Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

(Tiểu luận FTU) vai trò của chính phủ trong bất bình đẳng phân phối thu nhập ở việt nam giai đoạn 2008 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.7 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN
Kinh tế cơng cộng
ĐỀ TÀI
Vai trị của chính phủ trong bất bình đẳng
phân phối thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018

Nhóm: 2
Lớp: KTE407(20192).2
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lý Hoàng Phú

Hà Nội, tháng 3 năm 2020

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN.......................................................................................1
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................ 2
NỘI DUNG....................................................................................................................3
CHƯƠNG I: Cơ sở lý thuyết.................................................................................. 3
1. Khái quát chung về phân phối thu nhập...............................................................3
2. Khái quát về bất bình đẳng phân phối thu nhập...................................................3
3. Các tiêu chí đánh giá bất bình đẳng phân phối thu nhập......................................5
CHƯƠNG II: Thực trạng bất bình đẳng theo phân phối thu nhập ở Việt Nam......9
1. Phân phối thu nhập ở Việt Nam...........................................................................9


2. Nguyên nhân gây nên bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam................................16
3. Tác hại của bất bình đẳng phân phối thu nhập ở Việt Nam................................ 18
CHƯƠNG III: Vai trò của chính phủ trong bất bình đẳng phân phối thu nhập ở
Việt Nam.............................................................................................................. 19
1. Mối quan hệ giữa bất bình đẳng phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế.....19
2. Hiệu quả khi Chính phủ can thiệp vào bất bình đẳng phân phối thu nhập.........19
3. Hạn chế của các chính sách và khó khăn, thách thức của Chính phủ khi can thiệp
vào bất bình đẳng phân phối thu nhập................................................................... 26
4. Một số đề xuất trong việc chỉnh sửa các chính sách:.........................................31
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 35

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT
1
2
3

Họ và tên
Nguyễn Ngọc Dung
Nguyễn Thị Kim Ngân
Đỗ Thị Phương Thảo

MSSV
1814420027

1714410164
1814410194

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1: Thu nhập bình quân đầu người theo tháng ................................................. 9
Biểu đồ 2. 2: Thu nhập bình quân đầu người theo tháng chia theo 5 nhóm thu nhập ... 11
Biểu đồ 2. 3: Đường Lorenz năm 2018 .......................................................................... 12

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành ....................... 9
Bảng 2. 2: Thu nhập bình qn đầu người theo tháng chia theo 5 nhóm thu nhập năm
2010 – 2018 .................................................................................................................... 10
Bảng 2. 3: Hệ số Gini qua các năm ................................................................................ 12
Bảng 2. 4: Tỷ trọng thu nhập của 40% dân số trong tổng thu nhập ............................... 12
Bảng 2. 5: Thu nhập bình quân đầu người/ tháng .......................................................... 13
Bảng 2. 6: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành của các vùng
địa lý ............................................................................................................................... 14
Bảng 2. 7: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo vùng địa lý .......................................................... 15
Bảng 2. 8: Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người một tháng giữa nhóm thu nhập
cao nhất so với nhóm thu nhập thấp nhất phân theo vùng địa lý ................................... 15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2

LỜI MỞ ĐẦU
Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường là một khâu quan trọng trong
quá trình tái sản xuất xã hội. Phân phối thu nhập vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Từ khi đổi mới và tiến hành cải

cách kinh tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển về kinh tế xã hội ấn
tượng. Tăng trưởng kinh tế đã thực sự trở thành một yếu tố quan trọng để đạt được một
số mục tiêu xã hội như nâng cao mức sống của người dân, giải quyết việc làm, xố đói
giảm nghèo… Tuy nhiên, cùng với những thành quả của tăng trưởng kinh tế, khoảng
cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền, giữa các nhóm dân cư ngày càng
tăng, một số lao động có trình độ thấp tại các vùng miền bị mất việc làm do tác động
của quá trình hội nhập.Và tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng trong phân phối thu
nhập nhằm đạt được các mục tiêu xã hội đã và đang là vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế
của Việt Nam hiện nay. Việc nghiên cứu để hồn thiện chính sách phân phối thu nhập
nhằm đạt được các mục tiêu xã hội song khơng vì thế mà triệt tiêu các động lực của
tăng trưởng là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Do vậy, nhóm
xin lựa chọn đề tài: “Vai trị của chính phủ trong bất bình đẳng phân phối thu nhập ở
Việt Nam giai đoạn 2008 - 2018”.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Cơ sở lý thuyết
1. Khái quát chung về phân phối thu nhập
Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, doanh
nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công
việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó. Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương,
tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh. Thu nhập có thể có được từ
nhiều nguồn khác nhau, có thể từ lao động, từ việc sở hữu những giấy tờ có giá trị, từ
thừa kế, được tặng cho…
Phân phối thu nhập là sự phân chia thu nhập quốc dân cho các đầu vào nhân tố
khác nhau (phân phối thu nhập theo chức năng, phân phối lần đầu) hoặc giữa người

