợ khách hàng, tiếp thị làm công tác chăm sóc
khách hàng, phát triển dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng.
Thứ ba, thẩm định và xác định hạn mức tín dụng gồm có: Cho vay, tài
trợ thơng mại, bảo lÃnh, cho khách hàng trong phạm vi uỷ quyền của chi
nhánh; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, quản lý các hạn mức đà đa ra cho

từng khách hàng.
Thứ t, thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lÃnh, xử lý giao dịch
- Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lÃnh
- Thẩm định khách hàng, dự án, phơng án cho vay vốn, bảo lÃnh theo
quy định
- Đa ra các quy định chấp thuận hoặc từ chối đề nghị vay vốn, bảo
lÃnh trên cơ sở các hồ sơ và việc thẩm định.
11


Kiểm tra, giám sát các khoản vay, cho vay ( trong và sau) phối hợp
với các phòng liên quan thực hiện thu nợ, thu lÃi, thu phí đầy đủ, kịp thời
đúng hạn đúng hợp đồng đà kí,theo dõi quản lý các khoản cho vay, theo dõi
quản lý các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ quá hạn. Thực hiện các biện
pháp và tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi các khoản nợ này.
- Thực hiện nghià vụ thành viên hợp đồng tín dụng
Thứ năm, cập nhật, phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo
quy định
Thứ sáu, quản lý các khoản cho vay, bảo lÃnh, quản lý tài sản đảm
bảo.
Thứ bảy, theo dõi, phân tích quản lý thờng xuyên hợp đồng kinh tế,
khả năng tài chính của khách hàng xin bảo lÃnh để phục vụ công tác cho vay.
Thứ tám, Báo cáo phân tích tổng hợp kế hoạch theo khách hàng, nhóm
khách hàng theo sản phẩm, dịch vụ đề xuất tình huống đầu t tÝn dơng trong
tõng thêi k×.
Thø chÝn, theo dâi viƯc trÝch lập dự phòng rủi ro theo quy định.
Thứ mời, phản ánh những đề xuất vớng mắc biện pháp trình giám đốc,
xem xét giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết.
Thứ mời một, tổ chức học tập, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân
viên

Thứ mời hai, bảo đảm an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy
định của ngân hàng.
Thứ mời ba, Tiếp thị sản phẩm của ngân hàng tới khách hàng tiềm
năng hiện tại
- Tìm hiểu thị trờng
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

12


- Gặp gỡ lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ
- Duy trì quan hệ với khách hàng tiềm năng
- Quan hệ xà hội, các cơ quan đoàn thể
Thứ mời bốn, làm việc khác do giám đốc giao.
chơng III
Tình hình hoạt động trong 3 năm gần đây
3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và hạch toán nghiệp vụ của
IVB
Ivb là một ngân hàng liên doanh nớc ngoài, nên trong hoạt động sản
xuất kinh doanh đều có những điểm khác biệt so với khối các ngân hàng
khác, cụ thể nh sau:
Thứ nhất, Mặc dù hạch toán theo chuẩn mực kế toán c¸c tỉ chøc tÝn
dơng cđa ViƯt Nam nhng IVB sư dụng đơn vị hạch toán là đồng USD. VND
đối với IVB đợc coi là đồng ngoại tệ nên IVB bị NHNN Việt Nam kiểm soát
trạng thái VND.
Thứ hai, IVB chịu sự điều tiết và quản ly chặt chẽ của Luật đầu t nớc
ngoài và của NHNN Việt Nam. Ví dụ nh: Không đợc huy động VND quá
30% vốn chủ sở hữu
Thứ ba, IVB sử dụng hệ thống kế toán phân tán. Mọi bút toán đợc xử
lý ngay tại các phòng nghiệp vụ. Phòng kế toán chỉ hạch toán tổng hợp các

chỉ tiêu nội bộ, quản lý tài sản của ngân hàng. Mọi giao dịch của chi nhánh
với nớc ngoài đều thông qua Hội sở chính.
Thứ t, IVB hoạt động thiên về dịch vụ, thu phí và hoa hồng từ dịch vụ
thờng chiếm tới 20 30% tổng thu nhập.
Thứ năm, Hoạt động huy động và sử dụng vốn của ngân hàng có liên
quan chặt chẽ với cả thị trờng trong nớc và quốc tế, khi thừa vốn ngân hàng
có thể dƠ dµng gưi tiỊn ë níc ngoµi víi l·i st thị trờng, ngợc lại khi thiếu

