Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ CÁC ẢNH HƯỞNG KÉO DÀI CỦA COVID

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.69 KB, 6 trang )

THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ CÁC ẢNH HƯỞNG KÉO DÀI CỦA COVID-19 Ở TRẺ EM
Các dấu hiệu và triệu chứng ở người nhiễm COVID-19 sau giai đoạn cấp tính ngày càng thu
hút nhiều sự quan tâm. Mặc dù vậy, vẫn còn những khác biệt về mặt khái niệm cũng như trong
tiếp cận chẩn đốn và xử trí. Giữa tháng 1 vừa qua, Viện y tế và chất lượng chăm sóc của Anh
(National Institute of Health and Care Excellence, NICE) cùng với Mạng lưới hướng dẫn liên
trường đại học của Scotland (Scottish Intercollegiate Guidelines Network, SIGN) và Trường
đào tạo bác sĩ đa khoa hoàng gia (Royal College of General Practitioners, RCGP) đã đưa ra
hướng dẫn xử trí những ảnh hưởng kéo dài của COVID-19. Đặc biệt hướng dẫn này cũng đưa
ra một số những khuyến nghị trong tiếp cận, chẩn đoán và xử trí các ảnh hưởng kéo dài của
COVID-19 ở bệnh nhi.
Tuy nhiên, cần lưu ý các bằng chứng về COVID-19 kéo dài ở trẻ em vẫn còn thiếu do số lượng
nghiên cứu còn khá hạn chế. Đa phần những khuyến cáo được đưa ra chủ yếu dựa vào các
khảo sát cắt ngang được thực hiện hồi cứu với nguy cơ sai lệch về chọn mẫu, sai lệch do thông
tin thu thập từ tự báo cáo, sai lệch do nhớ lại nên tiềm ẩn nhiều yếu tố gây nhiễu. Mặt khác,
việc chọn lựa đối tượng tham gia cũng không đồng nhất giữa các nghiên cứu. Ví dụ, một số
nghiên cứu chỉ bao gồm trẻ COVID-19 kéo dài nhưng một số nghiên cứu khác lại nhận tất cả
trẻ COVID-19 và theo dõi triệu chứng sau một khoảng thời gian quy định. Tuy nhiên, trong
tình hình thực tế như hiện nay, các kết quả từ những nghiên cứu như mô tả bên trên khi kết hợp
cùng với ý kiến chuyên gia và ý kiến của hội đồng xây dựng hướng dẫn ít nhiều vẫn giúp định
hướng cho chẩn đốn và xử trí trên lâm sàng.
Phần bên dưới đây là một số điểm chính được tóm tắt từ hướng dẫn của NICE đối với bệnh
nhân trẻ em.
I. Một số thống nhất về khái niệm
-

COVID-19 cấp tính (acute COVID-19): Các dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19
trong 4 tuần đầu kể từ khởi phát bệnh (< 4 tuần).

-

COVID-19 có triệu chứng tiếp diễn (ongoing symptomatic COVID-19): Các dấu hiệu


và triệu chứng của COVID-19 từ 4 tuần đến 12 tuần kể từ lúc khởi phát bệnh (4 tuần
đến < 12 tuần).

-

Hội chứng hậu nhiễm COVID-19 (post-COVID-19 syndrome): Các dấu hiệu và triệu
chứng xuất hiện trong hoặc sau nhiễm COVID-19, tiếp tục kéo dài hơn 12 tuần kể từ
khởi phát bệnh và đã loại trừ các chẩn đốn phân biệt. Hội chứng thường bao gồm các
nhóm triệu chứng chồng lấp, biểu hiện có thể dao động thay đổi theo thời gian và ảnh
hưởng đến bất kỳ hệ cơ quan nào. Mặc dù được định nghĩa kéo dài ³ 12 tuần, hội chứng


hậu nhiễm COVID-19 có thể được cân nhắc đánh giá trước thời điểm 12 tuần cùng lúc
với khảo sát các chẩn đoán phân biệt.
-

Bên cạnh các định nghĩa ca lâm sàng được nêu trên, thuật ngữ "COVID kéo dài" ("long
COVID") thường được sử dụng để mô tả các dấu hiệu và triệu chứng tiếp tục kéo dài
hoặc xuất hiện mới sau COVID-19 cấp tính. Chính vì thế, khái niệm "COVID kéo dài"
bao gồm cả tình trạng COVID-19 có triệu chứng tiếp diễn (4 tuần đến 12 tuần) và hội
chứng hậu nhiễm COVID-19 (³ 12 tuần).

