Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.83 KB, 4 trang )
Chùa Bà Đá , dấu tích văn hóa
Thăng Long
Thành hội Phật giáo Hà Nội và Tổ đình Linh Quang (chùa Bà Đá) vừa tổ chức lễ
khởi công tâm linh trùng tu chùa.
Tổ đình Linh Quang tọa lạc tại số 3 phố Nhà Thờ, được xây dựng từ thế kỷ XVII, là một
trung tâm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, đã đào tạo nhiều thế hệ tiền bối có công đức với
dân tộc và đạo pháp. Hiện nhiều hạng mục trong chùa đã xuống cấp nghiêm trọng, cần
được trùng tu, tôn tạo để giữ gìn giá trị và bản sắc văn hóa dân tộc. Công trình sẽ hoàn
thành vào tháng 10 để chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Chùa Bà Đá nằm ngay bên cạnh hồ Hoàn Kiếm. Trước kia, chùa thuộc thôn Tiên Thị
(còn gọi thôn Tự Tháp hay Bảo Thiên Tự Tháp, thôn Hương Nghĩa) thuộc phường Bảo
Thiên, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên, kinh đô Thăng Long. Theo
các truyền thuyết được nhân dân lưu truyền có kể rằng, trong khoảng thời gian niên hiệu
Hồng Đức (1470 – 1498) đời vua Lê Thánh Tông, chùa chỉ còn là một ngôi am tranh. Khi
ấy nhân dân đã đào được một pho tượng bằng đá hình dáng phụ nữ ở đây, dân chúng cho
là Thánh Giáng, liền đưa lên thiết lập bàn thờ, xây chùa ngói để thờ phụng. Sau đó, pho
tượng này bị mất. Ba thế kỷ sau, đến cuối đời Lê Trịnh (1767 – 1782),khi người dân đào
đất chung quanh vườn chùa để lấy đất đắp thành Thăng Longđã tìm thấy pho tượng đá.
Người ta cho rằng đây là tượng của Phật bà nên rước vào thờ phụng trong chùa, từ đấy
mới gọi là chùa Bà Đá. Khi việc tu tạo ngôi chùa hoàn thành, khách thập phương kéo đến
lễ bái ngày càng đông đúc. Tháng 6 năm Bính Ngọ (1786), quân Tây Sơn tiến vào Thăng
Long, trong cuộc binh đao, ngọn lửa vô tình đã làm cho chùa Bà Đá hóa tro tàn. Chùa bị
cháy chỉ còn một nền đất không, cỏ mọc rêu phong. Bấy giờ quan trên bắt dân làm cỏ
vườn hoang ấy để sửa sang lại cảnh điêu tàn. Dân làng lại làm nên một ngôi chùa toàn
bằng tranh tre, gọi là tỏ lòng kính Phật để có chỗ lễ bái.Năm Quý Sửu (1793), sư tổ
Khoan Giai trụ trì chùa, dần dần dựng lên một ngôi chùa ba gian lợp ngói. Năm Tân Tỵ
(1821), tổ Giác Vượng kế đăng, được thập phương công đức, bèn lập nên một ngôi chùa
rộng lớn hơn, lại làm thêm mấy dãy hành lang và tăng phòng khách xá. Tiếp đấy là tổ
Phổ Sĩ lên kế đăng… Từ đây trở đi, chùa Bà Đá hồi phục lại cái vẻ danh lam thắng tích
như xưa. Chư tổ lại dạy được nhiều đệ tử nên do sơn môn này bổ đi các chùa ở Bắc kỳ từ