13


vốn có thể vay từ nớc ngoài nhanh chóng để kịp thời tài trợ cho hoạt động
trong nớc.
Thứ sáu, Khách hàng mục tiêu của IVB là cá doanh nghiệp quốc
doanh cỡ trung bình và lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài và một
số công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có tình hình tài chính lành
mạnh
Đây là những đặc điểm riêng có ảnh hởng lớn đến hiệu quả hoạt động
của IVB
3.2 Tình hình kinh doanh của IVB Hà Nội
Những năm gần đây là những năm rất thành công của IVB Hà Nội
với các mức tăng trởng vợt bậc trên mọi hoạt động. Tổng tài sản có của IVB
Hà Nội đến cuối năm 2005 đạt triệu 83,25 triệu USD, tăng 12 % so với
cuối năm 2004. Trong hoàn cảnh cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày
càng gay gắt, IVB Hà Nội đà tích cực chủ động đẩy mạnh tiếp thị , chú
trọng đến chất lợng và hiệu quả hoạt động nghiệp vụ và đà đạt đợc mức lợi
nhuận trớc thuế là 2,22 triệu USD , tăng 45% so với năm 2004. Với kết quả
này, IVB Hà Nội trở thành một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả
nhất trong hệ thống, góp phần đa IVB trở thành một trong những chi nhánh
ngân hàng có vốn đầu t nớc ngoài kinh doanh hiệu quả nhất ở Việt Nam.

3.2.1 Tăng cờng huy động vốn
Đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng yêu cầu tăng trởng tín dụng là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của IVB Hà Nội trong những năm
vừa qua.
Nguồn huy động của IVB Hà Nội chủ yếu bao gồm tiền gửi và tiền
vay từ các tổ chức tín dụng khác. Trong cơ cấu nguồn vốn thì tiền gửi không
kỳ hạn chiếm tỷ lệ khá cao do các khách hàng đến mở tài khoản tại IVB chủ
yếu để phục vụ nhu cầu thanh toán, mặt khác lại bị hạn chế trong việc huy
động nguồn tiền nhàn rỗi trong c dân. Và trong hoàn cảnh cha có điều kiên
thuận lợi về mạng lới hoạt động nh phần lớn các ngân hàng Việt Nam để huy

14


®éng vèn, nhng IVB – Hµ Néi ®· chđ ®éng thực hiện nhiều biện pháp tích
cực và hiệu quả để thu hút khách hàng, bao gồm:
- Tích cực đẩy mạnh hoạt động tiếp thị trực tiếp đến khách hàng là tổ
chức kinh tế với các dịch vụ ngân hàng trọn gói và hấp dẫn để thu hút nguồn
tiền tạm thời nhàn rỗi trong những tổ chức này.
- Tăng cờng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ
ngân hàng cũng nh để giúp cho khách hàng trong việc quản lý và điều hành
tài khoản một cách thuận lợi và hiệu quả.
- Thờng xuyên duy trì phong cách dịch vụ chuyên nghiệp và tận tâm
của đội ngũ nhân viên ngân hàng.
- áp dụng chính sách lÃi suất linh hoạt với các chế độ u đÃi hợp lý.
Nhờ đó mà ngân hàng đà đạt đợc kết quả huy ®éng vèn rÊt kh¶ quan
víi tỉng sè d tiỊn gưi cuối năm 2005 đạt 52,71 triệu USD, tăng 5% so với số
d tiền gửi bình quân năm 2004 và tăng 12% so với năm 2003
Sự tăng trởng nguồn vốn huy động trong điều kiện thị trờng đầy cạnh
tranh đà cho thấy tính năng động và hiệu quả của IVB- Hà Nội đồng thời

khẳng định uy tín của IVB trên thị trờng qua việc xây dựng và củng cố lòng
tin khách hàng trong thời gian qua. Tính dến cuối năm 2005, tổng số lợng tài
sản tiền gửi tại IVB Hà Nội đạt 10000 tài khoản, đạt mức bình quân trên
10% mỗi năm trong 5 năm qua.
3.2.2 Tăng trởng tín dụng
Trong xu thế tăng trởng tín dụng của toàn ngành, hoạt động cho vay
của chi nhánh tiếp tục phát triển mạnh mẽ và vững chắc trong những năm gần
đây. IVB Hà Nội đà chủ động tăng trởng tín dụng bằng việc củng cố và
tăng cờng quan hệ tín dụng với khách hàng truyền thống đồng thời tích cực
đẩy mạnh công tác tiếp thị nhằm tìm kiếm thêm khách hàng mới. Hoạt động
tín dụng vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp, khối khách
hàng Đài Loan có d nợ chiếm 33% tổng d nợ cho vay, phần còn lại là các
doanh nghiệp Việt Nam và các nớc khác. Ngoài cho vay kinh doanh, gần đây