nhận được thu nhập từ các nhân tố sản xuất và những người khác (phân phối lại, tái
phân phối thu nhập). Các cá nhân có thể tự phân phối lại thu nhập dưới hình thức quà
tặng, biếu. Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường là một khâu quan trọng
trong quá trình tái sản xuất xã hội. Phân phối thu nhập vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội.
2. Khái quát về bất bình đẳng phân phối thu nhập
Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích
đối với những cá nhân khác nhau trong nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội. Từ đó ta có thể
hiểu bất bình đẳng thu nhập là sự khơng ngang bằng nhau về thu nhập, của cải của
những cá nhân khác nhau trong xã hội.
Phân phối thu nhập quá bình đẳng có thể khơng tốt đối với tính hiệu quả kinh tế.
Lấy kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa nơi mà có sự bất bình đẳng thấp (mức
lương, mức tiền cơng ít chênh lệch) thì con người khơng có động lực tham gia một
cách tích cực vào các hoạt động kinh tế. Mặt khác, quá bất bình đẳng sẽ gây ảnh hưởng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4
xấu tới chất lượng cuộc sống của người dân, làm tăng tỷ lệ nghèo đói, cản trở tiến bộ
trong y tế và giáo dục, góp phần làm gia tăng tình trạng tội phạm. Do đó cần có những
chính sách phân phối thu nhập sao cho có thể đảm bảo cho nền kinh tế phát triển một
cách bền vững.
Nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng phân phối thu nhập:
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản. Trong nền kinh tế thị trường,
một bộ phận thu nhập của các cá nhân được phân phối theo sở hữu các nguồn lực. Tùy
theo các yếu tố sản xuất mà mỗi người có được cũng như việc định giá các yếu tố đó
trên thị trường cạnh tranh mà chúng có ảnh hưởng đến mức thu nhập của mỗi cá nhân.
Cách phân phối như vậy gọi là phân phối theo sở hữu các nguồn lực hay còn gọi là
phân phối thu nhập từ tài sản. Tài sản của mỗi cá nhân có được là do nhiều nguồn hình

thành khác nhau: Do được thừa kế tài sản, do hành vi tiêu dùng và tiết kiệm khác nhau
của các cá nhân ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau về của cải tích luỹ được, do kết quả
kinh doanh. Trong số các nguyên nhân nêu trên thì sản xuất kinh doanh là một cách
quan trọng nhất để tăng thu nhập và tăng tài sản của mỗi cá nhân.
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động. Lao động là điều kiện cơ
bản tạo ra thu nhập. Tuy nhiên với kỹ năng lao động, điều kiện lao động và tính chất
nghề nghiệp khác nhau sẽ dẫn đến thu nhập khác nhau. Một số nguyên nhân dẫn đến
bất bình đẳng thu nhập từ lao động: do khác nhau về khả năng và kỹ năng lao động dẫn
đến khác nhau về thu nhập, do khác nhau về cường độ làm việc cũng dẫn đến thu nhập
không bằng nhau, do khác nhau về nghề nghiệp và tính chất công việc, do những
nguyên nhân khác như sự phân biệt đối xử trong xã hội, xuất phát điểm của các cá
nhân hay sự khơng hồn hảo của thị trường lao động, ảnh hưởng của thiên tai và các
rủi ro khác đều có liên quan đến sự khác biệt về tiền lương của các cá nhân.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5
3. Các tiêu chí đánh giá bất bình đẳng phân phối thu nhập
Đo lường bất bình đẳng trong phân phối thu nhập: Các thước đo bất bình đẳng
phụ thuộc vào mức thu nhập/tiêu dùng trung bình trong một nước và sự phân phối thu
nhập/tiêu dùng trung bình đó. Có nhiều thước đo bất bình đẳng khác nhau, điển hình
các nước thường dùng các thước đo sau:
3.1. Đường Lorenz
Đường Lorenz là một loại đồ thị dùng để biểu diễn mức độ bất bình đẳng trong
phân phối. Nó được phát triển bởi Max.O.Lorenz từ năm 1905 để thể hiện sự phân phối
thu nhập. Đường cong Lorenz là sự biểu diễn bằng hình học của hàm phân bố tích lũy,
chỉ ra quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm của một giá trị thể hiện qua trục tung với tỷ lệ phần
trăm của một giá trị khác thể hiện qua trục hoành. Đường cong Lorenz thường được sử
dụng trong việc nghiên cứu sự phân bố thu nhập, chỉ ra tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình

hay dân số trong tổng số và tỷ lệ phần trăm thu nhập của họ trong tổng thu nhập.
Một đường cong Lorenz điển hình:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6
Tỷ lệ phần trăm cộng dồn số hộ gia đình được thể hiện trên trục hoành, và tỷ lệ
phần trăm cộng dồn thu nhập thể hiện trên trục tung.
Đường màu xanh lá cây hợp với trục hồnh thành một góc 45° gọi là đường
bình đẳng tuyệt đối. Mỗi điểm trên đường này thể hiện tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình
đúng bằng tỷ lệ phần trăm thu nhập.
Đường màu xanh da trời được gọi là đường bất bình đẳng tuyệt đối. Mỗi điểm
trên đường này thể hiện tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình khơng có thu nhập hoặc tỷ lệ
phần trăm số hộ gia đình chiếm tồn bộ tổng thu nhập.
Đường cong Lorenz luôn luôn bắt đầu từ điểm (0,0) và kết thúc tại điểm (1,1).
Nó khơng thể nằm phía trên đường bình đẳng tuyệt đối, cũng khơng thể nằm phía dưới
đường bất bình đẳng tuyệt đối. Một đường Lorenz điển hình là đường lõm hướng về
gốc (0,0). Một điểm bất kỳ trên đường Lorenz cho biết tỷ lệ % cộng dồn của nhóm dân
cư nghèo nhất nhận được bao nhiêu % tổng thu nhập. Như vậy đường Lorenz là cách
biểu hiện trực quan của sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, nó càng lõm thì
mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng cao.
Hạn chế: Mặc dù biểu hiện một cách trực quan, dễ thấy mức độ bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập nhưng bản thân đường cong Lorenz không phải là cách đánh
giá định lượng về sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Mặt khác, kể cả khi so
sánh đường Lorenz giữa các quốc gia một cách trực quan, trong nhiều trường hợp cũng
không thể đưa đến kết luận quốc gia nào có mức độ bất bình đẳng cao hơn. Khi các
đường Lorenz khơng cắt nhau thì đường nào lõm hơn sẽ thể hiện mức độ bất bình đẳng
lớn hơn nhưng khi chúng cắt nhau thì khơng thể đưa ra kết luận được. Để khắc phục
nhược điểm này, người ta thường sử dụng hệ số Gini.