II. Các triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng COVID-19 kéo dài rất đa dạng cũng như rất dao động về mức độ theo thời
gian. Các triệu chứng thường gặp (nhưng khơng phải tất cả) bao gồm:


Triệu chứng tồn thân: mệt mỏi, sốt, đau nhức




Triệu chứng hơ hấp: khó thở, ho



Triệu chứng tim mạch: căng siết ngực, đau ngực, hồi hộp/tim đập nhanh



Triệu chứng thần kinh: tổn thương khả năng nhận thức (mất tập trung, mất/giảm trí nhớ
ngắn hạn...), đau đầu, rối loạn giấc ngủ, các triệu chứng thần kinh ngoại biên (cảm giác
châm chích, tê), chóng mặt, tổn thương vận động, rối loạn thị lực



Triệu chứng đường tiêu hóa: đu bụng, buồn nơn/nơn, tiêu chảy, sụt cân, giảm ngon
miệng



Triệu chứng cơ xương: đau khớp, đau cơ



Triệu chứng tai mũi họng: ù tai, đau tai, đau họng, chóng mặt, mất vị giác và/hoặc khứu
giác, sung huyết mũi



Triệu chứng da: ban da, rụng tóc




Triệu chứng tâm lý/tâm thần: trầm cảm, lo âu, rối loạn sang chấn sau chấn thương
(PTSD)

Lưu ý rằng các dấu hiệu và triệu chứng sau đây hiếm gặp ở trẻ em hơn khi so với người lớn:


Khó thở



Ho kéo dài



Đau khi thở



Đánh trống ngực



Thay đổi nhịp tim (variations in heart rate)



Đau ngực


Lưu ý một số trẻ có thể biểu hiện những triệu chứng mới xuất hiện hoặc tiếp diễn sau COVID19 cấp tính KHƠNG nằm trong danh sách các triệu chứng trên.


III. Tiếp cận
-

Với bệnh nhân xuất hiện triệu chứng mới hoặc triệu chứng vẫn tiếp diễn sau giai đoạn
nhiễm COVID-19 cấp tính, cần nghĩ đến:
§

COVID-19 có triệu chứng tiếp diễn nếu bệnh nhân có triệu chứng trong khoảng thời
gian 4-12 tuần sau khởi phát COVID-19 cấp tính

§

Hội chứng hậu nhiễm COVID-19 nếu triệu chứng không mất đi sau 12 tuần kể từ
khi khởi phát COVID-19 cấp tính.

-

Với những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng mới hoặc triệu chứng tiếp diễn sau giai
đoạn nhiễm COVID-19 cấp tính (³4 tuần sau khởi phát COVID-19), hãy tiến hành một
cuộc tham vấn ban đầu và cùng bệnh nhân chia sẻ, thảo luận để đi đến kế hoạch theo
dõi giám sát tại nhà hoặc tái khám trực tiếp tại cơ sở y tế.
Lưu ý: nhiều trường hợp trẻ em COVID-19 kéo dài có biểu hiện lo âu do những chỉ
định xét nghiệm hoặc chuyển khám chun khoa khơng cần thiết. Chính vì thế, cuộc
tham vấn như khuyến cáo trên đóng vai trị quan trọng.

-


Cân nhắc sử dụng bản hỏi tầm soát trong buổi tham vấn ban đầu nhằm đảm bảo thu
thập đầy đủ các triệu chứng của bệnh nhân. Lưu ý phải kết hợp bản tầm soát với đánh
giá trên lâm sàng (bản hỏi tầm soát tham khảo: Isaric Global Pediatric COVID-19
follow-up questionnaire).

-

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, những bệnh nhi phải nghỉ học hoặc sa sút trong học
tập sau nhiễm COVID-19 có thể do ảnh hưởng của COVID-19 kéo dài, những trẻ này
cần được hỗ trợ và cần thời gian để hồi phục.
Lưu ý: các bằng chứng đã chỉ ra rằng ³ 4 tuần sau nhiễm COVID-19, trẻ thỉnh thoảng
giảm khả năng tập trung, mất/giảm trí nhớ ngắn hạn và/hoặc khó khăn trong các hoạt
động thường ngày. Bằng chứng cho thấy nhân viên y tế cũng như cộng đồng vẫn chưa
nhận thức đầy đủ rằng trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng COVID-19 kéo dài. Chính
vì thế, việc trẻ nghỉ học hoặc sa sút trong học tập có thể bị chẩn đốn nhầm do những
ngun nhân khác, đưa đến xử trí khơng phù hợp.
Chính vì thế, nên xem kết quả học tập sa sút hoặc phải nghỉ học/nghỉ làm việc là những
"dấu cờ đỏ" cho cả đối tượng trẻ em và người lớn.

-

Dựa trên kết quả tham vấn ban đầu, chia sẻ và thảo luận với bệnh nhân/người chăm sóc
để có kế hoạch xử trí phù hợp: xét nghiệm hỗ trợ, giám sát tại nhà hay tái khám trực
tiếp. Tất nhiên cần kết hợp với việc thăm khám đánh giá bệnh nhân để xác định xem


liệu bệnh nhân có những triệu chứng cần thăm khám trực tiếp, hoặc cấp cứu, hoặc cần
chuyển đến một dịch vụ y tế phù hợp hay không.
-


Với những bệnh nhân mắc COVID-19 kéo dài (COVID-19 triệu chứng tiếp diễn hoặc
hội chứng hậu nhiễm COVID-19) được xác định cần thăm khám đánh giá, hãy áp dụng
phương pháp tiếp cận toàn diện, lấy bệnh nhân làm trung tâm, bao gồm hỏi bệnh sử đầy
đủ và thăm khám phù hợp (các triệu chứng về thể chất, nhận thức, tâm lý, tâm thần
cũng như các hoạt động chức năng).

-

Hỏi bệnh sử toàn diện bao gồm:
§

Bệnh sử/tiền căn mắc COVID-19 cấp tính (nghi ngờ hoặc xác định)

§

Bản chất và độ nặng của các triệu chứng trước đó và hiện tại

§

Thời gian xuất hiện và thời gian kéo dài các triệu chứng tính từ lúc khởi phát
COVID-19 cấp tính

§

Tiền căn các bệnh lý/tình trạng sức khỏe khác

§

Đợt bùng phát các bệnh lý sẵn có


Q trình thăm khám đánh giá bệnh nhân nên đảm bảo đánh giá đầy đủ các triệu chứng
và mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng này trên tổng trạng bệnh nhân. Bằng chứng
hiện tại cho thấy nhiều bệnh nhân cảm thấy triệu chứng của họ không nghiêm trọng.
Nhiều bệnh nhân khác không nhận ra rằng các triệu chứng của họ có liên quan với
COVID-19. Chính vì thế việc dành thời gian lắng nghe, thấu cảm, hỏi bệnh sử và thăm
khám cẩn thận đóng vai trị quan trọng giúp phát hiện sớm các trường hợp này.
-

Khơng dự đốn khả năng bệnh nhân mắc hội chứng hậu nhiễm COVID-19 dựa trên
những triệu chứng trong giai đoạn cấp cũng như tiền căn nhập viện vì COVID-19 cấp
tính.

IV. Đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng và chuyển chuyên khoa
-

Đề nghị xét nghiệm tùy theo những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh nhi để loại trừ
các biến chứng cấp tính hay đe dọa tính mạng và xác định xem liệu những triệu chứng
này là do COVID-19 kéo dài hay do một bệnh lý mới xuất hiện và không liên quan
COVID-19.

-

Chỉ chụp X-quang ngực ở bệnh nhân mắc COVID-19 có triệu chứng tiến triển (4 tuần
- < 12 tuần) với triệu chứng hô hấp kéo dài và có chỉ định lâm sàng. Khơng nên chỉ đơn
thuần dựa trên hình ảnh X-quang ngực để chuyển khám chuyên khoa. Mặt khác, lưu ý
rằng hình ảnh X-quang ngực bình thường không giúp loại trừ bệnh lý phổi.

