Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Lễ hội Gầu Tào ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 21 trang )



Lễ hội Gầu Tào

Gầu Tào là một trong những lễ hội quan trọng nhất của
người Mông. Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ
ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nhằm mục
đích cầu phúc hay cầu mệnh. Nếu hội tổ chức ba năm liền
thì mỗi năm tổ chức 3 ngày, còn hội làm gộp một năm sẽ
tổ chức trong 9 ngày.

Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất và cũng
nhiều nghi thức đặc sắc nhất của người Mông. “Gầu Tào”
theo tiếng Kinh có nghĩa là lễ cúng, trong đó, sẽ tạ trời đất,
thần linh, thổ địa đã phù hộ độ trì cho gia chủ và con cháu
khỏe mạnh, con trai nối dõi tông đường, chăm sóc tổ tiên,
dòng họ; cầu phúc, cầu lộc, tạ ơn trời đất đã phù hộ cho dân
bản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn
Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau, vui chơi, hát các
điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, say bên những
chén rượu đầu xuân


Lễ vật là những sản vật trong cuộc sống thường nhật.




Thầy cúng thực hiện nghi thức: đào lỗ dựng cây Nêu.





Cây Nêu cao vút được gia chủ dựng lên với ngụ ý báo cho
bản gần, bản xa biết gia đình có tổ chức lễ hội Gầu Tào.




Vợ chồng gia chủ và thầy cúng thành kính thực hiện các thủ
tục mang tính nghi lễ.




Thầy cúng thắp nén hương cầu phúc lộc cho gia chủ.




Mời nhau chén rượu ngô thơm nồng.




Nghi thức buộc chỉ vào cung tên treo trên cây Nêu.





Nghi thức tế thần của thầy cúng.




Gia chủ chuẩn bị rượu cảm ơn thầy cúng.




Bạn bè, người thân cùng chia vui với gia chủ.


Đây là sinh hoạt tín ngưỡng gồm hai phần, phần lễ và phần
hội. Phần lễ có những nghi thức thể hiện bản sắc văn hoá của
người Mông. Phần lễ bắt đầu bằng việc chuẩn bị lễ vật cúng
thần như: thủ lợn, giấy tiền, ngô, thóc, xôi, rượu… Ngoài ra,
nghi lễ đặc sắc và được chú ý nhất trong lễ hội Gầu Tào
chính là lễ dựng cây Nêu, bởi chính nghi lễ này báo hiệu cho
mọi người biết gia chủ đang tổ chức lễ hội Gầu Tào. Tại địa
điểm dựng Nêu cũng dựng hai cọc gỗ to, cao, bên trên buộc
một xà ngang dùng để treo chùm ngô và thóc, tượng trưng
cho việc cầu sự no ấm của gia chủ. Địa điểm tổ chức do thầy
cúng lựa chọn, thường là ở ngọn đồi hay trên mô đất cao.
Cây Nêu là một cây tre cao vút, có nhiều lá, được trang trí
thêm cờ ở xung quanh với nhiều sắc màu xanh, đỏ, tím,
vàng Khi dựng xong cây Nêu, gia chủ và thầy cúng sẽ làm
lễ cúng ở ngay chân cột cây Nêu, mời tổ tiên và các thần linh

về dự. Nội dung lời khấn của thầy cúng thể hiện mong ước
của gia chủ về sự bình an, giàu có, xin các thần linh phù hộ
cho có con, mọi thành viên trong gia đình đều khỏe mạnh, kế
tục tốt việc làm ăn.

Trong lễ hội Gầu Tào, phần lễ trang nghiêm thì phần hội thể
hiện rõ cái không khí náo nức của hội hè. Hội thường được tổ
chức trên một khu đất đồi tương đối bằng phẳng hay trên các
triền đồi, có cảnh quan thiên nhiên thuận lợi cho việc du xuân
chơi núi của đồng bào. Phần hội là thời gian vui hơn cả. Gia
chủ sẽ hát những bài hát ca ngợi bản mường, chúc tụng mọi
người nhân dịp năm mới. Lẫn trong màu xanh của núi rừng là
màu áo chàm của các chàng trai và sắc màu rực rỡ của váy áo
các cô gái. Họ thổi khèn, múa khèn, mời nhau chén rượu ngô
thịnh tình và cùng say trong tiếng khèn tha thiết, mời gọi
không dứt Đây cũng là lúc những chàng trai, cô gái tổ chức
những trò chơi truyền thống như: đánh yến, leo cột lấy bầu
rượu tạo không khí vui tươi và nhộn nhịp của ngày Tết
vùng cao.


Điệu khèn đắm say dành tặng cho những vị khách tham dự lễ
hội Gầu Tào.




Hai cây cột cao 10m, ở giữa là một xà ngang để treo dây
trong trò chơi đu dây
lấy bầu rượu của đồng bào Mông.





Trò chơi đánh yến trong ngày hội.




Hát giao duyên trong lễ hội Gầu Tào.



Cuộc vui kết thúc, thầy cúng thay mặt gia chủ tạ ơn tổ tiên,
trời đất, thần linh, xin phép hạ cây nêu, đốt giấy sớ, đem bầu
rượu buộc trên ngọn Nêu tưới khắp các hướng của đồi núi.
Lễ hội Gầu Tào không chỉ là nơi để thỏa mãn nhu cầu tâm
linh mà còn là nơi để người Mông thỏa mãn nhu cầu tinh
thần, thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh. Lễ
hội Gầu Tào là một nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của
đồng bào Mông ở Hà Giang nói riêng, các tỉnh vùng cao Tây
Bắc nói chung./.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×