Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

công tác xã hội nhóm với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm nuôi dương phục hồi chức năng người tâm thần tỉnh vĩnh phúc (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.86 KB, 22 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TIẾN

CÔNG TÁC XÃ H ỘI NHÓM V ỚI NGƯỜI TÂM
THẦN TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM NUÔI
DƯỠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGƯ ỜI TÂM
THẦN TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành : Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

TÓ M TẮT LU ẬN VĂ N TH ẠC SỸ CÔ NG T ÁC X Ã H Ộ I

HÀ NỘI, 2017


Công t r ì nh đư ợ c hoàn t hành t ại Học vi ện K hoa
học X ã h ội V i ệt Nam
Ngư ờ i hư ớ ng d ẫn kho a h ọc:
P GS.TS. N GUY ỄN H Ồ I LO AN

Phản biện 1: PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu.
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp
tại: Học viện Khoa học xã hội, hồi ...... ,ngày .... tháng..... năm 2017

Có t h ể t ì m hi ểu l u ận văn t ại :
T hư vi ện Học vi ện K hoa h ọc xã h ội




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ
phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật
khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn. Người
tâm thần lại càng gặp nhiều khó khăn hơn vì bộ não của họ bị khiếm
khuyết, là cơ quan chỉ đạo và chi phối mọi hoạt động của các cơ quan
khác trên cơ thể con người.
Hiện nay số người bị rối nhiễu tâm trí ở Việt Nam ước chiếm
10% dân số, tương đương 9 triệu người. Số người tâm thần có xu
hướng gia tăng do áp lực cuộc sống, môi tường... Việc chăm sóc,
chữa trị và phục hồi chức năng cho người tâm thần là một thách thức
lớn và là một gánh nặng đối với cộng đồng và xã hội.
Theo báo cáo của Sở Y tế Vĩnh Phúc năm 2015, Vĩnh Phúc có
trên 4.500 người bị tâm thần.Trong đó được chăm sóc tại các cơ sở Y
tế và cơ sở Bảo trợ trên 400 người. Số còn lại được chăm sóc, quản lý
tại gia đình, cộng đồng
Trung tâm Nuôi dưỡng và Phục hội chức năng người tâm thần
Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động – Thương
binh & Xã hội Vĩnh Phúc có chức năng quản lý, chăm sóc, nuôi
dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần.Hiện Trung tâm
đang nuôi dưỡng 121 đối tượng tâm thần. Việc quản lý chăm sóc
nuôi dưỡng đối tượng chủ yếu thông qua việc dùng thuốc, tư vấn,
tham vấn, trị liệu... và các hoạt động nghề CTXH chuyên nghiệp mới
đang được bắt đầu được áp dụng lồng ghép tại Trung tâm.
CTXH dưới nhiều hình thức đa dạng của nó, là một khoa học,
một hoạt động chuyên nghiệp tác động vào vô số các tương tác phức
1



hợp giữa con người và môi trường của họ nhằm tạo ra sự thay đổi
(phát triển) của xã hội
Phương pháp CTXH nhóm là phương pháp rất có hiệu quả trong
việc trợ giúp các đối tượng xã hội nói chung và người tâm thần nói
riêng. Vì CTXH nhóm giúp tăng thêm khả năng hòa nhập xã hội,
điều mà làm việc CTXH cá nhân không hiệu quả bằng.
Từ tất cả các lý do trên, với những kiến thức đã được trang bị
tại khóa học cao học CTXH và từ thực tiễn công tác tại Trung tâm
Nuôi dưỡng và Phục hồi chức năng người tâm thần Vĩnh Phúc, tôi
chọn viết luận văn với tên đề tài: “CTXH nhóm với người tâm thần
từ thực tiễn Trung tâm nuôi dương phục hồi chức năng người tâm
thần tỉnh Vĩnh Phúc”
2.Tình hình nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu về người khuyết tật nói chung, người tâm thần
nói riêng đã nhận được sự quan tâm rất nhiều của các nhà khoa học,
các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước. Trong phạm
vi nghiên cứu đề tài này, tác giả lựa chọn và phân tích một số công
trình nghiên cứu, bài viết, tài liệu tiêu biểu.
Thứ nhất: Các nghiên cứu về pháp luật, chính sách xã hội đối
với người khuyết tật
Thứ hai:Các nghiên cứu lý luận phục vụ CTXH đối với người
khuyết tật
Thứ ba:Các nghiên cứu về hoạt động thực hành CTXH đối
với người khuyết tật tâm thần.
Thứ tư:Các báo cáo khoa học về người khuyết tật, người tâm
thần và các hoạt động trợ giúp đối với họ.
Thứ năm:Các hội thảo, dự án liên quan đến việc hỗ trợ cho
người khuyết tật, tâm thần.

