Tải bản đầy đủ (.ppt) (52 trang)

BỆNH HỐC MIỆNG potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 52 trang )


BỆNH HỐC MIỆNG
Ths. Nguyễn Văn Luân

MỤC TIÊU
1. Mô tả các tổn thương phản ứng và viêm của hốc miệng.
2. Mô tả đặc điểm đại thể các tổn thương tiền ung thư của
hốc miệng.
3. Mô tả và phân tích 2 loại ung thư của hốc miệng.
4. Mô tả và phân tích 2 loại nang và u do răng.
5. Mô tả và phân tích nguyên nhân viêm tuyến nước bọt.
6. Mô tả và phân tích 02 loại u lành tính tuyến nước bọt.
7. Mô tả và phân tích ung thư nhầy bì tuyến nước bọt.


Bệnh của hốc miệng chia thành hai
nhóm: tổn thương của niêm mạc, và
mô mềm hốc miệng (bao gồm cả các
tuyến nước bọt) và các bệnh liên
quan đến răng.

1. Tổn thương của niêm mạc

1. 1. Tổn thương tăng sinh sợi

1.2. U hạt sinh mủ

1.3. Loét miệng (CANKER SORES)

1.5. Nấm Candida


1. 1. Tổn thương tăng sinh sợi:

Còn gọi là u sợi kích thích, chủ yếu
xảy ra ở niêm mạc miệng dọc theo
đường cắn.

Vi thể: gồm một khối mô sợi, ít tế
bào viêm, niêm mạc bao phủ mô lát
tầng.

Điều trị phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn.

u sợi kích thích

1.2. U hạt sinh mủ:

Tổn thương gồ cao, nhiều mạch máu,
thường xảy ra ở lợi của trẻ em, thanh
thiếu niên, và phụ nữ có thai. Bề mặt
của tổn thương thường loét và có
màu đỏ đến tím.

Vi thể: tương tự như mô hạt. U hạt
sinh mủ cũng có thể được xem là một
dạng u mao mạch.

Điều trị phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn.

U hạt sinh mủ


1.3. Loét miệng (CANKER SORES):

Các tổn thương này là rất phổ biến, ở tuổi
20 và thường kèm với sốt, stress, liên quan
đến vài loại thực phẫm nhất định. Các vết
loét tự giới hạn trong vòng một vài tuần, có
thể tái phát cùng một vị trí hay ở vị trí
khác.

Đại thể: u nhỏ, hình tròn (kt <5 mm), loét
nông trên bề mặt, thường được phủ một
lớp chất tiết màu xám trắng và có bờ gồ
lên, màu đỏ. Các thương tổn đơn lẻ hoặc
thành nhóm trên niêm mạc miệng, đặc biệt
là khẩu cái, môi, sàn miệng, và hai bên
lưỡi.

1.3. Loét miệng (CANKER SORES):

1.4. Viêm do virus Herpes:

Viêm niêm mạc miệng do Herpes simplex
(HSV) virus type 1, là một bệnh rất phổ
biến. Tác nhân gây bệnh được truyền từ
người này sang người khác, thường do hôn
nhau. Hơn ba phần tư dân số bị nhiễm,
trong khoảng nữa cuộc đời.

Hầu hết người lớn bị nhiễm nguyên phát
thường không có triệu chứng, nhưng virus

vẫn còn tồn ở trạng thái không hoạt động,
trong hạch quanh miệng (ví dụ, hạch sinh
ba).


Khi có yếu tố kích hoạt virus (ví dụ: ánh nắng mặt
trời, sốt hay tiếp xúc với lạnh, nhiễm trùng đường hô
hấp, chấn thương). Xuất hiện các bóng nước, đơn độc
hoặc nhiều nhỏ (đường kính < 5 mm), ở môi hay lỗ
mũi. Khi bóng nước bị vỡ, để lại vết loét nông, đau,
và lành trong vòng một vài tuần, nhưng dễ tái phát.

Vi thể: Các bóng nước tổn thương trong lớp thượng
mô, phù gian bào. Các tế bào bị nhiễm căng tròn và
có thể vùi ưa acid chứa virus. Đôi khi hiện diện tế bào
nhiều nhân “kính mờ”.

