Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Chăm sóc sức khoẻ thể chất người cao tuổi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.31 KB, 17 trang )





Chăm sóc sức khoẻ thể chất người cao tuổi

Đây cũng là tuổi đã trải qua cống hiến sức lực trí tuệ cho xã hội và nay được hưởng
sự chăm sóc của gia đình và xã hội. Vấn đề trọng tâm nhất trong chăm sóc sức
khoẻ cho người cao tuổi là chăm sóc sức khoẻ thể chất. Liên quan đến sức khỏe
người cao tuổi, cũng cần đề cập đến một tiến trình sinh học là tiến trình lão hóa.
Quá trình này đã bắt đầu ngay từ khi con người sinh ra và liên tục cho đến chết. Đó
là quá trình suy yếu các cấu trúc và chức năng của cơ thể. Một số biểu hiện như
giảm chuyển hóa năng lượng nên người cao tuổi hay bị lạnh.
I. Người cao tuổi và các vấn đề sức khỏe

Đối với người cao tuổi giảm chuyển hóa chất đạm nên khi có vết thương hoặc vết
mổ thường lâu lành hơn người trẻ. Các mạch máu nhỏ ít co dãn nên cung cấp năng
lượng cho não cũng giảm, đồng thời người ta cũng nhận thấy các tế bào thần kinh
ở vỏ não giảm nên người cao tuổi thường phản ứng chậm chạp với những tình
huống đòi hỏi sự nhanh nhạy. Để làm chậm lại quá trình lão hóa cần tác động trên
hai mặt: Giảm tổn thương các thành phần của cơ thể và tăng cường quá trình hồi
phục. Để giảm tổn thương, người cao tuổi cần đề phòng té ngã. Té là một nguyên
nhân quan trọng gây nên bệnh tật cho người cao tuổi. Té dẫn đến các chấn thương
trực tiếp như bong gân, gẫy xương, chấn thương sọ não. Ngoài ra còn có các biến
chứng tiếp theo do nằm lâu như viêm phổi, loét, thoái hóa cơ v.v Do hậu quả của
té người cao tuổi sẽ có cảm giác sợ, từ đó ngại đi lại, làm giảm hơn nữa khả năng
vận động cơ bắp và làm yếu thêm tình trạng sức khỏe chung. Nguyên nhân gây té
ngã do sự suy yếu khả năng phối hợp vận động cơ thần kinh, phản ứng chậm, sức
cơ yếu. Có thể do bệnh tật như: di chứng liệt nửa người, bệnh Parkinson, bệnh về
tiền đình gây chóng mặt, mất thăng bằng gây té ngã , người cao tuổi khi mắc
những bệnh này cần có sự trợ giúp bằng gậy, nạng, xe đẩy hoặc có người dìu.


Ngoài những nguyên nhân trên, người cao tuổi khi đi lại cần quan sát kỹ, tránh chỗ
trơn, chỗ tối, thận trọng khi lên xuống cầu thang, khi đi xe đạp, xe máy cần đi với
tốc độ chậm, nhất là khi qua ngã ba, ngã tư đường. Ngoài ra do tình trạng mất chất
vôi, xương trở nên loãng, yếu dễ gẫy. Gãy xương có thể xảy ra sau té ngã hoặc gãy
tự nhiên, lún xương đốt sống gây đau lưng, gù lưng. Do đó người cao tuổi cần phải
được bổ sung calci bằng cách uống sữa thường xuyên và sử dụng thuốc theo chỉ
định của bác sĩ để tránh biến chứng của loãng xương.

Dinh dưỡng ở người cao tuổi cần chú ý không giống như người trẻ. Tình trạng dinh
dưỡng của người già phụ thuộc vào trạng thái thể lực, tâm lý và xã hội. Ngoài ra
người cao tuổi thường gặp vấn đề về răng miệng, sức nhai kém nên khó nghiền nát
thức ăn, đồng thời các men tiêu hóa giảm nên người cao tuổi thường hay bị rối loạn
tiêu hóa. Do vậy nếu không có chế độ ăn uống tốt, hợp lý sẽ xảy ra nhiều bệnh. Ăn
đầy đủ các chất nhưng không ăn quá no và ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc thực vật
như rau, đậu v.v Thức ăn nêm vị vừa phải, không quá mặn cũng không quá lạt.
Cần hạn chế đồ chiên xào, tăng cường thức ăn tươi hoặc luộc. Ăn chậm, nhai kỹ
làm cho thức ăn dễ tiêu hóa, giờ ăn trong ngày nên ổn định. Ngoài ra cần phải uống
nước để tránh sỏi đường niệu và táo bón. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều dẫn
đến tình trạng tiểu nhiều lần, nhất là ban đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chỉ cần 1
- 1,5 lít nước/ngày là đủ cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.

