Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ TÀU BIỂN VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.33 KB, 99 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------

SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ THANH HOA
LỚP: CQ54/03.02

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CƠNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM

TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ TÀU BIỂN VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT HẢI PHỊNG
Chun ngành

: TÀI CHÍNH BẢO HIỂM.

Mã số

: 03

Người Hướng Dẫn

: Th.S Đoàn Thị Thu Hương

HÀ NỘI - 2020


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn/đồ án tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ
tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

i

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ VÀ CÔNG TÁC KHAI
THÁC BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ TÀU BIỂN VẬN
CHUYỂN..........................................................................................................6

1.1.Các khái niệm..............................................................................................6
1.1.1.Tàu biển và chủ tàu là gì?.........................................................................6
1.1.2.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển vận chuyển nội địa...............6
1.2.Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển vận
chuyển nội địa...................................................................................................8
1.3.Các văn bản pháp luật liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân
sự chủ tàu biển vận chuyển nội địa...................................................................9
1.4.Những nội dung cơ bản về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển vận
chuyển nội địa...................................................................................................9
1.4.1.Đối tượng bảo hiểm................................................................................10
1.4.2.Phạm vi và loại trừ bảo hiểm..................................................................10
1.4.3.Giới hạn trách nhiệm..............................................................................14
1.4.4.Phí bảo hiểm...........................................................................................15
1.4.5.Hiệu lực của giấy chứng nhận bảo hiểm:...............................................17
1.4.6.Giám định và bồi thường tổn thất...........................................................17
1.5Khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển vận chuyển nội địa. 18
SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

ii

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

1.5.1Khái niệm và vai trị của cơng tác khai thác đối với hoạt động kinh doanh
bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển vận chuyển nội địa.......................18
1.5.2Các kênh khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển vận

chuyển nội địa.................................................................................................19
1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự
chủ tàu biển vận chuyển nội địa......................................................................22
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ TÀU BIỂN VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA TẠI
CƠNG TY BẢO VIỆT HẢI PHỊNG GIAI ĐOẠN 2017-2019.....................25
2.1. Giới thiệu khái qt về Bảo Việt Hải Phịng............................................25
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của Bảo Việt Hải Phịng.................25
2.1.2. Chức năng và các lĩnh vực hoạt động của Bảo Việt Hải Phòng............27
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bảo Việt Hải Phịng...............................................30
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Hải Phịng giai đoạn
2017 – 2019.....................................................................................................31
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu
biển vận chuyển nội địa tại Bảo Việt Hải Phòng giai đoạn 2017 – 2019........34
2.2. Thực trạng về công tác khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu
biển vận chuyển nội địa tại Bảo Việt Hải Phòng giai đoạn 2017 – 2020........39
2.2.1. Quy trình khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển vận
chuyển nội địa tại Bảo Việt Hải Phịng...........................................................39
2.2.2. Tình trạng cơng tác khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển
vận chuyển nội địa tại Bảo Việt Hải Phòng giai đoạn 2017 – 2019................40
2.3 Đánh giá công tác khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển vận
chuyển nội địa tại Bảo Việt Hải Phòng giai đoạn 2017 – 2019.......................46
2.3.1. Kết quả đạt được...................................................................................46
2.3.2.

Hạn chế và nguyên nhân...........................................................49

SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

iii


Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Chương 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC
KHAI THÁC BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ TÀU ĐỐI VỚI
TÀU HOẠT ĐỘNG TRÊN VÙNG BIỂN VÀ CÁC VÙNG NƯỚC LIÊN
QUAN ĐẾN BIỂN VIỆT NAM TẠI CƠNG TY BẢO VIỆT HẢI PHỊNG. 52
3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.....52
3.2. Cơ hội và thách thức đối với công tác khai thác BH…. Tại BVHP.........54
3.2.1. Cơ hội....................................................................................................54
3.2.2. Thách thức.............................................................................................58
3.3. Giải pháp đẩy mạnh công tác khai thác bảo hiểm TNDS chủ tàu tại Bảo
Việt Hải Phòng................................................................................................61
3.3.1. Xây dựng chiến lược khai thac phù hợp hiệu quả.................................61
3.3.2. Nâng cao trình độ chun mơn, khả năng tiếp cận, thuyết phục khách
hàng cho đội ngũ khai thác..............................................................................63
3.3.3. Tăng khả năng khai thác đồng thời.......................................................65
3.3.4. Hoàn thiện và phát triển mạng lưới cán bộ đại lý.................................66
3.3.5. Các biện pháp hỗ trợ khác.....................................................................67
3.4.2. Về phía Cơng ty Bảo Việt Hải Phịng....................................................70
KẾT LUẬN.....................................................................................................72

SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

iv


Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1

DN

Doanh nghiệp

2

BH

Bảo hiểm

3

TNDS

Trách nhiệm dân sự

4


BIDV

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

5

CTCP

Công ty Cổ phần

SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

v

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của Bảo Việt...................32
Bảng 2.2. Cơ cấu phí bảo hiểm tàu thủy tại Bảo Việt Hải Phịng...................38
Bảng 2.3 Doanh thu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu của Bảo Việt
Hải Phòng giai đoạn 2017 – 2019...................................................................41
Bảng 2.4. Số hợp đồng khai thác được thông qua các kênh khai thác............43
Bảng 2.5. Hiệu quả khai thác của nghiệp vụ bảo hiểm...................................45
Bảng 2.6. Kết quả kinh doanh bảo hiểm TNDS chủ tàu biển vận chuyển nội
địa tại Bảo Việt Hải Phòng..............................................................................47


SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

vi

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chúc của Công ty Bảo Việt Hải Phòng................31
Biểu đồ 2.2: Doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự. .37

SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

vii

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh doanh vận tải biển là một ngành chịu nhiều rủi ro và tổn thất nhất

trong nền kinh tế. Ngành kinh doanh này phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên, môi trường hoạt động, cũng như tình hình an ninh chính trị trên thế
giới…Các doanh nghiệp trong ngành vận tải biển thường xuyên phải đối mặt
với thiệt hại về hàng hóa, hành khách, bản thân con tàu và đặc biệt là trách
nhiệm của chủ tàu đối với những tổn thất do chính con tàu của mình gây ra
đối với người thứ ba. Ngay từ khi lĩnh vực kinh doanh này ra đời, người ta đã
rất quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể duy trì hoạt động khắc phục
những hậu quả một cách nhanh nhất khi có sự cố xảy ra. Là một quốc gia có
hơn 3260 km đường bờ biển cùng với sự ra đời của nhiều cảng biển lớn, vận
tải biển Việt Nam đang đảm nhận khoảng 80% khối lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu. Giải pháp phát triển vận tải biển bền vững cũng chính là giải pháp lâu
dài để phát triển kinh tế. Vì vậy, bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm
trách nhiệm dân sự chủ tàu ở Việt Nam nói riêng là một thị trường đầy hứa
hẹn. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO
vào năm 2006 đã giúp nền kinh tế có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo chiều
hướng tích cực và thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu cũng khơng
nằm ngồi luồng chuyển biến đó.
Là một nghiệp vụ quan trọng của bảo hiểm thương mại, việc tìm hiểu và
nghiên cứu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển vận chuyển nội địa
trong bối cảnh nền kinh tế mở, khi đất nước bước sang giai đoạn cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn triển khai
nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển vận chuyển nội địa ở
Cơng ty Bảo Việt Hải Phịng, trong q trình triển khai đã bộc lộ nhiều khó
khăn, thách thức từ khâu khai thác đến khâu bồi thường và hạn chế tổn thất.
SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

1

Lớp: CQ54/03.02



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Mặt dù, trong suốt những năm qua (kể từ năm 1965), nghiệp vụ bảo hiểm này
đã đạt nhiều thành tựu, tốc độ tăng trưởng doanh thu luôn ở mức cao nhưng
kết quả và hiệu quả kinh doanh cịn thấp. Ngồi những khó khăn chung của
mơi trường kinh tế- xã hội cịn có ngun nhân rất quan trọng nữa là việc
quản lý rủi ro của Cơng ty cịn nhiều hạn chế, quản trị điều hành doanh
nghiệp, quản lý nghiệp vụ bảo hiểm còn nhiều vấn đề tồn tại yếu kém đang
đặt ra cần phải nghiên cứu giải quyết và đưa ra các giải pháp phát triển nghiệp
vụ bảo hiểm này. Với vị trí quan trọng của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm
dân sự chủ tàu biển vận chuyển nội địa như vậy, em muốn đi sâu nghiên cứu
về nghiệp vụ này. Vì vậy, em chọn đề tài: “ Giải pháp đẩy mạnh công tác khai
thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển vận chuyển nội địa tại Cơng ty
Bảo Việt Hải Phịng” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp . Em mong rằng những
ý kiến của mình sẽ hữu ích với Cơng ty Bảo Việt Hải Phòng trong việc phát
triển nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển vận chuyển nội địa
2. Đối tượng và phạm vi của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: “ Công tác khai thác bảo hiểm trách nhiệm
dân sự chủ tàu biển vận chuyển nội địa tại Cơng ty Bảo Việt Hải Phịng”.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu, phân tích, đánh giá
thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển vận
chuyển nội địa tại Công ty Bảo Việt Hải phòng trong giai đoạn từ 2017 đến
năm 2019. Nghiên cứu những mặt hạn chế và tồn tại nhắm đưa ra các giải
pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển vận
chuyển nội địa của Cơng ty Bảo Việt Hải Phịng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu


Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
+ Luận văn nghiên cứu những lý luận cơ bản về bảo hiểm trách nhiệm
dân sự chủ tàu biển vận chuyển nội địa, trang bị những kiến thức về bảo hiểm
trách nhiệm dân sự chủ tàu biển vận chuyển nội địa

SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

2

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

+ Phân tích thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu
biển vận chuyển nội địa tại Công ty Bảo Việt Hải Phịng trong những năm gần
đây, phân tích những thuận lợi, khó khăn và ngun nhân trong cơng tác khai
thác

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
+ Đề tài nghiên cứu công tác khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự
chủ tàu biển vận chuyển nội địa Công ty Bảo Việt Hải Phịng, thực chất là
nghiên cứu thực trạng cơng tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này nhằm tìm ra
những hạn chế và các mặt thiếu sót trong quá trinh khai thác. Qua đó giúp cho
Ban lãnh đạo đơn vị có cái nhìn tồn diện về cơng tác khai thác bảo hiểm
trách nhiệm dân sự chủ tàu biển vận chuyển nội địa, khả năng cạnh tranh, các
điểm lợi và bất lợi của các biện pháp hiện tại qua đó hoạch định đường hướng
phát triển trong tương lai.

+ Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm trách
nhiệm dân sự chủ tàu biển vận chuyển nội địa tại Cơng ty Bảo Việt Hải
Phịng.
4.
Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ những quan điểm, ý kiến, cũng như để minh họa rõ ràng
các minh chứng thực tiễn về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu
biển vận chuyển nội địa, luận văn sử dụng những phương pháp sau: phương
pháp duy luận biện chứng, phương pháp suy luận logic, phương pháp thống
kê, phương pháp so sánh, phương pháp liệt kê, phương pháp đồ thị minh họa,
……
5.

Kết cấu luận văn
Ngoài các phần như: lời mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3

chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ và công tác khai thác bảo hiểm
trách nhiệm dân sự chủ tàu biển vận chuyển nội địa.

SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

3

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính


Chương 2: Thực trạng công tác khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự
chủ tàu biển vận chuyển nội địa tại công ty Bảo Việt Hải Phòng giai đoạn
2017 – 2019.
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh trạng công tác khai
thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển vận chuyển nội địa tại cơng ty
Bảo Việt Hải Phịng

LỜI CẢM ƠN
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo hướng dẫn ThS.
Đoàn Thị Thu Hương, Anh Đỗ Hoàng Khánh - Trưởng phòng Bảo hiểm Tàu
thủy, các anh/chị cán bộ đại lý phịng Bảo hiểm Tàu thủy tại Cơng ty Bảo Việt
Hải Phịng đã tận tình giúp đỡ em trong q trình nghiên cứu và hồn thành
khóa luận này. Do thời gian nghiên cứu không dài và khả năng cịn hạn chế,
khóa luận sẽ khơng tránh khỏi một số sai sót nhất định, em rất mong nhận
được những góp ý và thông cảm của thầy cô.

SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

4

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ VÀ CÔNG TÁC KHAI THÁC
BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ TÀU BIỂN VẬN CHUYỂN

NỘI ĐỊA

1.1.

Các khái niệm
1.1.1. Tàu biển và chủ tàu là gì?
Theo luật Hàng hải 2015, khái niệm về tàu biển và chủ tàu biển được hiểu
như sau:


Tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển,

trong đó không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy
nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.
Tàu biển vận chuyển nội địa là việc hàng hóa, hành khách và hành lý vận
chuyển nội địa bằng đường biển được chuyên chở bằng tàu biển Việt Nam


Chủ tàu là người sở hữu tàu biển.

SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

5

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính


Người quản lý, người khai thác và người thuê tàu trần được thực hiện các
quyền, nghĩa vụ của chủ tàu quy định tại Bộ luật này theo hợp đồng ký kết với
chủ tàu.


