Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần kỹ thuật đóng tàu vinashin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 53 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mục lục
Lời mở đầu ............................................................................................................ 4
Chương 1 : Cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động ........................ 5
1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm về nhu cầu, động cơ và động lực lao động ........................ 5
1.1.2. Khái niệm tạo động lực ....................................................................... 6
1.2. Một số học thuyết về tạo động lực cho người lao động ........................ 7
1.2.1. Học thuyết nhu cầu của Abraham Maslow ......................................... 7
1.2.2. Học thuyết tăng cường của B.F.Skinner ............................................. 8
1.2.3. Học thuyết kỳ vọng của Victor.H.Vroom ............................................ 9
1.2.4. Học thuyết về sự công bằng của J.Stacy Adams ............................... 10
1.2.5. Học thuyết hai nhóm yếu tố của Herzberg........................................ 11
1.3. Vai trò của tạo động lực cho người lao động ...................................... 11
1.3.1. Vai trò của tạo động lực cho người lao động đối với người lao
động 11
1.3.2. Vai trò của tạo động lực cho người lao động đối với doanh nghiệp 11
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động .............................. 12
1.4.1. Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động .................................... 12
1.4.2. Các yếu tố thuộc về môi trường lao động ......................................... 12
1.4.3. Các yếu tố thuộc về bản chất công việc ............................................ 13
1.5. Các công cụ tạo động lực ...................................................................... 13
1.5.1. Cơng cụ kinh tế.................................................................................. 13
1.5.2. Cơng cụ hành chính-tổ chức ............................................................. 14
1.5.3. Công cụ tâm lý- giáo dục .................................................................. 15
Chương 2: Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại cơng ty cổ
phần kỹ thuật đóng tàu Vinashin ..................................................................... 17
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần kỹ thuật đóng tàu Vinashin ................ 17
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của công ty .................................. 17
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của cơng ty ........................................................... 17
2.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh ........................................................................... 18


Page 1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty. ................................................................... 20
2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty .......................... 22
2.1.6. Nguồn nhân lực trong công ty ............................................................. 23
2.2. Thực trạng sử dụng các công cụ tạo động lực tại công ty cổ phần kỹ
thuật đóng tàu Vinashin ................................................................................. 24
2.2.1. Thực trạng sử dụng công cụ kinh tế .................................................... 24
2.2.2. Thực trạng sử dụng cơng cụ hành chính- tổ chức ............................... 33
2.2.3. Cơng cụ tâm lý- giáo dục ..................................................................... 35
2.3. Đánh giá về các công cụ tạo động lực trong công ty ............................. 39
2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................ 39
2.3.2. Nhược điểm .......................................................................................... 40
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác tạo động lực cho người lao
động tại cơng ty cổ phần kỹ thuật đóng tàu Vinashin .................................... 41
3.1. Căn cứ để đưa ra giải pháp ..................................................................... 41
3.2. Các giải pháp tạo động lực cho người lao động tại cơng ty cổ phần
kỹ thuật đóng tàu Vinashin ............................................................................ 42
3.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế ................................................................... 42
3.2.2. Nhóm giải pháp về hành chính- tổ chức .............................................. 47
3.2.3. Nhóm giải pháp về tâm lý – giáo dục .................................................. 48
Kết luận ............................................................................................................... 51
Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................ 52

Page 2


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ
Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ tổ chức của cơng ty cổ phần kỹ thuật đóng tàu Vinashin. ... 20
Bảng 2. 1: Kết quả kinh doanh của công ty ( 2011- 2013). ............................. 22
Bảng 2. 2: Cơ cấu lao động theo trình độ tháng 7/2013. ................................. 23
Bảng 2. 3: Lương trung bình của cơng ty qua các năm ................................... 26
Bảng 2. 4: Mức lương trung bình của người lao động trong cơng ty so với
mức lương trung bình trong các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội ................ 27
Bảng 2. 5: So sánh thu nhập cấp quản lý của cơng ty so với thu nhập trung
bình của cấp quản lý thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật năm 2013.. 28
Bảng 2. 6: Lương chức vụ của cơng ty cổ phần kỹ thuật đóng tàu Vinashin. .. 28
Bảng 2. 7: Tiền thưởng tết trung bình của người lao đông trong công ty năm
2011-2013 ...................................................................................................... 29
Bảng 2. 8: Tiền thưởng trung bình của cơng ty so với các công ty trên địa bàn
Hà Nội năm 2013. .......................................................................................... 30
Bảng 2. 9: Tỷ lệ các khoản trích theo lương ................................................... 33
Hình 2. 1: Cơ cấu lao động trong cơng tyLỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.

