Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

(Tiểu luận FTU) xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc qua một số lễ hội văn hóa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
---------***--------

TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN
SẮC DÂN TỘC QUA MỘT SỐ LỄ HỘI VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Nhóm 8
Lớp tín chỉ: TRI106(1-1920).12_LT
Khóa: 57
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thủy

Hà Nội, tháng 12 năm 2019

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI MỞ ĐẦU
Đối với mỗi chúng ta, “văn hóa” - hai từ mà ta nghe thấy thường xuyên qua những bài giảng,
qua những phương tiện thông tin đại chúng, hẳn đã trở thành một thuật ngữ vô cùng quen thuộc, thấm
nhuần vào đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể thấu hiểu rõ về độ trừu tượng và thiêng liêng của nó
thì có lẽ khơng phải tất cả đều thật sự tường tận. Để nói về những yếu tố quan trọng cấu thành nên nhân
loại, nếu ở mảng vật chất có giống nịi và đất đai thì ở mảng tinh thần có VĂN HĨA. Văn hóa là linh hồn,
là bản sắc của một dân tộc và lịch sử nền văn minh của một dân tộc là lịch sử của các sự phát triển văn
hóa. Hiểu theo một cách gần gũi, đơn giản thì văn hóa là thơ ca, nghệ thuật, là sân khấu, điện ảnh, là
phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử, đức tin, tri thức, danh thắng... được cả xã hội tiếp nhận, giữ gìn
và phát huy. Ở Việt Nam ta có thể kể đến: tranh đơng hồ nghệ thuật, nghệ thuật tuồng chèo, lễ hội cồng
chiêng Tây Nguyên, nghệ thuật múa rối nước, dân ca quan họ Bắc Ninh,... Dưới tác động của khoa hoc


kỹ thuật, công nghệ thông tin. Hành tinh của chúng ta trở nên nhỏ bé, khơng một quốc gia nào có thể
phát triển trong sự biệt lập với thế giới bên ngoài. Ngược lại, sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng
và tác động trực tiếp đến từng quốc gia, từng khu vực và toàn thế giới. Hiện tượng cộng sinh văn hóa là
một tất yếu và là một đặc trưng mới của văn hóa thế giới. Nền văn hố Việt Nam là một nền văn hoá đậm
đà bản sắc dân tộc. Trong giai đoạn hội nhập và phát triển của nền kinh tế, các nền văn hóa khác sẽ theo
chân tràn vào nước ta. Nền văn hóa Việt đang đứng trước những cơ hội lớn đổi mới nền văn hóa để theo
kịp với thời đại và tiến bộ xã hội. Nhưng đó cũng là những thách thức lớn đối vơi nền văn hóa. Làm thế
nào để phát triển đồng thời phải giữ được những giá trị tinh hoa của dân tộc. Hiện nay Đảng và nhà
nước ta đã có những chủ trương chính sách gì để xây dựng, bảo tồn và phát triển nền văn hóa? Thêm vào
đó là những thực tế rõ ràng mà ta có thể nhìn thấy thơng qua một số lễ hội văn hóa truyền thống nổi bật ở
nước ta là gì? Đó cũng chính là những ngun nhân chính để nhóm 8 chúng em dẫn tới việc lựa chọn đề
tài “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc qua một số lễ hội văn hóa ở Việt Nam”
cho bài tiểu luận này.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN A: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ
BẢN SẮC DÂN TỘC
I. Văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:
1. Văn hóa và các điều cơ bản:
a) Văn hóa là gì?
Về khái niệm, nhắc đến văn hóa, ta có thể bắt gặp rất nhiều những khái niệm, định nghĩa khác
nhau. Tuy nhiên, hiểu theo cách đơn giản nhất thì văn hóa là tất cả những yếu tố vật chất và tinh thần đặc
trưng cho một cộng đồng xã hội, được cộng đồng đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ nó theo thời gian.
Như vậy, văn hóa cũng chính là yếu tố bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội, là nền tảng xã hội cho đời
sống của cá nhân và cộng đồng.

Hình minh họa (Nguồn: Internet)


b) Các đặc trưng và tính chất của văn hóa:
Trước hết văn hóa phải có tính hệ thống. Đặc trưng này cần để phân hiệt hệ thống với tập hợp nó
giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiện
các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó.
Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị. Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là “trở
thành đẹp, thành có giá trị”, tính giá trị cần để phân biệt giá trị với phi giá trị. Nó là thước đo mức độ
nhân bản của xã hội và con người.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh. Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như
một hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái
tự nhiên được biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất
(như việc luyện quặng, đẽo gỗ…) hoặc tinh thần (như truyền thuyết về các cảnh quan tự nhiên).
Văn hóa cịn có tính lịch sử. Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình và
được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng
giai đoạn.
Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng thứ tư
của văn hóa. Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định
(truyền thống), mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống
chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trị quyết định trong việc hình thành
nhân cách (trồng người).
c) Phân loại văn hóa:
Con người có hai loại nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, do vậy, con người
cũng có hai loại hoạt động cơ bản là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Từ đó, văn hố như một hệ
thống thường được chia làm hai dạng: văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.
Văn hố vật chất bao gồm tồn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo
ra: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại…


Trống đồng Đông Sơn và Chùa Một Cột (Nguồn: Internet)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Văn hố tinh thần bao gồm tồn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người
tạo ra: tư tưởng, tín ngưỡng - tơn giáo, nghệ thuật, lễ hội, phong tục, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương…

Quan họ Bắc Ninh và Hát xoan Phú Thọ (Nguồn: Internet)

2. Thế nào là một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?
Trước hết, thế nào là bản sắc văn hóa? Đó là những nét đặc trưng về văn hóa, đời sống, xã hội,…
của một quốc gia do quá trình phát triển và lịch sử tạo ra. Vì là nét đặc trưng nên bản sắc văn hóa phải là
riêng biệt, không trùng lặp và được bảo tồn qua các giai đoạn phát triển của xã hội. Đất nước Việt Nam ta
có 54 dân tộc anh em với những bản sắc văn hóa tuy riêng biệt nhưng cũng rất hài hịa, đồng nhất. Bản
sắc đó cịn được thể hiện qua những trang sử vẻ vang của dân tộc, như dù cho bị phong kiến phương Bắc
đô hộ 1000 năm, dân tộc ta vẫn khơng bị đồng hóa, và trong thế giới hiện đại ngày nay, khi mà tất cả
người Việt vẫn luôn hướng về tổ tiên, ông bà, vẫn gìn giữ những thức quà giản dị nhưng thấm đẫm tính
dân tộc và những nét đẹp trong lối sống,…
Một nền văn hóa tiên tiến là một nền văn hóa tiến bộ, thể hiện tinh thần yêu nước. Sự tiên tiến đó
khơng chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong phương tiện truyền tải nội dung.
Tiếp đó, bản sắc dân tộc bao gồm cả những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam,
thể hiện sức sống bên trong của dân tộc, đồng thời còn thể hiện đậm nét trong những hình thức biểu hiện
mang tính dân tộc độc đáo

