Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

BÀI THẢO LUẬN MÔN LUẬT LAO ĐỘNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 7: TIỀN LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.03 KB, 6 trang )

THẢO LUẬN LUẬT
LAO ĐỘNG
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM HLM GROUP
STT

Họ tên

MSSV

1

Nguyễn Thị Bích Hồng

1753801011066

2

Nguyễn Mai Lan Hương

1753801011069

3

Huỳnh Ngọc Loan

1753801011106

4
5
6
7



Lê Thị Bích Loan
Nguyễn Thị Thu Mai
Nguyễn Văn Minh
Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

1753801011107
1753801011113
1753801011115
1753801011121

CH ƯƠ NG 7:
TI Ề N L ƯƠ NG


ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỚP TM42A2

TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 3 năm 2019

BIÊN BẢN LÀM VIỆC V
 Thành phần: Thành viên nhóm HLM GROUP
STT

Họ tên


MSSV

1

Nguyễn Thị Bích Hồng

1753801011066

2

Nguyễn Mai Lan Hương

1753801011069

3

Huỳnh Ngọc Loan

1753801011106

4
5
6
7

Lê Thị Bích Loan
Nguyễn Thị Thu Mai
Nguyễn Văn Minh
Nguyễn Thị Mỹ Mỹ


1753801011107
1753801011113
1753801011115
1753801011121

 Nội dung làm việc: Thảo luận bài thảo luận chương 7 của mơn Luật Lao động
Hạn chót nộp bài: 14h chủ nhật ngày 17/3/2019
Các thành viên nộp bài cho nhóm trưởng qua email hoặc tin nhắn trên Group
Facebook.
 Đánh giá kết quả làm việc
Họ tên
Nguyễn Thị Bích Hồng
Nguyễn Mai Lan Hương
Huỳnh Ngọc Loan
Lê Thị Bích Loan
Nguyễn Thị Thu Mai
Nguyễn Văn Minh
Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

Tham gia
nhiệt tình
A
A
A
A
A
A
A

Chất

lượng bài
A
A
A
A
A
A
A

Nộp bài

Ghi chú

Ký tên

Đúng hạn
Đúng hạn
Đúng hạn
Trễ hạn
Đúng hạn
Trễ hạn
Đúng hạn

Tình
huống 1

Đã ký
Đã ký
Đã ký
Đã ký

Đã ký
Đã ký
Đã ký

Nhóm trưởng
(Đã ký)
Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

1

Tình
huống 2
Tình
huống 3


BÀI THẢO LUẬN MƠN LUẬT LAO ĐỘNG
 NHĨM HLM GROUP – LỚP TM42A2 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
CHƯƠNG 7: TIỀN LƯƠNG
Tình huống 1:
Hỏi: Các yêu cầu trên đây của ông Thành có được chấp nhận hay khơng?
Vì sao?
*Xét các u cầu của ơng Thành:
- Thanh tốn tiền các tháng 11/2016, 2/2017, 4/2017, 7/2017
Theo Điều 96 BLLĐ 2012
“Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt khơng thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm
quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản
tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố

tại thời điểm trả lương”
Theo đó việc Cơng ty P khơng trả lương cho ông Thành theo đúng thỏa thuận là
trái với quy định của pháp luật nên Công ty P phải thanh tốn đầy đủ các tháng lương
cịn thiếu cho ơng Thành.
- Thanh tốn tiền lãi chạm thanh tốn tính đến ngày 31/8/2017
Nghị định 05/2015/NĐ-CP tại khoản 2 Điều 24 quy định về nguyên tắc trả lương
cho người lao động như sau:
“Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà
người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng khơng thể trả lương
đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì khơng được trả chậm q
01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương
chậm được quy định như sau:
a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản
tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn
01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khơng quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi
suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh
nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.”
Theo Điều luật ta thấy nếu do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác
mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả
lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì khơng được trả
chậm q 01 tháng nhưng trong tình huống Cơng ty trả lương chậm cho ông Thành
2


khơng phải vì trường hợp đặc biệt này. Nên nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày
trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền mà công ty P đã thiếu tiền lương tháng
11/2016, 2/2017, 4/2017, 7/2017 đến tận ngày ngày 31/8/2017 là đã vượt quá thời gian
luật định nên Công ty P phải trả tiền lãi theo Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP cho