Tổ chức được Nhà nước giao quản lý, khai thác tàu biển cũng được áp

dụng các quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên
quan như đối với chủ tàu.
Như vậy, theo khái niệm này, chủ tàu là chủ sở hữu hoặc các tổ chức,
cá nhân phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do việc sử dụng con tàu gây
ra thiệt hại cho người khác.
1.1.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển vận chuyển nội địa


Trong quá trình kinh doanh, chủ tàu hoặc người thuê tàu phải chịu trách

nhiệm về những tổn thất do sử dụng con tàu vào hoạt động gây thiệt hại cho
người khác. Theo luật pháp quốc tế, trách nhiệm dân sự của chủ tàu (trách
nhiệm bồi thường của chủ tàu) bao gồm trách nhiệm bồi thường cho người
thứ ba, trách nhiệm đối với hàng hoá chuyên chở và những người trên đó.
 Thiệt hại của người thứ ba gồm thiệt hại do hư hỏng hoặc chìm đắm tàu
kể cả tài sản chuyên chở trên tàu; thiệt hại về kinh doanh, con người, ô nhiễm
dầu vv... Nếu tàu bị đắm, những chi phí thắp sáng, đánh dầu xác tàu bị đắm,
chi phí trúc vớt, chi phí di chuyển hoặc phá huỷ tàu... bảo hiểm cũng bồi
thường.
 Trách nhiệm đối với hàng hoá chuyên chở trên tàu. Những tổn thất về
hàng hoá thuộc trách nhiệm dân sự chủ tàu bao gồm, hàng hoá giao thiếu số
lượng bao kiện, hàng hoá hư hỏng do tàu không đủ khả năng đi biển, do xếp

hàng khơng đúng quy định, hàng hố bị hấp hơi, vv... hàng hư hỏng, do rỏ rỉ
từ hàng hoá khác, hàng bị mất cắp khi hàng còn thuộc phạm vi bảo quản của
chủ tàu vv...
SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

6

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp


Học viện Tài chính

Trách nhiệm đối với người đi trên tàu. Chủ tàu có trách nhiêm đối với

sĩ quan, thuỷ thủ, hành khách đi trên tàu (cũng như đối với người thứ ba) nếu
tàu gây ra tai nạn cho họ. Trách nhiệm dân sự chủ tàu là phải bồi thường chi
phí khám chữa bệnh, hồi hương hoặc mai táng vv...

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển vận chuyển nội địa là
bảo hiểm trách nhiệm bồi thường của chủ tàu cho người thứ ba khi đưa tàu
vào hoạt động gây thiệt hại cho người này, đối với hàng hóa chuyên chở và
hành khách trên tàu.

Đối với rủi ro đâm va, nếu tàu có tham gia bảo hiểm thân tàu thì bảo
hiểm thân tàu đã chịu ¾ trách nhiệm đâm va nên chủ tàu phải chịu các phần
trách nhiệm dân sự còn lại
1.2. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu

biển vận chuyển nội địa
Trong hoạt động lưu thông hàng hóa, có nhiều phương tiện vận tải như
vận tải bằng đường thuỷ, đường sắt,đường bộ, đường hàng khơng…Trong đó,
tàu thuỷ là phương tiện vận tải biển có nhiều tiện lợi:

Có thể chuyên chở nhiều chủng loại hàng hoá với khối lượng lớn, năng
lực chuyên chở lớn hơn các phương tiện khác.

Việc đầu tư xây dựng và bảo quản các tuyến đường biển dựa trên cơ sở
lợi dụng điều kiện tự nhiên của biển. Do đó, khơng phải đầu tư nhiều vốn,
nguyên vật liệu, sức lao động. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho
giá thành vận chuyển bằng đường biển thấp hơn các phương tiện khác. Đồng
thời nó cịn góp phần phát triển tốt mối quan hệ kinh tế với các nước, góp
phần tăng thu ngoại tệ.
Song vận chuyển bằng đường biển lại gặp phải nhiều rủi ro:

Vận chuyển bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự
nhiên, thời tiết, khí hậu trên biển đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận
chuyển. Những rủi ro thiên tai bất ngờ như: bão, sóng thần, lốc...có thể xẩy ra
bất cứ lúc nào.
SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