Page 3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Lời mở đầu
Nhân lực trong bất kỳ một ngành kinh tế, xã hội nào cũng đóng vai trị

quan trọng. Đặc biệt trong ngành đóng tàu với những đặc thù riêng thì bài
tồn nguồn nhân lực cũng như tạo động lực cho người lao động càng đóng vai
trị to lớn đối với thành cơng của cơng ty. Muốn giải bài tốn trên, trước hết
cần có các giải pháp, cơng cụ kích thích về mặt vật chất và tinh thần cho
người lao động để họ phát huy hết tiềm năng, năng lực của mình. Nhận thức
được tầm quan trọng trong công tác tạo động lực cho người lao động do đó,
trong q trình thực tập tại cơng ty cổ phần kỹ thuật đóng tàu vinashin, em đã
tập chung nghiên cứu vấn đề này. Do nhận thấy chính sách tạo động lực trong
cơng ty cịn một số thiếu sót, em đã thực hiện đề tài: “ Tạo động lực cho
người lao động tại công ty cổ phần kỹ thuật đóng tàu Vinashin”.

Page 4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 1 : Cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động

1.1.

Các khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm về nhu cầu, động cơ và động lực lao động
a. Khái niệm nhu cầu
Nhu cầu là một trạng thái tâm lý mà con người cảm thấy không thỏa mãn
thiếu thốn về một một cái gì đó và mong muốn được đáp ứng nó. Nhu cầu gắn
liền với trình độ nhận thức, mơi trường sống, đặc điểm tâm sinh lý và sự tồn
tại phát triển của con người, cộng đồng và xã hội.
Nhu cầu là một trong những yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nắm

được nhu cầu của người lao động sẽ giúp cho nhà quản lý kiểm soát những
nhu cầu liên quan đến hiệu quả công việc thỏa mãn những nhu cầu từ đó tạo
hiệu quả làm việc cho người lao động.
b. Khái niệm động cơ
Theo J.Piaget: Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy con người hoạt động
nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó.
Một hoạt động của con người do nhiều động cơ khác nhau chi phối gồm
các động cơ chủ đạo và các động cơ thứ yếu. Những động cơ này phải nằm
trong một hệ thống, một hoàn cảnh cụ thể mới thúc đẩy hoạt động của con
người.
c. Khái niệm động lực
Động lực là những yếu tố tạo ra lý do hành động cho con người và thúc
đẩy con người hành động một cách tích cực, có năng suất, chất lượng, hiệu
quả, có khả năng thích ứng và sáng tạo cao nhất trong tiềm năng của họ.

Page 5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Theo giáo trình quản trị nhân lực : “Động lực lao động là sự khao khát,
tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới một
mục tiêu, kết quả nào đó”.
Thơng qua những công việc cụ thể mà mỗi người lao động đảm nhiệm
và thái độ của họ đối với tổ chức thể hiện động lực lao động của họ. Do
đó, với mỗi vị trí nhiệm vụ cơng việc khác nhau cần phải có những động
lực khác nhau để người lao động làm việc tích cực hơn, hiệu quả hơn.
d. Mối quan hệ giữa nhu cầu, động cơ và động lực lao động
Khi có khoảng cách giữa nhu cầu với sự thỏa mãn nhu cầu sẽ tạo ra

động cơ, động lực thúc đẩy người lao động hành động để đạt được sự thỏa
mãn cao nhất nhu cầu. Động cơ thúc đẩy người lao động làm việc, động
lực làm người lao động hoạt động có hiệu quả. Động cơ là yếu tố bên
trong quyết định trong khi đó động lực là yếu tố thể hiện ra bên ngoài
nhằm thực hiện mục tiêu đó.
Động cơ
Nhu cầu

+

Hành động

Động lực
1.1.2. Khái niệm tạo động lực
Với các điều kiện đầu vào khác không đổi, động lực lao động có vai trị
quan trọng trong việc tăng năng suất lao động. Do đó, nhà quản lý phải tìm
cách tạo ra được động lực cho người lao động làm việc.
Theo giáo trình quản trị học: “ Tạo động lực được hiểu là tất cả các biện
pháp của nhà quản lý áp dụng vào người lao động nhằm tạo ra động lực cho
người lao động”. Do đó, nhà quản lý cần tìm hiểu người lao động làm việc
nhằm đạt được mục tiêu gì từ đó thúc đẩy động cơ lao động tạo động lực lao
động cho họ.
Page 6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.