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Triển lãm Hình ảnh APEC và Di sản văn hóa Việt Nam (Nguồn: Internet)


II. Các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng một nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc:
Đảng ta xác định: "Văn hóa là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hóa", vì vậy, "phải
hồn thành cách mạng văn hóa mới hồn thành được cơng cuộc cải tạo xã hội" và "Đảng tiên phong phải
lãnh đạo văn hóa tiên phong"; đồng thời, đề ra ba nguyên tắc cuộc vận động văn hóa mới: Dân tộc, đại
chúng, khoa học. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ba nguyên tắc của cuộc vận động văn hóa mới đã trở thành
ngọn cờ cổ vũ, động viên, tập hợp đơng đảo đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ vào Hội Văn hoá cứu quốc và
soi đường cho các hoạt động của đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức, tạo thành sức mạnh tinh thần to lớn, động
viên, cổ vũ nhân dân ta tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, lập
nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu.
Trong hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng đã lãnh đạo đội ngũ văn nghệ sĩ, trí
thức quán triệt sâu sắc nguyên tắc tính dân tộc, tính đại chúng, tính khoa học của Đề cương Văn hóa Việt
Nam; kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua mấy nghìn năm dựng
và giữ nước, đồng thời tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại, sáng tạo ra những tác phẩm văn
hóa nghệ thuật kiệt xuất, phục vụ kịp thời cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sức mạnh nội sinh
của văn hóa đã được phát huy mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc, trở thành niềm cổ vũ, động viên
to lớn đối với quân và dân hai miền Nam - Bắc; nâng cao tinh thần yêu nước, thôi thúc mạnh mẽ phong
trào thi đua giữa tiền tuyến và hậu phương, quyết tâm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đánh
cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, góp phần giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. 
Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, với tư duy đổi mới toàn diện, Đảng đã chủ trương đổi mới tư
duy trên lĩnh vực văn hóa. Tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị (Khóa VI) đã ban hành Nghị quyết số 05-

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


NQ/TW về lãnh đạo văn hóa - văn nghệ trong cơ chế thị trường. Nghị quyết đã xác định những định
hướng lớn chỉ đạo việc đổi mới và nâng cao chất lượng phê bình văn học - nghệ thuật; cơng tác quản lý
văn học - nghệ thuật và một số nhiệm vụ văn hóa - văn nghệ.
Đặc biệt, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 của

Đảng xác định một trong sáu đặc trưng của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là: Có nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng,
văn hóa làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí, vai trò chỉ đạo trong đời
sống tinh thần xã hội. Đồng thời, kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc,
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm
giá con người; chống tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trái với
phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Đảng Trung ương (khóa VIII) tháng 7 năm 1998, đã ra Nghị
quyết chuyên đề về: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", xác định những quan
điểm cơ bản:
Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm chỉ rõ vai trị to lớn của văn hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc và
tương lai đất nước. văn hóa khơng phải là kết quả thụ động, yếu tố đứng bên ngoài, bên cạnh hoặc đi sau
kinh tế, phụ thuộc hồn tồn vào trình độ phát triển kinh tế mà văn hóa vừa là mục tiêu, vừa động lực thúc
đẩy kinh tế. “Văn hóa thấm sâu vào tồn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình,
từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất
nước ta đời sống tinh thần cao đẹp".
Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiên
tiến là yêu nước và tiến bộ, trong đó, cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong
phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và
tự nhiên. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị truyền thống tốt đẹp, bền vững, những tinh hoa của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Đó là, lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đồn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá
nhân - gia đình - Tổ quốc; lịng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; cần cù, sáng tạo trong lao
động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong cuộc sống; dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong đấu
tranh chống giặc ngoại xâm …

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam. Đây là tư tưởng tiến bộ và nhân văn, phù hợp với thực tiễn của cộng đồng 54 dân tộc đang sinh
sống ở Việt Nam và xu thế chung của cộng đồng quốc tế đang hướng tới xây dựng một cơng ước quốc tế
về đa dạng văn hóa hiện nay.
Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội
ngũ trí thức giữ vai trị quan trọng. Quan điểm xác định trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam đều
tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa nước nhà; cơng nhân, nơng dân, trí thức là nền tảng
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ gắn bó với nhân dân, giữ vai trò quan trọng, là
lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.
Năm là, văn hóa là một mặt trận. Xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu
dài, địi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng. Quan điểm chỉ rõ: Cuộc đấu tranh giai cấp
trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa hiện nay đang diễn ra hết sức nóng bỏng, quyết liệt, phức tạp. Văn hóa là
một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và khác với các hoạt động kinh tế. Tuy không trực tiếp tạo ra của cải vật
chất, nhưng các hoạt động văn hóa ln mang ý nghĩa chính trị - xã hội, có tác động sâu sắc đối với đời
sống tư tưởng, tình cảm, tâm lý, tập quán cộng đồng. Vì vậy, cần phải tiến hành một cách kiên trì, thận
trọng, tránh nóng vội, chủ quan, duy ý chí; phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ
của nhân dân trong xây dựng và phát triển văn hóa; đẩy mạnh phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng
đời sống văn hóa”, làm cho văn hóa thấm sâu vào tồn bộ đời sống và hoạt động của xã hội, vào từng con
người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, cũng như mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người
trong xã hội. 
Trong quá trình hội nhập và phát triển, để chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn
chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và ngăn chặn "luồng văn hóa độc hại"
xâm nhập vào nước ta từ nhiều con đường khác nhau.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lĩnh vực văn hóa đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, quan trọng. Tư
tưởng, đạo đức và lối sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều
giá trị mới về văn hóa, chuẩn mực đạo đức được khẳng định và nhân rộng trong xã hội. Phong trào "Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh", các phong trào thi đua yêu nước ngày càng được mở rộng và từng bước đi vào thực chất trong
đời sống xã hội. Công cuộc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của dân tộc đã đạt được nhiều tiến bộ.

Nhiều di sản văn hoá vật thể, phi vật thể được bảo vệ và phát huy giá trị. cơng tác xã hội hố đã thu hút
được đơng đảo các tổ chức và cá nhân tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, góp phần tích

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cực gìn giữ bản sắc văn hóa, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp trong kho tàng di sản văn hóa
dân tộc, dần loại bỏ những sự lỗi thời, lạc hậu.
Tuy nhiên, do những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, lĩnh
vực văn hóa cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định, tác động không nhỏ đến văn hóa truyền thống của
dân tộc.
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Văn hóa phát triển chưa tương xứng với tăng trưởng
kinh tế. Quản lý văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản cịn thiếu chặt chẽ. Mơi trường văn hóa bị xâm hại,
lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của
các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại".
Đây là những nguy cơ tiềm ẩn làm xói mịn các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, gây mất trật tự an ninh xã hội, cản trở sự phát triển bền vững của đất nước. Để xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu
vào tồn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của sự
nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
đã xác định các chủ trương, biện pháp sau:
Một là, củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng. Đưa
phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực hiệu quả; xây
dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho các giá trị
văn hóa thấm sâu vào mọi mặt đời sống. Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có
văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội. Sớm có chiến lược quốc gia về xây
dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con
người Việt Nam, ni dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Xã hội hóa các hoạt động văn hóa, chú trọng nâng cao
đời sống văn hóa ở nơng thơn, vùng khó khăn, thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các
nhóm xã hội, giữa đơ thị và nông thôn...

Hai là, phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa
truyền thống, cách mạng. Tiếp tục phát triển nền văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân
tộc và công cuộc đổi mới đất nước. Khuyến khích tìm tịi, thể nghiệm những phương thức thể hiện và
phong cách nghệ thuật mới, đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh, đa dạng và bồi dưỡng lý tưởng, thị hiếu
thẩm mỹ cho công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, khắc phục yếu kém,
nâng cao tính khoa học, sức thuyết phục của hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. Chăm lo đời

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật
sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật...
Ba là, phát triển hệ thống thông tin đại chúng. Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh
mẽ chức năng thông tin, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích
của nhân dân và đất nước; khắc phục xu hướng thương mại hóa, xa rời tơn chỉ, mục đích trong hoạt động
báo chí, xuất bản. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng
về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt, yêu cầu của thời kỳ mới. Phát triển và mở
rộng việc sử dụng internet, đồng thời có biện pháp quản lý, hạn chế mặt tiêu cực,...
Bốn là, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa; đổi mới, tăng cường việc giới
thiệu, truyền bá văn hóa, văn học, nghệ thuật, đất nước con người Việt Nam với thế giới; mở rộng, nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, báo chí,
xuất bản. Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóa của các nước; giới thiệu các tác phẩm văn
học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngồi với cơng chúng Việt Nam; thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về
bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả....

PHẦN B: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ
BẢN SẮC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
I. Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc qua một số lễ hội truyền thống ở
Việt Nam:

1. Lễ hội chùa Hương ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội:
a) Vài nét về vùng đất Hương Sơn:
Hương Sơn là vùng q n bình và hiền hịa thuộc huyện Mĩ Đức, Thành phố Hà Nội. địa danh
quen thuộc với người dân Việt Nam và nước ngoài, Hương Sơn là vùng di tích lịch sử - văn hóa – thắng
cảnh nổi tiếng lâu đời, được tôn danh là: “Nam thiên đệ nhất động” một di tích lịch sử quốc gia với
Hương Tích, Thiên Chù… Hương Sơn có lịch sử phát triển lâu đời và giàu truyền thống văn hóa và cách
mạng. Nơi đây chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quốc gia dân tộc, là cái nôi của nền Việt cổ với di chỉ văn
hóa Hịa Bình. Các giá trị của vùng đất truyền thống vùng đất Hương Sơn rạng nối tiếp và bồi đắp trong
thời kì đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Để có vùng q trù phú, n bình hơm nay là q
trình đấu tranh với thiên tai, địch họa kiên cường bền bỉ của thế hệ nhân dân Hương Sơn. Trong dòng
chảy lịch sử ấy đã bồi tụ, hun đúc bản sắc văn hóa bản địa với giá trị truyền thống quý báu. Lễ hội là đối

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tượng quan trọng của nền văn hóa dân tộc, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống vật chất cũng
như tinh thần của con người, đồng thời phản ánh rõ nét sinh hoạt tín gưỡng của người Việt. Vì vậy từ lâu
lễ hội khơng chỉ là đối tượng nghiên cứu của các nhà văn hóa, các nhà dân tộc mà còn là nghiên cứu cảu
các nhà sử học.

Vùng đất Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Nguồn: Internet)

Về kinh tế, nhân dân chủ yếu sống chủ yếu bằng nghề canh nông và nghề rừng. người dân nơi
đây biết trồng lúa nước, cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả. Nhưng mỗi năm chỉ cấy được một vụ lúa
chiêm bấp bênh bởi thiên tai, lụt lội gây mất mùa thường xuyên. Bao quanh bởi núi đá vôi và sông Đáy,
Hương Sơn trở thành vùng địa thế biệt lập với các vùng xung quanh do vậy nơi đây có đời sống kinh tế
nông nghiệp tự cung, tự cấp chia cắt bên ngoài. Nhân dân vừa khai phá đất đai, vừa chú trọng đắp đê,
ngăn đập, đào kênh mương dẫn thủy ngập điền đến nay hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu kinh tế và dân
sinh. Sau khi thực hiện thắng lợi ngăn lũ trên sông Đáy cùng với hệ thống thủy lợi ở địa phương, nhân
dân Hương Sơn điều kiện mở rộng diện tích phát triển kinh tế - xã hội, diện tích canh tác tăng lên hai vụ

ăn chắc, mở hướng cho cuộc cách mạng xanh đạt kết quả. Nhiệm sản xuất nguồn nhân lực dồi dào, truyền
thống khéo léo, cần cù, giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Là vùng đất nằm xen ven đồng bằng châu
thổ sông Hồng nơi tiếp giáp với Hịa Bình, nơi có nền văn háo rực tỡ, với di chỉ văn hóa Hương Sơn
mang nét văn hóa bản địa. Các tộc người nguyên thủy sớm chọn nơi cư trú trên các núi đá vôi. Các nghề
thủ công nghiệp truyền thống cũng phát triển sớm và mạnhđó là nghề làm nón và nghề làm dệt lụa... Sau
năm 1986 thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước thì xã Hương Sơn đã có sự chuyển đổi về cơ cấu
kinh tế. Ngồi phát triển nơng nghiệp , thủ cơng nghiệp mà cịn phát triển cả về dịch vụ , nhằm tạo đà
phát triển để đưa Hương Sơn vững bước trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Về xã hội, ở phía Tây xã Hương Sơn có hang Sũng Sàm hát hiện nhiều di chỉ khảo cổ chứng
minh dấu tích nhân dân bản địa tiền sử, trong di tích lịch sử Sũng Sàm cùng với niên đại văn hóa với nền
văn háo Hịa Bình rực rỡ, các nhà khảo cổ đã thu thập trên 200 niên đại và công cụ bằng đá, mảnh gốm,
một số lại nhiễm thể và xương thú. Sũng Sàm – Hương Sơn là một điểm của văn hóa Hịa Bình. Với
những di tích ấy khẳng định trên thực tế rằng: Hương Sơn nhiều địa điểm có dấu tích văn hóa Hịa Bình là
cái nơi của văn hóa trồng cây lúa nước, chủ nhân của nó báo hiệu một nền nơng nghiệp sơ khai. Đồng
thời qua việc khảo cứu di chỉ vật chất cùng với địa danh, tục hèm, tín ngưỡng, truyền thuyết, huyền thoại
và duyên cách của từng nhóm dân cư, các nhà khảo cổ có thể khẳng định cư dân địa phương cịn ngưng
đọng bản sắc văn hóa bản địa, thể hiện đậm nét tâm lí dân dã, mộc mạc, thuần phác, đôn hậu. Điều này
thể hiện rõ tâm thức cảu cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Hàng năm, đặc biệt là vào lễ hội tháng 3
hằng năm khách thập phương nô nức đi trẩy hội, lễ phật vãn cảnh. Tiếp xúc với hàng vạn người qua lại,
mọi người dân đã dành tình cảm của mình trong quan hệ khống đạt, giao lưu mở rộng thế ứng xử mềm
dẻo, tất cả đang hướng dần theo tâm lí mở rộng.
b) Lễ hội chùa Hương ở vùng đất Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội:
* Khái quát về quần thể di tích chùa Hương:
Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, Thành phố Hà Nội, ngày mùng 6 tháng giêng
hàng năm là ngày khai hội, phật tử cùng các tao nhân mặc khách thập phương nơ nức trẩy hội chùa
Hương, hành trình về một miền đất Phật. Nơi trác tích Bồ Tác Quan Thế Âm ứng thiên tu hành, hoạc thả

hồn mình bay bổng với thiên nhiên, một vùng miền còn in dấu tích phật và văn hóa tâm linh.

Quần thể di tích chùa Hương - Hương Sơn (Nguồn: Internet)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Quẩn thể chùa Hương có nhiều cơng trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực
chính là chùa Ngồi, cịn gọi là chùa Trị, tên chữ là chùa Thiên Trù. Chùa nằm khơng xa bến Trị nơi
khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đị ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa
được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một cơng
trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc
chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chủa Hương làm tháp chng.

Chùa Ngồi của chùa Hương (Nguồn: Internet)

Tháp chng của Chùa Hương (Nguồn: Internet)

Chùa Chính, tức chùa Trong khơng phải là một cơng trình nhân tạo mà là một động đá thiên
nhiên. Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động mơn. Qua cổng là con dốc
dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có 5 chữ Hán Nam thiên đệ nhất động khắc năm 1770, là
bút tích của Tĩnh Đỗ Vương - Trịnh Sâm (1767 - 1782). Ngoài ra động cịn có một số bia và thi văn tạc
trên vách đá hết sức phong phú và thú vị.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Động Hương Tích của chùa Hương (Nguồn: Internet)

Ngồi ra, ở trong quần thể di tích chùa Hương cịn có chùa Trung Tiết, đền Vân Phong, chùa Bảo

Đài, động Tuyết Sơn,...cũng là những điểm đón nhiều khách du lịch từ khắp mọi miền trên Tổ quốc về
thăm, hành hương và du lịch.
* Lễ hội chùa Hương:
Lễ hội chùa Hương kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch, cao điểm là từ rằm
tháng Giêng đến hết ngày 20 tháng 2 âm lịch, hàng triệu Phật tử cùng cao nhân mặc khách khắp bốn
phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương trong sắc trắng hoa mơ mọc khắp núi rừng Hương Sơn. Trước
ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, khơng khí lễ hội bao
trùm cả xã Hương Sơn. Mở đầu, đội múa lân sẽ múa một màn chào mừng du khách và các Phật tử từ khắp
nơi.

Ngày hội chùa Hương đông đúc (Nguồn: Internet)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Về phần lễ của lễ hội chùa Hương có nghiêng về “thiền”, ở chùa Ngoài thờ các vị sơn thần
thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là “chân long linh từ” thờ bà Chúa Thượng
Ngàn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là ”tì nữ túy Hồng” của sơn thần tối
cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cà và đình Qn thờ ngũ chùa Trong có lễ dâng hương, gồm
hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chạy đàn
rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai bị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt. Từ ngày
mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại
các chùa, miếu, đền; cịn hương khói thì khơng bao giờ dứt.

Thượng tọa Thích Minh Hiền - trụ trì chùa Hương cùng
các vị quan khách kính hương cầu hịa bình, quốc thái dân an (Nguồn: Internet)

Về phần hội của lễ hội chùa Hương, nét thanh tịnh đã tạo cho con người, cảnh vật hịa lẫn
khơng gian khi vào hội, đường vào chùa Hương tấp nập ra vào hàng trăm thuyền, cộng thú vui ngồi
thuyền vãn cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt

đầu hành trình mới - hành trình leo núi, chơi hang, chơi động. Cuộc leo núi tạo ra trong con người tâm lý
kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng
khoái, tin yêu vào cuộc đời này hơn. Đường núi từ chùa Ngoài vào chùa Trong lúc nào cũng tấp nập. Ai
ai cũng nô nức đi trẩy hội, không khí lễ hội ở vùng đất Hương Sơn chưa bao giờ trở nên náo nhiệt và vui
tươi đến như vậy.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Du khách ngồi thuyền vãn cảnh lễ hội chùa Hương (Nguồn: Internet)

Lễ hội chùa Hương có ý nghĩa tích cực và đang được các cấp chính quyền quan tâm và phát triển.
Dù vậy, không những chỉ cần sự quan tâm từ chính quyền địa phương mà cịn rất cần sự quan tâm của tất
cả người dân Việt Nam bảo vệ, lưu truyền mãi mãi.

2. Lễ hội cầu ngư ở Khánh Hịa:
a) Q trình ra đời và tồn tại: 
Lễ hội Cầu Ngư bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải – là tập tục lâu đời của cư dân vùng biển từ
Quảng Bình trở vào, trong đó đậm đặc nhất là vùng Nam Trung bộ. Ông Nam Hải, thực ra là lồi cá Voi –
lồi cá có thân hình to lớn, nhưng bản tính lại hiền hồ, thường cứu giúp những ngư dân mỗi khi gặp nạn
trên biển được ngư dân các tỉnh phía Nam gọi cá ‘Đức Ơng’,‘Cá Ơng’ hay ‘Ơng Nam Hải’. Khi Cá Ơng
chết, trơi dạt vào bờ thuộc địa phận của làng biển nào, thì làng biển ấy phải tổ chức lễ tang long trọng và
lập Lăng thờ phụng và cúng tế rất nghiêm cẩn. Lễ tế Ông Nam Hải ngày nay thường được gọi là Lễ hội
Cầu Ngư.

Lễ hội cầu ngư ở Khánh Hòa (Nguồn: Internet)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Đến nay, cư dân vùng biển Khánh Hòa vẫn xem ngày này là một ngày lễ trọng và họ tổ chức thật
long trọng, thành kính để cầu cho quốc thái dân an, làm ăn tấn tới và thật sự là ngày hội theo đúng cả
nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
b) Tiến trình của Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hịa:
Nếu lễ hội ở vùng đồng bằng Khánh Hòa thiên về sự trang nghiêm, thành kính thì Lễ hội Cầu
Ngư lại thiên về sự tưng bừng, náo nức và tràn trề sức sống như những đợt sóng triều. Cũng khơng như
các lễ hội truyền thồng khác, không gian Lễ hội thường chỉ khoanh lại trong một phạm vi điện thờ; không
gian Lễ hội Cầu Ngư lại được mở rộng ra toàn làng và ngồi biển khơi mà Lăng Ơng chỉ là tâm điểm.
* Lễ Rước sắc:
Lễ Rước sắc được bắt đầu vào sáng ngày đầu tiên của Lễ hội. Đúng giờ quy định, Ban Tế lễ, các
vị hào lão, những người phụng sự lễ hội và dân làng lễ phục trang nghiêm, tề tựu đầy đủ tại Nhà Tiền
hiền để chuẩn bị vào cuộc lễ. Lễ gồm ba nghi thức:
– Thỉnh sắc: Được thực hiện trang trọng trước chánh điện của Nhà Tiền hiền. Ban Tế lễ thay mặt dân làng
dâng hương xin với Thành hoàng và các vị Tiền Hậu hiền được thỉnh sắc Ông Nam Hải về Lăng bái tế. Ở
một số nơi, Lễ Thỉnh sắc cũng chính là Lễ Tế Tiền hiền.
– Rước sắc: Được thực hiện theo hình thức đám rước long trọng. Một đám rước được tổ chức bài bản gây
ấn tượng lớn cho mọi người, thu hút đông đảo dân làng tham dự và tạo nên khơng khí vừa thiêng liêng,
vừa gần  gũi – trang trọng mà là rất nhộn nhịp, tưng bừng.
– Khai sắc: Khi đám rước về đến Lăng, Ban Tế lễ đưa Long đình vào Chánh điện. Sau khi nhập Long
đình vào Lăng, vị Chánh tế sẽ mang sắc phong đặt lên bàn thờ để làm Lễ Khai sắc và mở đầu cho Lễ hội
Cầu Ngư.
Ngày nay, do xu hướng giản lược các nghi thức cổ truyền trong lễ hội, một số làng biển đã sáp
nhập Đình làng và Lăng Ông làm một trong thờ tự và cả bái tế. Cũng từ đó, nhiều nơi đã khơng còn giữ
được Lễ Rước sắc theo nghi thức cổ truyền mà chỉ giữ lại phần Lễ Khai sắc – một nghi thức bắt buộc
trước khi vào lễ hội.
* Lễ Nghinh Ông:
Nếu như Lễ Rước sắc là nghi thức được sử dụng chung cho nhiều lễ hội mà nơi tổ chức hoặc vị
Thần chủ được bái tế trong lễ hội ấy có sắc phong vua ban, thì Lễ Nghinh Ơng là nghi thức riêng có của

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Lễ hội Cầu Ngư. Đoàn thuyền tham dự Lễ Nghinh Ông ở Khánh Hòa phải là những chiếc thuyền đánh cá
đích thực và được bố trí như sau:
– Ghe lễ: Để tạo thêm diện tích cho khơng gian hành lễ, nhiều nơi đã cho ghép hai chiếc thuyền nhỏ hơn
vào ghe chính tạo thành ghe lễ. Ghe chính được trang hồng lộng lẫy với cờ, lọng, ở giữa ghe có một cột
cờ chính treo lá cờ đại. Long đình được đặt ở mũi thuyền, phía trước có bàn hương án để đặt lễ vật bái tế.
Ban Tế lễ và đội nhạc đều ngồi ở ghe chính. Hai ghe ghép cũng được trang trí cờ hoa và dành cho trống
chiêng và các người phục vụ lễ.
– Ghe Bá trạo: Gồm 2 chếc đi hai bên Ghe lễ, cũng được trang trí cờ hoa nhưng giản đơn hơn Ghe lễ. Một
ghe chở một nhóm Bá trạo và Tổng Lái, ghe kia chở một nhóm Bá trạo cùng Tổng Mũi, Tổng Khoang
(Tổng Thương). Đội Bá trạo phải đứng chèo hầu trong suốt quá trình hành lễ trên biển.
– Ghe dắt: Là chiếc ghe nhỏ chở đội Lân, ghe này phải nối với Ghe lễ một sợi dây và có nhiệm vụ dẫn
đầu đám rước. Nhiều nơi khơng tổ chức ghe dắt thì  đội Lân sẽ ở trên Ghe lễ.
Ngồi số ghe quy định trên, cịn có nhiều ghe của ngư dân hoặc khách tham quan cũng đi theo dự
lễ, tạo nên khơng khí tưng bừng và sắc màu cho Lễ Nghinh Ơng.
* Hị Bá trạo:
Hị Bá trạo là một trò diễn dân gian vùng Nam Trung bộ mang tính tổng thể ngun hợp đậm nét.
Với hình thức biểu diễn tổng hợp mang tính chất sân khấu dân gian như múa, hát, nói… Là trị diễn
nhưng lại được xem là một nghi lễ bắt buộc chỉ riêng có trong Lễ hội Cầu Ngư ở Nam trung bộ và Khánh
Hòa.

