TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------o0o---------
TIỂU LUẬN
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Đề tài:
VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM
Lớp
: KTE406(1-1920).2_LT
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Hồng Nam
Nhóm: 10
Hà Nội, tháng 08 năm 2019
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
DANH SÁCH NHÓM NGHIÊN CỨU
NHÓM 10
Họ và tên sinh viên
Vũ Thu Hà ( Nhóm trưởng)
Nguyễn Mai Anh
Vũ Huy Hồng
Nguyễn Thị Quý
Cao Hà My
Mã sinh viên
1714410071
1714410017
1714410103
1611120092
1814410148
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................5
I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU:.....................................................................................................6
1. Nghiên cứu của Michael Toman: “ Vai trị của mơ trường và tài nguyên thiên nhiên
đến phát triển kinh tế”.............................................................................................................6
2. Nghiên cứu của Carmen Zaharia, Dainela Stueu: “ Tài nguyên thiên nhiên và phát
triển bền vững”..........................................................................................................................6
3. Báo cáo của the Sustainable Development Solution Network: “ Khai thác tài nguyên
thiên nhiên cho phát triển bền vững: Khó khăn và giải pháp”..............................................7
4. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Anh: “Tăng trưởng xanh- Từ lý thuyết đến thực tế Việt
Nam”..........................................................................................................................................8
5. Bài báo của Lê Thu Hoa: “Gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, tài
ngun, và ứng phó với biến đổi khí hậu trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa ở Việt
Nam............................................................................................................................................8
6. Nghiên cứu của nhóm tác giả đến từ Khoa Kinh tế Đại học Copenhagen “ Đo lường
sự giàu có của Việt Nam: Vai trò của tài nguyên thiên nhiên”..............................................9
7. Nghiên cứu của OECD về: “Tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên trong phát
triển kinh tế: chìa khóa cải cách tại Đông Âu, Kavkaz và Trung Á”...................................10
8. Nghiên cứu của Arshad Hayat and Muhammad Tahir về: “Biến động tài nguyên thiên
nhiên và sự tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng từ những khu vực giài tài nguyên”............11
9. Nghiên cứu của Richard M Auty về: “Tài ngun thiên nhiên: Mơ hình phát triển và
phát triển bền vững”...............................................................................................................12
10.Nghiên cứu của PGS.TS Bùi Nhật Quang và PGS.TS. Trần Thị Lan Hương: “Tài
nguyên nước cho tăng trưởng và phát triển kinh tế: Nghiên cứu trường hợp Israel, Ai
Cập, Zimbabwe và Việt Nam”.................................................................................................12
11. Nghiên cứu của PGS.TS Trần Thị Lan Hương: “Tài nguyên: Lời nguyền hay sự
thịnh vượng? Nghiên cứu trường hợp Nam Phi, Nigeria, Ghana và Việt Nam”................13
12. Nghiên cứu của Richard M Auty: “Tài nguyên thiên nhiên, mơ hình phát triển và
phát triển bền vững”...............................................................................................................15
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..................................................................................15
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:................................15
IV. TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU:.................................................................................16
I.TÌM HIỂU VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:..............................................................16
1.Định nghĩa tài nguyên thiên nhiên:...................................................................................16
2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên:.....................................................................................16
II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ:..................................16
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
1. Các lý thuyết về tài nguyên thiên nhiên:..........................................................................16
2. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế........................................17
III. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: 17
1.Phát triển bền vững là gì?..................................................................................................17
1.1. Khái niệm phát triển bền vững:........................................................................................17
1.2. Một số khái niệm liên quan đến phát triển bền vững:.......................................................17
1.2. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển bền vững........................................17
IV. SỬ DỤNG TNTN TRONG TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI
VN:...........................................................................................................................................17
1. Thực trạng tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam:...........................................................18
2. Chính sách sử dụng TNTN:..............................................................................................18
2.1. Chính sách sử dụng tài nguyên nước tại Việt Nam:..........................................................18
2.2. Chính sách sử dụng và quản lý tài nguyện đất tại Việt Nam:...........................................18
2.3. Chính sách sử dụng tài nguyên rừng................................................................................18
2.4. Chính sách sử dụng tài ngun biển:................................................................................19
2.5. Chính sách sử dụng tài ngun khống sản:....................................................................19
3.Kiến nghị về việc sử dụng và khai thác TN hiệu quả:.....................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................21
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
LỜI MỞ ĐẦU
Trong hơn ba thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tích phát
triển đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế
và tăng trưởng cao tạo nhiều thuận lợi cho quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân và thu hẹp khoảng cách kinh
tế với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, đi kèm với sự tăng trưởng kinh tế này là sức ép rất
lớn đến tài nguyên thiên nhiên, đe dọa sự phát triển bền vững. Điều này cũng được nhắc đến
trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2012 với tựa đề “Tăng trưởng xanh và bao trùm:
con đường dẫn tới phát triển bền vững” nhấn mạnh các quốc gia cần phải xây dựng chiến
lược phát triển trong điều kiện các nguồn tài nguyên bị hạn chế. Chính điều này đã thơi thúc
nhóm nghiên cứu chúng tơi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này. Qua bài tiểu luận này, chúng tôi
muốn làm rõ: “ Vai trò của tài nguyên thiên nhiên với phát triển bền vững ở Việt Nam.”
Để hiểu hơn về vấn đề này, nhóm đã tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp phân tích
tổng kết kinh nghiệm dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau để làm rõ khái niệm về tài
nguyên thiên nhiên, phân loại, vai trò của tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế đặc
biệt là phát triển bền vững và tình hình ở Việt Nam hiện nay.
Về tính mới, đề tài nghiên cứu đã đi sâu vào vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong mối
quan hệ với phát triển bền vững ở Việt Nam. So với các nghiên cứu trước đó chỉ tập trung
vào hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong
mối qua hệ độc lập với phát triển kinh tế thì đề tài của chúng tơi đã đi sâu hơn vào vai trò của
tài nguyên thiên nhiên gắn với phát triển bền vững.