Một số học thuyết về tạo động lực cho người lao động

1.2.1. Học thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
Theo học thuyết này thì nhu cầu con người rất đa dạng và được chia ra
năm cấp độ từ thấp nhất đến cao nhất.
Hình 1.1: Mơ hình phân cấp nhu cầu của Maslow

Nhu cầu tự hoàn thiện
Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu về xã hội
Nhu cầu về an toàn
Nhu cầu về sinh lý
Nhu cầu sinh lý là tập hợp những nhu cầu cơ bản nhất đảm bảo cho con
người tồn tại, duy trì cuộc sống như nhu cầu về thức ăn, nước uống, quần áo
mặc, nhà cửa. Đây là nhu cầu cơ bản phải thỏa mãn được nhu cầu này thì
những nhu cầu khác mới có thể thúc đẩy người lao động. Nhu cầu này được
thể hiện thông qua việc người lao động muốn được nhận mức lương cơ bản,
hợp lý để có thể chi cho những nhu cầu tối thiểu nhất đảm bảo cuộc sống cho
người lao động và gia đình.
Nhu cầu về an tồn là nhu cầu của con người được đảm bảo tránh sự
nguy hiểm về thân thể, sự đe dọa mất việc. Trong lao động nhu cầu này được
thể hiện ở việc người lao động mong muốn có cơng việc ổn định, lâu dài,
được làm việc trong điều kiện an toàn, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động và có
hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Page 7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nhu cầu xã hội: con người cần được người khác chấp nhận, cần tiếp
xúc, giao lưu, gặp gỡ với các mối quan hệ và với người khác trong công việc
cũng như đời sống hằng ngày.Trong cơng việc nó được thể hiện thơng qua
hoạt động tiếp xúc, giao lưu giữa người lao động với đồng nghiệp, cấp trên,
cấp dưới và các khách hàng, đối tác của họ.
Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu được người khác thừa nhận năng
lực, tài năng của người lao động. Trong công việc nhu cầu này của người lao
động được thể hiện qua việc người lao động được làm việc trong phòng làm
việc lớn, đầy đủ tiện nghi, thỏa mãn quyền lực, uy tín, địa vị hay nhận sự
khen thưởng chứng tỏ sự đánh giá, công nhận của tổ chức đối với sự đóng
góp của cá nhân họ.
Nhu cầu tự hồn thiện: là cấp bậc cao nhất trong mơ hình tháp nhu cầu
của Maslow được thể hiện qua nhu cầu, mong muốn tự chủ, sáng tạo, phát
triển toàn diện về cả trí lực và thể lực. Họ địi hỏi cơng việc phải có tính thách
thức, được sáng tạo trong cơng việc.
Trong học thuyết của mình, Maslow cho rằng cần phải thỏa mãn những
nhu cầu bậc thấp thì nhu cầu bậc cao hơn mới xuất hiện và trở thành động cơ
của con người. Khi nhóm nhu cầu này được thỏa mãn thì nó khơng cịn trở
thành động cơ làm việc của người lao động nữa. Do đó, để tạo được động lực
làm việc cho người lao động, nhà quản lý phải xác định được người lao động
đang ở cấp độ nào trong tháp nhu cầu từ đó có các biện pháp hướng vào sự
thỏa mãn nhu cầu hiện tại của họ để làm họ hăng hái chăm chỉ với công việc
được giao.
1.2.2. Học thuyết tăng cường của B.F.Skinner
Học thuyết này cho rằng hành vi chịu sự chi phối của hậu quả. Con
người sẽ lặp lại những hành vi mà họ được khen thưởng và sẽ không lặp lại
những hành vi không được khen thưởng hoặc bị phạt. Tuy nhiên, khoảng thời
Page 8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
gian giữa thời điểm xảy ra hành vi và thời điểm thưởng hoặc phạt càng ngắn
thì hiệu quả tác động đến hành vi càng cao và ngược lại.
Để thay đổi các hành vi của con người có bốn hình thức tăng cường là:
tăng cường tích cực, tránh khỏi tác động tiêu cực, hình phạt và triệt tiêu các
hình thức tăng cường.
Tăng cường tích cực: áp dụng khen thưởng nhân viên khi thực hiện
hành vi cần khuyến khích như: đưa ra lời khen ngợi, khen thưởng bằng tiền
mặt, quyết định thăng tiến… Từ đó, người lao động sẽ lặp lại những hành vi
mong muốn đó.
Tránh khỏi tác động tiêu cực: duy trì những hoạt động mong muốn để
tránh những hậu quả không mong muốn như: duy trì hoạt động đi làm đúng
giờ của người lao động. Người lao động sẽ đi làm đúng giờ để tránh hậu quả
là bị cấp trên, người quản lý khiển trách và vì vậy vơ hình chung người lao
động đã tn thủ theo mong muốn của nhà quản lý.
Hình phạt: là hành động của nhà quản lý nhằm ngăn cản những hành vi
không mong muốn của người lao động bằng các hình thức phạt như quở
trách, cắt giảm quyền lợi của người lao động. Khi áp dụng hình phạt, người
lao động sẽ giảm khả năng lặp lại những hành động không mong muốn đó.
Triệt tiêu các hình thức tăng cường: là việc nhà quản lý khơng sử dụng
bất kỳ hình thức tăng cường dù tích cực hay tiêu cực. Khi hành vi khơng
mong muốn của người lao động thuộc loại có thể bỏ qua hay tự nó sẽ chấm
dứt dù khơng sử dụng hình thức tăng cường thì nên sử dụng hình thức này.
Nhà quản lý cần áp dụng các hình thức tăng cường để thay đổi hành vi
của người lao động theo ý muốn của mình.
1.2.3. Học thuyết kỳ vọng của Victor.H.Vroom
Thuyết kỳ vọng của Vroom đã chỉ ra rằng :
Page 9