Người cao tuổi thường ít ngủ và có rối loạn về giấc ngủ với các rối loạn thường
gặp như: 1) Ngủ gà gật ban ngày, ít ngủ về đêm. 2) Ngủ không ngon giấc, dễ có ác
mộng. Dễ tỉnh giấc tự nhiên hoặc vì một tiếng động nhỏ. Sự mất ngủ ở người cao
tuổi có thể do những chuyện riêng tư phải suy nghĩ nhiều, do bệnh tật, do tế bào
não thoái hóa dần theo tuổi. Tuy nhiên, chỉ cần ngủ 5 - 6 tiếng mỗi đêm, giấc ngủ
sâu, không có ác mộng là có thể đảm bảo sức khỏe tốt. Ngủ quá nhiều cũng gây hại
cho sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy người ngủ trên 10 giờ mỗi ngày thì khả
năng bị tai biến và xơ mỡ động mạch cao hơn người ngủ 7 giờ. Để đảm bảo giấc
ngủ tốt cần tập những thói quen như: 1) Ngủ và dậy vào những giờ nhất định. Các

nghiên cứu cũng cho thấy ngủ sớm và dậy sớm tốt hơn ngủ muộn và dậy muộn. 2)
Tránh xem chuyện, ti vi quá khuya. 3) Chuẩn bị tốt chỗ ngủ đảm bảo yên tĩnh,
thông thoáng và ấm áp.

Người ta thường nghĩ rằng người cao tuổi cần được nghỉ ngơi nhiều, nhưng chính
sự không hoạt động lại không tốt cho sức khỏe. Những vận động nhẹ nhàng hoặc
tập luyện thể lực phù hợp giúp tránh thoái hóa khớp và tăng cường sức khỏe cho
bản thân. Các vận động mà người cao tuổi có thể thực hiện như đi bộ, chạy chậm
hoặc bơi lội có thể giúp cho người cao tuổi vẫn giữ độ săn chắc của cơ bắp và làm
chậm quá trình hủy xương. Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục đều đặn làm
giảm nguy cơ tim mạch như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, loãng xương và
giúp ổn định đường huyết. Cũng theo các số liệu chỉ cần tập luyện đều đặn, người
ta có thể sống thêm trên 10 năm mà không phải lo âu đến bệnh tật. Cơ thể năng vận
động sẽ hoạt động hài hòa, đem đến cảm giác dễ chịu, vui tươi, trí óc sáng suốt và
lao động có năng suất. Ngoài ra những việc như kể chuyện với cháu, dọn dẹp nhà
cửa nhẹ nhàng, chăm sóc cây cảnh, đọc sách báo hoặc làm những công việc mà
mình yêu thích, nghỉ ngơi kịp thời ngay khi thấy mệt, tránh làm việc quá sức giúp
cho nhiều người trên 70 tuổi trí tuệ vẫn còn minh mẫn, điều này cũng được chứng
minh rằng, hoạt động trí não thường xuyên cũng hạn chế căn bệnh Alzhemer.

Do phản xạ không còn nhanh nhạy, trí nhớ giảm sút mà người cao tuổi tự xa lánh
mọi người với ý nghĩ là người vô dụng, là người thừa trong gia đình, xã hội. Người
thân và những người chung quanh cần có sự quan tâm, chăm sóc thì họ sẽ an tâm
chấp nhận đó là do quá trình lão hóa, do tuổi tác để lại mà ai cũng như thế. Chính
sự chấp nhận đó cùng với sự kính trọng, quan tâm của người thân sẽ giúp người
cao tuổi thích nghi với người chung quanh mà không mang mặc cảm nào. Đồng
thời có sự tập luyện thể lực và có một công việc nhẹ nhàng mà người cao tuổi có
những năm tháng sống vui và sống khỏe. Sự vui vẻ lạc quan sẽ tăng cường sức
sống cho cơ thể, duy trì thăng bằng hệ thần kinh. Đó là vũ khí chống lại mọi căng
thẳng, ưu tư, buồn phiền để kéo dài tuổi thọ.