-


Chuyển khẩn bệnh nhi mắc COVID-19 có triệu chứng tiếp diễn hoặc nghi ngờ hội
chứng hậu nhiễm COVID-19 đến đơn vị cấp cứu nếu bệnh nhi có các dấu hiệu và triệu


chứng của những biến chứng cấp tính/đe dọa tính mạng, bao gồm (nhưng khơng phải
tất cả):
§

Giảm oxy máu/độ bão hịa oxy khi vận động

§

Các dấu hiệu bệnh lý phổi nặng

§

Đau ngực do tim

§

MISC-C (paediatric inflammatory multisystem syndrome-temporally associated
with SARS-CoV-2, PIMS-TS)

-

Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh lý không liên quan COVID-19, thăm khám và
chuyển khám chuyên khoa phù hợp với hướng dẫn quốc gia/cơ sở y tế.

-


Xem xét hỗ trợ bệnh nhân tự theo dõi tại nhà với những bệnh nhân được đánh giá có
thể giám sát tại nhà: cách theo dõi nhịp tim, huyết áp, SpO2, thực hiện nhật ký triệu
chứng. Lưu ý cần đảm bảo bệnh nhân hiểu rõ cách sử dụng những thiết bị theo dõi cần
thiết và nắm rõ khi nào cần liên hệ yêu cầu trợ giúp.

-

Sau khi loại trừ các biến chứng cấp tính/đe dọa tính mạng và các chẩn đốn phân biệt,
cân nhắc chuyển bệnh nhân đến các dịch vụ y tế phù hợp, chẳng hạn như đơn vị đánh
giá liên chuyên khoa, ở bất kỳ thời điểm nào tính từ mốc 4 tuần sau nhiễm COVID-19
cấp tính.

-

Khơng nên chỉ vì khơng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ca lâm sàng SARS-CoV-2 hoặc thiếu
kết quả xét nghiệm dương tính (PCR, xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể) mà quyết
định không chuyển bệnh nhân đến khảo sát đánh giá thêm với các chuyên gia hoặc đơn
vị đánh giá liên chuyên khoa dù có chỉ định.

V. Kế hoạch chăm sóc
Sau khi đánh giá thăm khám tồn diện, cần thảo luận với bệnh nhân/người chăm sóc về các
chọn lựa điều trị, bao gồm:
§

Tư vấn/hướng dẫn tự theo dõi, với những bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú và
giám sát tại nhà, và

§

Ít nhất một trong các điểm sau tùy thuộc vào nhu cầu lâm sàng và phác đồ tại cơ sở

thực hành y tế:
o Hỗ trợ phối hợp và lồng ghép từ các cơ sở y tế địa phương, cộng đồng, cơ sở
phục hồi chức năng, cơ sở sức khỏe tâm thần
o Chuyển đến cơ sở đánh giá liên chuyên khoa
o Chuyển đến chuyên khoa phù hợp để chăm sóc các biến chứng

VI. Xử trí


-

Sau khi đánh giá thăm khám toàn diện, tư vấn/hướng dẫn bệnh nhân mắc COVID-19
kéo dài tự chăm sóc tại nhà, bao gồm:
§

Cách theo dõi các triệu chứng của bệnh nhân, giúp thiết lập các mục tiêu theo dõi/xử
trí

§

Thơng tin về địa điểm/NVYT mà bệnh nhân có thể liên lạc khi cần

§

Nguồn thơng tin hỗ trợ, bao gồm cả các nhóm hỗ trợ, diễn đàn trực tuyến, nhóm trợ
giúp xã hội...

§

Cách để nhận hỗ trợ từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác, bao gồm cả chăm sóc

xã hội, về hỗ trợ chi phí

§

Các thơng tin về triệu chứng COVID-19 xuất hiện mới hoặc kéo dài mà bệnh nhân
có thể chia sẻ với người thân

-

Chưa có đủ bằng chứng cho thấy các vitamin và chất bổ sung có lợi, có hại hay khơng
có tác dụng trong điều trị COVID-19 kéo dài.

-

Cung cấp dịch vụ chăm sóc cho bệnh nhân với cùng một nhân viên y tế hoặc cùng nhóm
chăm sóc y tế tối đa trong khả năng có thể.

Tài liệu tham khảo
1. NICE, RCGP, and SIGN, 2022. COVID-19 rapid guideline: managing the long-term
effects of COVID-19.
2. AAP, 2021. Post-COVID-19 conditions in children and adolescents.



×