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Động cơ = Kỳ vọng * Phương tiện * Chất xúc tác.
Trong đó:
Kỳ vọng: là khả năng mà một người nhận thức về thành tích nhất định
đạt được khi họ bỏ ra nỗ lực nhất định.
Phương tiện: là mức độ mà một người tin rằng khi hồn thành cơng
việc ở một mức độ cụ thể sẽ là phương tiện để đạt được một kết quả mong
muốn.
Chất xúc tác: là cường độ ưu ái của một người dành cho kết quả đạt
được.
Mỗi người khác nhau có kỳ vọng khác nhau trong cơng việc. Do đó,
người quản lý cần nắm bắt được kỳ vọng của mỗi lao động và tạo nhận thức
cho họ rằng nỗ lực của họ sẽ được phần thưởng tương xứng với kỳ vọng của
họ.
1.2.4. Học thuyết về sự công bằng của J.Stacy Adams
Học thuyết này chỉ ra rằng con người trong tổ chức đều muốn được đối
sử công bằng. Các cá nhân trong tổ chức có xu hướng so sánh giữa những
đóng góp và phần thưởng của họ với những đóng góp và phần thưởng của
người khác. Tuy nhiên con người thường có xu hướng đánh giá cao những
đóng góp của mình và đánh giá cao những phần thưởng của người khác. Khi
gặp sự không công bằng con người thường xuất hiện các xu hướng: chấp
nhận, chịu đựng hoặc chống đối và họ sẽ làm việc khơng hết khả năng của
mình hoặc có thể bỏ việc nếu sự bất công xảy ra trong thời gian dài.
Ngiên cứu về học thuyết này đòi hỏi người lãnh đạo cần quan tâm và
hướng người lao động có nhận thức đúng đắn về cơng bằng và phải tạo ra sự
công bằng trong tổ chức.

Page 10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.5. Học thuyết hai nhóm yếu tố của Herzberg
Theo học thuyết này có hai yếu tố có tác dụng tạo động lực:
Nhóm các yếu tố thúc đẩy: thành tích, sự cơng nhận, cơng việc có tính
thử thách, trách nhiệm được gia tăng, sự thăng tiến và phát triển bản thân từ
cơng việc. Đây là nhóm các yếu tố về cảm nhận của người lao động liên quan
đến bản thân công việc. Nhà quản lý nếu đảm bảo được các yếu tố trên cho
người lao động sẽ tạo động lực để phát huy tối đa sự đóng góp của người lao
động.
Nhóm các yếu tố duy trì gồm: chính sách và quy trình quản lý của tổ chức,
sự giám sát, điều kiện làm việc, những mối quan hệ trong tổ chức, lương
thưởng, đời sống cá nhân, địa vị, cơng việc ổn định. Đây là nhóm các yếu tố
có liên quan đến mơi trường cơng việc. Nhà quản lý cần tổ chức tốt các yếu tố
này để ngăn ngừa sự không thỏa mãn đối với công việc của người lao động.
1.3.