Hiện nay do cuộc sống phát triển, dù ở đâu cũng có nhiều phương tiện hoặc cơ hội
để tham gia vào các câu lạc bộ, hội thảo, sinh hoạt văn học, nghệ thuật v.v Điều
này làm cho người cao tuổi ít có nguy cơ rơi vào tình trạng trống rỗng hoặc buồn
nản như trước kia. Tham gia các công tác xã hội, tăng cường giao tiếp, tham quan
các danh lam thắng cảnh cũng là cách sống vui tươi lành mạnh. Ngoài ra, do người
cao tuổi thường có bệnh do quá trình tích tuổi, nên để giữ gìn sức khỏe, người cao
tuổi cần đi khám sức khỏe định kỳ để xác định các yếu tố nguy cơ cho sức khỏe,
phòng tránh bệnh và sử dụng thuốc theo hướng dẫn nâng cao được sức khỏe tâm
thần. Gia đình đóng vai trò chính trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Nếu nhu cầu của người chăm sóc không được đáp ứng trong một thời gian dài sẽ
ảnh hưởng xấu đến bản thân người cao tuổi và cả các thành viên trong gia đình.
Nhờ những hoạt động thể chất và tinh thần mà người cao tuổi vẫn có hy vọng và
cơ hội sống thêm nhiều tháng ngày an vui với con cháu và bạn bè thân thuộc của
mình.

II. Phục hồi sức khoẻ cho người cao tuổi

Theo quy luật tự nhiên, khi tuổi ngày càng cao, khả năng miễn dịch và sức đề
kháng của con người ngày càng suy giảm. Vì vậy việc ốm đau, bệnh tật ở người
cao tuổi trở thành vấn đề khó khăn cả về tinh thần và thể chất. Về tinh thần có thể
tự thân người bệnh khắc phục nhờ sự lạc quan và sự quan tâm của con cháu. Còn
về thể lực, người bệnh buộc phải tuân thủ những chỉ định của bác sĩ trong điều trị
bệnh và chế độ bồi dưỡng sau thời kỳ bệnh để đảm bảo sức khỏe. Đối với người
cao tuổi để phục hồi sức khoẻ quan trọng nhất là bổ sung vitamin và dưỡng chất.

Những vitamin cần cho người bệnh và sau thời kỳ bệnh

Khi người cao tuổi mang bệnh đồng thời cơ thể có sự suy giảm đáng kể các chức
năng. Thêm vào đó, việc phải dùng các thuốc kháng sinh để trị bệnh sẽ càng làm

cho cơ thể mệt mỏi hơn. Vậy bổ sung những dưỡng chất nào, bằng cách nào khi
người bệnh chán ăn và bao nhiêu là đủ? Trước hết là việc bổ sung các vitamin. Có
rất nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể nhưng người bệnh phải đặc biệt chú ý tới
các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12), vitamin C, E. Đây là những vitamin có tác
dụng trong việc giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, làm vững các thành mạch,
ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và chống lão hóa. Ngoài ra, một số vitamin khác
cũng không kém phần quan trọng như vitamin A (giúp ngăn ngừa một số bệnh về
mắt như quáng gà, đục thủy tinh thể…); vitamin D (chống loãng xương); vitamin
PP (giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn dễ dàng hơn)… Tất cả những vitamin trên đều
có thể tìm thấy trong các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, qua quá trình chế biến thức
ăn, các vitamin bị bay hơi và hàm lượng còn lại rất ít. Nếu chỉ bổ sung bằng đường
ăn uống thông thường thì sẽ không đủ cho cơ thể. Hoặc nếu người bệnh ăn uống
quá nhiều và uống các loại thuốc bổ không có hàm lượng chi tiết sẽ dẫn đến tình
trạng “loạn chất” trong cơ thể. Bởi nếu thừa các vitamin sẽ phát sinh nhiều bệnh
khác như: Tăng nhãn áp, giòn xương

Bổ sung dưỡng chất bằng cách nào?