ông Thành.
- Trợ cấp thôi việc từ ngày 01/8/2010-31/8/2017
Theo khoản 1 Điều 48 BLLĐ 2012
“Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9
và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ
cấp thơi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên,
mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương”
Mà xét theo tình huống thì ông Thành đã làm việc thường xuyên gần 3 năm ( từ
ngày 01/8/2014 đến ngày 31/7/2017). Hơn nữa Công ty P nhiều lần thanh tốn trễ
lương và hiện tại cịn nợ tiền lương và tiền trợ cấp của ông nên ông có thể đơn phương
chấm dứt hợp đồng theo điểm b khoản 1 Điều 37 BLLĐ 2012 “Không được trả lương
đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động”
và thuộc trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 BLLĐ 2012 “ Người lao động đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này”. Nên
theo Điều 48 công ty phải chi trả trợ cấp thôi việc cho ông.
Bởi vậy ba yêu cầu của ông Thành đều được chấp nhận
Tình huống 2:
Hỏi: Tranh chấp giữa các bên được giải quyết như thế nào?
Thứ nhất, yêu cầu được trả lương các tháng 6, 7, 8/2017 của ông Thức:
Trước những sai phạm của ông Thức công ty có quyền xử lý kỉ luật phù hợp với
nội quy cơng ty về xử lý nhân viên khi có sai phạm nhưng công ty không thực hiện
việc này mà lại giữ lương của người lao động là trái với Điều 95, 96 BLLĐ “Người
lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn” và “người lao động
hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần”.
Do đó, yêu cầu được trả lương đầy đủ là hợp lý.
Thứ hai, yêu cầu trả các khoản phụ cấp tháng 6, 7, 8/2017:
Theo Điều 90 BLLĐ thì “tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc
chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác” và đồng thời “mức lương của
người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định”.
Công ty phải quản lý được người lao động và chấm cơng những ngày họ đi làm để có

thể trừ lương bao gồm cả phụ cấp những ngày họ không đi làm. Công ty không chắc
chắn về thời gian làm việc của anh Thức, vì vậy cơng ty chỉ trả 90% lương cho anh
Thức là không thỏa đáng. Việc chứng minh ngày làm việc thực tế là của công ty
nhưng theo tình huống, cơng ty khơng chấm cơng ơng Thức và cũng không xác định
những ngày nào ông Thức không đi làm.

3


Xét thấy phụ cấp nằm trong tiền lương mà tiền lương phải được trả đầy đủ, đúng
hạn nên Công ty vẫn phải trả phụ cấp cho ơng thức vì khơng chứng minh được ngày
nghỉ của ông nên không thể trừ việc trả phụ cấp.
Thứ ba, yêu cầu trả tiền thưởng tết, thưởng quý năm:
Tiền thưởng theo BLLĐ là khoản tiền người lao động thưởng cho người lao
động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hồn thành cơng
việc của người lao động ( khoản 1 Điều 103 BLLĐ). Đây là khoản tiền người sử dụng
lao động quyết định có trả hay khơng, là quyền của họ nên không thể bắt buộc công ty
thưởng tiền tết, quý cho ông Thức.
Thứ tư, tiền 08 ngày nghỉ phép hằng năm:
Theo quy định của pháp luật, chế độ ốm đau và chế độ nghỉ phép hằng năm là
hai chế độ độc lập.
Chế độ ốm đau Điều 25 về điều kiện hưởng chế độ ốm đau Luật Bảo hiểm xã hội
2014 “bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác
nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế”. Và
trong thời gian nghỉ phép năm sẽ không được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại
Khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Do đó, cơng ty lấy ngày nghỉ hằng năm (8 ngày) trừ vào thời gian nghỉ bệnh (4
ngày) còn 4 ngày nghỉ phép và đồng ý trả 04 ngày nghỉ hằng năm là khơng có căn cứ.
Thứ năm, trả lãi chậm trả lương:
Do công ty phải trả lương đầy đủ và đúng hạn cho ông Thức nên việc công ty

giữ không trả lương tháng 6, 7, 15 ngày của tháng 8/2017 sẽ phải thêm lãi theo Nghị
định 05/2015 NĐ-CP “Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả
thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền
gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cơng bố tại thời điểm trả
lương”.
Tình huống 3:
Hỏi: Yêu cầu của nguyên đơn về việc yêu cầu bị đơn Công ty liên doanh
TNHH Bông Sen Yamachi trả lương Quý 3/2017 số tiền 1.320.000 đồng có được
chấp nhận hay không? Tại sao? Hãy đưa ra những lập luận để bảo vệ quan điểm
của mình
Việc ơng An u cầu công ty trả tiền thưởng quý 3 là không phù hợp.
Vì việc chi trả tiền thưởng là hồn tồn dựa trên ý chí của người sử dụng lao
động. Cơ sở pháp lý cho thấy điều này là tại Điều 103 BLLĐ 2012 quy định về tiền
thưởng.
Khoản 1 Điều 103 cho thấy căn cứ trả tiền thưởng phụ thuộc vào:
-

Kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm, yếu tố khách quan khơng phụ thuộc
vào ý chí của ai.

-

Tuy nhiên, cịn phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của người sử dụng lao
động về mức độ hồn thành cơng việc của người lao động.
4


Khoản 2 Điều 103 BLLĐ 2012 cho thấy quy chế thưởng cũng hồn tồn dựa trên
ý chí của người sử dụng lao động. Vì đối với các ý kiến của tổ chức đại diện tập thể
lao động tại cơ sở thì đó chỉ là ý kiến để tham khảo, cịn quyết định là do người sử

dụng lao động đưa ra.
Dựa vào vụ việc trên, ông An đã vi phạm quy chế thưởng về điều kiện được
nhận thưởng, đó là khơng nhận được thư nhắc nhở trong suốt quý cho đến khi nhận
thưởng. Vì vậy, ơng An khơng có quyền u cầu nhận tiền thưởng trong quý 3.

5



×