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7
3.2. Hệ số Gini
Hệ số Gini, mang tên nhà thống kê học người Italia (C.Gini), là thước đo bất
bình đẳng được sử dụng phổ biến nhất.

Về mặt hình học, hệ số Gini (g) được xác định bằng cách lấy diện tích hình A,
được xác định bởi đường Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối (hợp với trục hồnh
thành một góc 45°), chia cho diện tích nửa hình vng có chứa đường Lorenz đó
(A+B). g = A/(A+B) Từ đó: 0≤ g ≤1. Nếu khoảng cách giữa đường Lorenz và đường
chéo càng lớn thì hệ số Gini càng cao. Nếu g = 0 là bình đẳng tuyệt đối và g = 1 thì
đường Lorenz nằm xa đường chéo nhất phản ánh sự bất bình đẳng tuyệt đối. Trên thực
tế g nhận giá trị bằng 0 hay bằng 1 chỉ có ý nghĩa lý thuyết chứ khơng có trong thực tế,
vì khơng có nước nào có bình đẳng tuyệt đối hay bất bình đẳng tuyệt đối.
Căn cứ vào hệ số Gini, người ta chia quốc gia thành ba nhóm bất bình đẳng thu
nhập. Nếu hệ số Gini nhỏ hơn 0.4 thì quốc gia có mức độ bất bình đẳng thấp, hệ số
Gini từ 0.4 đến 0.5 là quốc gia có mức độ bất bình đẳng trung bình và quốc gia có mức
độ bất bình đẳng cao khi hệ số Gini lớn hơn 0.5.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8
Ưu điểm và hạn chế:
Hệ số Gini khắc phục được hạn chế của đường Lorenz là hệ số này đã lượng hóa
được mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Nó cho phép so sánh mức độ bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các quốc gia, khu vực và vùng.

Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này cũng có những hạn chế bởi vì diện
tích A có thể như nhau (nghĩa là nhận được hệ số Gini giống nhau) nhưng độ phân bố
các nhóm dân cư có mức thu nhập khác nhau là khơng giống nhau, do đó hình dạng
của đường Lorenz là khác nhau.
Điều này đặc biệt đúng khi các đường Lorenz giao nhau, làm cho hệ số Gini trở
thành một thước đo khơng hồn tồn nhất qn. Điểm thứ hai là khơng cho phép phân
tách hệ số Gini theo các phân nhóm (chẳng hạn như nông thôn, thành thị hay các vùng
trong một nước) rồi sau đó "tổng hợp lại" để rút ra hệ số Gini quốc gia.
3.3. Tiêu chuẩn 40 của Ngân hàng Thế giới
Tiêu chuẩn “40%’’ của Ngân hàng Thế giới đưa ra nhằm đánh giá phân bố thu
nhập của dân cư. Tiêu chuẩn này xét tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập
thấp nhất trong tổng thu nhập của toàn bộ dân cư. Tỷ trọng này nhỏ hơn 12% là có sự
bất bình đẳng cao về thu nhập, nằm trong khoảng từ 12%-17% là có sự bất bình đẳng
vừa và lớn hơn 17% là có sự tương đối bình đẳng. Theo tiêu chuẩn 40 WB của Ngân
hàng Thế giới, chúng ta luôn ở mức trên 17%, cho thấy bất bình đẳng ở mức thấp so
với thế giới và có xu hướng giữ ổn định trong giai đoạn 2002 - 2018.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9
CHƯƠNG II: Thực trạng bất bình đẳng theo phân phối thu nhập ở Việt Nam
1. Phân phối thu nhập ở Việt Nam
1.1. Bất bình đẳng theo thu nhập chung của cả nước
Trong giai đoạn 2008 -2018, nền kinh tế Việt Nam đã có những cải thiện đáng
kể, đời sống của người dân, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên, người dân
được hưởng nhiều dịch vụ với chất lượng ngày càng cao. Thu nhập bình quân đầu
người một tháng theo giá hiện hành tăng khoảng 31.6%.
Bảng 2. 1: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành
Năm

Thu nhập bình quân đầu người
một tháng theo giá hiện hành
Mức độ tăng trưởng (%)

(Đơn vị: nghìn đồng)
2008 2010
2012
2014
2016
2018
995.0 1,387.0 2,000.0 2,637.0 3,098.0 3,876.0
-

39.4

44.2

31.9

17.5

25.1

(Nguồn: Theo Tổng cục thống kê)
Biểu đồ 2. 1: Thu nhập bình quân đầu người theo tháng
Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành (nghìn
đồng)
4000.00
3500.00


3876.00

3000.00
3098.00

2500.00
2637.00

2000.00
2000.00

1500.00
1000.00

995.00

1387.00

2008

2010

500.00
0.00
2012

2014

2016


2018

(Nguồn: Theo Tổng cục thống kê)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