Herpes simplex

1.5. Nấm Candida:

Nấm Candida albicans tìm thấy ở khoang miệng
khoảng 30% đến 40% dân số, và chỉ gây bệnh khi có
yếu tố suy giảm miễn dịch. Nấm Candida có giả mạc,
phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường, thiếu
máu, điều trị kháng sinh hoặc corticoid, suy giảm
miễn dịch như bệnh (AIDS) cũng là đối tượng nguy
cơ, hoặc các bệnh suy nhược cơ thể như ung thư.

Nấm Candida miệng có dạng, mảng bám, màu trắng

ở bất cứ nơi nào trong khoang miệng. Giả mạc có thể
trốc để lộ mô hạt viêm.

Vi thể: Giả mạc bao gồm vô số các sợi tơ và bào tử
nấm trên nền mô đệm nhầy.

Nấm Candida albicans

2. TỔN THƯƠNG TIỀN UNG THƯ
BẠCH SẢN VÀ HỒNG SẢN

2. TỔN THƯƠNG TIỀN UNG THƯ - BẠCH SẢN VÀ HỒNG SẢN

Ung thư miệng rất phổ biến trên toàn thế giới, với
một tỷ lệ tử vong khá cao. Sàng lọc và phát hiện sớm
trong các cộng đồng có nguy cơ, đã được đề xuất để
giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đối với bệnh ung thư
miệng. Hai tổn thương được khảo sát là hồng sản và
bạch sản.

Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới, bạch sản được định nghĩa
là "một vết hoặc mảng bám màu trắng không thể cạo
được và là tổn thương lâm sàng không đặc hiệu.
Khoảng 3% dân số thế giới có tổn thương bạch sản,
và trong đó có 5% đến 25% là tổn thương tiền ung
thư. Như vậy, tất cả các bạch sản phải được coi là tiền
ung thư, cho đến khi có kết quả mô bệnh học loại trừ.


Hồng sản là tổn thương loét trợt, trơn láng, màu đỏ,

khác với niêm mạc xung quanh. Các tế bào biểu mô
không điển hình, có nguy cơ biến đổi ác tính cao hơn
bạch sản. Đôi khi có tổn thương vừa hồng sản và
bạch sản, gọi là hồng – bạch sản lốm đốm.

Bạch sản có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong hốc
miệng, xuất hiện như là đơn độc hoặc nhiều đốm
trắng hay mảng ranh giới không rõ ràng.

Vi thể: có hiện tượng tăng gai, tăng sừng. Tổn thương
có thể dẫn đến nghịch sản, hay ung thư tại chỗ; mô
đệm thấm nhập tế bào lymphô và đại thực bào.

Hồng sản

Bạch sản

Bạch sản

Diễn tiến ung thư

3. U HỐC MIỆNG

3.1. U lành tính:

Rất thường gặp ở miệng, đặc biệt là u sợi
và u mạch máu. Các u này thường được coi
như là các hamartom hơn là u thật.

Kích thước các u này rất khác nhau. Có khi

có một u mạch máu to chiếm cả lưỡi làm
lưỡi to, với nhiều tổn thương trên bề mặt.
Khi u quá to và lan rộng, người ta thường
dùng từ bệnh u sợi, hay bệnh u mạch máu.

Các u lành khác là: u nhú, u mạch limphô,
u mỡ, u tuyến, u tuyến đa hình, u sợi thần
kinh, u bao Schwann, nêvi.

3.2. Ung thư hốc miệng
3.2.1. Carcinôm tế bào gai

Có ít nhất 95% ung thư đầu và cổ là
carcinôm tế bào gai, xuất phát từ hốc
miệng. Phần còn lại bao gồm carcinôm
tuyến (xuất xứ tuyến nước bọt), mêlanôm,
và các loại ung thư khác. Hình thái học và
diễn tiến tương tự carcinôm tế bào gai nơi
khác.

Carcinôm tế bào gai có thể phát sinh bất cứ
nơi nào trong hốc miệng. Ung thư có thể
xuất hiện trên tổn thương tiền ung thư,
nhưng không nhất thiết phải có tổn thương
tiền ung thư trước đó.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×