15


chi nhánh IVB Hà Nội cũng đà phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng
nh cho vay mua nhà, mua xe, đầu t chứng khoán. ..
Nhờ vào chiến lợc kinh doanh đúng đắn, các nỗ lực vợt bậc trong công
tác điều hành, tiếp thị; hoạt động tín dụng của IVB- Hà Nội đà đạt mức tăng
trởng cao với chất lợng tốt. D nợ cho vay cuối năm 2005 đạt 76,85 triệu USD,
tăng 31,3% so với năm 2004, tăng 128% so với năm 2003. Tổng thu nhập từ
hoạt động tín dụng đạt 4,36 triệu USD, tăng 32% so với năm 2004, tăng
74,4% so với năm 2003. Công tác quản ly tín dụng vẫn luôn đợc chú trọng
nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro trong hoạt động cho vay.
Ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng có uy tín tín dụng trên cơ sở
phân tích và thẩm định chi tiết các hồ sơ xin vay theo quy trình nghiệp vơ vµ
thÈm qun xÐt dut cho vay hoµn chÝnh, víi sự giám sát của kiểm soát viên
nội bộ. Nhờ thế, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng d nợ cuối năm 2005 chỉ ở mức

0,3%. Tỷ trọng d nợ ngắn hạn so với trung và dài hạn cũng thay đổi theo híng tÝch cùc víi tû träng 61/39 so víi 52/48 vào năm 2004.

16


3.2.3 Quan hệ ngân hàng đại lý và hoạt động thanh toán quốc tế
Đến cuối năm 2005, IVB Hà Nội có quan hệ đại lý với 220 ngân
hàng trên thế giới, trong đó mở tài khoản tại 20 ngân hàng. Các ngân hàng
đại lý chủ yếu tập trung tại các nớc Asean, Đông á, Châu úc, Châu Âu, và
Bắc Mỹ. Việc thiếp lập mạng lới ngân hàng đại lý rộng khắp thế giới tạo
thuận lợi rất lớn cho IVB Hà Nội trong hoạt động nghiệp vụ thanh toán
quốc tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng trong và ngoài
nớc.
Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế chính mà IVB Hà Nội cung cấp
cho khách hµng lµ : chun tiỊn, nhê thu, tÝn dơng chøng từ và thanh toán thẻ
Diner Club ( nghiệp vụ này đà dừng thực hiện từ tháng 6 năm 2004)
Tổng khối lợng thanh toán quốc tế trong năm 2005 đạt 348,75 triệu
USD, tăng 25% so với năm 2004 và 52,5% so với năm 2003. Tất cả các
nghiệp vụ thanh toán quốc tế đều tăng trởng, trong đó L/C xuất khẩu đạt
58,97triệu USD, tăng 45%, chuyển tiền thanh toán ra nớc ngoài đạt 95,3 triệu
USD, tăng 20%, chuyển tiền đến đạt 107,5 triệu tăng 25% so với năm 2003.
Sự tăng trởng đáng kể trên là kết quả của sự gia tăng lợng khách hàng nhờ
đẩy mạnh tiếp thị, sự tăng trởng hoạt động tín dụng, sự tích cực và năng động
trong việc khai thác ngoại tệ để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán hàng nhập
khẩu của khách hàng.
3.2.4 Kết quả tài chính
Trong 3 năm vừa qua, với nỗ lực có hiệu quả IVB đà đạt đợc những kết
quả rất khả quan:
Đơn vị: triệu USD
Tổng thu nhập

Tổng chi phí
Tổng lợi nhuận

2005
7,18
4,96
2,22

2004
5,3
3,77
1,53

trớc thuế
Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu:

