Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Độc đáo yếu tố phồn thực trong lễ hội cầu mưa Việt Nam ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.43 KB, 10 trang )



Độc đáo yếu tố phồn thực
trong lễ hội cầu mưa Việt
Nam

Các nghi lễ cầu mưa được tiến hành ở nhiều làng quê vùng
Bắc Bộ có điểm đặc biệt là luôn có yếu tố phồn thực đi kèm.

Tục đốt pháo, rước sinh thực khí cầu mưa làng Đồng Kỵ

Người ta quan niệm rằng, việc cầu “phong đăng hòa cốc”
phải gắn liền với sự kết hợp âm-dương, trời-đất, đực-cái thì
nghi lễ cầu mưa mới thực sự hoàn chỉnh và có kết quả. Do
vậy, trong các lễ hội cầu mưa, bên cạnh các biểu tượng và
nghi thức cầu mưa là sự xuất hiện của các biểu tượng âm-
dương (sinh thực khí của nữ và nam) với vai trò riêng biệt,
độc đáo.

Ví dụ như hội làng Đồng Kỵ, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
được mở từ ngày 4-6 tháng Giêng hàng năm với nghi lễ đốt
pháo cầu mưa và đặc biệt có tục rước sinh thực khí.

Để có một mùa màng thịnh vượng thì mưa thuận gió hòa là
điều cực kỳ quan trọng. Tiếng sấm luôn báo hiệu cơn mưa
đầu mùa vì thế chưa có sấm cũng có nghĩa là chưa có mưa thì
con người cần phải gọi sấm đem mưa về. Tiếng pháo cũng
như tiếng chiêng, tiếng trống trong nhiều hội làng khác ở Bắc
Bộ được coi như tiếng sấm của trời, là một hành động nhắc
nhở các thần linh liên quan làm mưa.



Nghi lễ đốt pháo cầu mưa làng Đồng Kỵ.


Để làm tăng sức mạnh cho nghi lễ cầu mưa, các hành vi hay
trò diễn phông thực xuất hiện trong hội. Đó là sự có mặt của
hai hình tượng sinh thực khí bằng gỗ, một âm và một dương
với vai trò là lễ vật cúng thần và luôn ở vị trí dẫn đầu đoàn
rước. Một vị bô lão có chức sắc của làng hai tay cầm hai lễ
vật này thực hiện trọng trách rước hình sinh thực khí.

Dẫn đầu đám rước, vừa đi cụ vừa hát và cử hành một điệu vũ,
có thể gọi là vũ điệu âm-dương, lấy hai sinh thực khí lồng
vào với nhau. Cụ hát ba lần và điệu vũ cũng được cụ nhắc lại
ba lần trong đám rước. Hai sinh thực khí âm dương này sau
khi giã đám sẽ được đem đốt.

Lúc ấy nghi lễ mới hoàn tất và họ tin chắc rằng, năm đó trời
sẽ ban mưa cho ruộng đồng và con người. Có thể nói, lễ hội
Đồng Kỵ là một lễ hội điển hình ở Bắc Bộ mang tải hết ý
nghĩa của một lễ hội cổ truyền cầu mưa. Nó vừa làm sống
dậy những hồi ức xưa cũ về việc cầu cúng cho mưa thuận,
gió hòa bằng việc thi đốt pháo, vừa thực hành những nghi lễ
cầu mùa bằng những hành động và trò diễn mang yếu tố
phồn thực.

Lễ hội cầu mưa của người Lô Lô

Hàng năm, đồng bào dân tộc Lô Lô trải từ xã Lũng Cú,
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thường tổ chức nhiều lễ hội

truyền thống như: Lễ hội nhẩy cây hay còn gọi là lễ hội mùa
xuân, được tổ chức vào 25 tháng Chạp năm trước đến hết
rằm tháng Giêng năm sau; Lễ hội hái ngô vào các dịp tết cổ
truyền… Đặc biệt nhất là lễ hội cầu mưa thường được tổ
chức vào tháng Ba âm lịch hàng năm ở khu sân rộng giữa bản
với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Lễ hội cầu mưa là một lễ hội tín ngưỡng phồn thực. Trong
dịp tổ chức lễ hội, mọi sinh hoạt của người Lô Lô đều hướng
vào việc cầu mưa. Họ tâm nguyện, cầu khấn, ước ao năm
mới sẽ có nhiều hạt mưa rơi xuống tưới cho cánh đồng của
cao nguyên đá Đồng Văn ngày càng xanh tốt, cho dân bản
được mùa, đời sống no ấm.