7

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp



Học viện Tài chính

Bên cạnh đó cịn có rủi ro kỹ thuật: trục trặc về chính con tàu, kỹ thuật

dự báo thời tiết, các tín hiệu điều khiển từđất liền. Theo thống kê của các hãng
sản xuất và sửa chữa tàu, hàng năm trên thế giới có khoảng trên 7000 vụ tai
nạn tàu biển làm thiệt hại hàng tỷ đơ la.
Như vậy, có thể thấy với ưu thế là vận tải thủy tiện lợi, giá thành vận chuyển
rẻ,.v.v. nhưng tốc độ chậm, hành trình dài ngày trên biển nên thường chịu
nhiều rủi ro, gây tổn thất lớn cho các chủ tàu.
Để giúp các chủ tàu ổn định kinh tế khi không may gặp rủi ro. Để tạo
điều kiện cho các chủ tàu khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển và mở rộng quan hệ kinh tế
với các nước, góp phần tăng thu nhập cho ngân sách, tăng vốn đầu tư cho nền
kinh tế v.v.
Đội tàu biển Việt Nam tuy không lớn nhưng lại nhỏ bé, cũ kỹ, độ tuổi
của các tàu cao v.v. nên khả năng gặp tai nạn, rủi ro là rất lớn, và những vụ
tổn thất đó cũng gây ra khơng ít khó khăn cho các chủ tàu.
Vì vậy, sự ra đời của bảo hiểm trách nhiệm chủ tàu là rất cần thiết đối
với các chủ tàu và những người liên quan. Cùng với các nghiệp vụ bảo hiểm
khác, bảo hiểm trách nhiệm chủ tàu góp phần bảo vệ tài sản, ổn định cuộc
sống của mọi người, mang lại sự an toàn cho xã hội.
1.3. Các văn bản pháp luật liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm trách
nhiệm dân sự chủ tàu biển vận chuyển nội địa

Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015

Bộ luật Dân sự 2015

Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2010


Các Luật sửa đổi, Nghị định sửa đổi, Thông tư sửa đổi hoặc thay thế
các quy định này theo từng thời điểm.

Các văn bản hướng dẫn khai thác bảo hiểm hàng năm của Tổng Công
ty Bảo hiểm Bảo Việt về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển
vận chuyển nội địa

SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

8

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp


Học viện Tài chính

Các quy tắc bảo hiểm đang có hiệu lực đối với bảo hiểm trách nhiệm

dân sự chủ tàu biển vận chuyển nội địa của Bảo Việt.
1.4. Những nội dung cơ bản về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu
biển vận chuyển nội địa

SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

9


Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

1.4.1. Đối tượng bảo hiểm
Tất cả những chủ tàu hoạt động trên vùng biển và các vùng nước liên
quan đến biển Việt Nam đều có thể tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ
tàu tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt)
Theo yêu cầu tham gia bảo hiểm của cá nhân hoặc tổ chức (gọi tắt là
Người được bảo hiểm), Bảo hiểm Bảo Việt có thể nhận bảo hiểm trách nhiệm
dân sự chủ tàu theo thời gian hoặc theo chuyến.
Đó là phần trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển vận chuyển nội địa
trong quá trình hoạt động của mình làm tổn hại về tài sản và gây ra cho người
thứ 3, cho hàng hóa và hanh khách được vận chuyển trên tàu. Tuy nhiên,
trong đề tài này, chủ yếu đề cập đến trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển nội
địa đối với tài sản, người thứ ba và hàng hóa vận chuyển trên tàu.
1.4.2.
Phạm vi và loại trừ bảo hiểm

Thuộc phạm vi bảo hiểm
Với loại hình bảo hiểm này, Bảo hiểm Bảo Việt nhận trách nhiệm bồi
thường
(1) Những chi phí thưc tế phát sinh từ tai nạn của tàu được bảo hiểm mà
chủ tàu phải chịu trách nhiệm dân sự theo luật pháp hoặc theo quyết định của
Tịa án gồm:
a.
Chi phí tẩy rửa ơ nhiễm dầu, tiền phạt của chính quyền địa

phương và các khiếu nại về hậu quả do ơ nhiễm dầu gây ra.
b.
Chi phí thắp sáng, đánh dấu, phá hủy, di chuyển xác tàu được
bảo hiểm bị đắm (nếu có).
Bảo hiểm Bảo Việt chỉ chịu trách nhiệm đối với xác tàu khi chủ tàu
tuyên bố từ bỏ tàu.
c.
Chi phí cần thiết và hợp lý trong việc ngăn ngừa và hạn ché tổn
thất, trợ giúp cứu nạn.
d.
Chi phí liên quan đến việc tố tụng, tranh chấp khiếu nại về trách
nhiệm dân sự.
(2) Những chi phí mà chủ tàu phải chịu trách nhiệm bồi thường theo luật
pháp đối với:
SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

10

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp
a.

Học viện Tài chính

Thiệt hại về thân thể hoặc các tổn thất vật chất đối với thuyền

viên trên tàu dược bảo hiểm.
b.

Lương và các khoản phụ cấp lương hoặc trợ cấp của thủy thủ
đoàn trong trường hợp tàu được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ.
(3)
Phần trách nhiệm mà chủ tàu phải gánh chịu theo luật pháp do tàu
được bảo hiểm gây ra làm:
a.
Thiệt hại cầu cảng, đê đập, kè cống, bè mảng, giàng đáy, cơng
trình trên bờ hoặc dưới nước, cố định hoặc di động.
b.
Bị thương hoặc thiệt hại tính mạng, tài sản của người thứ ba khác
(không phải là thuyền viên trên tàu được bảo hiểm)
c.
Mất mát hư hỏng hàng hóa, tài sản chuyên chở trên tàu được bảo
hiểm. Loại trừ hư hỏng, mất mát do những hành vi ăn cắp hoặc thiếu hụt tự
nhiên.