Để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cần thiết, người bệnh cần phải ăn uống điều độ
hơn khi khỏe mạnh. Trên thực tế, người bệnh và hồi phục sau bệnh có cảm giác
chán ăn và khả năng hấp thu bị hạn chế. Các cụ nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong
ngày, uống nhiều nước và có thể uống 1 viên Liptamin mỗi ngày là đã cung cấp
đầy đủ dinh dưỡng. Bổ sung dưỡng chất bằng đường uống trong trường hợp này
được coi là hiệu quả hơn cả vì mỗi viên Liptamin đều chứa 11 loại vitamin và
khoáng chất, hàm lượng hợp lý giúp cơ thể hấp thụ hoàn chỉnh lượng dinh dưỡng
cần thiết. Mặt khác, người bệnh sau thời kỳ hồi phục không nên làm việc quá sức
nhưng cũng không nên chỉ ngồi yên một chỗ. Vận động nhẹ và tập các thao tác thể
dục đơn giản sẽ giúp chuyển hóa các dinh dưỡng tốt hơn. Tóm lại, sau thời kỳ
bệnh, người cao tuổi cần phải có một chế độ dinh dưỡng ổn định và hợp lý, tinh
thần thoải mái để sớm phục hồi lại sức khỏe.


III. Dinh dưỡng với người cao tuổi

Người cao tuổi là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng vì cơ thể
người cao tuổi thường đã bị lão hóa. Chức năng của các cơ quan, bộ phận đều bị
suy giảm và thường hay mắc các bệnh mạn tính. Vì vậy, chế độ ăn và cách ăn uống
sao cho phù hợp với người cao tuổi là hết sức quan trọng.

1. Thực đơn hợp lý cho bữa ăn

Bữa ăn của người cao tuổi cũng như bữa ăn gia đình, nên có đầy đủ các món như
sau:
Món ăn cung cấp năng lượng: Chủ yếu là chất bột, món chính là cơm. Cơm trắng
hoặc cơm trộn ngô, trộn đậu xanh, đậu đen, trộn khoai có vùng còn trộn cám. Cơm
cám rất bổ, rất ngon và rất béo. Ngoài cơm, có thể ăn bánh mì (ở thành phố), ăn
ngô, mèn mén ở các vùng đồng bào thiểu số chuyên trồng ngô hoặc ăn khoai, đặc
biệt là khoai sọ chấm muối vừng, rất phù hợp với người nhiều tuổi. Món ăn chủ lực
hỗn hợp giàu đạm béo chủ yếu cung cấp chất đạm và chất béo: Bao gồm thịt các
loại, cá và thủy sản, đậu phụ và đậu các loại. Các món ăn này có thể làm riêng từng
loại như thịt kho, thịt gà luộc, cá rán, trứng tráng, đậu phụ kho, rán, đậu phụ nhồi
thịt, trứng đúc thịt hoặc chế biến sẵn ăn dần như tương, muối vừng, lạc.

Các loại rau củ quả: Cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ cho cơ thể.
Món canh: Cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể, bao gồm
nước rau, canh suông, canh rau muống tương gừng đến canh cá, canh giò, canh
thịt.
Đồ uống: Ăn cần đi đôi với uống. Đối với người cao tuổi, hạn chế dùng rượu. Chỉ
cần nước trắng, nước chè và có món canh trong bữa ăn.

Tóm lại, trong bữa ăn, ngoài cơm ra, cần chú ý món chủ lực giàu đạm béo, món

rau, món canh và nước uống. Nếu có điều kiện, thêm món quả chín tráng miệng.
Chú ý đảm bảo vệ sinh trong quá trình nấu nướng.

Những điều cần chú ý khi ăn

Tránh ăn quá no, đặc biệt khi có bệnh ở hệ tim mạch, không ăn quá mức bình
thường, và vui quá chén.

Thức ăn mềm: Cần quan tâm đến tình hình răng miệng và sức nhai, nuốt của người
cao tuổi khi chế biến thức ăn vì tuyến nước bọt và hàm răng của người cao tuổi
hoạt động kém, vấn đề nuốt thức ăn có khó khăn.

Ngoài ra, người trong gia đình phải quan tâm và thường xuyên kiểm tra việc ăn
uống của người cao tuổi. Nhiều người già trí nhớ suy giảm ăn rồi lại quên, nói là
chưa ăn. Một số người ăn nhưng không thấy cảm giác no, nên ăn quá mức, ăn thừa.
Một số người lại không thấy cảm giác khát, nên cơ thể bị thiếu nước. Nên vận
động người cao tuổi rèn luyện thể lực đều đặn. Hình thức tập luyện tốt nhất là đi
bộ.

2. Dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi

Trong những năm gần đây, đời sống xã hội của chúng ta đã được nâng cao mọi
mặt, đặc biệt đời sống vật chất và tinh thần, từ đó đã tạo tiền đề cho tuổi thọ của
con người ngày càng cao. Với ý nghĩa đó, để người cao tuổi có sức khỏe tốt, có
cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc với gia đình, bạn bè, xã hội thì vấn đề ăn uống hợp
lý ở người cao tuổi đóng vai trò hết sức quan trọng.

Cần giảm số lượng khi ăn

Trong sinh hoạt hàng ngày, người cao tuổi ít vận động hơn, cho nên nhu cầu về

năng lượng cũng giảm theo, vì vậy việc giảm bớt số lượng ăn là việc làm cần thiết,
trong đó cơm là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Nếu khi còn trẻ, ăn bình
thường mỗi bữa 3-4 bát cơm thì nay cao tuổi ăn bớt xuống 2 bát rồi 1 bát. Cần theo
dõi cân nặng để điều chỉnh thể trọng cho hợp lý, phương pháp tính đơn giản và
đừng để vượt quá mức số cân nặng thể trọng tối đa, cách tính số căn nặng tối đa
bằng cách lấy chiều cao cơ thể (tính bằng cm) trừ đi 100, rồi nhân cho 9 và chia lại
cho 10 là kết quả số cân nặng tối đa về cơ thể cần duy trì.
Ví dụ: người có chiều cao là 1,65m thì thể trọng cần duy trì là 58,5kg. (165 - 100 =
65 x 9 = 585 : 10 = 58,5).

Cần đảm bảo chất lượng bữa ăn
Cần đảm bảo tốt về chất đạm, chủ yếu chất đạm từ nguồn thực vật như: đậu phụ,
sữa đậu nành, sữa chua, tương, các loại cá. Giảm ăn chất thịt-mỡ, vì thịt trong quá
trình tiêu hóa dễ sinh các độc chất, nếu táo bón, các độc chất này không được thoát
ra ngoài mà hấp thu vào cơ thể gây một nhiễm độc trường diễn có hại cho sức
khỏe. Ăn dầu hoặc lạc, vừng, giảm ăn mỡ.

Hạn chế ăn mặn, giảm ăn đường, giảm nước giải khát ngọt, bánh kẹo ngọt. Tăng
cường ăn nhiều rau đặc biệt là rau lá xanh, ăn nhiều rau gia vị, mỗi tuần nên có
món ăn sử dụng các loại củ gia vị như: tỏi, giềng, nghệ, chú trọng đến giá đỗ.

Cách ăn uống

Tránh ăn quá no, đặc biệt ở người có bệnh tim, vì ăn quá no sẽ gây chèn ép tim.
Làm thức ăn mềm, đặc biệt chú trọng đến tình trạng răng miệng, sức nhai. Món
canh thật sự cần thiết vì tuyến nước bọt, phản xạ nuốt và răng hàm người cao tuổi
hoạt động kém. Phải theo dõi và kiểm tra vấn đề ăn uống của người cao tuổi vì
nhiều cụ ăn rồi lại quên, nói là chưa ăn.

Cần chú trọng bổ sung nước, chất khoáng và vitamin, vì người cao tuổi thường

giảm nhạy cảm đối với cảm giác khát nước nên cần đề phòng thiếu nước. Buổi
sáng ngủ dậy không uống nước sẽ không có lợi cho sức khỏe, thậm chí có thể dẫn
đến một số bệnh tật. Sáng ngủ dậy bổ sung lượng nước nhất định vừa đáp ứng nhu
cầu trao đổi chất của cơ thể, vừa là một biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh tật,
vì qua một đêm ngủ cơ thể bị mất đi một lượng nước chủ yếu qua đường hô hấp và
qua da, cho nên lượng máu bị thiếu nước nên bị cô đặc, lưu lượng máu đến tế bào
tổ chức sẽ bị giảm. Sáng dậy uống nước vừa là bổ sung lượng nước cần thiết cho
cơ thể và vừa là một cách làm sạch dịch thể trong cơ thể, hơn nữa ở người cao tuổi
chức năng nhu động ruột giảm, nhu động ruột trở nên chậm, nếu không bổ sung
nước kịp thời sẽ gây táo bón. Sáng sớm ngủ dậy uống nước là một biện pháp bảo
vệ sức khỏe rất khoa học.

Song song với nhu cầu sử dụng nước của cơ thể thì nhu cầu vitamin đối với cơ thể
cũng vô cùng quan trọng như vitamin E, vitamin C, betacaroten, vitamin PP,
Vitamin nhóm B, các chất màu trong thảo mộc, trong rau quả, các chất khoáng
như: kali, magie, kẽm, đồng, sắt và một số acid hữu cơ, chú trọng bổ sung canxi, vì
người cao tuổi dễ có nguy cơ loãng xương.

Những việc người cao tuổi cần làm

Người cao tuổi cần có một tâm hồn thanh thản, phấn đấu để được sống trong niềm
vui và hạnh phúc là yếu tố quan trọng để giúp duy trì thăng bằng của hệ thần kinh
và là một vũ khí chống mọi căng thẳng, hàng ngày.

Giảm mức ăn so với thời trẻ, đối với người cao tuổi nhu cầu năng lượng giảm đi so
với lúc trẻ từ 20-30%. Do vậy, người cao tuổi phải chú ý giảm thức ăn so với thời
trẻ, duy trì thể trọng hợp lý.

Tránh ăn quá no, đặc biệt khi có bệnh ở hệ tim mạch, cần chú ý những ngày lễ, Tết
thường ăn quá mức bình thường hay vui say quá chén, nên ăn các thức ăn dễ tiêu,

nên nấu nhừ và chia làm nhiều bữa nhỏ, luôn phải giữ gìn vệ sinh khi chế biến.

Uống nước thường xuyên, ít nhất từ 1,5-2,5 lít mỗi ngày. Giảm đường và muối
trong bữa ăn (đường dưới 20g/ngày, muối dưới 6g/ngày).

Ăn nhiều rau tươi, quả chín, đặt biệt là rau lá xanh như: rau muống, rau ngót, rau
dền, mùng tơi. Ăn nhiều gia vị như: hành, hẹ, diếp cá, lá lốt, rau răm.

Ăn củ như: Hành, nghệ, riềng và ăn nhiều quả chín sẽ cung cấp nhiều vitamin và
chất khoáng cho cơ thể.

Ở những người cao tuổi do sức co bóp dạ dày và nhu động ruột giảm dẫn đến dễ
táo bón, vì vậy cần ăn nhiều rau để có chất xơ kích thích nhu động ruột tránh táo
bón. Các chất xơ trong rau quả còn có tác dụng giống như cái chổi quét chất
cholesterol thừa, đẩy ra theo phân giúp cơ thể phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá các thức ăn này có nhiều chất đạm, lại có nhiều chất
dầu, trong đó có loại acid béo không no là acid linoleic rất quan trọng trong việc
phòng chống tăng cholesterol. Những người cao tuổi nên ăn nhiều món từ đậu
tương như: đậu phu, sữa đậu nành, tào phở, vừng, lạc, mè và nhất là đậu tương có
tác dụng phòng chống bệnh ung thư và bệnh tim mạch, là 2 bệnh chính gây tử vong
ở người cao tuổi.

Năng vận động. Từ xưa Aristote đã nhận xét: “Không có gì làm suy yếu và phá
hủy cơ thể con người bằng việc không vận động kéo dài”. Vì vậy, cần dành thì giờ
tập luyện đều đặn hàng ngày, theo một chế độ và phương pháp tự chọn phù hợp
với sức khỏe và tuổi tác từng người. Những phương pháp tập luyện phù hợp như:
Thể dục dưỡng sinh, đặc biệt kết hợp các bài dưỡng sinh cổ truyền, thái cực quyền,
Yoga, . . .


Phương pháp tập luyện thích hợp nhất có thể đối với mọi người cao tuổi là đi bộ và
tập thở.


×