2


3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là hệ thống hóa các giá trị, tri thức lý luận
và thực tiễn CTXH nhóm trong việc quản lý, chăm sóc, NDPHCN
người tâm thần tại Trung tâm NDPHCN người tâm thần tỉnh Vĩnh
Phúc nhằm góp phần giải quyết một phần các vấn đề đối với người
tâm thần như: Quản lý, chăm sóc, chữa trị, phục hồi chức năng cho
người tâm thần... Đồng thời đề tài cũng góp phần đề ra các giải pháp
thúc đẩy các hoạt động CTXH mang lại sự bình an, hạnh phúc, điều
kiện chăm sóc và chữa trị cho người tâm thần đang được nuôi dưỡng
tại Trung tâm nói riêng và cộng đông nói chung vì sự bình yên của
mỗi gia đình, vì mục tiêu chung của an sinh xã hội.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Để cụ thể hóa mục đích của đề tài, đề tài cần thực hiện các
nhiệm vụ sau:
Một là: Trên cơ sở nền tảng lý luận, phương pháp, sự hiểu biết,
kiến thức và kỹ năng về CTXH nhóm với người tâm thần nhằm nâng
cao năng lực, kết nối, mở mang hệ thống các nguồn lực, dịch vụ và
những cơ hội thúc đẩy khả năng giải quyết các vấn đề đối với người
tâm thần, gia đình và cộng đồng.
Hai là: Từ thực tiễn tại Trung tâm, phân tích các hoạt động
nhóm trong việc quản lý, chăm sóc, chữa trị nuôi dưỡng người tâm
thần. Tìm các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH nhóm đối với người tâm
thần đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm.
Ba là: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề ra những giải pháp
nhằm năng cao CTXH nhóm với người tâm thần tại Trung tâm Nuôi
dưỡng và Phục hồi Chức năng Người tâm thần Vĩnh Phúc.


3


4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu: CTXH nhóm với người tâm thần.
4.2.Khách thể nghiên cứu: 100% đối tượng tâm thần đang được nuôi
dưỡng tại trung tâm ( 121 đối tượng) và đội ngũ cán bộ quản lý người tâm
thần, nhân viên CTXH đang làm việc tại Trung tâm (15 cán bộ).
4.3.Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại Trung tâm NDPHCN người
tâm thần Vĩnh Phúc.
5.Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp luận nghiên cứu của công tác xã hội nhóm
với người tâm thần
5.1.1. Quán triệt nguyên tắc của Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử
5.1.2.Nguyên tắc phải phân tích đa chiều về người tâm thần
phải dựa trên cách tiếp cận khác nhau
5.1.3.Phối hợp sử dụng đồng thời nhiều phương pháp, kỹ thuật
trong nghiên cứu về người tâm thần
5.2.Phương pháp nghiên cứu công tác xã hội nhóm với người
tâm thần
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
5.2.2. Phương pháp quan sát
5.2.3. Phương pháp điều tra bảng hỏi
5.2.4. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân, bệnh án
6.Ý nghĩa lý luận thực tiễn của luận văn
Các kết quả nghiên cứu của đề tài là những tài liệu tham khảo tại
Trung tâm NDPHCN người tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc.
Có thể trở thành tài liệu tham khảo đối với các cơ quan tổ chức

hữu quan trong quá trình nghiên cứu, để tổ chức thực hiện CTXH ở
tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có công tác xã hôi nhóm với người tâm thần.
4


7.Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục. Nội dung luận văn chia thành 03 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về CTXH nhóm với người tâm
thần
Chương 2: Thực trạng CTXH nhóm với người tâm thần tại
Trung tâm NDPHCN người tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt
động CTXH nhóm với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm
NDPHCN nười tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI NGƯỜI TÂM THẦN
1.1. Khái niệm về bệnh tâm thần
1.1.1. Khái niệm về sức khỏe
1.1.2. Khái niệm sức khỏe tâm thần
1.1.3. Khái niệm người tâm thần
1.2. Khái niệm, nguyên tắc và các bước tiến hành về công tác
xã hội nhóm với người tâm thần
1.2.1. Khái niệm công tác xã hội nhóm với người tâm thần.
CTXH nhóm với người tâm thần là một phương pháp của
CTXH nhằm trợ giúp những người tâm thần có môi trường, cơ hội,
chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung khi tham gia
vào hoạt động nhóm để hướng tới giải quyết những vấn đề của họ
nhằm phục hồi chức năng tâm lý – xã hội của người bệnh tâm thần

1.2.2. Nguyên tắc công tác xã hội nhóm với người tâm thần
1.2.3. Cơ sở và mục đích làm việc nhóm với người tâm thần
5


1.2.3.1. Cơ sở làm việc nhóm với người tâm thần
1.2.3.2. Mục đích của làm việc nhóm với người tâm thần
1.2.4. Các bước công tác xã hội nhóm với người tâm thần
Trong kế hoạch lập nhóm, cần xem xét các yếu tố sau để xác
định vị trí thích hợp của đối tượng trong nhóm:
Mục đích của nhóm
Mức độ đồng nhất, không đồng nhất giữa các thành viên
Lứa tuổi, giới tính, số lượng các thành viên
Vấn đề các thành viên gặp phải
Quyền quản lý (vai trò điều hành là một người hay nhiều người)
Các bước CTXH nhóm với người tâm thần
1.2.4.1.Chuẩn bị thành lập nhóm
Đây là bước đầu tiên của CTXH nhóm với người tâm thần, bước
này gồm các hoạt động chủ yếu sau:
*.Xác định mục đích hoạt động của nhóm:
*.Đánh giá các nguồn lực cho việc thành lập nhóm:
*.Dự thảo chương trình hoạt động của nhóm:
1.2.4.2.Bắt đầu hoạt động
1.2.4.3. Tập trung hoạt động – bước trọng tâm
1.2.4.4.Lượng giá và kết thúc
1.3. Các hoạt động công tác xã hội nhóm với người tâm thần
1.3.1. Lao động liệu pháp
Mục đích của liệu pháp này khi sử dụng cho mô hình phục hồi
chức năng nhằm giúp cho bệnh nhân khôi phục lại những kỹ năng
nghề nghiệp mà trước đây họ từng có, nay bị bệnh khả năng bị mai

một đi.
Nội dung của liệu pháp khá đa dạng và tùy thuộc vào từng khả
năng của bệnh nhân mà lựa chọn hoạt động cho phù hợp.
6


1.3.2. Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là các phương pháp, các kỹ thuật mà nhà trị liệu
sử dụng để tác động tới tâm lý người bệnh một cách tích cực, có hệ
thống nhằm mục đích phòng và chữa bệnh.
1.3.3. Huấn luyện kỹ năng
Nội dung của huấn luyện kỹ năng bao gồm huấn luyện các kỹ
năng như tắm, gội, cắt tóc, cạo râu, đánh răng, rửa mặt, giặt quần
áo...
1.3.4. Vai trò của Văn nghệ - thể dục thể tao và các hoạt động
giải trí
1.3.4.1. Văn hóa văn nghệ
1.3.4.2. Hoạt động thể dục thể thao
1.3.4.3. Hoạt động vui chơi giải trí
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm với
người tâm thần
1.4.1. Vai trò của nhân viên công tác xã hội
1.4.2. Vai trò của gia đình đối tượng người tâm thần
1.4.3. Yếu tố thuộc về người tâm thần
1.4.4. Yếu tố quan điểm của lãnh đạo
1.4.5. Yếu tố cơ sở vật chất, nguồn kinh phí
1.4.5.1.Yếu tố cơ sở vật chất:
1.4.5.2.Nguồn kinh phí:
1.5. Cơ sở pháp lý về công tác xã hội nhóm đối với người tâm
thần

1.5.1. Các văn bản pháp luật và chính sách Quốc tế về người
tâm thần
1.5.2. Luật pháp chính sách của Việt Nam với người tâm thần