Đối với trách nhiệm đâm va
Bao gồm những chi phí phát sinh từ tai nạn đâm va giữa tàu được bảo
hiểm với tàu khác, mà chủ tàu được bảo hiểm có trách nhiệm theo luật pháp
phải bồi thường cho người khác về
(1) Thiệt hại hư hỏng đối với tàu khác hay tài sản trên tàu ấy.
(2) Chậm trễ hay mất thời gian sử dụng tàu khác hay tài sản trên tàu ấy.
(3) Tổn thất chung, cứu nạn hay cứu hộ theo hợp đồng của tàu khác hay
tài sản trên tàu ấy.
(4) Trục vớt, di chuyển hoặc phá hủy xác tàu ấy.
(5) Thuyền viên trên tàu ấy bị chết hoặc bị thương.
(6) Tẩy rửa ô nhiễm do tàu ấy gây ra.

Mở rộng phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm Bảo Việt cũng nhận trách nhiệm bồi thường những chi phí

mà tàu được bảo hiểm chỉ ra trong trường hợp
(1) Khi thực hiện nghĩa vụ hay các biện pháp cần thiết nhằm mục đích cứu
sinh mạng trên biển, với điều kiện Người được bảo hiểm có nghĩa vụ pháp lý
đối với các chi phí đó và các chi phí đó khơng thể địi được từ người thứ ba.
(2) Tàu được bảo hiểm đâm va với tàu cùng chủ hoặc cùng quyền quản lý.

SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

11

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

(3) Với điều kiện Người được bảo hiểm phải thỏa thuận trước và nộp thêm
phí bảo hiểm theo yêu cầu của Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm Bảo Việt nhận
bảo hiểm cả trong trường hợp:

Có sự thay đổi về phạm vi hoạt động, lai dắt, về ngày khởi hành
(trường hợp bảo hiểm chuyến).

Xếp dỡ hàng hóa hoặc ngun nhiên liệu vật liệu ở ngồi biển
sang tàu khác hoặc từ tàu khác sang tàu được bảo hiểm.
(4) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu lai kéo
Bảo hiểm Bảo Việt nhận trách nhiệm bồi thường cả những chi phí
mà chủ tàu lai kéo được bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường theo pháp
luật hoặc theo phán quyết của Tòa án về:

 Các tổn thất đối với phương tiện được lai kéo gây ra bởi tàu được bảo
hiểm trong quá trình lai kéo, bao gồm:

Thiệt hại hư hỏng của phương tiện được lai kéo (bao gồm cả chi
phí cứu hộ, chi phí trục vớt, di chuyển xác phương tiện được lai kéo). Loại trừ
trường hợp phương tiện được lai kéo cùng chủ hoặc cùng hộ gia đình với tàu
lai kéo.


Thiệt hại về thân thể của thuyền viên và người thứ ba khác trên

phương tiện được lai kéo.

Thiệt hại, hư hỏng hàng hóa được chuyên chở trên phương tiên
được lai kéo. Loại trừ hàng hóa thuộc sở hữu của chủ tàu lai kéo.
 Các tổn thất đối với người thứ ba do phương tiện được lai kéo gây ra
trong quá trình được lai kéo bởi tàu được bảo hiểm, bao gồm:

Bị thương hoặc thiệt hại tính mạng, tài sản của người thứ ba
khác.


Thiệt hại cầu cảng, đê đập, kè cống, bè mảng, giàng đáy, cơng

trình trên bờ hoặc dưới nước, cố định hoặc di động.

Các thiệt hại của tàu khác do đâm va với phương tiện được lai
kéo.

SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa


12

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Theo điều này, tàu lai kéo được hiểu là các phương tiện chuyên dùng để
lai kéo; phương tiện được lai kéo được hiểu là các phương tiện chở hàng
thông thường không tự hành.

