Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phục hồi chức năng sau đột quỵ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.35 KB, 3 trang )




Phục hồi chức năng sau
đột quỵ

Đột quỵ là thủ phạm gây tử vong thứ 3 tại Hoa Kỳ. Nó cũng là nguyên nhân
hàng đầu gây ra tàn phế nghiêm trọng và lâu dài. Nhiều người sống sót sau
đột quỵ bị tàn phế cả về tinh thần và thể chất.
Người ta có cần phục hồi chức năng để bình phục sau đột quỵ không?
Hầu hết những chức năng mà một người phục hồi được trong vòng 30 ngày
đầu sau đột quỵ là do phục hồi tự phát. Tuy vậy, việc phục hồi chức năng
vẫn quan trọng. Phần lớn việc phục hồi chức năng thành công tùy thuộc vào
- Việc phục hồi chức năng được bắt đầu sớm đến đâu
- Mức độ tổn thương não
- Thái độ của người bệnh
- Kỹ năng của nhóm phục hồi chức năng
- Sự hợp tác của gia đình và bạn bè
Những người bị suy giảm chức năng ít nhất thường có thuận lợi nhất. Nhưng
ngay cả với chỉ một chút cải thiện, thì phục hồi chức năng có thể đem lại sự
khác biệt giữa việc được trở về nhà hay phải ở lại viện điều dưỡng.
Mục tiêu của phục hồi chức năng là gì?
Với một người sống sót sau đột quỵ, mục tiêu phục hồi chức năng là càng tự
lập và hữu ích càng tốt. Điều đó có thể là việc cải thiện các khả năng của cơ
thể. Thường thì những kỹ năng trước đây đã bị mất đi và nay cần tới những
kỹ năng mới. Cũng cần phải duy trì và cải thiện tình trạng thể chất của người
bệnh khi có thể.
Việc phục hồi chức năng bắt đầu sớm khi các y tá và nhân viên bệnh viện nỗ
lực ngăn ngừa các vấn đề thứ phát như cứng khớp, té ngã, lở loét do nằm liệt
giường và viêm phổi. Những chứng bệnh này có thể xảy ra do điều trị trên
giường trong một thời gian dài.


Gia đình một người sống sót sau đột quỵ có thể giúp được gì?
Gia đình của người bệnh có vai trò cốt yếu trong việc phục hồi chức năng.
Một người bạn đời quan tâm và có năng lực có thể là một trong những nhân
tố tích cực quan trọng nhất trong quá trình phục hồi chức năng. Kiến thức
của các thành viên gia đình cũng giúp ích rất nhiều.
Các thành viên gia đình cần hiểu được điều mà người sống sót sau đột quỵ
đã trải qua và sự tàn phế có ảnh hưởng như thế nào tới người đó. Họ sẽ dễ
dàng xử lý tình huống hơn nếu như họ biết được điều gì cần trông đợi và
cách thức xử lý các vấn đề nảy sinh sau khi người bệnh rời bệnh viện.



×