Vai trò của tạo động lực cho người lao động

1.3.1. Vai trò của tạo động lực cho người lao động đối với người lao động
Tạo động lực thúc đẩy tính sáng tạo và năng lực làm việc cho người lao
động. Khi người lao động khơng có động lực lao động họ sẽ chỉ làm việc để
hồn thành cơng việc được giao mà khơng có sự cố gắng phấn đấu hoặc sáng
tạo chỉ làm việc như nghĩa vụ phải thực hiện.
Tạo động lực thúc đẩy người lao động tự hồn thiện mình. Khi có động
lực lao động, người lao động sẽ bỏ ra nỗ lực để lao động, học hỏi, đúc kết

kinh nghiệm trong lao động để tự hoàn thiện mình, nâng cao kiến thức trình
độ. Nếu khơng có động lực lao động sẽ không nỗ lực để học hỏi hồn thiện
mình làm việc một cách hình thức, đối phó.
1.3.2. Vai trị của tạo động lực cho người lao động đối với doanh nghiệp

Page 11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tạo động lực cho người lao động sẽ tạo ra sự gắn kết giữa doanh
nghiệp và người lao động từ đó sẽ giữ chân người lao động đặc biệt là lao
động giỏi.
Tạo động lực cho người lao động làm người lao động hài lòng, tin
tưởng, gắn bó với doanh nghiệp từ đó cống hiến, tận tụy với công việc và
công ty làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sử dụng lao động.
Tạo động lực cho người lao động sẽ là nền tảng để tăng doanh số, doanh
thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động

1.4.1. Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động
Bản thân người lao động là nhân tố đầu tiên và quyết định làm cơ sở để
thực hiện tạo động lực cho lao động.
Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động gồm hai nhóm:
 Nhóm yếu tố thuộc về năng lực thực tế của người lao động: kiến thức,
kỹ năng mà người lao động tích lũy được. Mỗi người lao động khác
nhau thì có năng lực thực tế khác nhau do đó động lực có thể tác động

để họ làm việc tích cực hơn cũng khác nhau.
 Nhóm các yếu tố thuộc về tính cách cá nhân của mỗi người lao động: là
các yếu tố bên trong mỗi người, thể hiện qua quan điểm của người lao
động. Mỗi người lao động khác nhau có tính cách khác nhau và chi
phối đến việc tạo động lực cho người lao động đó.
1.4.2. Các yếu tố thuộc về môi trường lao động
 Môi trường tự nhiên: thời tiết, khí hậu. Đối với mỗi nước và mỗi ngành
sản xuất khác nhau điều kiện thời tiết khác nhau và có tác động khác
nhau đến cơng việc của người lao động. Do đó, nó là một trong các yếu
tố ảnh hưởng đến việc tạo động lực cho người lao động.
Page 12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chun đề thực tập tốt nghiệp
 Mơi trường văn hóa tổ chức: văn hóa ứng sử, giao tiếp trong tổ chức.
Tổ chức có bầu văn hóa tốt sẽ làm cho người lao động có tinh thần
đồn kết cao, làm việc thuận lợi và tinh thần hăng hái vui vẻ. Khi đó sẽ
khơng cần tạo động lực một cách mạnh mẽ người lao động vẫn hồn
thành cơng việc, làm việc một cách tích cực, có hiệu quả cao và ngược
lại.
1.4.3. Các yếu tố thuộc về bản chất công việc
Khi công việc phù hợp với khả năng, trình độ và mong muốn của người
lao động họ cảm thấy công việc đang làm phù hợp họ sẽ làm việc một cách
tích cực để đạt được mục tiêu của mình, nhà quản lý khơng cần tác động tạo
động lực một cách mạnh mẽ thì người lao động vẫn hành động để hướng tới
mục tiêu mà tổ chức mong muốn. Ngược lại, khi họ cảm thấy cơng việc
khơng phù hợp với mình, sẽ dẫn đến tình trạng chán nản, khơng tập trung
trong cơng việc khi đó nhà quản lý phải tạo động lực một cách mạnh mẽ mới

có thể thúc đẩy họ làm việc hiệu quả.
1.5.