10
Trong khi Việt Nam tiếp tục duy trì chuyển đổi cơ cấu và giảm nghèo, mức tăng
trưởng có xu hướng có lợi cho người giàu, với thu nhập từ nơng nghiệp và sản xuất
cơng nghiệp chỉ tăng đối với nhóm từ 10% tới 20% giàu nhất. Điều này có nghĩa bất
bình đẳng về kinh tế đã tăng lên trong hai thập kỷ qua. Để làm rõ điều này, chúng ta sẽ
chia dân số Việt Nam thành 5 nhóm (ngũ phân vị) có thu nhập tăng dần và so sánh sự
chênh lệch giữa chúng.
Thu nhập thực tế bình quân đầu người/tháng phân theo 5 nhóm thu nhập như
sau: Nhóm 1: Nhóm nghèo; Nhóm 2: Nhóm cận nghèo; Nhóm 3: Nhóm trung bình;
Nhóm 4: Nhóm khá; Nhóm 5: Nhóm giàu.
Bảng 2. 2: Thu nhập bình quân đầu người theo tháng chia theo 5
nhóm thu nhập năm 2010 – 2018
(Đơn vị: nghìn đồng)

Năm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5

2010
369.00

669.00
1,000.00
1,490.00
3,410.00

2012
512.00
984.00
1,500.00
2,222.00
4,784.00

2014
660.00
1,314.00
1,972.00
2,830.00
6,413.00

2016
771.00
1,516.00
2,301.00
3,356.00
7,547.00

2018
932.00
1,907.00
2,934.00

4,291.00
9,320.00

(Nguồn: Theo Tổng cục thống kê)

Từ bảng số liệu thu thập được, ta thấy:
Mặc dù thu nhập ngày càng được cải thiện, nhưng khoảng cách giàu nghèo thì
cũng dần lớn hơn. Thu nhập bình quân của nhóm 1 tăng lên 563 nghìn đồng trong
khoảng 8 năm (~2.5 lần). Thu nhập của nhóm 5 thì tăng lên đáng kể, người giàu ngày
càng trở nên giàu có hơn, tăng 5,910 nghìn đồng (~2.7 lần). Sự chênh lệch giữa thu
nhập của nhóm 1 và nhóm 5 thì càng rộng ra, cụ thể năm 2010 chênh lệch là 3,041
nghìn đồng, năm 2018 là 8,388 nghìn đồng.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


11
Biểu đồ 2. 2: Thu nhập bình quân đầu người theo tháng chia theo 5 nhóm thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người theo tháng chia theo 5 nhóm thu
nhập (nghìn đồng)
25,000.00

20,000.00

15,000.00

9,320.00
7,547.00

10,000.00


4,784.00

6,413.00

4,291.00

2,830.00
5,000.00

3,410.00
1,490.00
1,000.00

0.00

669.00

369.00

2010

3,356.00

2,222.00
1,500.00
984.00
512.00
2012
Nhóm 1

Nhóm 2

2,301.00
1,972.00
1,314.00
660.00

1,516.00
771.00

2014
Nhóm 3
Nhóm 4

2,934.00
1,907.00
932.00

2016
Nhóm 5

2018

(Nguồn: Theo Tổng cục thống kê)
Cũng từ số liệu thu thập được ta vẽ được đường Lorenz năm 2018 đối với 5
nhóm thu nhập một cách ước lượng:
Năm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3

Nhóm 4
Nhóm 5

2018
932.00
1,907.00
2,934.00
4,291.00
9,320.00

% thu nhập cộng dồn
4.8
14.64
29.78
51.9
100

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12
Biểu đồ 2. 3: Đường Lorenz năm 2018
Đường Lorenz năm 2018
100
80
60
40
20
0
0


0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5

5

Từ đồ thị trên, ta có thể có một cái nhìn trực quan hơn về tình trạng bất bình
đẳng thu nhập tại Việt Nam. Đường Lorenz cách đường bình đẳng tuyệt đối một
khoảng khá xa, chứng tỏ có một sự chênh lệch tương đối về mức sống giữa người giàu
vè người nghèo. Như vậy, ở Việt Nam đang có mức độ bất bình đẳng trung bình.
Bảng 2. 3: Hệ số Gini qua các năm
Gini

2008
0.434


2010
0.433

2012
0.424

2014
0.430

2016
0.431

2018
0.424

(Nguồn:Theo Tổng cục thống kê)
Kết luận: Hệ số Gini qua mỗi năm không tăng quá đột biến nhưng đều đặn và
liên tục. Đó là minh chứng cho sự bất bình đẳng đang tăng nhẹ ở Việt Nam.
Bảng 2. 4: Tỷ trọng thu nhập của 40% dân số trong tổng thu nhập
Năm

2006

2008

2010

2012


Tỷ trọng

17.40%

16.40%

15.11%

14.95%

(Nguồn: Theo Tổng cục thống kê)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