Loại trừ bảo hiểm
Bảo hiểm Bảo Việt không chịu trách nhiệm bồi thường nếu tổn thất xảy ra
được quy do những nguyên nhân sau:
(1) Tàu không đủ khả năng hoạt động hoặc hoạt động ngoài phạm vi quy
định.
(2) Hành động cố ý hoặc quá cẩu thả của Người được bảo hiểm hoặc
người thừa hành như người đại lý, đại diện hoặc thuyền trưởng, sỹ quan và
thủy thủ.
(3) Vi phạm lệnh cấm do nhà chức trách ban hành hoặc hoạt động kinh
doanh trái phép.
(4) Thuyền trưởng, máy trưởng hoặc thuyền viên khơng có bằng hoặc
chứng chỉ theo quy định hoặc tai nạn xảy ra do những người này say rượu,
bia, ma túy hoặc các chất kích thích tương tự khác.
(5) Tàu neo đậu tại cảng hoặc các vùng nước được phép neo đậu mà
không được neo, cột đúng quy định hoặc thuyền viên trực khơng có mặt tại vị
trí trực tại thời điểm xảy ra sự cố.


Bảo hiểm Bảo Việt không chịu trách nhiệm đối với những chi phí có
liên quan dưới đây:
(1) Chi phí liên quan đến việc chậm trễ của tàu hoặc hàng hóa bị giảm giá
trị, mất thị trường hoặc chi phí liên quan đến sản xuất kinh doanh của tàu
được bảo hiểm.
(2) Mọi số tiền có thể được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm thân tàu.

Bảo hiểm Bảo Việt không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm
bồi thường mọi hư hỏng mất mát và tổn thất liên quan đến tiền mặt, các loại
giấy tờ có giá, kim loại quý, đá quý, đồ vật giá trị quý hiếm hoặc các tài sản
không cần thiết cho một chuyến đi thông thường của tàu

Bảo hiểm Bảo Việt không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm
bồi thường mọi hư hỏng mất mát và tổn thất hoặc những chi phí phát sinh do:
SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

13

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)


Học viện Tài chính

Rủi ro chiến tranh hoặc những rủi ro tương tự chiến tranh.
Bị cướp, bị bắt giữ tàu tại bất cứ nơi nào vì bất cứ lý do gì.
Tàu được trưng dụng hoặc sử dụng vào mục đích quân sự.
Hành động phá hoại hoặc khủng bố có tính chất chính trị.
Bất cứ vụ nổ của các loại vũ khí hoặc chất nổ nào.
Rủi ro nguyên tử.

1.4.3. Giới hạn trách nhiệm
Trách nhiệm cao nhất của Bảo hiểm Bảo Việt đối với mỗi vụ tổn thất
thuộc trách nhiệm bảo hiểm là thiệt hại thực tế do tàu được bảo hiểm gây ra
mà chủ tàu phải chịu trách nhiệm theo luật pháp hoặc quyết định của Toà án
nhưng không vượt quá các giới hạn trách nhiệm đã ghi trong giấy chứng nhận
bảo hiểm.
1.4.4. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở biểu phí áp dụng cho từng loại tàu
hoặc nhóm tàu theo các điều kiện bảo hiểm cụ thể, phí bảo hiểm có thể tăng
hoặc giảm tùy thuộc vào tình hình tổn thất hàng năm của các đội tàu tham gia
bảo hiểm.

Giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất về người:
 Đối với tàu tham gia bảo hiểm TNDS với tổng hạn mức trách nhiệm
300.000.000 VND/vụ tổn thất: Giới hạn mức TNDS đối với thiệt hại về người
là 20.000.000 VND/người/vụ.
 Đối với tàu tham gia bảo hiểm TNDS với tổng hạn mức trách nhiệm từ
500.000.000 VND/vụ tổn thất trở lên: Giới hạn mức TNDS đối với thiệt hại
về người là 30.000.000 VND/người/vụ.

Mức phí bảo hiểm

Mức trách nhiệm
(VND/vụ tổn thất)

Mức phí
(Chưa có thuế GTGT)

300.000.000 VND/vụ tổn thất

7.600 VND/GT/năm

500.000.000 VND/vụ tổn thất

11.200 VND/GT/năm

SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

14

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

1.000.000.000 VND/vụ tổn thất

21.300 VND/GT/năm

2.000.000.000 VND/vụ tổn thất


40.500 VND/GT/năm

3.000.000.000 VND/vụ tổn thất

55.800 VND/GT/năm

4.000.000.000 VND/vụ tổn thất

68.100 VND/GT/năm

5.000.000.000 VND/vụ tổn thất

81.700 VND/GT/năm

8.000.000.000 VND/vụ tổn thất

110.300 VND/GT/năm

10.000.000.000 VND/vụ tổn thất

130.700 VND/GT/năm

SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

15

Lớp: CQ54/03.02



Luận văn tốt nghiệp





Học viện Tài chính

Mức khấu trừ
Đối với rủi ro thiệt hại về vật chất: 5.000.000 VND/vụ
Đối với rủi ro về con người: 1.000.000 VND/người/vụ
Trường hợp đặc biệt, tàu mở rộng phạm vi hoạt động Nam Trung