Các công cụ tạo động lực
Các công cụ tạo động lực được hiểu là hệ thống các chính sách, biện

pháp, thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao
động có động lực trong cơng việc.
1.5.1. Công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế là công cụ dùng để tạo động lực cho người lao động bằng
cách tác động vào động cơ kinh tế của họ.
 Cơng cụ kinh tế có thể chia làm 2 loại:
 Các công cụ kinh tế trực tiếp : bao gồm các công cụ như: Lương,
thưởng, hoa hồng, trợ cấp, phụ cấp, phân phối lợi ích, cổ phần, phân
chia lợi nhuận.

Page 13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Các công cụ kinh tế gián tiếp : Chi trả cho đào tạo và phát triển, phúc
lợi xã hội ( bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện), đi nghỉ, đầu tư
cải thiện mơi trường làm việc, an tồn lao động, chi phí cơng đồn …
 Ưu điểm của tạo động lực bằng cơng cụ kinh tế:
 Con người cần có kinh tế để giải quyết, đáp ứng các nhu cầu của mình.
Do đó, việc sử dụng cơng cụ kinh tế là địn bẩy khích thích người lao
động làm việc tích cực, hiệu quả.
 Việc sử dụng công cụ kinh tế không ép buộc người lao động phải làm

theo khuân mẫu mà họ được tự do lựa chọn phương thức hành động để
đạt được mục tiêu mà tổ chức đã đặt ra đối với họ. Do đó, sẽ khích
thích sự sáng tạo, tự chủ trong cơng việc của người lao động để hồn
thành công việc một cách chất lượng, hiệu quả.
 Khi sử dụng công cụ kinh tế, người lao động sẽ tự giác hành động do
đó nhà quản lý sẽ giảm thiểu được công tác lãnh đạo, kiểm tra, đôn đốc
người lao động.
 Nhược điểm của tạo động lục bằng công cụ kinh tế:
 Việc sử dụng công cụ không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả, chi phí
cho việc sử dụng công cụ kinh tế là rất lớn mà không phải lúc nào tổ
chức cũng có thể đáp ứng.
 Việc sử dụng công cụ kinh tế sẽ làm phân tầng thu nhập giữa những
người lao động trong cơng ty. Từ đó, người lao động có thể có khoảng
cách với nhau, khơng khí lao động trong cơng ty nặng nề từ đó, làm
giảm hợp tác dẫn đến giảm năng suất chất lượng công việc.
 Để đạt được thu nhập, kinh tế vững chắc người lao động có thể sẽ
khơng thể hiện quan điểm, làm theo ý kiến của lãnh đạo, cấp trên để
được tin dùng đạt mức phúc lợi tốt cho mình.
1.5.2. Cơng cụ hành chính-tổ chức

Page 14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chun đề thực tập tốt nghiệp
Cơng cụ hành chính-tổ chức là tập hợp các công cụ, giải pháp mà tổ
chức dùng để tác động lên động cơ cưỡng bức, quyền lực của mỗi nhân viên
buộc họ phải làm việc, hoạt động.
Các công cụ tổ chức được sử dụng là: cơ cấu tổ chức trong đó xác định

vị thế của con người với chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm, lợi
ích; hệ thống tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật;ủy quyền, trao quyền.
Các cơng cụ hành chính được sử dụng là: kế hoạch hợp đồng lao động;
thỏa ước lao động tập thể; các văn bản hành chính của tổ chức;giám sát và ra
quyết định trực tiếp của nhà quản lý.
 Ưu điểm:
 So với việc sử dụng công cụ kinh tế thì việc sử dụng cơng cụ hành
chính- tổ chức tốn ít chi phí hơn.
 Hệ thống tiêu chuẩn, quy tắc đã được quy định cụ thể, rõ ràng trong
điều lệ, thỏa ước lao động, quy định chung của tổ chức do đó, tạo sự
thống nhất trong hành động của người lao động vì mục tiêu chung của
tổ chức.
 Nhược điểm:
 Do có quy định cụ thể cho người lao động nên không phát huy được sự
năng động, sáng tạo của họ.
 Nhà quản lý, cấp trên sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để giám
sát, kiển tra, chỉ đạo nhân viên hồn thành cơng việc.
1.5.3. Cơng cụ tâm lý- giáo dục
Công cụ tâm lý-giáo dục là công cụ mà tổ chức sử dụng để tác động lên
động cơ tinh thần của nhân viên trong tổ chức.
Các công cụ tâm lý có thể sử dụng như cam kết của lãnh đạo về đảm
bảo có việc làm; làm cho cơng việc thú vị hơn; đảm bảo an tồn cho người lao
động; tạo mơi trường làm việc đồn kết; kích thích sự sáng tạo, khen chê,
khích lệ, động viên; thể hiện sự cơng nhận chính thức, cơng việc có tính thử
thách.