13
Từ bảng trên, ta thấy thu nhập của 40% dân số nghèo nhất có xu hướng giảm đi
qua các năm. Theo tiêu chuẩn 40 của World Bank, từ năm 2008, thu nhập của 40% dân
số có thu nhập thấp nhất đã xuống dưới mức 17%, đưa bất bình đẳng ở Việt Nam lên
mức bất bình đẳng vừa.
1.2. Bất bình đẳng theo dân tộc
Giải quyết bất bình đẳng theo chiều ngang hay giữa các nhóm trong xã hội là
một trong những thách thức lớn trong hoạch định chính sách phát triển ở Việt Nam.
Hiện nay, thu hẹp khoảng cách về chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị với nông thôn,
giữa các vùng dân tộc thiểu số và miền núi với đô thị lớn, giữa các nhóm dân tộc khác
nhau ở Việt Nam vẫn rất cần sự quan tâm nhiều hơn của các cơ quan quản lý. Theo báo
cáo năm 2017 của Oxfam, tỷ lệ người nghèo tại các khu vực nông thôn đang chiếm tỷ
lệ khá cao so với người nghèo đơ thị, khi có 5.4% dân số thành thị sống dưới chuẩn
nghèo trong khi con số này ở nông thôn là 22.1%.
Trong giai đoạn 2010-2014, trong khi 49% số hộ người Kinh và Hoa trong các

nhóm ngũ phân vị có thu nhập thấp nhất chuyển lên được nấc thang thu nhập cao hơn,
chỉ có 19% các hộ dân tộc khác làm được như vậy, thậm chí các hộ dân tộc thiểu số có
xu hướng dịch chuyển xuống, hoặc tái nghèo cao hơn so với người Kinh và người Hoa.
1.3. Bất bình đẳng theo khu vực
a) Khu vực thành thị, nơng thơn
Bảng 2. 5: Thu nhập bình qn đầu người/ tháng
( Đơn vị : nghìn đồng)
Cả nước
Thành thị
Nơng thơn

2008
995
1,605
762

2010
1,387
2,130
1,070

2012
2,000
2,989
1,579

2014
2,637
3,964
2,038


2016
3,098
4,551
2,423

2018
3,876
5,623
2,990

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


14
Từ bảng trên, ta thấy sự chênh lệch thu nhập bình qn đầu người theo tháng
giữa thành thị và nơng thôn:
2008

2010

2012

2014

2016

2018

Chênh lệch thu nhập

tuyệt đối giữa thành thị
và nông thôn

843

1,060

1,410

1,926

2,128

2,633

Tỷ lệ thu nhập bình qn
đầu người thành thị/nơng
thơn

2.1

1.99

1.89

1.94

1.87

1.88


Bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng. Trung bình thu nhập
bình quân theo đầu người của thành thị gấp 2 lần so với nông thôn. Mức độ chênh lệch
tuyệt đối giữa thành thị và nông thôn tăng nhanh, trong 10 năm từ 2008 đến 2018, mức
độ chệnh lệch tăng khoảng gần 2 triệu đồng.
b) Bất bình đẳng theo vùng địa lý
Bảng 2. 6: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành của các
vùng địa lý
(Đơn vị : nghìn đồng)
Đồng bằng sơng Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

2008
1,065
657
728
795
1,773
940

2010
1,580
905
1,018
1,088
2,304

1,247

2012
2,351
1,258
1,505
1,643
3,173
1,797

2014
3,265
1,613
1,982
2,008
4,125
2,327

2016
3,883
1,963
2,358
2,366
4,662
2,778

2018
4,834
2,455
3,015

2,896
5,709
3,588

(Nguồn: Theo Tổng cục thống kê)
Nhận thấy sự bất bình đẳng giữa các vùng trong cả nước, khu vực Đông Nam bộ
là phát triển nhất cả nước, người dân khu vực này có thu nhập cao nhất. Thấp nhất là
Trung du miền núi Bắc Bộ. Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người khu vực Đông

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


15
Nam Bộ/ Trung du và miền núi Bắc Bộ. Mức độ tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn cịn
ở mức cao từ 2.3 đến 2.7 lần.
Bảng 2. 7: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo vùng địa lý
(Đơn vị: %)

Ðồng bằng sơng Hồng
Trung du và miền núi phía
Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung
Tây Nguyên
Ðông Nam Bộ
Ðồng bằng sông Cửu Long

2008 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
8.6
8.3

7.1
6.0
4.9
4.0
3.2
2.4
25.1 29.4 26.7 23.8 21.9 18.4 16.0 13.8
19.2

20.4

18.5

16.1

14.0

11.8

9.8

8.0

21.0
2.5
11.4

22.2
2.3
12.6


20.3
1.7
11.6

17.8
1.3
10.1

16.2
1.1
9.2

13.8
1.0
7.9

11.3
0.7
6.5

9.1
0.6
5.2

(Nguồn: Theo Tổng cục thống kê)
Tỷ lệ nghèo vẫn tập trung ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, ở vịa khoảng
20% nhưng dần giảm rõ rệt. Trong khi đó tỷ lệ nghèo ở nơi có thu nhập cao nhất nước
là Đông Nam Bộ chỉ ở khoảng gần 1% và tiếp tục giảm.
Bảng 2. 8: Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người một tháng giữa nhóm thu

nhập cao nhất so với nhóm thu nhập thấp nhất phân theo vùng địa lý
(Đơn vị: %)

Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

2010
8.0
7.6
7.2

2012
7.7
7.8
7.6

2014
7.8
8.1
7.8

2016
7.8
8.8
7.9


2018
8.1
9.7
8.1

8.3
7.7
7.4

8.6
7.0
7.7

9.0
7.1
7.4

9.4
6.8
7.8

9.9
7.1
8.2

(Nguồn: Theo Tổng cục thống kê)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



