Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phòng ngừa loãng xương ở tuổi trung niên doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.74 KB, 5 trang )



Phòng ngừa loãng xương
ở tuổi trung niên

Phụ nữ lớn tuổi dễ bị loãng xương và chứng bệnh thường
diễn tiến âm thầm cho đến khi xảy ra gãy xương (đặc biệt
là gãy cổ xương đùi và xương chậu).


Có khi chỉ sau một chấn thương nhẹ, hậu quả cũng rất
trầm trọng.

Hiểm hoạ tiềm tàng
Bệnh loãng xương là một mối đe dọa tiềm tàng đối với sức
khoẻ của phụ nữ tuổi trung niên, nó thường xảy ra ở độ 45-50
tuổi trở đi. Khoảng thời gian quanh tuổi mãn kinh. Trong
thực tế, ở những phụ nữ trẻ tuổi hơn (30-35 tuổi) cũng đã bắt
đầu quá trình mất xương nhưng nhẹ hơn cho đến khi bước
vào quanh tuổi mãn kinh. Ở nước ta nhiều người còn thiếu
hiểu biết về bệnh loãng xương và cách dự phòng chứng bệnh
này, đặc biệt là ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh và người lớn
tuổi (cả nam lẫn nữ trên 60 tuổi).
Có thể phòng ngừa
Việc điều trị bệnh loãng xương khó khăn và tốn kém nên
chúng ta cần phải khuyến khích những biện pháp phòng ngừa
bằng cách xây dựng khối lượng của xương tốt hơn ngay từ
khi còn trẻ tuổi.
Thực ra, các biện pháp phòng chống loãng xương khá đơn
giản và ai cũng có thể thực hiện được. Bằng cách đảm bảo
cung cấp cho cơ thể một lượng canxi và vitamin D phù hợp


hằng ngày. Muốn vậy phải giữ khẩu phần ăn cân bằng nhằm
cung cấp đủ canxi hoặc uống bổ sung canxi cho cơ thể. Có
chế độ tập thể dục đều đặn và dùng liệu pháp hoóc môn thay
thế khi cần thiết sẽ giúp phụ nữ khoẻ mạnh hơn sau tuổi mãn
kinh. Thời gian bắt đầu dự phòng tình trạng mất canxi nên
được quan tâm ngay từ giai đoạn còn trẻ tuổi.
Xương chắc thì dáng đẹp
Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người
Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu hạn chế loãng
xương. Lượng canxi ăn vào trung bình là 524mg/người/ngày,
thấp hơn nhiều so với nhu cầu trung bình 800 -
1.000mg/người/ngày với người lớn. Tuy không gây chết
người nhưng bệnh loãng xương làm giảm chất lượng cuộc
sống, gây tàn tật. Với thực trạng trên, Hội liên hiệp Phụ nữ
thành phố đã tổ chức buổi hội thảo “Xương chắc khoẻ giữ
dáng trẻ đẹp” vào ngày 29.7.2007 tại khách sạn Duxton (Q.1)
dưới sự tài trợ của nhãn hàng Calcium Sandoz (Thuỵ Sĩ).
Nhằm mục đích giúp các phụ nữ quanh tuổi mãn kinh nhận
thức được nguy cơ và cách phòng ngừa chứng loãng xương,
Trong buổi hội thảo, BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - chủ tịch
Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM đã giới thiệu về
biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa loãng xương cho phụ nữ
quanh tuổi mãn kinh. BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng cho biết,
chứng loãng xương thường được gọi là chứng bệnh diễn tiến
âm thầm, vì thường không có dấu hiệu hay triệu chứng nào
cho thấy bệnh nhân bị mắc bệnh và thường chỉ phát hiện
được khi đã bị gãy xương. Trong các trường hợp gãy cổ
xương đùi, chỉ có 30% bệnh nhân có thể hoà nhập lại với
cuộc sống trước đó ở một mức độ nào đó. Thế nhưng nguy
cơ tái gãy xương ở những bệnh nhân này thường rất cao,

khoảng 10-20% bệnh nhân tử vong trong 12 tháng kế tiếp sau
khi gãy xương và những bệnh nhân còn sống sót sau đó sẽ bị
tàn tật, sống phụ thuộc vào người khác suốt quãng đời còn lại

×