17

2003
3,89
2,87
1,02


Lợi nhuận trên

2005
25,6%

2004

18.2%

2003
14.4%

vốn tự có
Lợi nhuận trên

2.66%

2.1%

1.5%

tổng tài sản
Chi phí hoạt động

16,8%

17.6%

20.5%

trên

tổng

thu

nhập

Hệ số an toàn vốn: 12,8% so với mức tối thiểu theo quy định là 8%
3.2.5 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng
Trên cơ sở hệ thống phần mềm hiện có, IVB Hà Nội đà phát triển
các chơng trình phục vụ một cách hiệu quả cho quá trình xử lý nghiệp vụ,
hạch toán kế toán và bớc đầu cung cÊp c¸c tiƯn Ých phơc vơ tõ xa cho khách
hàng trong quá trình hội nhập quốc tế trong những năm sắp tới, IVB đà quyết
định nâng cấp hệ thống mạng, hệ thống phần mềm nghiệp vụ, quản lýBộ
phận kế toán, điện toán đà tiến hành nhiều đợt khảo sát trong nớc cũng nh cử
cán bộ ra nớc ngoài tham quan tìm hiểu công việc hiện đại hoá ngân hàng để
có thể sớm áp dụng trong năm 2006.
Đây là bớc căn bản sẽ dẫn đến sự thay đổi hàng loạt trong các qui trình
nghiệp vụ và chất lợng dịch vụ của ngân hàng nh: Thanh toán liên chi nhánh ,
cải tiến công tác giải ngân và thu nợ , quản lý rủi ro, quản lý hồ sơ khách
hàng, quản lý và báo cáo số liệu thống kê tín dụng, tập trung và kiểm soát
các khoản thu nhập và chi phí về hội sở. Hệ thống công nghệ thông tin hiện
đại sẽ là cơ sở để nâng cao chất lợng dịch vụ , đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng
và quản lý rñi ro theo chuÈn mùc quèc tÕ.

18


3.2.6 Đội ngũ cán bộ nhân viên
Với tổng số cán bộ nhân viên tại IVB Hà Nội là 45 nhân viên, có thể
nói lực lợng nhân sự của IVB Hà Nội khá tinh gọn và hiệu quả. Ban lÃnh
đạo chi nhánh đà rất chú trọng việc bố trí và sử dụng đội ngũ nhân viên một
cách linh hoạt, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân viên phát huy
hết năng lực hoạt động . Về đào tạo, các cơ sở tiếp tục duy trì công tác đào
tạo tại chỗ, khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên đi học thêm
để nâng cao trình ®é tiÕng Anh, tiÕng Hoa, vµ kiÕn thøc nghiƯp vơ chuyên
môn. Ngân hàng cũng thờng xuyên cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo

trong và ngoài nớc để nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý theo yêu cầu hoạt
động của ngân hàng hiện đại.
Có thể khẳng định rằng , một trong những điểm mạnh của đội ngũ cán
bộ nhân viên IVB là phong cách làm việc chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn
quốc tế cùng với tinh thần phục vụ khách hàng tận tâm. Điều này đà làm hài
lòng khách hàng đến giao dịch tại IVB Hà Nội
3.2.7 Kết luận
Ba năm gần đây có thể xem là những năm thành công nhất của IVB
Hà nội nói riêng và cđa toµn hƯ thèng IVB nãi chung kĨ tõ khi thành lập.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trong hoạt động ngân
hàng, IVB Hà Nội đà phát triển vững chắc và tiếp tục là chi nhánh đứng
đầu trong nhóm các chi nhánh về quy mô hoạt động và hiệu quả kinh doanh.
Không chỉ phát triển về số lợng , ngân hàng chú trọng đến chất lợng
hoạt động. Hệ thống kế toán và quản lý đà đợc cải thiện rất nhiều theo chuẩn
mực quốc tế. Các chỉ số tài chính quan trọng của ngân hàng nh: tỷ lệ đảm
bảo an toàn vốn , tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tỷ lệ nợ khó dòi,
tỷ lệ cho vay trên tiền gửi bình quân đều ở mứchợp lý theo các chuản mực kế
toán Việt Nam và quốc tế. Đồng thời , các chính sách, quy trình quản lý, quy
trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của ngân hàng cũng đợc nghiên cứu ban
hành kết hợp với việc hợp lý hoá cơ cấu tổ chức và đào tạo cán bộ để hoạt
động ngân hàng đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.
19


Sự quan tâm của Hội đồng quản trị với những định hớng đúng đắn, sự
hỗ trợ thờng xuyên của hai ngân hàng cổ đông dới nhiều hình thức khác nhau
đà là những yếu tố rất quan trọng cho sự thành công của IVB Hà Nội. Với
những điều kiện thuận lợi nêu trên, chắc chắn rằng IVB sẽ tiếp tục giữ thế
cạnh tranh và có những bớc tiến vững chắc để chuẩn bị cho quá trình hội
nhập quốc tế của ngành ngân hàng trong những năm sắp tới.