Quốc
 Phạm vi mở rộng: các cảng phía Nam Trung Quốc khơng vượt quá
eo Hải Nam – Trung Quốc, các hành trình vẫn phải đảm bảo thỏa mãn
quy định của đăng kiểm trên Giấy chứng nhận khả năng đi biển của tàu.
 Đối tượng áp dụng: đối với các tàu có trọng tải dưới 5,000 tấn
tham gia bảo hiểm với thời hạn 1 năm (không áp dụng đối với các tàu
tham gia ngắn hạn).
 Tỷ lệ phí: tăng 30% trên cơ sở biểu phí đang áp dụng cho các tàu
biển tham gia bảo hiểm bằng VND.

Thời hạn nộp phí bảo hiểm
 Đối với những tàu bảo hiểm với thời hạn từ 06 tháng đến 1 năm, phí
bảo hiểm được nộp làm 1 hoặc 2 kỳ theo thỏa thuận giữa Người được bảo
hiểm và Bảo hiểm Bảo Việt và được nộp trong vòng 10 (mười) ngày đầu mỗi
kỳ.
 Đối với những tàu tham gia bảo hiểm theo thời hạn dưới 06 tháng hoặc
bảo hiểm theo chuyến, phí bảo hiểm được nộp tồn bộ một lần trong vòng 10

(mười) ngày sau khi cấp giấy chứng nhận bảo hiểm.
 Trường hợp tàu còn thời hạn bảo hiểm và phí bảo hiểm chưa đến kỳ
nộp mà tàu bị tổn thất tồn bộ thì Người được bảo hiểm phải có trách nhiệm
nộp tồn bộ số phí bảo hiểm còn lại cho Bảo hiểm Bảo Việt trong vòng 15
(mười lăm) ngày kể từ ngày Người được bảo hiểm gửi thơng báo tàu bị tổn
thất tồn bộ cho Bảo hiểm Bảo Việt.
 Trường hợp Người được bảo hiểm không nộp phí bảo hiểm theo đúng
quy định, ngồi việc chấm dứt hiệu lực bảo hiểm như quy định ở mục a điểm
2 Điều 15 dưới đây, Người được bảo hiểm vẫn phải nộp số phí cho thời gian
đã bảo hiểm đồng thời phải nộp thêm một khoản tiền lãi theo tỷ lệ lãi suất vay
SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

16

Lớp: CQ54/03.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

ngân hàng quá hạn của số phí phải thanh tốn cho thời gian chậm trả dù tàu có
bị tổn thất hay khơng.
1.4.5. Hiệu lực của giấy chứng nhận bảo hiểm:
Trong mọi trường hợp dù Bảo hiểm Bảo Việt đã chấp nhận bảo hiểm và
đã cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc giấy sửa đổi bổ sung (nếu có) cho
Người được bảo hiểm, hiệu lực bảo hiểm của tàu sẽ tự động chấm dứt ngay
sau khi phát sinh một trong những trường hợp sau:
a.
Người được bảo hiểm khơng nộp phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn theo

quy định (trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn bản).
 Hồn phí bảo hiểm

Trường hợp hai bên thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm bằng
văn bản, Bảo hiểm Bảo Việt sẽ hồn lại 80% số phí bảo hiểm đã nộp cho thời
gian hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.
Việc hồn phí sẽ được thực hiện sau khi hủy bỏ hợp đồng.

Phí bảo hiểm sẽ khơng được hồn lại cho trường hợp tàu ngừng
hoạt động.
1.4.6. Giám định và bồi thường tổn thất

Giám định tổn thất
Khi nhận được thông báo về tổn thất và giấy yêu cầu giám định của
Người được bảo hiểm hoặc người đại diện của Người được bảo hiểm, Bảo
hiểm Bảo Việt hoặc người được Bảo hiểm Bảo Việt ủy quyền sẽ tiến hành
giám định tại chỗ với sự chứng kiến của thuyền trưởng, những nhân chứng có
liên quan và đại diện chủ tàu để xác định nguyên nhân, mức độ hư hỏng và
tổn thất.
Phí giám định do Người yêu cầu giám định trả trực tiếp cho người giám
định khi nhận Biên bản giám định và được bồi hoàn khi giải quyết bồi thường
nếu tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
Trong trường hợp hồ sơ khiếu nại khơng có biên bản giám định của
Bảo hiểm Bảo Việt hoặc của người được Bảo hiểm Bảo Việt ủy quyền tiến
hành giám định, Bảo hiểm Bảo Việt có quyền từ chối giải quyết bồi thường

SV:Nguyễn Thị Thanh Hoa

17


Lớp: CQ54/03.02


×