16
Chênh lệch thu nhập trung bình giữa các vùng tương đối rõ nét: vùng có thu
nhập đầu người tính theo tháng cao nhất hiện nay là Đông Nam Bộ (3,016,400
đồng), gấp 1.5 lần mức thu nhập chung trên toàn quốc (1,999,800 đồng) và gấp
hơn 3 lần so với vùng thu nhập thấp nhất là Tây Bắc (999,800 đồng) (TCTK,
2013).
2. Nguyên nhân gây nên bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam
Chênh lệch về thu nhập và sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam
bắt nguồn từ các nhân tố mang tính đặc trưng của nhóm dân số; sự khác biệt về địa
lý; sự khác biệt về trình độ… Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới gia tăng bất
bình đẳng thu nhập ở Việt Nam.
Trước hết, xuất phát từ nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường,
khi cịn nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế nhiều thành
phần và sản xuất hàng hóa thì sự phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng khách
quan và nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về thu nhập, sự phân hóa giàu nghèo
tự quan hệ phân phối thu nhập.
Nguyên nhân thứ hai là các thể chế chính sách của Nhà nước nhằm tái phân
phối thu nhập chưa thật hiệu quả. Các bộ ngành nghiên cứu chủ động áp dụng các
hình thức hỗ trợ cần thiết cho những bộ phận xã hội ít được hưởng lợi hoặc bị thiệt
thịi trong q trình hội nhập, đặc biệt có quan tâm đến nơng nghiệp nông thôn và
nông dân. Nhưng trên thực tế ở Việt Nam, một thay đổi nhỏ trong chính sách chỉ
mang lại rất ít lợi ích cho những người nghèo trong khi lợi ích của đại đa những
người giàu lại tăng lên.
Thứ ba, bắt nguồn từ quy luật phát triển không đều giữa các vùng do điều
kiện địa lý, phương thức sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, lối sống khác
nhau. Vùng có điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi thì sẽ phát
triển nhanh, năng suất lao động cao, thu hút các nguồn vốn đầu tư; theo đó, tốc độ

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



17
tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ làm cho thu nhập dân cư cao hơn so với những vùng
có điều kiện không thuận lợi bằng. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế giữa các
vùng cũng không giống nhau nên gây ra bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là
cũng dễ hiểu.
Thứ tư, mơ hình tăng trưởng và cơ chế phân bổ nguồn lực là yếu tố có ảnh
hưởng trực tiếp và lâu dài đến việc tạo lập công bằng xã hội. Nền kinh tế nước ta
theo đuổi mơ hình tăng trưởng “thị trường - hướng về xuất khẩu”, do đó, gắn với
mơ hình đó là định hướng ưu tiên phân bổ nguồn lực cho các ngành và dự án dùng
nhiều vốn, tạo ít việc làm mới cho các vùng có khả năng tăng trưởng cao và cho
các doanh nghiệp nhà nước.
Thứ năm, q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa nhanh chóng. Q trình
cơng nghiệp hóa kéo theo ứng dụng công nghệ mới và cách thức trong tổ chức sản
xuất. Chỉ người lao động được đào tạo, có kỹ năng và có tay nghề mới đáp ứng
những cơng việc phức tạp.
Thứ sáu, điều kiện tự nhiên là một trong những nhân tố quan trọng tạo ra sự
khác biệt về trình độ phát triển kinh tế cũng như bất bình đẳng thu nhập giữa các
vùng. Các vùng có trình độ phát triển kinh tế thấp như trung du miền núi phía Bắc,
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thường có địa hình hiểm trở, gây khó
khăn cho việc phát triển kinh tế nói chung và của các vùng nói riêng. Do địa hình
phức tạp, khắc nghiệt, hay có lũ lụt, sạt lở. Tài nguyên thiên nhiên ngày càng
xuống cấp. Vùng đồng bằng sơng Hồng, Đơng Nam Bộ lại có vị trí và địa hình
thuận lợi để phát triển. Với một địa hình đa dạng và phong phú như đồng bằng các
vùng này có nhiều cơ hội để phát triển hơn. Bên cạnh đó cịn có nhiều khu di tích
mang lại thu nhập lớn từ ngành du lịch.
Thứ bảy, phân bố dân cư khơng đồng đều. Những vùng có mật độ dân cư
thưa thớt, quy mơ dân số nhỏ có tốc độ và trình độ phát triển kinh tế thấp khác hản


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


18
so với vùng đông dân. Đặc biệt ở nước ta dân cư phân bố khơng đều một phần là
do tính chất địa hình địa lý, phần nữa là người dân tập trung ở khu vực đồng bằng,
đô thị để phát triển kinh tế, dẫn đến tình trạng tài sản tập trung khơng đồng đều gây
nên sự bất nình đẳng trong thu nhập.
3. Tác hại của bất bình đẳng phân phối thu nhập ở Việt Nam
3.1.Về kinh tế
Bất bình đẳng thu nhập góp phần dẫn đến sự nghèo khổ cùng cực kéo
dài đối với một bộ phận lớn dân số. Điều này làm lãng phí tiềm năng con
người, giảm tính tích cực của người lao động, làm hiệu quả lao động thấp, kinh
tế phát triển chậm chạp.
3.2.Về chính trị - xã hội
Gia tăng di cư từ vùng phát triển kém đến vùng phát triển hơn dẫn đến
mất cân đối phân phối lao động, cạn kiệt tài nguyên, đất đai, thất nghiệp…
Mặt khác, các dân tộc thiểu số với mức thu nhập thấp dễ bị các thế lực
phản động kích động mua chuộc gây mất an ninh trật tự quốc gia, ảnh hưởng
tới kinh tế.
3.3.Về văn hóa
Sự bất bình đẳng gia tăng, một mặt người nghèo có thể có sự sùng bái
tiền tệ, coi lợi nhuận là trên hết, coi trọng vật chất bất chấp đạo lý, còn người
giàu coi thường tiền bạc, suy đồi đạo đức.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


