Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.69 KB, 3 trang )
Phòng và chữa trị bệnh
loãng xương như thế
nào?
Bệnh loãng xương có thể gây tàn phế và tử vong. Bệnh ngày một nhiều do
mức sống và tuổi thọ ngày càng cao. Tuy điều trị có thể thu được nhiều kết
quả nhưng chưa có biện pháp nào ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh. Do
đó việc phòng bệnh càng trở nên cần thiết và hiệu quả.
Khi tuổi càng cao canxi càng giảm dần một cách không thể tránh được, từ 20
–80 tuổi khối lượng xương mất khoảng 30% ở nam và 40 % ở nữ. Vì vậy
việc phòng loãng xương ở nữ sau mãn kinh là rất cần thiết với các biện pháp
như: tăng cường vận động để giảm loãng xương, vì ít hay không hoạt động
sẽ làm cho bệnh loãng xương càng nặng, bệnh nhân có thể vận động trong
bể nước nóng khi có điều kiện.
Ngoài cơn đau bệnh nhân nên vận động nhẹ cột sống, thở nhẹ và sâu dần,
tránh vận động mạnh có thể bị gãy xương; Thực hiện chế độ ăn đủ chất và
đủ canxi, trong khẩu phần ăn cần có khoảng 100g thịt hay cá mỗi ngày.
Nếu có điều kiện nên uống 1/4 lít sữa tươi/ngày; Uống estrogen để phòng
loãng xương; Thuốc dùng để điều trị bệnh có nhiều loại như: alendronate,
calcium, đa sinh tố với D2 hoặc D3, estrogen 50mg ngày, biphosphonat, các
chất steroid đồng chuyển hóa, phải dùng thuốc kiên trì và theo đúng hướng
dẫn của bác sĩ.