7


Chương 2
THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI NGƯỜI
TÂM THẦN TẠI TRUNGTÂM NUÔI DƯỠNG PHỤC
HỒI CHỨC NĂNG NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc, sơ lược về Trung
tâm nuôi dưỡng phục hồi chức năng người tâm thần Vĩnh Phúc
2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,
cửa ngõ của Thủ Đô, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa
các tỉnh Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng, do
vậy tỉnh có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
khu vực và Quốc gia.
Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1231 km2. Dân
số có trên 1 triệu người, có 7 anh em dân tộc sinh sống trên địa bàn
tỉnh gồm: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường. Tỉnh Vĩnh
Phúc có 9 đơn vị hành chính: 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện thị;
137 xã, phường, thị trấn.
Từ một địa phương thuần nông trở thành tỉnh có giá trị sản xuất
công nghiệp lớn, là trung tâm sản xuất công nghiệp sản xuất ô tô – xe
máy hàng đầu của vùng trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Hệ thống hạ
tầng kỹ thuật được đầu tư, nâng cấp theo hướng hiện đại. Các lĩnh
vực giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin có nhiều chuyển biến; an ninh

quốc phòng được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững;
tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 17,24%/ năm; thu ngân sách
tăng nhanh, từ 100 tỷ đồng năm 1997 lên trên 24.000 tỷ đồng năm
2015.
8


Với nhiều thế mạnh và tiềm năng phát triển, Vĩnh Phúc phấn
đấu đến năm 2020 là tỉnh công nghiệp, trở thành một trong những
trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước
2.1.2. Sơ lược về Trung tâm nuôi dưỡng phục hồi chức năng
người tâm thần Vĩnh Phúc
Trung tâm Nuôi dưỡng và PHCN người tâm thần tỉnh Vĩnh
Phúc là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội được thành lập theo Quyết định số 1935/QĐ-CT ngày
23/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Trụ sở đóng trên địa
bàn phường Đồng Tâm – Thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc có
chức năng, nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng người tâm thần
theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Từ năm 2009 – 2010, Trung tâm hình thành tổ chức bộ máy,
chuẩn bị cơ sở vật chất.
Từ năm 2010 – nay: Trung tâm tiếp nhận và tiến hành quản lý,
chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng.
2.1.2.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy
Lãnh đạo Trung tâm gồm có Giám đốc và 04 phó giám đốc; 03
phòng Tổng hợp – Tổ chức – Hành chính, phòng Y tế - Phục hồi
chức năng, phòng Quản lý, chăm sóc đối tượng.
Hiện Trung tâm có 27cán bộ viên chức
Trung tâm mới thành lập so với các đơn vị Bảo trợ khác trong cả
nước, cơ sở hạ tầng Trung tâm tiếp quản từ cơ sở vật chất cũ của

Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Vĩnh Phúc, nên không phù hợp
với đặc điểm nuôi dưỡng đối tượng tâm thần. Theo quy hoạch của
Tỉnh, trong thời gian tới Tỉnh sẽ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mới
tại địa điểm xã Hướng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc với quy mô
nuôi dưỡng từ 300 – 500 đối tượng tâm thần. Tỉnh đã có quyết định
9


đầu tư, dự kiến đến năm 2020 thì Trung tâm sẽ chuyển sang cơ sở
mới để hoạt động. Do vậy cơ sở vật chất hiện tại của Trung tâm
mang tính chất chắp vá, tạm bợ, hỏng đâu sửa đấy, không đủ điều
kiện nuôi dưỡng và quá tải (với cơ sở vật chất hiện tại Trung tâm chỉ
đảm bảo nuôi dưỡng 60 đối tượng, hiện giờ Trung tâm đang nuôi
dưỡng 121 đối tượng).
2.1.3. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Trung tâm NDPHCN người tâm thần Vĩnh Phúc chỉ đảm bảo
quản lý nuôi dưỡng 60 -70 đối tượng, nhưng tại thời điểm hiện tại
nuôi dưỡng 121 đối tượng, trong đó
Về giới tính: Nam: 76 đối tượng chiếm 62,8%; nữ: 45 đối tượng
chiếm 37,2%.
Về độ tuổi: Dưới 16 tuổi 0 đối tượng; từ 17-35 tuổi:47 đối tượng
chiếm 38,8%; từ 35-59 tuổi: 71 đối tượng chiếm 58,6%; từ 60 tuổi
trở lên 3 đối tượng chiếm gần 2,6%.
Về trình độ học vấn: Chưa đi học chiếm 43%, tiểu học chiếm
27%, trung học cơ sở chiếm 14%, trung học phổ thông chiếm 14%,
cao đẳng đại học chiếm 2%.
Về thời gian đối tượng được nuôi dưỡng tại Trung tâm: 1 năm
có 22 đối tượng chiếm 18,2%; 2-3 năm có 43 đối tượng chiếm
35,5%; từ 4 năm trở nên 56 đối tượng chiếm 46,3%.
2.2. Công tác xã hội nhóm với đối tượng tâm thần đang được