19
CHƯƠNG III: Vai trị của chính phủ trong bất bình đẳng phân phối thu nhập ở

Việt Nam
1. Mối quan hệ giữa bất bình đẳng phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Một xã hội phát triển tồn diện địi hỏi khơng chỉ tăng trưởng kinh tế đơn thuần
mà cịn cần tới sự phân phối công bằng hơn. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
là những vấn đề lớn mà bất cứ xã hội nào cũng đều phải quan tâm đến. Tăng trưởng
nhanh và thực hiện phân phối công bằng là những mục tiêu mà nhiều quốc gia đều
mong muốn đạt được. Giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập có sự liên quan
mật thiết với nhau. Việt Nam là một nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội. Sự
phát triển kinh tế thị trường sẽ tạo ra sự chênh lệch về trình độ và phát triển từ đó dẫn
đến sự bất bình đẳng và nếu vượt quá một giới hạn nào đó sẽ là một trong các nguyên
nhân dẫn tới sự mất ổn định. Trong quá trình thực hiện đổi mới cơ chế kinh tế, thành
tựu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là đáng ghi nhận. Tuy nhiên cùng với quá trình
tăng trưởng kinh tế, nhiều vấn đề của xã hội ngày càng trở nên bức xúc: khoảng cách
thu nhập giữa các dân cư ngày càng lớn, phân hoá giàu nghèo ngày càng gay gắt…
Chính vì vậy, u cầu của sự phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn đòi hỏi
bức thiết trong việc thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, đặc biệt là công bằng trong
phân phối thu nhập. Do đó việc nghiên cứu vai trị của Chính phủ trong bất bình đẳng
phân phối thu nhập ở Việt Nam là hết sức cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa quan trọng
cả về lý luận và thực tiễn.
2. Hiệu quả khi Chính phủ can thiệp vào bất bình đẳng phân phối thu nhập.
Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc làm giảm bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập. Kết quả khả quan ghi nhận được được thể hiện qua một số
chính sách tiêu biểu sau:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


20
2.1. Chính sách tiền lương

Trong khu vực cơng, tiền lương từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao
đời sống của người hưởng lương. Quy định bảng lương chuyên môn theo ngạch, bậc
đối với công chức, viên chức; quy định các chức danh lãnh đạo từ thứ trưởng và tương
đương trở xuống thực hiện xếp lương ngạch, bậc và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo,
tạo thuận lợi cho việc điều động, luân chuyển cán bộ trong hệ thống chính trị. Bảng
lương của lực lượng vũ trang được quy định riêng thể hiện rõ sự ưu đãi của Nhà nước.
Thực hiện nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức; xét thăng quân hàm
đối với sĩ quan; nâng ngạch cơng chức theo ngun tắc cạnh tranh.
Chính phủ từng bước đổi mới và tách riêng cơ chế quản lý tiền lương và thu
nhập của cơ quan Nhà nước với đơn vị sự nghiệp công lập để tăng thêm thu nhập cho
cán bộ, cơng chức và viên chức; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
cơ quan Nhà nước và chất lượng cung cấp dịch vụ sự nghiệp cơng.
Chính sách tiền lương trong khu vực doanh nghiệp đã từng bước thực hiện theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước giảm dần sự can thiệp hành
chính, quản lý tiền lương thơng qua quy định mức lương tối thiểu vùng là mức sàn thấp
nhất để bảo vệ người lao động yếu thế. Thay đổi cơ chế xác lập mức lương tối thiểu
vùng, từ ấn định của Nhà nước sang dựa trên kết quả thương lượng 3 bên. Mức lương
tối thiểu vùng được điều chỉnh tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khả
năng của doanh nghiệp, từng bước cải thiện đời sống của người lao động. Doanh
nghiệp được quyết định chính sách tiền lương theo nguyên tắc chung, bảo đảm hài hịa
lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động trong điều kiện thị trường lao
động chưa phát triển, năng lực thương lượng của người lao động và tổ chức đại diện
người lao động tại cơ sở cịn hạn chế. Chính sách tiền lương khu vực doanh nghiệp nhà
nước được đổi mới phù hợp với chủ trương của Đảng về sắp xếp, cơ cấu lại, nâng cao
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; tách tiền lương của người quản lý với
người lao động, gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



21
2.2. Chính sách thuế thu nhập cá nhân
Thơng thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với cá nhân có thu nhập
cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, khơng đánh thuế vào những cá nhân có thu
nhập vừa đủ ni sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Ở nước ta hiện nay, thu
nhập của các tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch khá rõ rệt. Xét trên phương diện đảm
bảo công bằng xã hội và phân phối lại thu nhập, thuế thu nhập cá nhân có vị trí rất quan
trọng. Do đó việc điều tiết thuế thu nhập cá nhân đối với những người có thu nhập cao
là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách cơng bằng xã hội.
Sau nhiều năm thực hiện, Luật Thuế thu nhập cá nhân đã góp phần đảm bảo
công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư. Người có thu nhập cao hơn
mức giảm trừ gia cảnh phải nộp thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần gồm 7 bậc. Quy
định này thể hiện nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế của người có thu nhập,
người có thu nhập thấp thì chưa phải nộp thuế, người có thu nhập cao hơn phải nộp
thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hồn cảnh khác nhau thì mức
nộp thuế khác nhau. Việc quy định mở rộng diện điều tiết, góp phần điều tiết cơng
bằng thu nhập của các tầng lớp dân cư theo hướng mọi cá nhân có thu nhập (trừ trường
hợp thu nhập rất thấp và một số trường hợp đặc biệt) đều phải có nghĩa vụ nộp thuế
cho Nhà nước, góp phần giảm hợp lý khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.
Thuế Thu nhập cá nhân động viên phù hợp với khả năng thu nhập của mỗi người:
− Không thu thuế đối với những người có thu nhập thấp;
− Chỉ điều tiết một phần thu nhập của cá nhân có thu nhập trên mức trung bình
của xã hội, phần thu nhập cịn lại đảm bảo nâng cao đời sống.
Việc miễn thuế một số khoản thu nhập cũng thể hiện sự ưu đãi của Nhà nước
đối với một số đối tượng được hưởng thu nhập trong những trường hợp gặp khó khăn,
góp phần khuyến khích các tầng lớp dân cư làm giàu chính đáng, tăng tích lũy, đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh để giải phóng mọi nguồn lực của đất nước.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