Bố cục của tiểu luận gồm:
Lời mở đầu: Tổng quan nghiên cứu
Chương I: Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên
Chương II: Tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế
Chương III: Tài nguyên thiên nhiên với phát triển bền vững
Chương IV: Sử dụng TNTN trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU:
1. Nghiên cứu của Michael Toman: “ Vai trị của mơ trường và tài ngun thiên nhiên đến
phát triển kinh tế”
- Tác giả: Michael Toman
- Năm công bố: Nghiên cứu được công bố vào tháng 5/2003 của tổ chức phi chính phủ
Resources for the Future.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng khung nghiên cứu là các biểu đồ được viết
nhằm làm rõ mối liên kết giữa phát triển kinh tế và “ nguồn lực thiên nhiên”. Sau khi phát
triển khung nghiên cứu ban đầu, một khung nghiên cứu song song sẽ được sử dụng thích hợp
cho những lĩnh vực đặc trưng trong kinh tế: nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp. Hai phụ
lục cũng cung cấp những cơng thức tốn học của khung nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế và cái
nhìn lịch sử tổng qt vai trị của tài ngun thiên nhiên và mơi trường với phát triển kinh tế.
- Kết quả nghiên cứu:
+ Đầu tư trong điều kiện giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những chìa khóa
để đạt được tăng trưởng bền vững. Đầu tư giúp gia tăng tư bản cho quá trình sản xuất, làm
tăng giá trị tài nguyên thiên nhiên được khai thác, giảm thiểu rác thải trong quá trình sản
xuất, ngăn chặn các mối nguy đến mơi trường có thể xảy ra từ đó gia tăng tài sản xã hội tác
động ngược trở lại tới chất lượng môi trường.
+ Đa dạng lĩnh vực đầu tư trong điều kiện giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên dưới dạng đất
trồng được sử dụng hiệu quả và nguồn nước là nhân tố quan trọng đạt được phát triển bền
vững trong lĩnh vực nông nghiệp.
+ Đa dạng lĩnh vực đầu tư trong điều kiện giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm cải
thiện công nghệ và kiến thức là nhân tố quan trọng đạt được phát triển bền vững trong lĩnh
vực lâm nghiệp và công nghiệp.
+ Tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và ngược lại. Điểu này ngụ ý rằng
mối quan tâm về tài nguyên thiên nhiên cần được đặt trọng tâm trong chinhs sách phát triển
kinh tế chứ khơng phải trong mỗi chính sách môi trường.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
2. Nghiên cứu của Carmen Zaharia, Dainela Stueu: “ Tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền
vững”
- Tác giả: Carmen Zaharia, Dainela Stueu
- Năm công bố: tháng 5 năm 2010.
- Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khoa học
cùng ý kiến của tác giả về các về khai thác, tiêu thụ và tầm quan trọng đối với đất nước của
tài nguyên thiên nhiên . Ngồi ra, nghiên cứu cịn phân tích những vấn đề cơ bản trong lĩnh
vực tài nguyên thiên nhiên cùng với sự phụ thuộc và kết nối quan trọng nhất giữa phát triển
bền vững và tài nguyên thiên nhiên.
- Kết quả nghiên cứu: Với xu thế hiện nay, chắc chắn sẽ có một sự xuống cấp và suy giảm tài
nguyên thiên nhiên ở thế hệ cuối cùng. Thế hệ tương lai khơng chỉ phải chịuchi phí suy thối
mơi trường trong thực tế, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, mà cịn cả chi phí cho các chất ơ
nhiễm tích tụ vào môi trường, làm giảm trữ lượng nhiên liệu, mất rừng nhiệt đới và đa dạng
sinh học. Từ lý do này, cần phải công nhận rằng sự phát triển bền vững là cách an toàn duy
nhất cho sự phát triển xã hội , việc thực hiện và tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên tái
tạo để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, mà còn là sử dụng thay thế hợp lý các tài
nguyên không tái tạo. Việc đảm bảo tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững cho thế hệ
hiện tại và tương lai phải trở thành mục tiêu chiến lược quốc gia và dần dần được coi như
một chiến lược lâu dài song hành cùng chiến lược phát triển kỹ thuật, công nghệ.
3. Báo cáo của the Sustainable Development Solution Network: “ Khai thác tài nguyên thiên
nhiên cho phát triển bền vững: Khó khăn và giải pháp”
-Tác giả: nhóm nghiên cứu đến từ Mạng lưới các Giải pháp phát triển bền vững của Liên Hợp
Quốc ( the Sustainable Development Solution Network).
- Năm công bố: tháng 9 năm 2013.
- Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp từ các nguồn tài liệu
của các nghiên cứu trước đây đồng thời nêu lên quan điểm của tác giả về vai trò của nhà
nước, tư nhân và cộng đồng quốc tế trong quá trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên để đạt
được các mục tiêu phát triển bền vững.
- Kết quả nghiên cứu:
+ Nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với những thách thức khi khai thác tài
nguyên cho phát triển bền vững. Điều này chỉ ra rằng những quốc gia thành công trong đàm
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
phán các hiệp định thương mại, hợp thức hóa chúng hiệu quả và phân phối tổng doanh thu
hợp lý sẽ vạch rõ khả năng để phát triển bền vững.
+ Trong khi chính phủ đóng vai trị chủ đạo trong việc bảo hiểm việc sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên thì việc chuyển đổi kinh tế và xã hội lại nằm trong tay nhà đầu tư. Đặc
biệt, các công ty phải kinh doanh có trách nghiệm, có giấy phép để kinh doanh ở địa phương,
quốc gia và thế giới. Để đạt được điều này, công ty phải đặt nặng vấn đề quyền con người,
trách nhiệm với môi trường cũng như cam kết ln song hành trong q trình phát triển của
đất nước và xã hội khi đang kinh doanh
+ Cộng đồng quốc tế phải đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì sự chấm dứt của các lợi
nhuận phi pháp bằng cách tạo ra các khuôn khổ quốc tế cho phép quản trị tốt. Trong các khía
cạnh khác, cộng đồng quốc tế phải phối hợp để giảm và hồi hương các tài sản bị cướp bóc và
dịng chảy bất hợp pháp, đồng thời củng cố và thể chế hóa các tiêu chuẩn minh bạch trong
lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản và đất đai. Các khung pháp lý quốc tế được tăng
cường là cần thiết để tiến đến hiệu quả cho các mục tiêu phát triển bền vững.
+ Kiến nghị: Chính phủ và các đối tác trong khu vực tư nhân cần phải cam kết quản lý các
nguồn tài nguyên minh bạch và có hiệu quả để hỗ trợ phát triển kinh tế toàn diện và thành
tựu của tất cả mục tiêu phát triển bền vững. Quản trị tài nguyên hiệu quả bao gồm tư vấn với
các cộng đồng bị ảnh hưởng, tăng cường năng lực đàm phán và điều tiết để có những thỏa
thuận cơng bằng hơn; nắm bắt cơ hội cơng nghiệp hóa dựa trên nguồn tài nguyên; lập kế
hoạch dài hạn để tận dụng các khoản đầu tư neo để hỗ trợ phát triển toàn diện;... Quản trị
hiệu quả các nguồn tài nguyên sẽ tao được điểu kiện cho phát triển kinh tế toàn diện và tối
quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
+ Mục tiêu : Chính phủ và doanh nghiệp cam kết một chính sách quản lý tài ngun nước, đất
nơng nghiệp, rừng và ngư trường, mỏ và tài nguyên khoáng sản rõ ràng, hợp lý, minh bạch để
hỗ trợ phát triển kinh tế và đạt được tất cả mục tiêu phát triển bền vững.
4. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Anh: “Tăng trưởng xanh- Từ lý thuyết đến thực tế Việt
Nam”
- Tác giả: Nguyễn Hồng Anh
- Năm cơng bố: Tháng 6 năm 2012
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu có sử dụng các cơ sở lý thuyết về tăng trưởng xanh
như Giả thuyết đường cong Kuznets về môi trường, Hệ thống các quy định về môi trường và
giả thuyết Porter, Thuế mơi trường và giả thuyết lợi ích kép, và thực tế về các chiến lược và
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
tình hình phát triển kinh tế gắn với tăng trưởng xanh ở các nước châu Á. Từ đó đề xuất các
chiến lược và ý kiến về tiềm năng phát triển kinh tế và tăng trưởng xanh tại Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu:Qua nghiên cứu có thể kết luận, Việt Nam đang bắt đầu “giai đoạn khói
đen” trong nấc thang phát triển, đây có thể coi là lợi thế chúng ta có được khi là một quốc gia
phát triên sau. Các quan sát thực tế về các nước phát triển đi trước cho thấy hiện nay cơ hội
thực hiện chính sách các bên tham gia cùng có lợi có thể đạt được khi chúng ta rút ngắn thời
gian chuyển đổi, “đi tắt đón đầu” để chuyển sang hướng tăng trưởng xanh sớm hơn. Chính
sách đưa ra đảm bảo tăng trưởng kinh tế song song với việc kiểm sốt ơ nhiễm và cải thiện
mơi trường sinh thái sẽ hiện thực hóa được chiến lược “tăng trưởng xanh”.
5. Bài báo của Lê Thu Hoa: “Gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo vệ mơi trường, tài ngun, và
ứng phó với biến đổi khí hậu trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa ở Việt Nam”
- Tác giả: Lê Thu Hoa
- Năm công bố: Tháng 3 năm 2014
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu dựa trên các chính sách của nhà nước về tăng
trưởng kinh tế gắn kết với bảo vệ mơi trường, tài ngun và ứng phó với biến đổi khí hậu
trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa ở Việt Nam qua từng thời kỳ và các hoạt động
cũng như kết quả đạt được. Các chỉ số môi trường được đưa vào phân tích đồng thời với các
số liệu thu thập từ các nghiên cứu của các tổ chức trong nước và quốc tế để đánh giá các
chính sách và kết quả hoạt động nêu trên.
- Kết quả: Cùng với quá trình phát triển về nhận thức và hành động trên quy mơ tồn cầu, tư
duy và nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường
(BVMT), tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) khơng ngừng đổi mới và hoàn
thiện. Tuy vậy, việc thực hiện các nội dung này trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa
(CNH) cịn nhiều hạn chế: cơ cấu kinh tế chưa thân thiện với môi trường, hiệu quả sử dụng tài
nguyên thấp, nhiều vấn đề môi trường trong các ngành/ lĩnh vực chưa được giải quyết cùng
với các nguy cơ do BĐKH đe dọa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững (PTBV) của đất
nước. Để đạt mục tiêu sớm đưa Việt Nam thành nước công nghiệp, đồng thời nắm bắt cơ hội
từ xu hướng và mối quan tâm toàn cầu, cần hướng theo mơ hình phát triển xanh với các định
hướng và giải pháp cụ thể về thể chế và năng lực quản lý, bảo đảm nguồn lực, tổ chức thực
hiện và theo dõi đánh giá.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
6. Nghiên cứu của nhóm tác giả đến từ Khoa Kinh tế Đại học Copenhagen “ Đo lường sự giàu
có của Việt Nam: Vai trò của tài nguyên thiên nhiên”
- Tác giả: Vu Xuan Nguyet Hong, Nguyen Manh Hai, Ho Cong Hoa, Patricia Silva, Finn Tarp,
Jørgen Birk Mortensen.
- Thời gian công bố: Tháng 9 năm 2007
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Nghiên cứu nền tảng: Các ước tính về sự giàu có tài ngun thiên nhiên của Việt Nam trong
phân tích này được khởi đầu từ phương pháp định giá sự giàu được sử dụng trong nghiên cứu
“Sự giàu có của các quốc gia nằm ở đâu?” được công bố bởi Ngân hàng Thế giới năm 2006.
+ Xây dựng mơ hình định lượng: Xây dựng mơ hình để ước tính giá trị của một tài nguyên ở
một thời kỳ cụ thể.
+ Phân tích dữ liệu: nghiên cứu ước tính giá trị tài nguyên thiên nhiên cho Việt Nam sử dụng
nhiều dữ liệu gần đây (đến năm 2005). Các dữ liệu cơ bản được phân tích trong nghiên cứu là
số lượng của các tài nguyên được sản xuất hoặc trích xuất, giá của các tài nguyên và chi phí
sản xuất, giá thế giới được sử dụng để định giá tài nguyên.
- Kết quả nghiên cứu: Tài nguyên thiên nhiên chiếm 30% tổng tài sản của quốc gia. Trong đó
đất nơng nghiệp và đồng cỏ chiếm tỷ trọng lớn nhất, tài nguyên khoáng sản cũng đóng một
vai trị vơ cùng quan trọng, bên cạnh đó cịn có các tài ngun rừng và tài nguyên biển tạo
nên sự giàu có cho quốc gia. Tuy nhiên đối với mỗi tài nguyên thiên nhiên dù có mức độ đóng
góp cũng như giá trị kinh tế khác nhau cũng cần có chiến lược khai thác hiệu quả, kế hoạch tái
tạo dài hạn đối với các tài nguyên như rừng, đất, nước, sinh vật biển,... và kế hoạch đầu tư
tạo ra các năng lượng thay thế cho các nguồn tài nguyên không thế tái tạo. Lý do là bởi việc
tăng trưởng kinh tế dựa trên tài nguyên thiên nhiên sẽ khơng mang lại lợi ích phát triển lâu
dài nếu không được đền bù bởi sự gia tăng khác trong sản xuất và vốn nhân lực.
7.Nghiên cứu của OECD về: “Tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh
tế: chìa khóa cải cách tại Đơng Âu, Kavkaz và Trung Á”
- Tác giả: OECD (Organisation For Economic Co-Operation And Development). OECD là một
diễn đàn, nơi các chính phủ hợp tác với nhau để giải quyết những vấn đề về kinh tế, xã hội và
thách thức môi trường của sự tồn cầu hóa.
- Năm cơng bố: 2011
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp từ những nghiên cứu
trước đó để làm rõ mối quan hệ của tài nguyên thiên nhiên với sự phát triển của nền kinh tế
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
phát triển bền vững thơng qua việc đóng góp liên quan doanh thu tài chính, thu nhập trung
bình, tỷ lệ giảm nghèo, tỷ lệ việc làm. Mặt khác, chỉ ra những mất mát khi quản lý tài nguyên
thiên nhiên kèm hiệu quả và đề xuất những giải pháp cải thiện.
- Kết quả nghiên cứu:
+Sự phong phú tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tạo ra của cải cho một quốc gia bởi chính phủ
có thể xuất khẩu tài ngun thiên nhiên cho phép thu được vốn nhiều hơn, cùng với đó, tiền
thuê tài nguyên thiên nhiên cũng được sử dụng như một dòng vốn.
+Đi cùng với tài nguyên thiên nhiên phong phú có thể là bộ máy quản lý kém hiệu quả, khi
mà trước đó có rất nhiều quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng lại thất bại trong việc
làm lợi từ vốn sẵn có, chưa biết cách tận dụng ưu điểm, thậm chí hoạt động kém hiệu quả
hơn rất nhiều so với các nước hạn chế về tài nguyên thiên nhiên. Nhà kinh tế học Richard
Auty đã sử dụng khái niệm “lời nguyền tài nguyên” (resource curse) lần đầu vào năm 1993
trong cuốn sách của mình để khái quát tình trạng này.
+Lấy bài học từ các quốc gia đã tận dụng sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên để thúc đẩy sự
tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế, bên cạnh đó, cho phép các nhà hoạch
định xây dựng các chính sách tiềm năng, biến “lời nguyền tài nguyên” thành một cơ hội.
+Làm cách nào để không phạm phải sai lầm “lời nguyền tài nguyên” là một câu hỏi liên quan
việc đề xuất và thực hiện tốt các chính sách quản lý, đảm bảo rằng các nguồn lực được sử
dụng hợp lý, công khai và vì lợi ích của xã hội. Quản trị tốt vấn đề quản lý tài nguyên thiên
nhiên cần tuân theo nhiều nguyên tắc giống như quản trị nói chung, bao gồm sự minh bạch
trong việc ra quyết định và trách nhiệm thực thi, nguyên tắc quản trị chung, tổ chức nội bộ
chính phủ hiệu quả, hệ thống quản lý doanh thu từ tài nguyên và phương pháp quản lý thích
ứng.
8. Nghiên cứu của Arshad Hayat and Muhammad Tahir về: “Biến động tài nguyên thiên nhiên
và sự tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng từ những khu vực giài tài nguyên”.
-Tác giả: Arshad Hayat và Muhammad
-Năm công bố: 2019
- Phương pháp nghiên cứu: Nguyên cứu sử dụng mơ hình hồi quy phân phối trễ (ARDL)
được phát triển bởi Pesaran, Shin và Smith (2001) cùng với đó là các dữ liệu từ năm 1970 đến
2016 để tìm mối quan hệ hợp nhất giữa tốc độ tăng trưởng GDP và giá thuê tài nguyên thiên
nhiên. Thay vì phân tích xun quốc gia với giả định về mối quan hệ đơn điệu giữa các nguồn
lực và tăng trưởng giữa các quốc gia, nghiên cứu tiến hành sử dụng mơ hình hồi quy chuỗi
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
thời gian cho mỗi Quốc gia, xem xét biến động tài nguyên thiên nhiên về giá cả và số lượng,
điều tra tác động của biến động tài nguyên đến tăng trưởng kinh tế của 3 nước mục tiêu. Tuy
nhiên, khi sử dụng mơ hình hồi quy chuỗi thời gian cần kiểm định tính dừng của chuỗi, do
vậy, nghiên cứu sử dụng kiểm định Dickey–Fuller (DF), kiểm định Phillip–Person (PP) và kiểm
định Dickey và Fuller mở rộng (ADF) để kiểm định từng chuỗi thời gian xem xét.
- Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu này nghiên cứu ảnh hưởng của biến động tài nguyên
thiên nhiên tới tăng trưởng kinh tế, tập trung vào ba nền kinh tế giàu tài nguyên là UAE, Ả
Rập Saudi và Ơ-man.
+ Mơ hình nghiên cứu cho phép ước tính tác động ngắn hạn và dài hạn của giá thuê tài
nguyên thiên nhiên đối với kinh tế sự phát triển.
+ Các kết quả thu được cho thấy tài ngun thiên nhiên đóng vai trị quan trọng trong quan
điểm tăng trưởng kinh tế. Theo kết quả sau khi chạy mơ hình nghiên cứu, cả Ả Rập Saudi và
UAE đều được hưởng lợi đáng kể từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú vốn có, góp
phần lớn trong tăng trưởng kinh tế quốc gia. Mặt khác, mối quan hệ giữa tài nguyên thiên
nhiên và tăng trưởng kinh tế mặc dù có lợi cho nền kinh tế của Ơ-man nhưng chưa thể hiện
nhiều trên số liệu thống kê thu thập.
+ Những phát hiện này dường như mâu thuẫn với khái niệm về “căn bệnh Hà Lan” trước đó
được đưa ra. Điều này có thể là do thực tế cả ba quốc gia này phần lớn xuất khẩu hàng hóa
bao gồm tài nguyên thiên nhiên và xuất khẩu sản xuất chiếm một phần rất nhỏ trong tổng
xuất khẩu hàng hóa. Do đó, tiềm năng giảm xuất khẩu sản xuất do mở rộng trong lĩnh vực tài
nguyên thiên nhiên đã xảy ra và nghiên cứu không quan sát “lời nguyền tài nguyên” theo
nghĩa thông thường đối với các quốc gia này.
9. Nghiên cứu của Richard M Auty về: “Tài ngun thiên nhiên: Mơ hình phát triển và phát
triển bền vững”.
-Tác giả: Richard M Auty
- Năm công bố: 2003
-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp của những
nghiên cứu đi trước và những thông tin giá trị để nghiên cứu chính sách kinh tế vi mơ vĩ mơ,
tìm ra mối liên hệ của mức độ suy thối mơi trường và mức thu nhập đầu người thể hiện qua
được cong Kuznets môi trường (EKC).
-Kết quả nghiên cứu:
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
+ Nghiên cứu quan tâm đến những trở ngại của sự phát triển bền vững ở các nước đang phát
triển. Nó xác định việc quản lý chưa hợp lý sự phong phú dồi dào tài nguyên thiên nhiên là
nguyên nhân thất bại chính của chính sách kinh tế vĩ mơ, ảnh hưởng xấu đến tất cả các khía
cạnh của chính sách vi mơ, bao gồm cả chính sách mơi trường.
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế vì nó làm tăng xuất
khẩu và có thể nhập khẩu nhiều hàng hóa vốn hơn, cung ứng xây dựng nền kinh tế, thêm vào
đó, tiền thuê tài ngun thiên nhiên có thể được chính phủ sử dụng để đẩy mạnh đầu tư vốn
trong nước.
+ Nghiên cứu cho thấy ở các quốc gia thu nhập thấp, sự khác biệt về nguồn tài nguyên thiên
nhiên là một yếu tố quan trọng nhưng chưa được chú ý trong việc cải thiện chính sách mơi
trường. Hầu hết các nước đang phát triển đều sở tài nguyên thiên nhiên dồi dào và chính phủ
có xu hướng thúc đẩy vốn nước ngồi đầu tư, sử dụng tiền thuê tài nguyên để nới lỏng kỷ luật
thị trường và mua hỗ trợ chính phủ.
+ Các quốc gia cần điều chỉnh các chính sách mơi trường với các hạn chế kinh tế vĩ mô và nhìn
nhận một số chính sách trong q khứ có thể đã thất bại vì những hạn chế thay vì thơng qua
các lỗ hổng trong chính các chính sách đó. Thêm vào đó, cần tăng cường các biện pháp trừng
phạt trong quản trị, điều này sẽ giúp xây dựng các chính sách môi trường hợp lý.
10.Nghiên cứu của PGS.TS Bùi Nhật Quang và PGS.TS. Trần Thị Lan Hương: “Tài nguyên nước
cho tăng trưởng và phát triển kinh tế: Nghiên cứu trường hợp Israel, Ai Cập, Zimbabwe và Việt
Nam”
-Tác giả: PGS.TS. Bùi Nhật Quang; PGS.TS. Trần Thị Lan Hương
-Năm công bố: 2018
-Phương pháp nghiên cứu: Phân tích và xây dựng cơ sở lý thuyết về tài nguyên nước dưới góc
độ kinh tế học, tìm hiểu kinh nghiệm thực tế của một số nước châu Phi – Trung Đông như
Israel, Ai Cập, Zimbabwe trong việc sử dụng tài nguyên nước cho tăng trưởng và phát triển
kinh tế.
-Kết quả nghiên cứu:
+Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cộng đồng quốc tế cũng đang nỗ
lực hỗ trợ châu Phi quản lý nguồn tài nguyên nước, tuy nhiên nhóm tác giả nhận định khu vực
này vẫn gặp nhiều thách thức trong việc giải quyết vấn dề tài nguyên nước phục vụ cho tăng
trưởng và phát triển.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
+ Mỗi nước có một cách thức quản lý tài nguyên nước một cách khác nhau, phục thuộc vào
trình độ phát triển kinh tế và năng lực quản lý nguồn tài nguyên này của từng quốc gia.
Nhưng quan trọng hơn, quốc gia nào thực sự coi nước là một hàng hóa kinh tế, quốc gia đó
sẽ quản lý tài nguyên này hiệu quả hơn và tác động của nước đối với tăng trưởng và phát
triển kinh tế sẽ theo hướng tích cực hơn.
+ Một số bài học kinh nghiệm sau: (i), tài nguyên nước có những đóng góp quan trọng cho
tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhưng nếu đánh đồng sự dồi dào về nguồn nước, không coi
nước là một hàng hóa kinh tế thị các quốc gia giàu có về tài nguyên nước sẽ thất bại trong
việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; (ii) đầu tư cho tài nguyên nước là biện pháp
kinh doanh hiệu quả nhất bởi nó mang lại sự cải thiện nguồn cung và quản lý nguồn cầu một
cách hiệu quả góp phần tăng năng suất lao động, mở rộng sản xuất cho các ngành kinh tế; (iii)
Cần có sự chủ động trong hợp tác với nước láng giềng trong việc giữ gìn tài nguyên nước và
tạo sự phát triển bền vững cho các nước vùng hạ nguồn; (iv) đảm bảo tài nguyên nước nhằm
phát triển bền vững; (v) Chính phủ cần quản lý nguồn tài nguyên nước theo một chuỗi chính
sách hợp lý để nguồn tài nguyên đó đem lại những tác động tích cực nhất cho tăng trưởng và
phát triển kinh tế.
+Đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm quản lý tài nguyên nước cho tăng trưởng và phát
triển kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.
11. Nghiên cứu của PGS.TS Trần Thị Lan Hương: “Tài nguyên: Lời nguyền hay sự thịnh vượng?
Nghiên cứu trường hợp Nam Phi, Nigeria, Ghana và Việt Nam”
-Tác giả: PGS.TS Trần Thị Lan Hương
-Năm công bố: 2018
-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp các nghiên cứu trước
đó để phân tích làm rõ các khái niệm và phân loại sau đây:
+Làm rõ các khái niệm về một nền kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên, làm rõ nội hàm và
biểu hiện của các nền kinh tế đang mắc phải căn bệnh Hà Lan, những biểu hiện và hậu quả
của “lời nguyền tài nguyên” đối với các nền kinh tế tăng trưởng dựa vào tài nguyên thiên
nhiên.
+ Phân loại các nguồn tài nguyên ở châu Phi, sự phân bố và trữ lượng tài nguyên như dầu mỏ,
khoáng sản, phân tích khái quát những đặc điểm về sở hữu tài nguyên ở châu Phi cũng như
nhận diện các nước châu Phi đi theo mơ hình tăng trưởng kinh tế dựa vào tài nguyên.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
+ Phân loại các tiêu chí đánh giá tác động của tài nguyên đối với tăng trưởng kinh tế trên một
số khía cạnh.
+ Phân tích đặc điểm địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nigeria như dầu mỏ, khí đốt
và khống sản.
+Phân tích sự giàu có về tài nguyên khoáng sản (kim cương, vàng, kim loại quý hiếm…) của
Nam Phi.
+ Phân tích sự giàu có về tài ngun, đặc biệt là dầu mỏ, khoáng sản và cocoa của Ghana và
vai trò của những nguồn tài nguyên trù phú này đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+Phân tích vai trị của tài ngun trong phát triển kinh tế của Việt Nam, các bài học kinh
nghiệm rút ra từ mơ hình tăng trưởng kinh tế dựa vào tài nguyên của một số nước châu Phi.
-Kết quả nghiên cứu:
+Tài ngun đóng vai trị quan trọng trong xuất khẩu, việc làm, GDP, dự trữ ngoại tệ, đưa
Nam Phi trở thành đầu tầu phát triển kinh tế của châu Phi. Theo nhóm tác giả, trong những
năm gần đây, tham nhũng và sự không minh bạch đã khiến Nam Phi mắc kẹt trong bẫy thu
nhập trung bình và khó phát triển thịnh vượng lâu dài.
+Tài nguyên đã không mang lại sự phát triển kinh tế lâu dài bền vững cho Nigeria bởi các
chính sách quản trị tài nguyên kém hiệu quả. “Lời nguyền tài nguyên” từ quốc gia Nigeria
được thể hiện qua những khía cạnh sau: (1) tham nhũng tài nguyên; (2) tài nguyên không tạo
nên năng suất lao động và cơ cấu kinh tế hợp lý; (3) tài nguyên không tạo nên sự giàu có cho
nhân dân; (4) tài nguyên gây ra nhiều bất ổn xã hội và trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế; (5)
ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
+Đối với Ghana, nguồn tài nguyên đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế: tài nguyên
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất
khẩu; tạo việc làm trong các ngành khai thác tài nguyên; đóng góp cho doanh thu chính phủ;
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi.
+Một số kiến nghị chính sách cho Việt Nam nhằm quản lý tài nguyên hiệu quả phục vụ tăng
trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
12. Nghiên cứu của Richard M Auty: “Tài ngun thiên nhiên, mơ hình phát triển và phát triển
bền vững”
-Tác giả: Richard M Auty
-Năm công bố: tháng 6 năm 2003
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
-Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khoa học
cùng ý kiến của tác giả về các vấn đề tài nguyên thiên nhiên, mơ hình phát triển và phát triển
kinh tế bền vững. Sử dụng cơng thức tốn học và lấy ví dụ, nghiên cứu dựa trên việc thống kê
các chỉ số và tỉ lệ theo bảng.
-Kết quả nghiên cứu:
+Bài viết này dựa trên giả định lạc quan rằng các chính sách cần thiết chophát triển kinh tế
bền vững môi trường được biết đến nhưng khó khăn trong việc thực hiện. Tài nguyên tái tạo
tiếp tục được khai thác, quỹ tài nguyên bị cạn kiệt một cách vô trách nhiệm. Điều này là do
khu vực chính vẫn cịn liên quan lớn đến GDP ở các nước. Hầu hết các nước đang phát triển
đều giàu tài nguyên, có xu hướng thúc đẩy các quốc gia chính trị săn mồi sử dụng tiền thuê
để nới lỏng kỷ luật thị trường và mua hỗ trợ chính trị, bóp méo nền kinh tế của họ để việc đa
dạng hóa kinh tế cạnh tranh chững lại và tăng trưởng bị sụp đổ. Phục hồi kéo dài và có thể
mất nhiều thế hệ để hoàn thành.
+Quản lý sai tài nguyên thiên nhiên làm tăng thêm các vấn đề môi trường. Các nhà hoạch
định chính sách mơi trường và các cố vấn của họ cần phải thích ứng chính sách môi trường
với những hạn chế kinh tế vĩ mô.
+Tăng cường các biện pháp trừng phạt quản trị xã hội. Điều này làm cải thiện việc hoạch định
các chính sách mơi trường lành mạnh, hạn chế việc quản lí sai tài nguyên thiên nhiên và tối
thiểu hóa các thiệt hại từ dịch vụ môi trường.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm dựa trên nhiều
nguồn tài liệu khác nhau để làm rõ khái niệm về tài nguyên thiên nhiên, phân loại, vai trò của
tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển bền vững và tình hình ở
Việt Nam hiện nay.
Nhóm đã tổng kết từ nhiều nguồn tài liệu trong và ngồi nước để có cái nhìn khách
quan nhất về vai trò của tài nguyên thiên nhiên và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho
hiệu quả để đạt được phát triển bền vững.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Nghiên cứu nhằm làm rõ khái niệm về tài nguyên thiên nhiên, phân loại, vai trò của
tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển bền vững và tình hình ở
Việt Nam hiện nay.
IV. TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU:
Về tính mới, đề tài nghiên cứu đã đi sâu vào vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong
mối quan hệ với phát triển bền vững ở Việt Nam. So với các nghiên cứu trước đó chỉ tập
trung vào hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và vai trò của tài nguyên thiên nhiên
trong mối qua hệ độc lập với phát triển kinh tế thì đề tài của chúng tôi đã đi sâu hơn vào vai
trò của tài nguyên thiên nhiên gắn với phát triển bền vững.
I.TÌM HIỂU VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
1.Định nghĩa tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người
có thể sử dụng để tiêu thụ hoặc sản xuất kinh tế.
2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên thiên nhiên có thể được chia thành năm loại theo cơng dụng:
- Tài nguyên khoáng sản
- Tài nguyên đất
- Tài nguyên nước
- Tài nguyên biển
- Tài nguyên rừng
Ngoài ra, tài nguyên thiên nhiên cũng có thể được phân thành hai loại theo khả năng
tái sinh:
- Tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo, sau khi khai thác có thể phục hồi, tái sinh (như
gió, ánh sáng mặt trời,...)
- Tài nguyên thiên nhiên khơng tái tạo được là những tài ngun có quy mô không
thay đổi như đất đai và những tài nguyên khi sử dụng sẽ mất dần hoặc biến đổi tính chất (như
các kim loại , than đá, dầu mỏ,...)
II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
1. Các lý thuyết về tài nguyên thiên nhiên:
Để đối phó với giá năng lượng cao và lệnh cấm vận dầu mỏ của OPEC trong năm
1970, các nhà kinh tế bắt đầu kiểm tra một cách có hệ thống các tác động tăng trưởng của tài
nguyên thiên nhiên không tái tạo trong các mơ hình kinh tế vĩ mơ cân bằng động. Ví dụ, sử
dụng khung tăng trưởng ngoại sinh, Solow (1974) và Stiglitz (1974) chỉ ra rằng tăng trưởng
kinh tế bền vững là có thể, miễn là yếu tố sản xuất (vốn vật chất) có thể thay thế được cho tài
nguyên thiên nhiên không tái tạo được dọc theo hướng tăng trưởng cân bằng của nền kinh tế.
Kết quả của Solow (1974), Stiglitz (1974) và Stokey (1998), cùng cho thấy rằng có thể tăng
trưởng kinh tế bền vững dù có những hạn chế về khả năng sản xuất của tài nguyên thiên
nhiên.
2. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế
Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế, được thể hiện trên
các mặt sau:
- Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố tạo cơ sở cho việc phát triển các ngành kinh tế
- Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho q trình tích lũy vốn
- Tài ngun thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho sự phát triển ổn định của nền kinh
tế
III. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG:
1.Phát triển bền vững là gì?
1.1. Khái niệm phát triển bền vững:
Theo điều 3, Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, 2014: “Phát triển bền vững là phát triển
đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu
cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế,
bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”
Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát
triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, cơng bằng, ổn định, văn hố đa dạng
và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hồn
chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền
vững trong cả “ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến phát triển bền vững:
-Tăng trưởng xanh (green growth)
- Tăng trưởng bao trùm (inclusive growth)
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Kinh tế xanh (green economy)
1.2. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển bền vững
Quá trình phát triển bền vững là quá trình thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế,
xã hội, đi kèm với đó là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường. Tài
ngun thiên nhiên có vai trị vơ cùng quan trọng trong sự phát triển bền vững của một quốc
gia.
- Tài nguyên thiên nhiên có đóng góp vơ cùng lớn đối với tăng trưởng kinh tế, xuất
khẩu và thu ngân sách
- Tài nguyên thiên nhiên giúp tạo việc làm và cải thiện thu nhập
- Tài nguyên thiên nhiên đem lại các tác động môi trường, ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế
IV. SỬ DỤNG TNTN TRONG TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI VN:
1. Thực trạng tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam:
Với diện tích tự nhiên hơn 331 nghìn km2, bờ biển dài hơn 3.260 km, Việt Nam có sự
đa dạng về địa chất, địa hình, tài ngun khống sản tương đối phong phú về chủng loại, một
số loại có trữ lượng lớn như dầu, khí, than, sắt, đồng, bơ-xít, chì, kẽm, thiếc, a-pa-tít, đất
hiếm, các khoáng sản làm vật liệu xây dựng... Nhiều loại khoáng sản đã được khai thác phục
vụ cho nhu cầu trong nước và một số cho xuất khẩu. Đồng thời, Việt Nam cịn có nhiều hệ
sinh thái rừng, với sự đa dạng và phong phú về các loài động vật, thực vật, với khoảng hơn 42
nghìn lồi sinh vật đã được xác định…
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên này đang đi theo chiều hướng tiêu cực, bởi
chúng đang bị thu hẹp về mặt chất lượng và số lượng,.. và lý do chủ yếu đến từ con người: ô
nhiễm môi trường, khai thác trái phép,..
2. Chính sách sử dụng TNTN:
2.1. Chính sách sử dụng tài nguyên nước tại Việt Nam:
Theo ông Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường, nhiệm vụ đặt ra là phải bảo vệ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước và
tăng cường hợp tác chia sẻ nguồn nước xuyên quốc gia. Triển khai Chiến lược quốc gia về tài
nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
trên phạm vi cả nước; và nước các lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.
2.2. Chính sách sử dụng và quản lý tài nguyện đất tại Việt Nam:
Đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng cơ sở dữ liệu về đất
đai. Thúc đẩy sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả; kết hợp bảo vệ diện tích, độ phì
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
nhiêu của đất canh tác nông nghiệp; từng bước khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong
sử dụng đất.
2.3. Chính sách sử dụng tài nguyên rừng
Chính phủ Việt Nam và Bộ NN&PTNT đã ban hành nhiều chính sách quan trọng
nhằm hỗ trợ, tăng cường hoạt động bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng bền vững có hiệu
quả, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các chủ rừng. Đó là quy hoạch và có chính sách phát
triển phù hợp các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng với chất lượng được
nâng cao. Nhà nước đầu tư và có chính sách đồng bộ để quản lý và phát triển rừng phòng hộ
và rừng đặc dụng, đồng thời bảo đảm cho người nhận khốn chăm sóc, bảo vệ rừng có cuộc
sống ổn định. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư trồng
rừng sản xuất; gắn trồng rừng nguyên liệu với công nghiệp chế biến ngay từ trong quy hoạch
và dự án đầu tư; lấy nguồn thu từ rừng để phát triển rừng và làm giàu từ rừng.
2.4. Chính sách sử dụng tài nguyên biển:
Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với
đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đưa ra nhiều chiến lược, chính sách, kế hoạch phát
triển. Ngày 9/2/2007, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thơng
qua Nghị quyết 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu quan
trọng nhất là phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm
bảo vững chắc quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vào thời điểm đó, Việt Nam là một trong số ít các
quốc gia trong khu vực sớm có chiến lược biển.
Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 09, Hội nghị Trung ương 8 khóa XII của Đảng
(10/2018) đã tổng kết, đánh giá toàn diện về việc thực hiện Chiến lược biển và công bố Nghị
quyết mới về biển có tên gọi “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
2.5. Chính sách sử dụng tài ngun khống sản:
Chính sách khai thác khống sản ngày càng được chú trọng và từng bước được hoàn
thiện, nâng cao hiệu quả nguồn vốn tự nhiên. Chính sách đảm bảo khống sản được bảo vệ,
khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả đã được thực hiện thông qua: các chính sách
về quy hoạch, chính sách về tài chính (thuế và phí các loại, đấu giá hoặc thu tiền cấp quyền,
các chính sách về ưu đãi đầu tư cơng nghệ trong khai thác và chế biến khoáng sản…).
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
3.Kiến nghị về việc sử dụng và khai thác TN hiệu quả:
- Xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đảm bảo phát triển nền kinh tế
theo hướng các bon thấp. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
- Phát triển bền vững công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm
nguyên tắc thân thiện với mơi trường; tích cực ngăn ngừa và xử lý ơ nhiễm công nghiệp, xây
dựng nền “công nghiệp xanh”.
- Đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, năng lượng, nước, đồng thời giảm thiểu phát thải và hạn
chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường, sức khỏe con người, đảm bảo
phát triển bền vững.
- Các chính sách thuế, phí theo hướng chú trọng khuyến khích đầu tư, sản xuất theo
cơng nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo đảm nguyên
tắc “tài nguyên không có khả năng tái tạo” thì áp dụng mức thuế suất cao, “tài ngun có
khả năng tái tạo” thì áp dụng mức thuế suất thấp.
- Xây dựng văn hóa tiêu dùng văn minh, hài hòa và thân thiện với thiên nhiên. Từng
bước thực hiện dán nhãn sinh thái, mua sắm xanh. Phát triển thị trường sản phẩm sinh thái và
sáng kiến cộng đồng về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Áp dụng những chính sách điều
chỉnh những hành vi tiêu dùng không hợp lý.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Arshad Hayat và Muhammad. (2019). Natural resources volatility and economic
growth: evidence from the resource-rich region.
2.
Carmen Zaharia, Dainela Stueu. (2010). The Natural Resources and Sustainable
Development. [ Online].
Có tại: file:///C:/Users/Windows%2010/Downloads/Documents/CA1-11-10.pdf [ Truy cập
ngày 05/09/2019]
3.
Lê Thu Hoa. (2014). Gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, tài ngun,
và ứng phó với biến đổi khí hậu trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa ở Việt Nam.
[online]
Cótại:o/index.php/JED/article/viewFile/32212/27399
[Truy cập ngày 06/09/2019]
4.
Michael Tommy. (2003). The role of the Environment and Natural Resources in
Economic Growth Analysis. [ Online].
Có
tại:
file:///C:/Users/Windows%2010/Downloads/dp020071.pdf
[
Truy
cập
ngày
05/09/2019]
5.
Nguyễn Hồng Anh. (2012). Tăng trưởng xanh- Từ lý thuyết đến thực tế Việt Nam.
[online]
Có tại: cập ngày 06/09/2019]
6.
OECD. (2011). The economic significance of natural resources: key points for reformers
in eastern europe, caucasus and central asia.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
7.
PGS.TS. Bùi Nhật Quang & PGS.TS. Trần Thị Lan Hương. (2018). Tài nguyên nước
cho tăng trưởng và phát triển kinh tế: Nghiên cứu trường hợp Israel, Ai Cập, Zimbabwe và
Việt Nam. [online]
Có tại: />ItemID=965 [Truy cập ngày 8/9/2019]
8.
PGS.TS Trần Thị Lan Hương. (2018). Tài nguyên: Lời nguyền hay sự thịnh vượng?
Nghiên cứu trường hợp Nam Phi, Nigeria, Ghana và Việt Nam. [online]
Có tại: />ItemID=944[Truy cập ngày 8/9/2019]
9.
Richard M Auty. (6/2003). Natural Resources, Development Models and Sustainable
Development. [online]
Có tại: file:///C:/Users/Asus/Downloads/Natural%20Resources_RichardMauty.pdf [Truy cập
ngày 8/9/2019]
10.
Vu Xuan Nguyet Hong, Nguyen Manh Hai, Ho Cong Hoa, Patricia Silva, Finn Tarp,
Jorgen Birk Mortensen. (2017). Đo lường sự giàu có của Việt Nam: Vai trị của tài nguyên
thiên nhiên. [online]
Có tại: file: cập
ngày 06/09/2019]
11.
The Sustainable Development Solution Network. [2013]. Harassing natural resources
for sustainable development: challenges and solution.[ Online]
Có tại: file:///C:/Users/Windows%2010/Downloads/Documents/TG10-Final-Report.pdf [ Truy
cập ngày 07/09/2019]
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
LUAN VAN CHAT LUONG download : add