nuôi dưỡng tại Trung tâm nuôi dưỡng phục hồi chức năng người
tâm thần Vĩnh Phúc
2.2.1. Hoạt động lao động liệu pháp
Hoạt động lao động liệu pháp là một trong những liệu pháp quan
trọng mà Trung tâm áp dụng. Đây là một liệu pháp nhằm phục hồi
chức năng cả về sức khỏe thể chất và cả về sức khỏe tâm thần.Lao
10


động liệu pháp có thể điều trị hiệu quả các rỗi loạn tâm thần. Khoa
học đã nghiên cứu và thực tiễn tại Trung tâm lao động liệu pháp
không những duy trì yếu tố cơ học trong hoạt động và cuộc sống của
người bệnh mà còn tạo ra niềm vui, sự yên tĩnh, giá trị bản thân... Đó
là những yếu tố tích cực trong quản lý, chăm sóc, chữa trị và nuôi
dưỡng những đối tượng tâm thần tại Trung tâm.
Hoạt động lao động liệu pháp được Trung tâm thực hiện hết sức
khoa học đó là: xây dựng kế hoạch, thời gian biểu cụ thể cho từng
hoạt động lao động liệu pháp; các đối tượng tham gia lao động liệu
pháp được cán bộ hướng dẫn, chỉ bảo; thực hiện các lao động liệu
pháp đơn giản sau đó mới thực hiện các lao động liệu pháp phức tạp
hơn; trong quá trình thực hiện lao động liệu pháp có động viên khen
thưởng kịp thời, có uốn nắn tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt
động lao động liệu pháp.
Trong tổng số 121 đối tượng tâm thần đang được chăm sóc, nuôi
dưỡng tại Trung tâm. Trung tâm luôn duy trì đảm bảo hàng ngày từ
80 – 90 đối tượng tham gia các hoạt động lao động liệu pháp. Những
đối tượng được tham gia lao động liệu pháp phải đảm bảo các yêu
cầu:
Sức khỏe thể chất và tâm thần ổn định, làm chủ được hành vi
Có các kỹ năng phù hợp với các hoạt động lao động liệu pháp

mà mình tham gia
Việc tổ chức thực hiện lao động liệu pháp chia thành nhóm tổ
với sự hướng dẫn, giúp đỡ của cán bộ (01 cán bộ quản lý 10 đối
tượng).
2.2.1.1. Nội dung của lao động liệu pháp
Hiện nay lao động liệu pháp ở Trung tâm được thực hiện ở
những nội dung khác nhau, cụ thể là:
11


Lao động tăng gia trồng trọt (Trồng rau, chăm sóc vườn cây ăn
quả, vườn bạch đàn...): 30 đối tượng tham gia hoạt động này.
Lao động chăn nuôi (Lợn, chó, gà...): 15 đối tượng tham gia
hoạt động này.
Lao động vệ sinh môi trường (Quét dọn vệ sinh phòng ở, sân
chơi, khuôn viên Trung tâm, đổ rác): 15 đối tượng tham gia hoạt
động này
Các hoạt động nấu nướng, chế biến thực phẩm, cấp dưỡng: 10
đối tượng tham gia hoạt động này.
Lao động sửa chữa nhỏ (Xây dựng vá víu hỏng hóc...): 10 đối
tượng tham gia hoạt động này.
Qua số liệu trên có thể thấy hoạt động tăng gia trồng trọt chiếm
tỷ lệ cao nhất trong các hoạt động lao động liệu pháp mà Trung tâm
tổ chức chiếm (37,5%); sau đó là các lao động liệu pháp chăn nuôi và
vệ sinh môi trường (môi hình thức chiếm 18,8%); cuối cùng là các
hoạt động lao động liệu pháp cấp dưỡng và sửa chữa nhỏ (mỗi hình
thức chiếm 12,5%).
2.2.1.3. Đánh giá về hoạt động lao động liệu pháp
Hoạt động lao động liệu pháp được Trung tâm đặc biệt quan tâm
và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phục hồi chức năng cho

người tâm thần đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm, đó là:
Việc tiến hành các hoạt động trị liệu được duy trì theo thời gian
biểu và được thực hiện hàng ngày. Các đối tượng tham gia lao động
liệu pháp được phân công phù hợp với sức khỏe và khả năng của
mình.
Trong quá trình thực hiện liệu pháp lao động được xây dựng có
kế hoạch và khoa học. Các liệu pháp lao động được thực hiện từ đơn
giản đến khó, luôn được sự giám sát, hướng dẫn giúp đỡ của cán bộ
12


quản lý. Cuối buổi luôn có đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm, có
động viên, uốn nắn khen thưởng kịp thời.
Thông qua lao động liệu pháp giúp đối tượng có ý thức kỷ luật,
giờ nào việc nấy, tránh thì giờ nhàn rỗi, có tinh thần tương trợ giúp
đỡ lẫn nhau; mỗi quan hệ giữa cán bộ với đối tượng, giữa đối tượng
với đối tượng ngày càng khăng khít. Sức khỏe về mặt thể chất, đặc
biệt sức khỏe về mặt tâm thần chuyển biến theo hướng tích cực. Hạn
chế rất nhiều những xích mích, va chạm, mâu thuẫn... không đáng có
xảy ra giữa các đối tượng.
Qua lao động liệu pháp đối tượng được khẳng định mình, cảm
thấy mình được tôn trọng, có ích vì qua lao động nó không chỉ có ích
lợi về mặt sức khỏe mà kết quả của lao động là lợi ích về kinh tế.
Thông qua chăn nuôi và trồng trọt cung cấp đủ rau xanh, hoa quả và
một phần thực phẩm nhằm cải thiện đời sống của đối tượng và cán
bộ.
Các hoạt động liệu pháp của trung tâm tương đối đa dạng và
phong phú, đó là: Tăng gia trồng rau, chăm sóc cây ăn quả; chăn
nuôi; vệ sinh môi trường; nấu nướng, cấp dưỡng; xây dựng, sửa chữa
nhỏ...

2.2.2. Tâm lý trị liệu
Những đối tượng tâm thần nuôi dưỡng tại Trung tâm đa phần
mắc bệnh nặng, mãn tính, có thể điều trị suốt cả đời. Nguyên nhân
gây ra bệnh cho đối tượng có thể do nội sinh hoặc ngoại sinh. Để
điều trị có hiệu quả chúng ta phải kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và
liệu pháp tâm lý xã hội.
Trị liệu tâm lý có nghĩa là sự xóa bỏ rắc rối, những bệnh lý
mang tính tâm lý

13


Mặc dù điều trị bằng thuốc là nền tảng trong việc điều trị cho
các bệnh nhân tâm thần, điều trị tâm lý xã hội cũng rất quan trọng.
Trong công tác tâm lý trị liệu Trung tâm áp dụng chủ yếu hai
hình thức
Tham vấn và tư vấn
Giao tiếp
Tham vấn và tư vấn
Tham vấn là mối quan hệ của Nhân viên CTXH, cán bộ quản lý
và đối tượng trong quá trình nhằm giúp đỡ đối tượng cải thiện được
tình trạng bệnh tật của họ bằng cách khai thác, nhận thức hoặc thấu
hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ.
Tư vấn là mối quan hệ của Nhân viên CTXH, cán bộ quản lý và
đối tượng trong quá trình nhằm giúp đỡ đối tượng cải thiện được tình
trạng bệnh tật của họ bằng cách đưa ra những lời khuyên, yêu cầu họ
thực hiện.
Hình thức của tâm lý trị liệu được tổ chức thông qua:
Giao tiếp
Sinh hoạt nhóm.

Lao động trị liệu
Huấn luyện kỹ năng.
Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải
trí.
2.2.3. Huấn luyện kỹ năng
2.2.3.1. Nội dung huấn luyện kỹ năng
Trung tâm tập trung huấn luyện các kỹ năng cơ bản sau:
Kỹ năng vệ sinh cá nhân
Kỹ năng phòng chống bệnh tật
Dạy nghề
14


Kỹ năng sống
Kỹ năng vệ sinh cá nhân
Đánh giá về tổ chức huấn luyện kỹ năng
Như chúng ta đã biết: Đặc điểm của người tâm thần là bị khiếm
khuyết về bộ não, không làm chủ được hành vi, có lời nói và hành
động khác thường trong cuộc sống. Họ ít hoặc không được sự quan
tâm của gia đình và xã hội, Họ ít có cơ hội học tập và học nghề... Tuy
nhiên họ cũng có nhu cầu như những người bình thường khác: Chấp
nhận bệnh tật; có nhu cầu chữa bệnh chăm sóc sức khỏe; và mong
muốn làm điều có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Với chức năng nhiệm vụ của mình là quản lý, chăm sóc, nuôi
dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần. Trung tâm rất coi
trọng đến công tác huấn luyện kỹ năng cơ bản cho người tâm thần
đang được nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm, những kỹ năng này
rất thiết thực với cuộc sống của họ, phù hợp với khả năng và có tác
dụng phục hồi chức năng cho người tâm thần, giúp họ nếu có tái hòa
nhập cộng đồng thì có khả năng tự phục vụ bản thân, chăm sóc sức

khỏe và với sự giúp đỡ của gia đình, xã hội họ có thể làm những công
việc đơn giản tự nuôi sống bản thân
2.2.4 .Văn hóa văn nghệ thể dục thể thao và các hoạt động vui
chơi giải trí
2.2.4.1. Văn hóa văn nghệ
2.2.4.2. Các hoạt động thể dục thể thao
2.2.4.3. Hoạt động vui chơi giải trí
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm với
người tâm thần
2.3.1. Yếu tố thuộc về nhân viên công tác xã hội và cán bộ
quản lý đối tượng
15


2.3.2. Yếu tố thuộc về người tâm thần
2.3.3. Nhận thức của lãnh đạo
2.3.4. Yếu tố điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực khác
2.3.4.1. Cơ sở vật chất
2.3.4.2. Kinh phí
2.4. Tồn tại – hạn chế nguyên nhân của công tác xã hội nhóm
với người tâm thần
2.4.1. Tồn tại – hạn chế
2.4.2. Nguyên nhân
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN HOẠT
ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI
VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TRUNG
TÂM NDPHCN NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Nhóm giải pháp tuyên truyền để nâng cao nhận thức của
cộng đồng xã hội về người tâm thần và các vấn đề của họ

3.1.1. Tuyên truyền cho người dân
3.1.2. Tuyên truyền cho gia đình
3.1.3. Tuyên truyền cho cộng đồng:
3.1.4. Tuyên truyền cho các cấp lãnh đạo
3.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực
3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên
công tác xã hội, quản lý chăm sóc đối tượng
3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực cho người tâm thần và gia
đình họ

16


3.3. Nhóm giải pháp đổi mới nội dung và phương thức thực
hiện các hoạt động công tác xã hội với người tâm thần
Thứ nhất: Để hoạt động CSSKTT có hiệu quả, việc đầu tiên là
cần nhận thức đúng nhu cầu rất lớn về phòng chống bệnh tâm thần.
Trên cơ sở đó xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động, chính
sách khả thi CSSKTT cho người dân.
Thứ hai: Cần nhận thức rằng, CTXH trong CSSKTT đòi hỏi
kiến thức, kỹ năng đặc thù, xuất phát từ tính đặc thù của bệnh tâm
thần. Bởi lẽ, căn nguyên của bệnh tâm thần là đa yếu tố, trong đó yếu
tố môi trường xã hội là quan trọng. Vì vậy, những người tham gia
hoạch định chính sách từ vĩ mô đến thực hiện ở cấp vi mô cần có
những kiến thức cơ bản về CSSKTT.
Thứ ba: Người làm CTXH là thực hành công bằng xã hội cho
người tâm thần cần lưu ý nhóm đối tượng này là nhóm yếu thế trong
xã hội. Do vậy, để có được đội ngũ người làm CTXH phục vụ tiến
trình CSSKTT, cần đưa CSSKTT vào làm một mục tiêu chính sách
của CTXH trong lĩnh vực y tế.

Thứ tư: Người làm CTXH cần được đào tạo ở tất cả các khâu
của tiến trình CSSKTT. Từ dự phòng, điều trị, đến phục hồi chức
năng. Họ tham gia từ tầm vĩ mô, tổ chức mạng lưới, hoạch định chính
sách... đến cụ thể hoạt động ở cộng đồng – tầm vi mô. Để làm tốt, họ
cần được trang bị thêm kiến thức cơ bản về phòng, điều trị và
CSSKTT tại cộng đồng.
3.4. Nhóm biện pháp về việc xây dựng các mô hình dịch vụ
hỗ trợ người tâm thần
Mô hình nhóm trị liệu: Thành lập nhóm trị liệu đối với người
tâm thần với mục đích giúp họ giảm bớt căng thẳng về mặt tâm lý

17


tình cảm bằng những bài tập trị liệu nhóm và thông qua sự tương tác
giữa các thành viên.
Mô hình nhóm giáo dục: Thành lập nhóm giáo dục với mục
đích rèn luyện các kỹ năng cho người tâm thần các kiến thức về
phòng chống bệnh tật, giữ gìn vệ sinh cá nhân, sinh hoạt nền nếp, các
hoạt động giao tiếp... để người tâm thần có khả năng tự phục vụ
mình.
Mô hình nhóm hỗ trợ: Nhóm hỗ trợ được thành lập với mục
đích giúp người tâm thần chia sẻ tâm tư tình cảm với những người
khác cùng cảnh ngộ, đồng thời giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết.

18


KẾT LUẬN
Trung tâm Nuôi dưỡng và Phục hồi chức năng người tâm thần

Vĩnh Phúc trong thời gian qua đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là:
Tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng, chữa trị và phục hồi chức năng
người tâm thần trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Là địa chỉ tin cậy giúp
các đối tượng tâm thần đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm thuyên
giảm bệnh tật, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng.
Tuy nhiên, công tác chăm sóc NDPHCN cho người tâm thần
đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm cũng gặp nhiều khó khăn, đó là:
Đối tượng người tâm thần đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm là
những bệnh nhân nặng, thời gian bị bệnh lâu, hoàn cảnh gia đình rất
khó khăn, khả năng phục hồi chậm hoặc không có khả năng phục hồi,
đối tượng bệnh đa dạng; cơ sở vật chất mượn tạm không đáp ứng đủ
điều kiện nuôi dưỡng; đội ngũ cán bộ vừa thiếu và yếu, chế độ đãi
ngộ của Nhà nước không đáp ứng được yêu cầu đặc thù công việc;
việc áp dụng CTXH vào quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng
tâm thần được quan tâm nhưng chưa thực sự chuyên nghiệp nên hiệu
quả chưa cao, còn nhiều bất cập.
Từ hệ thống lý thuyết đã được học về CTXH và thực tiễn làm
việc tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Phục hồi chức năng người tâm
thần Vĩnh Phúc, tác giả đã lựa chọn đề tài: “CTXH nhóm với người
tâm thần từ thực tiễn Trung tâm NDPHCN người tâm thần tỉnh
Vĩnh Phúc”.
Thông qua việc nghiên cứu và viết đề tài này, tác giả đã hệ
thống hóa những vấn đề lý luận về CTXH nhóm đối với người tâm
thần. Đồng thời đưa ra các nội dung của hoạt động CTXH nhóm với
người tâm thần. Đề tài cũng đề ra được các nguyên tắc CTXH với
19


người tâm thần; các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH nhóm đối với
người tâm thần.Ngoài ra đề tài cũng hệ thống hóa các cơ sở pháp lý

về CTXH nhóm với người tâm thần.Đây là nền tảng lý thuyết quan
trọng để tiến hành nghiên cứu và viết đề tài.
Phần thực trạng CTXH nhóm đối với người tâm thần tại Trung
tâm NDPHCN người tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả đã khái quát
qua vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu. Đề tài đã phản ánh
thực trạng CTXH nhóm với người tâm thần tại Trung tâm, đó là: Lao
động liệu pháp, tâm lý trị liệu, huấn luyện kỹ năng, các hoạt động
văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao và các hoạt động giải trí. Qua
nghiên cứu thực trạng CTXH nhóm với người tâm thần tại Trung tâm
cho thấy hình thức tổ chức các nội dung của CTXH nhóm với người
tâm thần tại Trung tâm. Đề tài cũng đánh giá về nội dung của các
hoạt động đó ảnh hưởng như thế nào trong việc quản lý, chăm sóc và
nuôi dưỡng đối tượng tâm thần tại Trung tâm.
Từ lý luận và thực tiễn, đề tài cũng đưa ra một số giải pháp nâng
cao hiệu quả của CTXH nhóm với người tâm thần.

20



×