Hò Bá trạo của lễ cầu ngư ở Khánh Hòa (Nguồn: Internet)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Các nhân vật trong trò diễn Hò Bá trạo:
– Tổng Lái: Là nhân vật chủ thuyền, được hóa trang thành một lão ngư và đảm trách ở vị trí người cầm
lái. Tổng Lái mặc áo dài đen hoặc xanh quần trắng, tay cầm mái chèo dài chừng 2,4m, là người lĩnh

xướng điều hành cả đội chèo.
– Tổng Mũi: Được hóa trang thành một trung niên khỏe mạnh, đứng ở vị trí đầu thuyền, tay cầm cặp sanh
để gõ nhịp cho cả đoàn cùng ca diễn. Cũng như Tổng Lái, nhân vật Tổng Mũi thường hát lĩnh xướng và
nhất thiết phải là người vững vàng về nghề ca diễn vì ngồi việc đảm trách vai diễn của mình, Tổng Mũi
cịn là người giữ nhịp điều hành cho cả trò diễn.
– Tổng Thương: Là nhân vật mang tính chất hài, đứng ở vị trị giữa khoang nên cò gọi là Tổng Khoang.
Tổng Khoang trong trò diễn là người lo việc giữ thuyền, tát nước, nấu bếp…Tổng Khoang mặc áo ngắn
màu đen, tay cầm chiếc gậy có hình con cá, mặt vẽ ria chuột nên cịn có tên là Tổng Chuột.
– Trạo phu: Có từ 10 đến 16 người, tay cầm mái chèo ngắn 1,2m. Các trạo phu đều mặc áo chẻn màu
xanh (hoặc đen), quần trắng, tay áo và ống quần đều bó xà cạp; đầu đội nón chóp như kiểu lính thú thời
xưa.Tất cả sắp xếp thành hai hàng dọc tạo thành mơ hình con tàu đang lướt sóng ra khơi, đồngthời cũng
tượng trưng cho những người hầu của Ông Nam Hải.
Về nội dung, có thể nói Hị Bá trạo khơng chỉ là khúc tụng ca về Ông Nam Hải mà còn là khúc
tráng ca lẫm liệt và hào sảng của những người dân biển. Với hình tượng con thuyền lướt sóng ra khơi
cùng những động tác chèo khỏe khoắn, những điệu hò lao động mạnh mẽ với nội dung ca ngợi biển trời,
đất nước đã được hát lên bằng tinh thần hào sảng đã nói lên điều đó.
Chính vì vậy, có thể nói nếu Lễ hội Cầu Ngư là di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của cư dân
vùng biển Khánh Hịa, thì trị diễn Hị Bá trạo là tác phẩm nghệ thuật dân gian đặc sắc riêng có trong Lễ
hội Cầu Ngư, nó xứng đáng được xem là di sản văn hóa phi vật thể độc lập trong di sản chung.
* Lễ Tỉnh sanh:
Lễ Tỉnh sanh là một nghi thức trước khi vào Tế chánh. Ở Khánh Hịa khi tế các nhiên thần hoặc
thiên thần thì trong lễ vật phải đủ tam sanh, trong đó nhất định phải có heo sống nguyên con. Lễ Tỉnh
sanh thực chất là nghi thức lễ xin với Thần linh được giết vật hiến tế. Con heo được chọn làm vật hiến tế
phải là heo toàn sinh, toàn sắc (nghĩa là loại heo chỉ có một màu và để nguyên con). Trong khi diễn ra Lễ
Nghinh Ông trên biển, những chấp sự được phân công ở nhà sẽ tiến hành Lễ Tỉnh sanh.
* Tế chánh:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Trong bất kỳ lễ hội nào, Tế chánh bao giờ cũng là giờ phút thiêng liêng nhất, là nghi thức lễ quan
trọng nhất. Trong Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa, lễ Tế chánh được diễn ra sau khi đội Bá Trạo đã hồn
thành xong nghi thức của mình trước điện thờ Ông Nam Hải và ban chấp sự cũng đã chuẩn bị xong những
điều cần thiết cho buổi tế lễ quan trọng này. Thơng thường Lễ Tế chánh Ơng Nam Hải được diễn ra vào
tầm 10 giờ sáng và kéo dài sang 11 giờ  – tức đầu giờ Ngọ. Người ta tin rằng cuộc tế lễ càng trang
nghiêm, long trọng bao nhiêu thì sẽ nhận được bấy nhiêu sự độ trì Ơng Nam Hải. Vì vậy mà trong Tế
chánh khơng được để xảy ra bất cứ sai sót nào cả. Cuối lễ Tế chánh Đội Bá trạo lại múa lạy Ơng Nam Hải
để hạ ban.
* Thứ lễ và Tơn vương:
Thứ lễ là nghi thức tiếp theo sau Tế chánh được tiến hành bằng hình thức hát cúng thần. Thứ lễ là
nghi thức khơng phải lúc nào cũng có trong Lễ hội Cầu Ngư. Thông thường cứ 3 năm một lần, vào ngày
Lễ hội Cầu Ngư các làng biển lại mời đoàn hát bội biểu diễn trước là để cúng Ông, sau là để giúp vui cho
dân làng sau một năm dài làm ăn vất vả. Và chỉ năm nào làng mời đồn hát bộ về hát cúng Ơng thì lúc đó
mới tổ chức Thứ lễ và Tơn vương.
Nếu ta nói Thứ lễ là lát cắt nối liền hai phần Lễ và Hội của Lễ hội Cầu Ngư thì Tơn vương chính
là khúc tụng ca, lời chúc phúc về cuộc sống tươi đẹp mà nhân dân hằng mong ước và là khúc vĩ thanh của
Thứ lễ giúp cho người dự lễ thêm phấn chấn để bước vào phần hội của Lễ hội Cầu Ngư một cách phấn
khích nhất. Thơng thường trong Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa hát bội được tổ chức liên tục suốt cả ngày
lẫn đêm, có nơi còn kéo dài đến vài ba mươi giờ liền, tạo nên khơng khí hội hè thâu đêm suốt sáng.
* Lễ Tống Na: 
Lễ Tống na là lễ cúng cô hồn biển. Địa điểm hành lễ được thiết lập ở một góc sân Lăng, quay về
hướng đơng. Cũng như các buổi cúng cô hồn khác, người ta không lập bàn hương án trịnh trọng mà chỉ
kê một chiếc bàn nhỏ. Phía trước bàn thờ đặt một chiếc ghe mơ hình làm bằng nan, mô phỏng giống như
chiếc thuyền đánh cá cỡ lớn.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa là ngày hội làng biển ở Khánh Hịa, nó giáo dục lịng u quê
hương đất nước, hướng về cội nguồn và tạo nên sự cố kết cộng đồng bao đời nay của cư dân vùng biển.

Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa thể hiện niềm tin và ý chí vượt thắng gian lao để xây dựng cuộc sống tươi
đẹp. Lễ hội Cầu Ngư còn là bài ca lao động của cộng đồng cư dân vùng biển Khánh Hịa, được tái hiện
dưới hình thức tế lễ, trị diễn dân gian, các loại hình nghệ thuật truyền thống và cũng từ đó nó trở thành
chiếc nơi, nguồn sữa ni dưỡng vốn văn hóa dân gian, truyền thống của miền đất Nam Trung bộ, góp
phần tạo nên nền tảng để xây dựng bản sắc văn hóa miền đất Khánh Hòa.

3. Lễ hội núi Bà Đen ở Tây Ninh:
a) Vài nét khái quát về núi Bà Đen, Tây Ninh:
Núi Bà, còn gọi là Núi Bà Đen thờ “Linh Sơn Thánh Mẫu” - một người con gái bỏ nhà, trốn
duyên lên núi xuất gia cầu đạo. Khu di tích danh thắng Núi Bà thuộc địa phận xã Ninh Sơn, thị xã Tây
Ninh, gắn với nhiều truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian và là một vùng đất tâm linh được xếp vào hàng
bậc nhất vùng Nam Bộ. Trên núi có rất nhiều hang động, đền đài, am miếu. Ngồi vị thần chính là Linh
Sơn Thánh Mẫu thì nơi đây cịn thờ các vị thần linh, tiên, thánh, Phật.

Tồn cảnh núi Bà Đen từ xa (Nguồn: Internet)

b) Lễ hội núi Bà Đen, Tây Ninh:
Hàng năm vào mỗi dịp xuân về, bắt đầu từ chiều 30 tết Nguyên Đán đến hết tháng 2 âm lịch, tiết
xn mát mẻ, khơng khí trong lành, hàng nghìn du khách từ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất
là các tỉnh ở Nam Bộ lại đổ về hành hương, lễ bái cũng như tham quan, du lịch. Thường thì Núi Bà sẽ bắt
đầu đơng đúc từ khoảng mùng 4 Tết. Đoạn đường từ thị xã Tây Ninh dẫn vào chân núi tấp nập người, xe.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bên cạnh những phật tử đến với lễ hội xuân Núi Bà để cầu an, cầu may thì cũng có nhiều người đến đây
để chiêm ngưỡng cảnh đẹp ngây ngất của núi Bà.

Du khách kéo về Núi Bà những ngày đầu xuân
(Nguồn: Internet)


Lễ hội xuân và lễ hội vía bà là hai lễ hội lớn nhất trong năm tại núi Bà Đen.
Lễ hội vía bà linh thiêng diễn ra vào tháng 5 âm lịch, được bắt đầu bằng lễ Mộc Dục (tắm tượng)
cử hành vào lúc 00h ngày 4 tại điện thờ. Trong suốt thời gian diễn ra lễ trang nghiêm này, cửa điện sẽ
đóng kín, nến tắt gần hết và khơng cho phép những người bên ngồi vào. Nghi lễ vía bà sẽ được 6 phụ nữ
trung niên thực hiện, trong đó 3 ni cơ của chùa sẽ cử hành nghi thức tắm tượng. Sau khi hoàn tất nghi lễ,
cửa điện sẽ mở, nến được thắp sáng và du khách, phật tử có thể vào điện lễ bái.

Điện Bà - Nơi diễn ra lễ Vía Bà (Nguồn: Internet)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Cũng trong ngày này, tại điện Bà cũng diễn ra rất nhiều nghi thức lễ hội xuân dân gian như: hát
bóng rối chào mời, hát chặp bóng tuồng hài “Địa Nàng”, múa dâng bông, dâng mâm ngủ sắc, múa đồ
chơi,… Ngày lễ vía Bà chính thức là ngày 5, diễn ra với nghi lễ quan trọng là “Trình Thập Cúng”. Lễ
dâng gồm 10 món: hương, đèn, hoa quả, trà bánh, rượu… và các vị sư thay nhau tụng kinh liên tục trước
điện Bà. Ngày 6 của lễ hội núi Bà Đen, các sư sải sẽ đọc kinh sám hối siêu độ cho các oan hồn nên ngày
này là ngày dành cúng các cô hồn, uổng tử và chẩn tế cho bá tánh. Buổi chiều sau lễ cúng ngọ là lễ thí
thực cơ muối. Đêm đến, các nhà sư lại tiếp tục các chầu kinh siêu độ cho bá tánh.
Hiện nay, hệ thống cáp treo của núi Bà Đen có thể đưa du khách “đi tới nơi, về tới chốn”. Tuy
nhiên, những phật thành tâm khi trẩy lễ hội núi Bà Đen phải dùng chính sức mình để chinh phục ngọn núi
bằng cách leo lên hàng nghìn bậc thang. Đến lưng chừng, có thể nghỉ chân và lễ tại đền Linh Sơn Thánh
Mẫu trước khi tiếp tục men theo đường mòn để lên chùa lễ Phật. Đứng trên ngôi miếu Sơn thần gần đỉnh
núi, du khách có thể thu vào tâm mắt mn trùng cảnh đẹp, bao q tồn cảnh hồ Dầu Tiếng. Những gói
giấy đỏ trong đựng một nhúm gạo hoặc tiền lẻ được xem như lộc Bà đầu năm thường được du khách xin
về với hy vọng một năm làm ăn phát lộc, phát tài,...

Cáp treo phục vụ du khách ở núi Bà Đen (Nguồn: Internet)


Dù được tổ chức vào ngày xuân hay ngày hè, lễ hội núi Bà vẫn có sức thu hút đặc biệt đối với
nhiều người cả trong và ngoài tỉnh. Những nghi thức trong lễ hội núi Bà vừa có tính chất trang nghiêm
của lễ thức Phật giáo, vừa mang sắc thái tươi vui rộn ràng của tín ngưỡng dân gian, chuyển tải một cách
dung dị những ước mong của đại chúng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc…, thể hiện rõ nét đặc trưng
của nền văn hóa dân gian Nam bộ…

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


II. Văn hóa Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập văn hóa thế giới:
Đầu tiên, hãy nói qua về tác động của nhóm các nhân tố tồn cầu hóa nói chung tới nền văn hóa
nước nhà. Trải qua giai đoạn đổi mới và cải cách với nhiều biến động và khó khăn, ngày nay, nước ta đã
và đang đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là về kinh tế. Đất nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế
- xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, đời sống của các tầng lớp
nhân dân không ngừng được cải thiện. Việt Nam ta đã đạt được những kết quả tích cực trong hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới. Tất cả những thành tựu đó đã góp phần khơng nhỏ tác động tới nền văn hóa.
Nhờ kinh tế phát triển, ta đã dần hội nhập với thế giới, giao dịch, thơng thương với nước ngồi nhiều hơn
cũng đồng nghĩa với việc giao lưu văn hóa với nước ngồi ngày càng nhiều. Bên cạnh đó,nhờ sự phát
triển của cơng nghệ thông tin và truyền thông, giờ đây mọi người dân Việt Nam đều có thể dễ dàng tiếp
cận với thế giới, và khơng chỉ có vậy, chúng ta cịn có thể nắm rõ hơn về tình hình trên chính đất nước ta.
Và bởi vì mọi người dân đều có những tiếp cận với những nguồn thơng tin bên ngồi, vấn đề mơi trường
và hịa bình được tất thảy mọi người quan tâm, điều đó góp phần giúp cho đất nước ta trở nên trong sạch
hơn, văn minh hơn…
Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia. Chủ động hội nhập là một thái độ tích
cực, đúng đắn, là khẳng định đường lối có chiến lược. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất
những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất, hạn chế được đến mức thấp nhất những
thách thức, những tiêu cực nảy sinh. Sự giao lưu quốc tế rộng rãi trên cơ sở của phát triển kinh tế tồn cầu
đã có những tác động khơng nhỏ tới lĩnh vực văn hóa. Cùng với việc phục hồi, phát huy các giá trị văn
hoá, nhiều di tích lịch sử, nhiều bản làng với những nhà sàn, nhà rơng, “văn hố cồng chiêng” của đồng
bào các dân tộc thiểu số được duy trì và phát triển. Các điểm du lịch của nước ta thu hút rất nhiều những

du khách nước ngồi tới thăm và trải nghiệm, đó là một điều đáng mừng với ngành du lịch nói riêng cũng
như với sự phát triển văn hóa nói chung của đất nước Việt Nam.

Lễ hội cầu ngư lâu đời vẫn được giữ gìn và phát triển qua các năm (Nguồn: Internet)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Du khách nước ngoài tới núi Bà Đen (Tây Ninh) du lịch (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, bên cạnh những mặt tốt đó, thì nhiều mặt tiêu cực của đời
sống xã hội cũng nảy sinh. Đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng, đời sống văn hóa bị lai căng, nhiều
chuẩn mực xã hội khơng cịn được tơn trọng, một số mặt xấu được duy trì cơng khai khơng có người lên
tiếng, nhiều tệ nạn khơng ngăn chặn được. Cùng với những tác động tích cực, tồn cầu hoá cũng gây ra
những hệ quả tiêu cực đối với nền văn hoá Việt Nam, như: Một bộ phận giới trẻ có dấu hiệu xa rời giá trị
văn hố truyền thống, một số giá trị văn hoá truyền thống khơng được bảo quản, gìn giữ, thậm chí đem ra
mua bán để trục lợi; có những giá trị tinh thần bị biến dạng hoặc bị mai một. Khơng ít gia đình, phá bỏ
quan hệ truyền thống tốt đẹp; bị quan niệm sống thực dụng, tuỳ thích làm cho hạnh phúc gia đình và sự
ràng buộc trách nhiệm tan vỡ, rạn nứt. Một số người thay đổi nhanh chóng lối sống: đang là người cần cù,
chịu khó, khoan dung, độ lượng, chân thật, bỗng dưng trở thành kẻ tham lam, ích kỷ, coi thường danh dự
của tập thể, cộng đồng, thậm chí của cả bản thân, chỉ tập trung vào việc thực hiện những mục tiêu cá nhân
đầy tính vụ lợi…
Tại các lễ hội lâu đời của các vùng miền, người dân khắp bốn phương mong tìm về với nỗi niềm
được trở lại với sự an nhiên, yên bình và tĩnh lặng trong xúc cảm, thư thái trong tâm hồn nhưng dường
như điều đó khơng thể thực hiện được với tình trạng vô tổ chức, chen lấn, xô đẩy diễn ra thường xuyên
như hiện nay. Du khách bị “chặt chém” tại các lễ hội với những mặt hàng chưa chắc đã đảm bảo về chất
lượng, hiện tượng “mạnh ai người nấy chen” xảy ra như cơm bữa, từ khi nào những chốn thiêng liêng đất
Phật hóa thành những cái chợ vỡ với sự ùn tắc, người này va vào người kia, tranh giành nhau để được
phần hơn, trên gương mặt mọi người không phải là sự thanh tịnh đáng lẽ ra nên có mà lại thay vào đó là
sự cau có, khó chịu và mệt mỏi. Nhìn từ xa, nó khơng giống một lễ hội chút nào, hơn cả, nó giống một

cuộc “biểu tình” trá hình…

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×