Page 15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các công cụ giáo dục như đảm bảo truyền thông; tự do tham gia các tổ
chức chính trị, xã hội, đồn thể, nghề nghiệp; thực hiện các chương trình đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực.
 Ưu điểm:
 Tạo động lực làm việc cho người lao động, thỏa mãn về mặt tinh thần
cho người lao động.
 Chi phí khi áp dụng cơng cụ này khơng q lớn.
 Người lao động được tôn trọng, tự do sáng tạo trong cơng việc.
 Nhược điểm
 Khơng có tính sự vụ hành chính, khơng đảm bảo được người lao động
sẽ hồn thành cơng việc đúng thời gian hạn định.
 Khó sử dụng riêng rẽ mà cần kết hợp với công cụ hành chính- tổ chức
và cơng cụ kinh tế để đảm bảo thực hiện được mục tiêu của tổ chức.

Page 16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 2: Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ
phần kỹ thuật đóng tàu Vinashin
2.1. Tổng quan về cơng ty cổ phần kỹ thuật đóng tàu Vinashin
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần kỹ thuật đóng tàu Vinashin tiền thân là tổ tàu-dầu được
Vinashin thành lập năm 2004 với nhiệm vụ tiếp nhận chuyển giao công nghệ
thiết kế từ viện nghiên cứu CTO, Balan.
Năm 2006, thành lập phịng dự án cơng nghệ thuộc viện khoa học công

nghệ tàu thủy (SSTI) với chức năng triển khai tồn bộ mảng thiết kế cơng
nghiệp cho Vinashin.
Ký thỏa thuận là đại lý độc quyền của Napa, Nupas Cadmatic tại Việt
Nam, chịu trách nhiệm chuyển giao công nghệ thiết kế tới các nhà máy.
Năm 2008 trở thành công ty cổ phần kỹ thuật đóng tàu Vinashin.
Nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 do tổ chức đăng kiểm quốc tế BUREAU
VERITAS chứng nhận.
Tên công ty: công ty cổ phần kỹ thuật đóng tàu Vinashin.
Tên tiếng anh: Vinashin shipbuilding engineering joint stock company.
Tên viết tắt: VISEC.
Loại hình: cơng ty cổ phần.
Địa chỉ: 12/115 Định Cơng- Hồng Mai- Hà Nội.
Số điện thoại: +84(4)39425892.
Số fax: +84(4)39425892.
Email:
Số đăng ký: 0103025043
Wedsite:
Mã số thuế: 0102765350
Người đại diện: Phan Bình Minh.
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty
 Thiết kế tàu thủy
 Thiết kế công nghệ
Page 17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Thiết kế kỹ thuật
 Giám sát hiện trường

 Giám sát hiện trường
 Quản lý dự án đóng tàu
 Chuyển giao cơng nghệ
 CAD/CAM: Napa, Nuspas Cadmatic
 ERP: IFS, Aveva Mars
 Tư vấn dự án
 Lập dự báo khả thi
 Tư vấn lập hồ sơ thầu
 Soát duyệt thiết kế, bản vẽ
 Tư vấn mua bán trang thiết bị hàng hải
 Môi giới/ thương mại
 Mơi giới mua bán tàu
 Cung cấp chọn gói trang thiết bị hàng hải
2.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh
 Sứ mệnh
Cơng ty cổ phần kỹ thuật đóng tàu Vinashin là cơng ty có dày dặn kinh
nghiệm trong lĩnh vực thiết kế tàu thủy. Bằng đội ngũ chuyên gia giàu kinh
nghiệm cùng với các kỹ sư thiết kế trẻ, sáng tạo luôn áp dụng những công
nghệ mới trong công việc, công ty đề ra sứ mệnh đem lại cho khách hàng
những sản phