Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

(Tiểu luận FTU) vai trò các gói cứu trợ của chính phủ mỹ trong việc phục hồi lại hệ thống ngân hàng sau khủng hoảng 2007 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.21 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
---------***--------

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
VAI TRỊ CÁC GĨI CỨU TRỢ CỦA CHÍNH PHỦ MỸ TRONG
VIỆC PHỤC HỒI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG SAU CUỘC
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2007-2008

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Mai Thu Hiền
Lớp: TCH414.2_LT
Nhóm thực hiện: Nhóm 17
Tên sinh viên

Mã sinh viên

Nguyễn Thị Hà

1614410048

Mai Diệu Linh Huyền

1614410082

Nguyễn Thị Ngọc Khánh

1614410086

Nguyễn Thanh Hiền Lương

1614410112



Bùi Thị Phương Thảo

1614410164

Hà Nội, tháng 9 năm 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5
NỘI DUNG............................................................................................................ 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................. 6
1.1

Cơ sở lý luận về khủng hoảng tài chính ......................................................... 6

1.1.1

Khái niệm khủng hoảng tài chính ................................................................ 6

1.1.2

Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính............................................................ 6

1.1.3


Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính .............................................. 7

1.1.4

Đặc điểm của khủng hoảng tài chính ......................................................... 10

1.2

Mối quan hệ hai chiều giữa khủng hoảng tài chính và hệ thống ngân hàng
11

1.2.1

Tác động của khủng hoảng tài chính đến hệ thống ngân hàng .................. 11

1.2.2

Tác động của hệ thống ngân hàng đến khủng hoảng tài chính .................. 13

1.3 Cơ sở lý thuyết và thực tiễn các chính sách cứu trợ hệ thống ngân hàng
trong bối cảnh nền kinh tế gặp phải khủng hoảng ................................................ 16

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC CHÍNH SÁCH CỨU TRỢ ĐƯỢC
CHÍNH PHỦ MỸ ÁP DỤNG CHO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG
CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2007-2008......................................... 20
2.1

Bối cảnh xây dựng các chính sách cứu trợ cho hệ thống ngân hàng ......... 20

2.1.1


Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2008 ................. 20

2.1.2

Diễn biến cuộc khủng hoảng ..................................................................... 27

2.1.3

Hậu quả của cuộc khủng hoảng tại thời điểm xây dựng các gói cứu trợ... 29

2.2

Các chính sách cứu trợ của Chính phủ cho hệ thống ngân hàng .............. 35

2.2.1

Fed ............................................................................................................. 35

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2.2

Legislation ................................................................................................. 40

2.2.3


Treasury ..................................................................................................... 47

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .................. 50
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 54

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biếu đồ II.1: Tỷ lệ phần trăm cho vay thế chấp dưới chuẩn trong toàn bộ thị trường
cho vay ở Mỹ........................................................................................................ 21
Biếu đồ II.2: Diễn biến thay đổi lãi suất chính sách của Hoa Kỳ ........................ 22
Biếu đồ II.3: Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giai đoạn 2008-2009 .............................. 30
Biếu đồ II.4: Phần trăm thay đổi giá nhà đất ở Mỹ giai đoạn 1990-1997 và 20062009 ...................................................................................................................... 31
Biếu đồ II.5: Số lượng ngân hàng được bảo hiểm bởi FDIC phá sản ở Mỹ từ năm
2001 đến 2015 ...................................................................................................... 33
Biếu đồ II.6: Lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng ........................................... 34
Biếu đồ II.7: TED Spread..................................................................................... 35
Biếu đồ II.8: Phần trăm thay đổi lãi suất (Fed funds rate, Bank of England base
rate, ECB refinancing rate) giai đoạn 2005-2009 ................................................ 36
Biếu đồ II.9: Thu nhập từ các gói cứu trợ ............................................................ 44
Biếu đồ II.10: So sánh giữa mơ hình gốc và mơ hình khơng có các biện pháp tài
chính ..................................................................................................................... 45

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ABSs

Mortgage Backed Securities

ARM

Adjustable Rate Mortgages

CDO

Collateralized Debt Obligations

CDS

Credit Default Swap

CPFF

The commercial Paper funding facility

CPP

The Capital Purchase Program

FED

Federal Reserve System


GDP

Gross Domestic Product

HERA

The Housing and Economic Recovery Act

IADI

International Association of Deposit Ensurers

IMF

International Monetary of Fund

MMIFF The Money Market Investor Funding Facility
PPIP

Public-Private Investment Program for Legacy Assets

TALF

Term asset-backed securities loan facility

TARP

Troubled Asset Recovery Program


TAF

The Term Auction Facilty

TIP

The Targeted Investment Program

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI MỞ ĐẦU
Đã hơn một thập kỉ trôi qua để từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 20072008, bắt nguồn từ thị trường bất động sản Mỹ sau đó lan rộng ra tồn bộ hệ thống
kinh tế - tài chính tồn thế giới. Cuộc khủng hoảng 2007-2008 tại Mỹ được ví như
cuộc đại khủng hoảng (The Great Depression) thứ hai trong lịch sử bởi tính phức
tạp và quy mơ rộng lớn của nó. Nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tài chính 20072008 khơng cịn là một đề tài mới; Tuy nhiên, nghiên cứu cụ thể về các gói cứu
trợ của chính phủ Mỹ trong giai đoạn này vẫn cịn chưa có nhiều. Do vậy, nhóm
chúng em quyết định chọn đề tài: “Vai trị các gói cứu trợ của chính phủ Mỹ
trong việc phục hồi lại hệ thống ngân hàng sau khủng hoảng 2007-2008” để có
thể có một cái nhìn khái quát và đầy đủ hơn về những biện pháp được thi hành bởi
chính phủ Mỹ trong thời kì này, đồng thời giúp đề xuất được một số giải pháp cho
việc đối phó với khủng hoảng trong tương lai.
Bài tiểu luận này tập trung đi vào phân tích những gói cứu trợ nổi bật mà chính
phủ Mỹ đã thực hiện nhằm mục đích đưa hệ thống ngân hàng bước ra khỏi vũng
lầy khủng hoảng nói riêng và ổn định lại sức khỏe của tồn bộ nền kinh tế nói
chung. Các chính sách cứu trợ của chính phủ Mỹ được nhóm nghiên cứu chia
thành ba nhóm chính, bao gồm: 1/ Chính sách từ Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED);
2/ Đạo luật được thông qua bởi Quốc hội Mỹ; 3/ Chính sách từ bộ tài chính Hoa

Kì (The Treasury).
Do bài tiểu luận cịn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp từ cơ giáo để chúng em có thể bổ sung thêm kiến thức và làm tốt hơn trong
những nghiên cứu về sau. Chúng em xin trân trọng cảm ơn cô.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


NỘI DUNG
CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Cơ sở lý luận về khủng hoảng tài chính
1.1.1 Khái niệm khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính là tình trạng mất cân bằng trong q trình huy động và
phân phối nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể kinh tế trong xã
hội, biểu hiện bởi sự sụt giảm mạnh mẽ giá trị tài sản và sự đổ vỡ của hệ thống tài
chính, phi tài chính kéo theo sự suy thối nặng nề.
Một số cuộc khủng hoảng tài chính đã xảy ra có thể kể tên là đại khủng hoảng Mỹ
1929-1933; sụp đổ tài chính Mỹ 1987; khủng hoảng ngân hàng Nhật Bản những
năm 90; khủng hoảng nợ Mexico 1994-1995; khủng hoảng tài chính châu Á 19971998; khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2008;...
1.1.2 Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính
Để nhận biết một cuộc khủng hoảng tài chính sắp xảy ra có thể dựa vào nhiều dấu
hiệu. Đầu tiên là sự giảm giá dây chuyền của các đồng tiền. Khi mà đồng tiền của
các quốc gia bị giảm giá liên tục, giá chứng khốn và bất động sản theo đó cũng
giảm nhanh chóng, dẫn tới nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính lâm vào phá sản. Sự
giảm giá đồng tiền của quốc gia này gây sức ép àm mất lợi thees cạnh tranh của

các nước có điều kiện kinh tế vĩ mô và mặt hàng xuất khẩu tương tự, cuối cùng
làm đồng tiền các nước này bị giảm giá theo.
Lãi suất tín dụng gia tăng cũng là dấu hiệu cho một cuộc khủng hoảng tài chính.
Việc lãi suất gia tăng khiến cầu tiền tệ, cầu tín dụng sụt giảm, các nhà đầu tư giảm
đi vay dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh bị suy giảm, nền kinh tế trì trệ.
Một dấu hiệu khác là thị trường cổ phiểu sụt giá nhanh chóng. Khi xảy ra một cuộc
rút lui đồng loạt cổ phiếu, lượng bán quá lớn làm quá tải hệ thống quản lý, làm trễ
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


toàn bộ hệ thống và nhà đầu tư. Các nhà đầu tư bán cổ phiếu không cần biết lỗ bao
nhiêu trong khi giá đang rơi thẳng đứng. Hành động này làm các cá nhân tổ chức
rơi vào tình trạng mất thơng tin, mất kiểm sốt và thị trường tài chính sụp đổ.
Cuộc khủng hoảng diễn ra khi mà ngân hàng thương mại khơng thể hồn trả được
các khoản tiền gửi của người gửi tiền hay nhu cầu vay vốn cho các khách hàng đi
vay. Và ngân hàng cũng không thể thu hồi vốn từ những khách hàng đã vay, bao
gồm cả khách hàng được xếp loại A. Các ngân hàng phải nhờ đến sự can thiệp quy
mô lớn của ngân hàng trung ương để bù đắp thanh khoản.
Ngồi ra, chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định, hệ thống ngân hàng bị tê
liệt, các hoạt động kinh tế bị suy giảm cũng là những biểu hiện của một cuộc khủng
hoảng tài chính.
1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính
• Sự bổ trợ chiến lược và lời tiên tri tự phát sinh trên thị trường tài chính
Cho rằng, để đầu tư thành cơng, nhà đầu tư phải đoán được hành động của các nhà
đầu tư khác, George Soros (1994) gọi đó là sự phản xạ . Nghĩa là hành động của
nhà đầu tư này sẽ làm ảnh hưởng đến nhà đầu tư khác. Việc một nhà đầu tư bán ra
cổ phiếu làm giá cổ phiếu giảm, do giá cổ phiếu giảm ảnh hưởng đến tỷ lệ margin
call nên nhà đầu tư thứ hai bán ra cổ phiếu, tương tự như thế nhà đầu tư thứ ba,

thứ tư... sẽ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống và nhà đầu tư đó chính là một thành
phần trong hệ thống này. Từ đó là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng tài chính diện
rộng.
Cịn J. M. Keynes (1936) lại coi thi trường tài chính như một trị chơi cuộc thi sắc
đẹp (beauty contest game), ở đó mỗi người tham sẽ sẽ cố dự đốn mơ hình nào
những người tham gia khác cho là đẹp nhất. Ví dụ, các nhà quản ý tiền tệ cố gắng
mua vào cổ phiếu khi chúng còn rẻ, một số khác cố gắng mua vào những cổ phiếu
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


sẽ tăng trưởng nhanh, nhưng diễn biến giá cổ phiếu là điều khơng ai có thể dự
đốn chính xác. Vì thế, điều nhà đầu tư đang cố gắng làm là mua những cổ phiếu
mà họ nghĩ rằng các nhà đầu tư khác sẽ quyết định rằng cổ phiếu ấy phải có giá
cao hơn. Và kết quả thực chất làm nhiều nhà đầu tư vỡ mộng, dẫn tới hệ quả xấu
cho thị trường tài chính.
Cooper và A. John (1988) gọi động cơ bắt chước chiến lược của người khác là sự
bổ trợ chiến lược (Strategic complementarities). Nghĩa là nhà đầu tư dựa trên
quyết định đầu tư của các nhà đầu tư khác trên thị trường để đưa ra phán đốn về
tình hình đầu tư, từ đó đưa ra quyết định cá nhân. Thường thì quyết định này là
theo đám đơng nhà đầu tư. Nhưng những gì các nhà đầu tư này tin tưởng chỉ là dự
đoán, và rủi ro nằm ở điểm này.
Các nhà kinh tế Bulow, Geanakoplos, Klemperer (1985) cũng cho rằng nếu có
động cơ đủ mạnh để làm tương tự những điều họ kỳ vọng người khác sẽ làm thì
sẽ xảy ra lời tiên tri tự phát sinh (Self-fulfilling prophecies). Tức là các nhà đầu
tư cho rằng một đồng tiền mất giá, một ngân hàng phá sản hay lạm phát xảy ra thì
thực tế những điều này xảy ra thật. Nói cách khác, một lời tiên đốn tích cực hay
tiêu cực, một niềm tin mạnh mẽ hay một ảo tưởng - được tuyên bố là sự thực trong
khi nó sai - có thể tạo nên một ảnh hưởng vừa đủ lên con người, thúc đẩy con

người hành động hay là tạo động lực làm cho phản ứng/hành động của họ cuối
cùng hồn thành lời tiên đốn sai lúc đầu.
• Địn bẩy tài chính
Là hình thức đi vay mược để đầu tư dẫn tới khuếch đại thu nhập hoặc gia tăng rủi
ro phá sản. Khi chỉ dùng tiền của mình đầu tư thì thua lỗ cá nhân chỉ mất nhiều
nhất là số tiền của mình. Nhưng khi vay nợ để đầu tư, kết qảu có thẻ làm thu nhập
tăng thêm nhưng cũng có thể làm thua lỗ nhiều hơn những gì nhà đầu tư có, đồng
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nghĩa việc nhà đầu tư thất bại với lời hứa trả nợ, rắc rối từ cơng ty này có thể lan
sang cơng ty khác.
• Sự khơng tương thích giữa nợ và tài sản
Các NHTM chào mời tài khoản tiền gửi có thể rút tiền bất cứ thời điểm nào, nhưng
lại cho doanh nghiệp vay dài hạn có thể dẫn tới sự tháo chạy ngân hàng (người gửi
tiền hoảng loạn rút tiền nhanh hơn ngân hàng có thể thu hồi nợ vay). Hay việc
chính phủ vì một lí do nào đó, khơng bán trái phiếu có mệnh giá nội tệ mà thay
bằng mệnh giá ngoại tệ, tạo ra sự không tương thích giữa mệnh giá ngoại tệ của
nợ với tài sản có thể kiếm được (doanh thu thuế bằng nội tệ). Do đó dễ xảy ra vỡ
nợ quốc gia nếu tỷ giá có sự dao động mạnh hoặc nguồn dự trữ ngoại tệ yếu.
• Sự khơng chắc chắn và hành vi bầy đàn
Xuất phát từ sự thiếu hiểu biết và sự khơng hồn hảo trong lý lẽ của con người,
mà chủ yếu này sinh ngay sau các cuộc cách tân tài chính hay cách mạng kỹ thuật.
Các nhà đầu tư tìm thấy cơ hội đầu tư mới có tiềm năng và nhanh chóng đầu tư
mặc dù có thơng tin hạn chế về dự án. Sự xa lạ với cách tân tài chính, kỹ thuật và
tâm lý bầy đàn đã đẩy giá cổ phiếu tăng ngoài tiềm năng thực sự của ngành, đến
lúc nào đó thì sự đổ vỡ là khơng thể tránh khỏi (một số nhà đầu tư nhận ra vấn đề
và bán ra dẫn tới làn song bán tháo vốn và hậu quả là sự sụp đổ thị trường).

• Các thất bại của hệ thống điều tiết
Các chính sách điều tiết chưa thắt chặt hay quá mức có thể là nguyên nhân dẫn tới
khủng hoảng. Ví dụ, việc để ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức trong hệ thống
tài chính, cụ thể là các hợp đồng hốn đổi rủi ro tín dụng hay yêu cầu ngân hàng
tăng vốn tự có khi rủi ro tăng ...một phần trói buộc tiềm năng tín dụng. Hệ quả có
thể là khủng hoảng tài chính.
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


• Sự lừa dối
Sự bất cân xứng thông tin, rủi ro đạo đức, vấn đề ủy quyền-thừa hành, lựa chọn
bất lợi...đã làm sụp đổ nhiều tổ chức tài chính. Chẳng hạn các công ty che đậy kết
quả thu nhập thực sự hay tung hô về các cơ hội đầu tư, dẫn đến quyết định đầu tư
sai lầm. Sự lừa dối trong các khoản tài trợ bất động sản thế chấp cũng có tác động
tương tự.
• Sự lây lan
Khi sự sụp đổ của một tổ chức tài chính có thể đe dọa sự ổn định của nhiều tổ chức
tài chính khác, hoặc rộng hơn là sự khủng hoảng tài chính từ quốc gia này có thể
lan sang quốc gia khác, gây ra khủng hoảng mở rộng, gọi là rủi ro hệ thống.
• Các tác động của suy thối kinh tế
Các cuộc khủng hoảng tài chính tác động ít hoặc nhiều lên các yếu tố ngồi khu
vực tài chính, là các phần cịn lại của nền kinh tế. Từ đó gây ra mức độ suy thoái
tương đương.
1.1.4 Đặc điểm của khủng hoảng tài chính
• Sự mất giá đồng tiền, dự trữ ngoại hối suy giảm
• Sự rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngồi
• Nội tệ mất giá, đẩy lạm phát tăng cao
• Rút tiền gửi đồng loạt dẫn tới nhiều ngân hàng thất bại trong thanh toán nợ

đến mức đóng cửa, sát nhập hoặc quốc hữu hóa.
• Chính phủ phải trợ giúp cho một hoặc nhiều tổ chức tài chính trên quy mơ
lớn
• Sự mất cân bằng trong bảng tổng kết tài sản Có và tài sản Nợ

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


• Sự mất thăng bằng trong ngân sách nhà nước, cán cân thanh tốn và cán cân
thương mại.
• Vay nợ nước ngồi tăng nhanh và suy thối kinh tế trầm trọng
• Khủng hoảng tài chính có tính chất lan truyền. Vì hầu hết các nước có quan
hệ song phương hoặc đa phương với nhau, thị trường ngoại hối là thị trường
chung toàn thế giới. Khủng hoảng diễn ra tại một nước có thể khiến các
nước khủng hoảng theo, nhất là những nước mà đồng tiền có khả năng
chuyển đổi cao.
1.2 Mối quan hệ hai chiều giữa khủng hoảng tài chính và hệ thống ngân
hàng
1.2.1 Tác động của khủng hoảng tài chính đến hệ thống ngân hàng
Khủng hoảng tài chính xảy ra, có thể gây ra những tác động trực tiếp đến hoạt
động tín dụng của các ngân hàng trong đó quan trọng nhất là hoạt động huy động
vốn và hoạt động cho vay. Một cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra sẽ kéo theo sự
biến động của các nhân tố cơ bản trong thị trường như: chính sách lãi suất, cung
cầu tiền tệ trên thị trường, chế độ quản lý tính dụng và khả năng thu hồi nợ…
Trong khi đó, hoạt động huy động vốn và cho vay của các ngân hàng lại luôn chịu
tác động của các nhân tố trên. Chính vì vậy, có thể nói, khủng hoảng tài chính gây
ra những tác động trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng, khiến cho hoạt động
huy động vốn và cho vay của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Để đưa ra những kết luận cụ thể về tác động của khủng hoảng tài chính lên hệ
thống ngân hàng, ta tiến hành xem xét sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng đến
hệ thống ngân hàng đã nêu ở trên trong bối cảnh nền kinh tế xảy ra khủng hoảng
tài chính.
Thứ nhất, về chính sách về lãi suất
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chính sách lãi suất của Chính phủ thay đổi khi đối mặt với khủng hoảng tài chính
sẽ tác động mạnh tới hoạt động cho vay và huy động vốn. Cụ thể, trong trường
hợp chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, bơm tiền vào lưu thông để
tăng lượng cung tiền tiền trên thị trường, khiến cho lãi suất giảm mạnh. Chính sách
này thúc đẩy hoạt động vay vốn để đầu tư vào các dự án sinh lời trên thị trường,
đồng thời thúc đẩy việc mở rộng của hoạt động cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên,
việc cho vay với mức lãi suất thấp cũng khiến cho hoạt động huy động vốn từ tiền
gửi của khách hàng trở nên khỏ khăn hơn. Mặt khác, trong trường hợp chính phủ
áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách yêu cầu các ngân hàng tăng dự trữ
bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu và giảm hạn mức tín dụng, sẽ khiến cho lượng
cung tiền giảm, lãi suất bị đẩy lên cao. Chính sách này cũng khiến cho hoạt động
huy động vốn và cho vay của các ngân hàng trở nên trì trệ.
Thứ hai, cung và cầu tiền tệ
Cung- cầu tiền tệ cũng tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng của các ngân
hàng. Lượng cung tiền trên thị trường tăng khi Chính phủ thực hiện chính sách
tiền tệ nới lỏng và giảm khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Lượng vốn lưu
thông trên thị trường tiền tệ phụ thuộc lớn vào mức cung tiền do chính phủ điểu
tiết. Chính sách lãi suất cũng thay đổi phụ thuộc vào mức tăng giảm của cung tiền.
Thứ ba, chế độ quản lý tín dụng và khả năng thu hồi nợ
Trong bối cảnh nền kinh tế xảy ra khủng hoảng tài chính, hầu hết các ngân hàng

đều sẽ thắt chặt chế độ quản lý tín dụng. Các ngân hàng có thể thắt chặt hơn điều
kiện cho vay vốn nhằm hạn chế tối đa các rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Do đó, dư
nợ cho vay và huy động vốn của ngân hàng đều sẽ giảm. Mặt khác, khủng hoảng
tài chính cịn làm cho các hoạt động kinh tế, sản xuất suy giảm, đình trệ. Các cá
nhân, tổ chức vay vốn để kinh doanh, sản xuất sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hoạt động cũng như trả nợ ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với
nguy cơ mất khả năng thu hồi nợ. Nợ không thu hồi đủ sẽ ảnh hưởng xấu đến bảng
cân dối tài sản cũng như tính thanh khoản của các ngân hàng. Từ đó nảy sinh vấn
đề về khủng hoảng lòng tin – người dân sẽ đồng loạt đi rút tiền ra khỏi các ngân
hàng. Việc rút tiền gửi ồ ạt sẽ khiến cho các ngân hàng không thể huy động kịp
lượng tiền mặt đủ để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khác hàng, gây ra hiệu ứng “đơmi-nơ” làm tê liệt tồn bộ hệ thống ngân hàng.
Tóm lại, hoạt động của hệ thống ngân hàng chịu sự tác động rất lớn từ các nhân tố
trong nền kinh tế như chính sách lãi suất, cung cầu tiền tệ trên thị trường, chế độ
quản lý tính dụng và khả năng thu hồi nợ… Trong khi một cuộc khủng hoảng tài
chính có thể dẫn đến sự thay đổi ngồi kiểm sốt của bất kì nhân tố nào nêu trên.
Như vậy, có thể kết luận rằng, khủng hoảng tài chính có tác động mạnh mẽ và trực
tiếp đến hoạt động của hệ thống ngân hàng.
1.2.2 Tác động của hệ thống ngân hàng đến khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng hệ thống ngân hàng có thể dẫn đên những hệ lụy khủng khiếp cho
nền kinh tế, làm cho diễn biến cuộc khủng hoảng kinh tế xấu đi.
Bên cạnh những tác động mà một cuộc khủng hoảng tài chính có thể gây ra cho
hệ thống ngân hàng, việc các ngân hàng phải gánh chịu những tốn thất từ cuộc
khủng hoảng tài chính cũng có thế gây ra những tác động tiêu cực ngược trở lại
chính nền kinh tế, làm cho cuộc khủng hoảng tài chính trở nên trầm trọng và phức
tạp hơn.

Có thể nói, vai trị của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế của một quốc gia là
khơng thể phủ nhận. Với vai trị trung gian tài chính, ngân hàng có mối liên hệ với
hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế, từ hộ gia đình, khối doanh nghiệp, khối Nhà
nước tới khối xuất nhập khẩu; thông qua tất cả các kênh như: tiêu dùng, ngân sách,
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đầu tư, thương mại... Trên khía cạnh xã hội, ngân hàng trực tiếp hoặc gián tiếp
cung cấp vốn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, năng lượng, giáo
dục, y tế… Do tính kết nối thành một mạng lưới của các tổ chức tài chính, sự
khủng hoảng của một ngân hàng có thể nhanh chóng kích hoạt tình trạng khó khăn
cùng lúc tại nhiều ngân hàng và các bên liên quan khác, nguy cơ dẫn tới đổ vỡ dây
chuyền là kết cục không mong đợi đã từng xảy ra ở nhiều quốc gia.
Một khi khủng hoảng trong tồn hệ thống ngân hàng bùng phát, có thể dẫn đến
nguy cơ phá sản các ngân hàng. Một khi các ngân hàng bị buộc tuyên bố phá sản,
nền kinh tế sẽ phải hứng chịu những hậu quả khủng khiếp, khơng thể kiểm sốt
được. Nhiều nghiên cứu được thực hiện ở những giai đoạn lịch sử khác nhau,
thống nhất rằng, thiệt hại do phá sản ngân hàng gây ra không những trải rộng trên
nhiều lĩnh vực, mà cịn có xu hướng kéo dài, khó kiểm sốt, khó đảo ngược, và
mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng.
Milton Friedman, chủ nhân của giải Nobel Kinh tế năm 1976, cố vấn cấp cao của
chính quyền Tổng thống Mỹ Ronald Reagan cũng như Thủ tướng Anh Margaret
Thatcher, lá cờ đầu của chủ nghĩa thương mại tự do, đã chỉ ra rằng phá sản ngân
hàng dẫn đến những hậu quả trực tiếp tới thị trường tiền tệ . Ông cho rằng phá sản
ngân hàng làm suy giảm niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính, khiến họ
có xu hướng giữ tiền mặt để phịng ngừa rủi ro. Xu hướng này vơ tình làm hệ số
nhân của lượng tiền lưu thông thực tế sụt giảm nghiêm trọng, kéo thị trường tiền
tệ ra khỏi trạng thái cân bằng ban đầu. Và như một hậu quả tất yếu, khi cung tiền

giảm, nền kinh tế bắt buộc phải điều chỉnh tương ứng bằng cách thắt chặt tiêu
dùng, hạn chế đầu tư, trong khi thâm hụt ngân sách lẫn thâm hụt thương mại gia
tăng. Thêm vào đó, Ben Bernanke, một nhà kinh tế lỗi lạc, cựu Chủ tịch Cục dự
trữ liên bang Mỹ (FED), cũng đã đưa ra quan điểm đồng tình và bổ sung cho qua
điểm trên xét về khía cạnh phi tiền tệ. Phá sản ngân hàng làm gián đoạn kênh phân
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phối dịng chảy tài chính từ nơi có thặng dư tới nơi có thâm hụt. Do vậy, nhiều dự
án đáng ra có thể phát huy tác dụng phá băng, tạo đà cho nền kinh tế phát triển trở
lại, nay phải tạm dừng, hoặc hồn tồn khơng được thực hiện chỉ do thiếu vốn.
Chính vì vậy mà phá sản ngân hàng được cho là một trong những nguyên nhân
gây phát sinh, kéo dài và làm trầm trọng hoá cuộc Đại khủng hoảng 1929 - 1933,
khởi đầu một giai đoạn tăm tối của lịch sử khi khủng hoảng tài chính bùng phát
thành khủng hoảng kinh tế - xã hội - chính trị tồn diện tại Hoa Kỳ và sau đó lây
lan ra quy mơ thế giới.
Bên cạnh đó, việc phá sản ngân hàng sẽ khiến cho các nước khó thu hút những
dịng chảy tài chính quốc tế, bao gồm cả dịng vốn đầu tư mang tính tự phát từ cá
nhân doanh nghiệp, cho tới những dịng chảy chính sách từ các tổ chức quốc tế,
như Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng
phát triển châu Á (ADB).
Hơn nữa, khi để xảy ra phá sản ngân hàng, điểm xếp hạng tín nhiệm của cả một
quốc gia cũng có thể bị xem xét điều chỉnh giảm. Khi đó, chi phí lãi vay của tất cả
các khoản vay trong nước và nước ngoài sẽ bị điều chỉnh tăng lên một cách tự
động, dưới danh nghĩa chi phí tăng để bù rủi ro. Điều đặc biệt nghiêm trọng là,
một khi một đất nước bị đặt dưới tầm ngắm rủi ro tăng của các tổ chức xếp hạng
tín nhiệm quốc tế, các đánh giá và nhận định sẽ trở nên cẩn trọng hơn và tất yếu
dẫn đến xu hướng điểm xếp hạng tín nhiệm sẽ tiếp tục bị hạ.

Như vậy, có thể kết luận rằng, hệ thống ngân hàng bị suy giảm và chịu tổn thương
trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, nếu khơng có những biện pháp cứu trợ, xử
lý kịp thời có thể gây ra những tác dộng nghiêm trọng ngược trở lại nền kinh tế,
làm trầm trọng và phức tạp hơn tình hình của khủng hoảng tài chính. Thậm chí,
hệ lụy khủng khiếp của nó có thể có tác động lan rộng trên mọi phương diện của

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đời sống, biến cuộc khủng hoảng tài chính thành cuộc đại khủng hồng kinh tếchính trị -xã hội với quy mơ tồn cầu.
1.3 Cơ sở lý thuyết và thực tiễn các chính sách cứu trợ hệ thống ngân hàng
trong bối cảnh nền kinh tế gặp phải khủng hoảng
Trong lịch sử thế, đã từng xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng đe dọa đến sự an toàn
của các hệ thống ngân hàng trên thế giới. Đối với mỗi cuộc khủng hoảng tài chính
khác nhau, chính phủ các nước lại có những biện pháp tức thời khác nhau để cứu
trợ hệ thống ngân hàng sau những tổn thất mà cuộc khủng hoảng gây ra.
Theo nghiên cứu của Luc Laeven và Fabian (2008), trong khủng hoảng ngân hàng
hệ thống, các doanh nghiệp và tổ chức tài chính xảy ra đổ vỡ và khơng thanh lý
hợp đồng đúng hạn. Hậu quả, nợ xấu tăng đột biến và tất cả hoặc hầu hết toàn bộ
vốn của hệ thống ngân hàng bị cạn kiệt. Tình huống này có thể đi kèm với giá tài
sản (như giá cổ phiếu và bất động sản) bị đẩy lên đỉnh điểm trước khi xuất hiện
khủng hoảng, tăng đột ngột về lãi xuất thực và giảm tốc độ lưu chuyển hoặc đảo
chiều dòng vốn. Trong một số trường hợp, khủng hoảng ngân hàng cịn đi kèm với
tình trạng rút tiền ồ ạt, làm trầm trọng hóa tình hình khủng hoảng trong hệ thống
ngân hàng.
Trước tình hình đó, chính phủ các nước có thể đề ra một số biện pháp nhằm giải
cứu hệ thống ngân hàng như sau:
• Tun bố bảo đảm tồn bộ- thực hiện bảo đảm chính phủ đối với các

khoản tiền gửi
Theo Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI), bảo đảm tồn bộ là tun bố của
chính phủ rằng tất cả các khoản tiền gửi hoặc có thể các cơng cụ tài chính khác sẽ
được bảo vệ.Trong bối cảnh nền kinh tế phát gặp phải khủng hoảng, việc người
dân cảm thấy lo ngại về tính an tồn của việc gửi tiền ở ngân hàng là không thể
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tránh khỏi. Để ngăn chặn đột biến rút tiền gửi trên quy mô hệ thống, nguyên nhân
gây ra khủng hoảng ngân hàng, bảo đảm tồn bộ có thể là biện pháp hữu hiệu và
thậm chí là cần thiết. Bảo đảm toàn bộ đã được rất nhiều quốc gia áp dụng và góp
phần khơng nhỏ trong việc ngăn chặn đột biến rút tiền gửi trong nhiều cuộc khủng
hoảng ngân hàng toàn cầu 2007-2008. Chính phủ Singapore, New Zealand và một
số quốc gia khác đã thực hiện giải pháp này.
• Cung cấp các gói hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp
Khi khủng hoảng tài chính xảy ra, các ngân hàng sẽ có nguy cơ đối mặt với vấn
đề nợ xấu- mất khả năng thu hồi nợ. Đồng thời, vấn đề khủng hoảng lòng tin của
người dân cũng dẫn đến tình trạng rút tiền ồ ạt, dẫn đến nguy cơ rủi ro thanh khoản
lan rộng ra toàn hệ thống ngân hàng. Để giúp các ngân hàng vượt qua được khủng
hoảng, trước tiên, chính phủ cần cung cấp một lượng tiền cứu trợ nhất định để bù
đắp tạm thời những lỗ hổng thanh khoản do vấn đề mất khả năng thu hồi nợ để lại.
Ví dụ điển hình cho việc cung cấp các gói cứu trợ cho hệ thống ngân hàng đến từ
cuộc khủng hoảng tài chính Mĩ năm 1987. Năm 1987, thị trường tài chính phố
Wall sụp đổ, kéo theo sự giảm mạnh của chỉ số Dow Jones ( giảm 508.32 điểm,
tương đương 22.6%), cục dự trữ liên bang Mĩ (FED) đã khéo léo đưa giúp nền
kinh tế tránh được một cuộc khủng hoảng tồi tệ khi đưa ra các gói cứu trợ để giúp
các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư tránh khỏi nguy cơ vỡ nợ. Một dẫn
chứng khác là khủng hoảng tài chính châu á năm 1997. Cuộc khủng hoảng tài

chính năm 1997 xuất hiện tại Thái Lan, sau đó nhanh chóng lan rộng ra khắp châu
Á. Cuộc khủng hoảng đã khiến cho nhiều quốc gia ở châu Á lâm vào tình trạng vơ
cùng khó khăn. Tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan, hệ thống ngân hàng
lâm vào tình trạng khủng hoảng, nợ nước trầm trọng. Để giúp cho nền kinh tế thoát
ra khỏi khủng hoảng, các nước trên đã buộc phải xin trợ giúp từ quỹ tiền tệ thế

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


giới (IMF), để cung cấp các gói cứu trợ khẩn cấp, góp phần đưa các ngân hàng
trong nước thốt ra khỏi khủng hoảng.
• Thực hiện tái cấp vốn cho các ngân hàng
Theo nghiên cứu của Diamond (2000) và Rajan (2001), hoạt động tái cấp vốn có
xu hướng thúc đẩy các chính sách tín dụng hiệu quả. Đây được coi là hình thức
cung cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng trung ương nhằm cung ứng vốn ngắn
hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng. Khi nền kinh tế xảy ra khủng
hoảng, các ngân hàng sẽ hạn chế hoạt động cho vay của họ hoặc không đủ khả
năng thực hiện hoạt động cho vay, điều này dẫn đến nguy cơ “Suy kiệt vốn”
(Capital crunch). Để cải thiện tình trạng cho vay của các ngân hàng, chính phủ cần
thực hiện tái cấp vốn cho các ngân hàng này. Theo nghiên cứu của Allen và các
cộng sự (2009) và Giannetti và Simonov (2009), chỉ ra rằng, việc thực hiện tái cấp
vốn cho các ngân hàng Nhật Bản sau cuộc khủng hoảng tài chính suốt thập niên
1990 đã đem lại nhưng kết quả tích cực trong việc cải thiện tình trạng “ Suy kiệt
vốn” (capital crunch) của hệ thống ngân hàng nước này.
• Đảm bảo sự kết nối trong hệ thống liên ngân hàng
Việc đảm bảo sự kết nối chặt chẽ trong hệ thống liên ngân hàng mang lại lợi ích
lớn cho các ngân hàng, đặc biệt là đối với các ngân hàng vừa và nhỏ. Theo nghiên
cứu của Tim Eisert và Christian Eufinger (2013), các ngân hàng có thể tăng khả

năng trả tiền cho các khách hàng không tham gia bảo hiểm tiền gửi nếu họ tham
gia vào hệ thống liên ngân hàng, từ đó cung cấp sự đảm bảo lớn hơn cho người
gửi tiền. Trong trường hợp các ngân hàng gặp phải khủng hoảng và không nhận
được sự hỗ trợ từ chính phủ thì việc được kết nối chặt chẽ trong hệ thống liên ngân
hàng sẽ giúp các ngân hàng tiếp cận với dòng vốn rộng hơn, tăng khả năng hồn
trả nợ cho các khách hàng khơng tham gia bảo hiểm tiền gửi. Cũng trong nghiên
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cứu này, các tác giả chỉ ra rằng, chính phủ cũng khuyến khích các ngân hàng có
sự liên kết cao với nhau. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Leitner (2005) và David
và Lehar (2011) chỉ ra rằng, liên kết liên ngân hàng sẽ giúp tối ưu các dự đoán
tương lai (ex-ante) vì chúng hoạt động một cách thống nhất, nhất quán với nhau,
tạo điều kiện cho việc cứu trợ lẫn nhau.
Nhìn lại các cuộc khủng hoảng lớn trong lịch sử, ta có thể thấy được những cách
xử những chính sách cứu trợ kịp thời có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc đưa
nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng vượt qua khủng hoảng. Tùy vào từng
quốc gia, chính phủ có thể áp dụng một trong các chính sách nêu trên, hoặc lựa
chọn phối hợp các chính sách đó với nhau để đạt dược hiệu quả cao nhất trong
việc đưa hệ thống kinh tế nói riêng và nền kinh tế nói chung thốt ra khỏi cuộc
khủng hoảng.

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC CHÍNH SÁCH

CỨU TRỢ ĐƯỢC CHÍNH PHỦ MỸ ÁP DỤNG
CHO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG CUỘC
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2007-2008
2.1 Bối cảnh xây dựng các chính sách cứu trợ cho hệ thống ngân hàng
2.1.1 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2008
2.1.1.1 Nguyên nhân trực tiếp
• Khủng hoảng nợ dưới chuẩn và bong bóng bất động sản đổ vỡ
Sau sự sụp đổ của bong bóng Dotcom năm 2001, chủ tịch Cục dự trữ Liên bang
Mỹ đã đưa ra biện pháp tiền tệ để cứu nền kinh tế thốt khỏi suy thối, đó là hạ lãi
suất cho vay qua đêm liên ngân hàng. Chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 5 năm
2001 đến tháng 12 năm 2002, lãi suất liên ngân hàng giảm 11 đợt từ 6,5% xuống
cịn 1,75%. Tín dụng thứ cấp cũng vì thế mà giảm lãi suất theo. Điều này kích
thích sự phát triển ở khu vực bất động sản và ngành xây dựng làm động lực cho
tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, vì lãi suất quá thấp, các ngân hàng được vay tiền
từ Fed với mức lãi suất thấp. Sự dư thừa tín dụng giá rẻ đã làm việc vay tiền trở
nên dễ dàng hơn, khiến các ngân hàng mất kiểm sốt với cơng cụ địn bẩy tài chính.
Địn bẩy tài chính được hiểu là việc vay tiền để khuếch đại khoản đầu tư nhằm thu
được lợi nhuận cao hơn. Từ hoạt động này, các ngân hàng thu hút được bội tiền,
dùng tiền đó cho vay, thu lợi nhuận rồi hồn trả cho người đi vay và nhanh chóng
trở nên giàu có khủng khiếp. Để tiếp tục kiếm thêm lợi nhuận, các nhà đầu tư gợi
ý cho các nhân hàng rằng họ có thể kết nối các nhà đầu tư với các hộ gia đình bằng
các khoản cho vay thế chấp.
Do điều kiện tín dụng dễ dãi cùng với giá nhà đất lên cao nên các tổ chức tài chính
đã mở rộng cho vay bất động sản với cả những khách hàng không đủ điều kiện
20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vay vốn vì các ngân hàng tin rằng khi những người này khơng trả được nợ thì họ

sẽ thu lại tài sản, và do giá nhà luôn tăng nên sẽ khơng có rủi ro gì. Đây chính là
hình thức cho vay dưới chuẩn, áp dụng với cả những người nghèo, không công ăn
việc làm ổn định, vị thế xã hội thấp hoặc có một lịch sử thanh tốn tín dụng không
tốt.
Biếu đồ II.1: Tỷ lệ phần trăm cho vay thế chấp dưới chuẩn trong toàn bộ thị trường
cho vay ở Mỹ

Nguồn số liệu: Inside Mortgage Finance

Biểu đồ trên cho thấy phần trăm cho vay thế chấp dưới chuẩn của Mỹ năm 2006
là 23,5% tương đương với 600 ty USD, cao nhất từ trước đến nay và hạ xuống
mức 9,2% năm 2007 khi mà khủng hoảng bắt đầu.
Để bù đắp rủi ro cao từ các khoản vay tín nhiệm thấp này thì lãi suất vay phải cao
hoặc người vay phải theo lãi suất ARM (Adjustable Rate Mortgages) với lãi suất
ban đầu thấp sau đó điều chỉnh lên cao hơn. Vì lãi suất ARM ban đầu rất thấp lại
có thời hạn ngắn từ 3-5 năm nên nó đã thu hút được những người có thu nhấp thấp.
Tuy nhiên các khoản tiền lãi phải trả hàng tháng đã tăng dần theo thời gian do lãi
suất đã được điều chỉnh lên các mức cao hơn làm chi phí tiềm ẩn của các khoản
chi trả trong tương lai đã tăng lên rất nhiều. Hầu hết những người tham gia không
21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhận ra cái bẫy mà họ đã bước vào. Đồng thời những người đi vay đã lợi dụng sự
dễ dãi của môi trường cho vay để đầu cơ. Họ không mua nhà để ở mà chỉ giữ lại
một thời gian rồi bán lại cho người khác để kiếm lời.
Lợi nhuận đã tạo động lực để các ngân hàng xem nhẹ khả năng chi trả của khách
hàng, đẩy mạnh cho vay cầm cố bất động sản. Nhu cầu tăng đẩy giá nhà liên tục
leo thang, tăng 10% năm 2002 và tăng bình qn 25%/năm từ 2003-2005. Bong

bóng nhà đất kéo dài suốt giai đoạn 2001-2005. Nền kinh tế có sự phục hồi cùng
với xu hướng lạm phát gia tăng đã khiến FED quyết định tăng lãi suất trở lại. FED
đã tăng lãi suất tư 1% giữa năm 2004 lên 3,75% vào tháng 8/2005 và 5,25% vào
giữa năm 2006.
Biếu đồ II.2: Diễn biến thay đổi lãi suất chính sách của Hoa Kỳ

Nguồn số liệu: Inside Mortgage Finance

Sự tăng lãi suất đã trở thành áp lực lớn cho những người vay mua nhà. Và hiển
nhiên, các hộ gia đình khơng đủ khả năng trả lãi khoản tiền thế chấp. Ngân hàng
phải tịch thu tài sản và khoản tiền thu được hàng tháng bỗng chốc trở thành những
22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ngơi nhà. Càng ngày càng có nhiều ngơi nhà bị tịch thu, nguồn cung nhà đất quá
lớn so với cầu trên thị trường làm cho giá nhà đất trượt thảm hại. Mặt khác, giá
nhà giảm làm cho giá trị cầm cố giảm xuống thấp hơn mức tiền gốc để mua nhà.
Điều này làm cho các hộ gia đình cịn nắm giữ nhà quyết định khơng tiết kiệm trả
góp nữa mà trả lại nhà cho ngân hàng. Lãi suất tiếp tục tăng khiến cho tình trạng
càng nghiêm trọng, tỷ lệ người không trả được nợ lan mạnh khắp cả nước, giá nhà
lao thẳng xuống đáy, việc bán nhà thu hồi là rất khó khăn. Năm 2007 có gần 1,3
triệu bất động sản ở Mỹ bị tịch thu để thế nợ, tăng 79% so với năm 2006. Khủng
hoảng trên thị trường cho vay dưới chuẩn bùng nổ. Kết thúc năm 2007, ngành kinh
doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá
sản. Như vậy, bóng bóng bất động sản tại Mỹ phình to suốt 3 năm 2002-2005 và
bắt đầu vỡ vào năm 2006 và lan thành cuộc khủng hoảng tài chính chưa từng có
trong lịch sử
• Chứng khốn hóa

Ngun tắc cơ bản của chứng khốn hóa là biến các chứng từ tài sản thành các sản
phẩm có thể mang bán ra trên thị trường chứng khốn. Bất cứ chứng từ nào cũng
có thể chuyển đổi được: chứng từ tín dụng truyền thống, chứng từ bất động sản,
tín dụng thương mại… Chứng khốn hóa được cho là để giảm thiểu rủi ro, vì các
ngân hàng nhỏ ở một địa phương, một bang có thể chia sẻ rủi ro với các nhà đầu
tư cả nước. Dĩ nhiên, nếu giá nhà đồng loạt giảm trên cả nước thì cơng cụ chia sẻ
rủi ro này sẽ khơng có tác dụng (thực tế diễn ra như vậy). Nhưng vì giá nhà thường
không tương quan giữa các vùng, nên đa số người tham gia thị trường nhận thấy
chứng khoán bất động sản là an toàn miễn là số nợ cầm cố này đến từ nhiều địa
điểm khác nhau trên cả nước. Và nhờ chứng khốn hóa, các ngân hàng sẵn sàng
cho vay tiền những người khơng có khả năng trả nợ. Mục tiêu của họ là cho vay

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


càng nhiều càng tốt để rồi sang tay lại cho các ngân hàng đầu tư, ngân hàng đầu
tư lại bán đi dưới dạng chứng khốn.
• CDO (Collateralized Debt Obligations) - nghĩa vụ nợ được thế chấp hóa
Để thực hiện mục tiêu, các ngân hàng đầu tư phát minh ra CDO. CDO đóng gói
các khoản vay với chất lượng khác nhau vào trái phiếu, sau đó cắt nhỏ trái phiếu
thành từng khoanh. Người mua các khoanh tốt nhất sẽ được trả nợ trước, và chúng
được xếp hạng AAA bởi các tổ chức đánh giá trái phiếu như Moody’s, S&P.
Khoanh thấp hơn thì có mức xếp hạng thấp hơn, nhưng trả lãi suất cao hơn cho
người mua. Ma thuật của CDO là chúng tạo ra các chứng khoán AAA từ nợ vay
dưới chuẩn. Nhưng thực tế, các tổ chức xếp hạng đưa mơ hình của mình cho ngân
hàng để học cách đóng gói các khoản cầm cố sao cho đạt được mức xếp hạng cao
dù là khoản cầm cố rủi ro vì lý do đơi bên cùng có lợi. Hầu như 90% bất động sản
CDO được đánh giá xếp hạng AAA. Nói cách khác, khơng ai có động cơ giám sát

chất lượng vốn vay hay từ chối cho người không thể trả vay. Ngân hàng phát hành
khoản vay bán nó cho ngân hàng đầu tư, nên họ không quan tâm liệu họ có trả
khơng. Ngân hàng đầu tư đóng gói khoản vay thành CDO và bán cho nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư mua CDP nhưng khơng biết gì về các khoản nợ mà họ đang mua,
mà dựa vào mức xếp hạng cao mà Moody’s và S&P gán cho CDOs. Thị trường
CDO, năm 2000 chỉ là $275 triệu, tăng vọt lên $4,7 ngàn tỉ 2006.
Khi thị trường bất động sản hạ nhiệt, người đi vay khơng có khả năng trả nợ, giá
trị bất động sản trượt dốc, hậu quả là các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để
làm tài sản đảm bảo cho CDO là nợ khó địi, các CDO bị mất giá trên thị trường
thứ cấp, thậm chí khơng còn mua bán được trên thị trường, khiến cho các ngân
hàng, các nhà đầu tư không những bị lỗ nặng mà khơng cịn khả năng thanh tốn.
Điển hình là 2 công ty Fannie Mea và Freddie Mac nắm giữ một số lượng lớn
khoản vay Alt-A (khoản vay dành cho những người không đáp ứng những tiêu
24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×