Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khó khăn và thách thức khi triển khai CRM doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.08 KB, 5 trang )




Khó khăn và thách thức
khi triển khai CRM
- Theo Gartner, 70% các dự án CRM đã không thành công, tỷ lệ dự án lớn
thất bại khá cao và là yếu tố chủ yếu tạo nên sự hoài nghi về CRM. Có rất
nhiều nguyên nhân giải thích cho sự thất bại này nhưng điều đó cũng không
có nghĩa CRM là một cái gì đó quá khó thực hiện hoặc khó thành công.


Một dự án CRM thành công bao gồm các quy trình, chính sách, nhân lực,
chiến lược và công nghệ. Bên cạnh đó là một số yếu tố khác mà ta cần ý
thức được để đảm bảo sự thành công khi triển khai. Ví dụ một số vấn đề như
chất lượng dữ liệu không được quan tâm, quyền sở hữu và trách nhiệm đối
với CRM trong doanh nghiệp, thay đổi cơ chế quản lý và sự chấp nhận của
người sử dụng, sự quan tâm của khách hàng vào dự án

Trong một dự án CRM, chúng ta nên chú trọng vào tầm quan trọng của khả
năng tiếp cận những dữ liệu có chất lượng. Lý do là vì dữ liệu sẽ dẫn đến
việc cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho tổ chức, doanh nghiệp.
Điều đó sẽ giúp họ có được hiệu quả đầu tư tương xứng. CRM hiệu quả tới
mức nào tỷ lệ thuận với dữ liệu được sử dụng và con người khai thác nó.
Nếu dữ liệu không “sạch” hoặc không chính xác, việc sử dụng nó sẽ khiến
chi phí tăng thêm.

Nhiều trường hợp triển khai đã không đem lại được những gì mà CRM hứa
hẹn, đơn giản vì nó bị cản trở bởi sự phân tán thông tin và sự tách biệt giữa
hệ thống CRM front-office (khu vực trực tiếp hoạt động kinh doanh) và các
ứng dụng ERP back-office (khu vực hành chính, hỗ trợ…). Module
CRM/Front Office cho doanh nghiệp những phương thức theo dõi sự tương


tác của khách hàng với nhân viên kinh doanh. Module này giúp doanh
nghiệp tăng tối đa sức thu hút khách hàng, sự trung thành của khách hàng,
khả năng giữ khách và tạo lợi nhuận.

Rất nhiều trong số những tổ chức đầu tiên chấp nhận CRM đã tập trung vào
CRM hoạt động (operational) với mục đích thúc đẩy các tính năng hiện có
của hầu hết các nhà cung cấp. Tuy nhiên, việc sử dụng thành công các tiện
ích này phụ thuộc vào những dữ liệu cập nhật và chính xác được chia sẻ
trong nội bộ doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp phát triển, chi phí tích hợp
theo kiểu truyền thống ráp nối từng điểm sẽ rất hạn chế và không ổn định
lâu.

CRM tức là giữ khách hàng ở vị trí trung tâm. Để có được một cái nhìn đơn
giản và chính xác về khách hàng, dữ liệu cần được thống nhất trên tất cả các
nguồn và phải là dữ liệu sạch. Ở đây, chúng ta không bàn về một nhà kho
chứa dữ liệu mà là một nguồn dữ liệu hoạt động thống nhất. Khác với những
cách triển khai dựa vào thông tin dựng chóng vánh theo từng khối, Tập đoàn
Oracle hỗ trợ việc truy cập thời gian thực và cập nhật vào dữ liệu khách
hàng trung tâm với khả năng chạy nhiều báo cáo quan trọng về hệ thống sản
xuất, kinh doanh.

Tập đoàn Oracle khuyến khích áp dụng một nền thông tin trung tâm cho tất
cả các dự án CRM. Một “nguồn thông tin chính xác đơn nhất” như vậy sẽ
chắc chắn góp phần đảm bảo sự thành công của dự án CRM mà bạn triển
khai.

CRM có thể được bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào triển khai, miễn là họ có
sự tương tác với khách hàng. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang theo đuổi
CRM hoặc đã áp dụng thành công. Trên thực tế, khi mà các doanh nghiệp
lớn thường gặp thách thức khi xử lý những thay đổi (yếu tố then chốt của

CRM), thì các công ty nhỏ lại linh hoạt hơn và có khả năng sớm thích nghi
với sự thay đổi, do đó thu được kết quả nhanh hơn. Chỉ cần quy trình áp
dụng đã được thực hiện đúng chỗ và doanh nghiệp thực sự sẵn sàng tự điều
chỉnh lại theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm thì CRM có thể chắc
chắn triển khai thành công. Vì mục tiêu cuối cùng cũng chính là phục vụ
khách hàng tốt hơn và tăng doanh thu.

Doanh nghiệp càng lớn thì càng nhiều khâu cần được chiến lược hóa và điều
chỉnh. Tất nhiên, sự thay đổi luôn tạo ra những thách thức lớn hơn đối với
các doanh nghiệp lớn.

Ở đây, vai trò của công nghệ càng lớn thì sự khác biệt cũng sẽ càng nhỏ dù
là triển khai CRM ở công ty lớn hay bé. Sự khác biệt chủ yếu là ở tính quy
mô và sự linh hoạt của doanh nghiệp khi thay đổi luồng thông tin và độ
thuận tiện của cấu trúc thông tin. Các quy trình CRM tiêu biểu đang được
triển khai cũng tương tự như vậy.

Tuy nhiên, các công ty nhỏ nên đặc biệt chú ý đến việc nắm bắt kỹ những
yêu cầu hỗ trợ công nghệ mà giải pháp CRM đòi hỏi. Một hạ tầng hỗ trợ
mạnh là điều then chốt, bên cạnh các yếu tố như độ thuận tiện khi triển khai,
các công tác tích hợp và hạ tầng có khả năng mở rộng Công nghệ hạ tầng
bằng Linux sẽ hỗ trợ tăng trưởng mà không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư. Sử
dụng phần mềm theo chuẩn mở rất quan trọng khi mà chi phí bản quyền khai
thác đắt đỏ và không đơn giản.

Các doanh nghiệp nhỏ cũng nên rút kinh nghiệm từ các tổ chức lớn. Nhiều
khi nên bắt đầu bằng những dự án CRM quy mô nhỏ rồi sau đó mới phát
triển rộng ra toàn công ty.


×