chơng IV
Định hớng phát triển trong năm 2006
4.1 Định hớng phát triển chung của Ngân hàng Indovina
Năm 2005, một năm phát triển vợt bậc về kinh tế, khi mà Việt Nam
tăng trởng 8,4 % trở thành một trong những quốc gia có sự tăng trởng nhanh
nhất thế giới. Trong năm 2006 một năm với sự phát triển kinh tế hơn năm cũ,
sự gia nhập WTO theo dự kiến thì nhiều cơ hội mới mở cho ngành ngân hàng
. Một năm hoạt động hiệu quả, tăng trởng cao giúp cho IVB có cơ sở để đa ra
định hớng phát triển cho năm tiếp theo. Năm 2006, IVB tiếp tục theo đuổi
chiến lợc phát triển an toàn và hiệu quả. Định hớng phát triển cụ thể nh sau:
Thứ nhất, Là Ngân hàng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính
bán lẻ có chất lợng cao cho tất cả các tổ chức, cá nhân, không phân biệt
thành phần kinh tế hay quốc tịch
Thứ hai, Duy trì chính sách huy động với lÃi suất hợp lý. Nâng cao
khối lợng và chất lợng nguồn vốn. Đảm bảo hiệu suất sử dụng nguồn vốn tốt
nhất để củng cố và gia tăng thị phần, gia tăng lợi nhuận.
Thứ ba, Duy trì một chính sách tín dụng linh hoạt về lÃi suất và đối tợng. Hớng tới cho vay tiêu dùng và cho vay các công trình xây dựng đô thị.
Không ngừng củng cố và nâng cao chất lợng tín dụng.
Thứ t, Chủ trơng mở rộng và nâng cao hiệu quả mảng hoạt động kinh
doanh đối ngoại, tăng cờng hoạt động kinh doanh ngoại tệ vừa để thu lợi
nhuận cho ngân hàng, vừa tạo nguồn ngoại tệ phục vụ công tác thanh toán
quốc tế. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng trên thế giới, xây dựng
20


mạng luới ngân hàng đại lý rộng khắp, nâng cao uy tín của IVB để tạo cơ sở
để phát triển kinh doanh đối ngoại.
Thứ năm, Từng bớc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng phù hợp với thị
trờng, từ đó đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, phát triển sản phẩm mới. Với
chiến lợc hoạt động thiên về dịch vụ, IVB sẽ cố gắng hiện đại hoá các hệ

thống thông tin, ứng dụng chúng vào các sản phẩm dịch vụ mới nh hệ thống
rút tiền tự động, Ngân hàng ®iƯn tư…
Theo ®ã, nhiƯm vơ cơ thĨ cđa giai ®o¹n 2006-2007 bao gồm: nâng cấp
công nghệ để đa và hoạt động hệ thống giao dịch trực tuyến, cung cấp các
sản phẩm bán lẻ mới có chất lợng cao, áp dụng phơng pháp quản trị rủi ro và
marketing mới, chuẩn bị mở thêm vài phòng giao dịch tại các điểm đà chọn
tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. , mở rộng hoạt động ngân hàng sang những
lĩnh vực tài chính liên quan.
4.2 Định hớng phát triển của Ngân hàng Indovina _ chi nhánh Hà
Nội
Để đạt đợc mục tiêu chung của IVB, IVB phân bổ cho chi nhánh Hà
Nội những chỉ tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, Tiếp tục giữ tốc độ tăng trởng nguồn vốn ở mức 10
15,5% so với năm 2004. Gia tăng nguồn tiền gửi bằng USD. Sử dụng
marketing trực tiếp, quảng cáo và lÃi suất linh hoạt để thu hút khách hàng
mới. Phát huy phong cách phục vụ khách hàng tận tâm của đội ngũ cán bộ
nhân viên khách hàng.
Thứ hai, Mục tiêu tăng trởng tín dụng an toàn ở mức 15%. Chủ động
cho vay làm ăn hiệu quả , không phân biệt thành phần kinh tế hay quốc tế.
Mở rộng đầu t dới hình thức đồng tài trợ đối với các dự án lớn. Bắt đầu quảng
bá cho vay tiêu dùng với mức lÃi suất tơng ứng với mức độ rủi ro khách hàng.
Quan tâm cho vay xây dựng nhà chung c với một vài dự án tại Tp Hồ Chí
Minh và Hà Nội.

21


Thứ ba, Chú trọng hơn công tác quản ly tiền mặt để tối đa hoá lợi
nhuận từ tài sản có VND qua việc tham gia tích cực hơn thị trờng liên ngân
hàng, thị trờng mở và nghiệp vụ REPO với các công ty chứng khoán.

Thứ t, bắt đầu giới thiệu thẻ ATM khi hệ thông thông tin đợc nâng cấp
và đi vào hoạt động, mục tiêu quảng bá hình ảnh của IVB tới khách hàng và
công chúng.
Thứ năm, Mục tiêu tăng trởng lợi nhuân đạt 30% - 40% so với năm
2005.

22


Kết luận
Với những lợi thế của mình , IVB Hà Nội đà đạt đợc những thành
tựu đáng kể góp phần đa Ngân hàng Indovina trở thành một Ngân hàng biết
đến trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Với truyền thống hoạt động lâu
năm, với sự giúp đỡ của các cổ đông Việt Nam cũng nh Đài Loan, với trình
độ quản lý chuyên nghiệp, bộ máy tổ chức tinh gọn, cán bộ nhân viên có
trình độ chuyên môn; đây thực sự là những lợi thế mà IVB có đợc để phát
triển trên thị trờng tài chính Việt Nam.
Tuy nhiên, IVB- Hà Nội cũng gặp những bất lợi trong quá trình hoạt
động, nh trong việc huy động vốn, trong việc mở các chi nhánh, phòng giao
dịchNhng trong thời gian tới, IVB có rất nhiều cơ hội cũng nh thách thức
khi Việt Nam gia nhập vào WTO, khi ngành ngân hàng có sự tham gia của
các ngân hàng nớc ngoài lớn trên thi trờng. Điều đó đặt ra không chỉ cho IVB
Hà Nội nói riêng và toàn hệ thống IVB nói chung cần phải nâng cao quy
mô hoạt động và chất lợng dịch vu, không ngừng nâng cao năng lực cạnh
tranh trên thị trờng để tồn tạivà phát triển.
IVB Hà Nội đà đạt đợc rất nhiều thành công trong những năm vừa
qua, và chắc rằng chi nhánh sẽ gặt đợc nhiều thành công hơn nữa trong
những năm gần đây, mà trớc mắt là năm 2006 hoàn thành những nhiệm vụ cụ
thể mà IVB đà đặt ra cho chi nhánh để giúp cho IVB đạt đợc mục tiêu đÃ
hoạch định.


23


mục lục
Lời mở đầu........................................................................................................1
Nội dung
Chơng I : Tổng quan về Ngân Hàng Indovina- chi nhánh Hà Nội
.......................................................................................................................
2
1.1Lịch
sử
hình
thành

phát
triển
.......................................................................................................................
2
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Indovina
.............................................................................................................
2
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Hà Nội
..................................................................................................................
4
1.2
Khái
quát
về


cấu
tổ
chức
.......................................................................................................................
4
1.3
Nghĩa
vụ

các
nghiệp
vụ
.............................................................................................................................
5
Chơng II : Tổ chức bộ máy của IVB- Hà Nội
.......................................................................................................................
6
2.1
Phòng
hành
chính
nhân
sự
.......................................................................................................................
6
2.2
Phòng
quỹ
.......................................................................................................................
2.3

Phòng
kế
toán
.......................................................................................................................
2.4
Phòng
thanh
toán
quốc
tế
.......................................................................................................................
2.5
Phòng
tín
dụng

tiếp
thị
.......................................................................................................................

24


Chơng III : Tình hình hoạt động trong 3 năm gần đây
.................................................................................................................................
3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và hạch toán nghiệp vụ của
IVB..........................................................................................................................
3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của IVB- Hà Nội
.................................................................................................................................
3.2.1

Huy
động
vốn
.......................................................................................................................
3.2.2
Tăng
trởng
tín
dụng
.................................................................................................................................
3.2.3 Quan hệ ngân hàng đại lý và hoạt động thanh toán quốc tế
.......................................................................................................................
3.2.4
Kết
quả
tài
chính
.......................................................................................................................
3.2.5
Công
nghệ
ngân
hàng
.......................................................................................................................
3.2.6
Đội
ngũ
cán
bộ
nhân

viên
.......................................................................................................................
3.2.7
Kết
luận
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Chơng IV : Định hớng phát triển trong năm 2006
.......................................................................................................................
4.1 Định hớng phát triển chung của Ngân hàng Indovina
.......................................................................................................................
4.2 Định hớng phát triển của Ngân hàng Indovina- chi nhánh Hà Nội.
.............................................................................................................
Kết luận........................................................................................................

25


×