Người Lô Lô trong lễ hội cầu mưa.


Thông thường, trong lễ hội, bà con trong bản sẽ cùng nhau
chuẩn bị đồ để tế lễ và một vật tế lễ không thể thiếu được
trong tất cả các lễ hội cầu mưa của đồng bào Lô Lô đó là
trống đồng và đàn nhị.

Người Lô Lô cho rằng từ thuở có trời, có đất là có trống
đồng. Trống đồng là biểu tượng của vũ trụ, của con người
được thần linh hóa cả hình dáng lẫn tiếng nói. Xuất phát từ
quan niệm bố Trời - mẹ Đất, họ cho rằng mặt trời là trung
tâm vũ trụ. Chiếc đàn nhị của người Lô Lô cũng khá độc đáo,
đàn nhị thường to gấp 3-4 lần so với chiếc nhị của người
Kinh. Khi kết thúc lễ cầu mưa, một cô gái xinh đẹp sẽ vừa

nhảy múa vừa kéo nhị.

Ngày hội cầu mưa là dịp vui nhất của người Lô Lô. Trong
ngày này, những người già gặp nhau nói chuyện gia đình, con
cái, chuyện phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng cấy, chuyện
chọn dâu, kén rể. Với lớp trẻ, đây là dịp các chàng trai tìm
người yêu qua câu hát giao duyên, bằng tiếng sáo cờ lé, sáo
đôi. Còn những cô gái Lô Lô đẹp rạng ngời, rực rỡ trong bộ
váy áo mới, thêu hoa văn rực rỡ tạo nên một màu sắc ấn
tượng của dân tộc mình.

Lễ hội cầu mưa ở Hưng Yên

Từ ngày mùng 6-8/4 Âm lịch hàng năm, tại chùa Pháp Vân,
xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cũng thường
tổ chức lễ hội cầu mưa gắn với hệ thống thờ Tứ Pháp. Lễ hội
được tổ chức để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa
để người dân có mùa màng bội thu cuộc sống được ấm no
hạnh phúc.

Tương truyền rằng, cứ mỗi khi trời hạn hán thì người dân nơi
đây lại làm lễ cầu mưa nên trước đây, lễ hội không được tổ
chức thường xuyên hàng năm. Đến năm 2005 trở lại đây lễ
hội cầu mưa mới thực sự trở thành ngày hội vui nhất của
người dân vùng này. Trong ngày lễ, ngoài ý nghĩa tín ngưỡng
thờ Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) tại
đồng bằng Bắc Bộ nó còn là dịp để gia đình quây quần xum
họp, bàn chuyện làm ăn, phát triển sản xuất, chăn nuôi, cày
cấy…



Lễ hội tín ngưỡng phồn thực cầu mưa ở Hưng Yên.


Lễ hội cầu mưa là một lễ hội tín ngưỡng phồn thực đã có từ
lâu đời. Nó thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên, cầu
mong thế giới tự nhiên ban phát cho công sức lao động của
người dân sẽ có thành quả, đời đời no ấm. Thông qua việc tổ
chức lễ hội cầu mưa, người dân nơi đây còn truyền dạy cho
con cháu của mình tự hào, giữ gìn những giá trị văn hóa
truyền thống, đậm đà bản sắc của dân tộc.

Nhìn chung, những nghi lễ cầu mưa mỗi nơi mỗi khác nhưng
đều cầu mưa thuận gió hòa, cầu cho sự phồn thực chung của
dương gian đã nằm sâu trong tâm thức phồn thực của người
dân.

×