22
Theo số liệu Tổng cục Thống kê, số người nộp thuế từ thu nhập từ lương, tiền
công ở bậc 1 chiếm tỷ trọng lớn trong số người phải nộp thuế (năm 2009 khoảng
77.3%; năm 2010 khoảng 73.3%; năm 2011 khoảng 77%), nhưng số thuế nộp không
lớn so với tổng thuế thu từ lương, tiền công (năm 2009 khoảng 6.9%; năm 2010
khoảng 7%; năm 2011 gần 10%). Số người nộp thuế từ thu nhập từ lương, tiền công ở
bậc 2 trở lên không lớn (năm 2009 là 22.7%; năm 2010 là 26.7%; năm 2010 là 23%),
nhưng số thuế nộp chiếm tỷ trọng lớn (năm 2009 là 93.1%; năm 2010 là 93%; năm
2011 khoảng 90%).
Làm được điều này là do các cục, chi cục thuế đã tuân thủ đúng các quy trình
quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền cơng. Tổ chức thực hiện tốt hoạt động
kiểm sốt khai nộp thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của các cá nhân từ
khâu đăng ký mã số thuế, kê khai thu nhập, kê khai giảm trừ gia cảnh và giảm trừ đối
với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, nộp thuế, hồn thuế. Cơng tác thanh tra
thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công đã có những chuyển biến tích cực, bước
đầu xử lý nghiêm một số trường hợp kê khai không đúng với thu nhập thực tế hoặc kê
khai sai, gian dối về giảm trừ gia cảnh. Ngoài ra, Tổng cục Thuế đã phát hành phần
mềm đăng ký mã số thuế cá nhân nhằm hỗ trợ đăng ký thuế, góp phần giúp cơ quan chi
trả thu nhập giảm bớt chi phí, cơng sức đi lại, thời gian liên hệ nhiều lần với cơ quan
thuế, đồng thời giúp ngành Thuế giảm bớt sự quá tải trong việc tiếp nhận hồ sơ đăng
ký thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền cơng.
2.3. Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo
Nghèo đói và bất bình đẳng phân phối thu nhập có mối liên hệ mật thiết với
nhau. Tất cả các quốc gia có thể thực hiện chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo để
thúc đẩy bình đẳng kinh tế và xã hội. Việt Nam là một ví dụ tích cực rõ ràng cho vấn
đề này. Mơ hình kinh tế của Việt Nam từ sau Đổi mới đã rất thành công trong việc tạo
ra mức tăng trưởng cao, trong khi vẫn giúp phần lớn người dân Việt Nam thoát nghèo
và có cuộc sống khá giả hơn, góp phần xóa bỏ khoảng cách thu nhập của người dân.


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


23
Dưới đây là một số chính sách tiêu biểu đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ xóa đói giảm
nghèo, cân bằng trong phân phối thu nhập.
a) Mơ hình bốn trụ cột chính sách an sinh xã hội
Mơ hình này bao gồm 4 trụ cột chính sách như sau:
− Chính sách đảm bảo việc làm, tạo thu nhập và giảm nghèo nhằm hỗ trợ
người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro trên thị trường lao động thơng
qua các chính sách đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, tín dụng, tạo việc làm, thu
nhập tối thiểu và giảm nghèo đơn chiều, đa chiều, bền vững.
− Chính sách bảo hiểm xã hội nhằm hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro về sức
khỏe khi ốm đau, tai nạn, tuổi già và khi bị thất nghiệp thơng qua các hình
thức, cơ chế bảo hiểm xã hội để bù đắp một phần thu nhập bị mất hoặc bị
suy giảm.
− Chính sách trợ giúp xã hội nhằm hỗ trợ đột xuất và hỗ trợ thường xuyên cho
người dân khắc phục các rủi ro khó lường, vượt q khả năng kiểm sốt như
mất mùa, đói nghèo.
− Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản - trụ cột an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người
dân tiếp cận hệ thống các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu bao gồm y
tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin truyền thông, trợ giúp pháp lý. Trụ
cột này thể hiện rất rõ yếu tố “mô hình sàn an sinh xã hội” khi xây dựng, ban
hành và thực hiện các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Mơ hình hệ thống chính sách an sinh xã hội của Việt Nam có thể bao quát nhiều
chế độ bảo trợ xã hội với mức độ từ thấp đến cao đối với nhiều nhóm đối tượng hưởng
thụ khác nhau trong xã hội. Mơ hình này dần dần được xây dựng và phát triển trong
thời kỳ quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trước năm 1986. Đặc trưng nổi bật
của hệ thống chính sách an sinh xã hội trước đổi mới là trợ giúp xã hội cho các nhóm
đối tượng đặc thù của Việt Nam là những người có cơng, người có hồn cảnh đặc biệt


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×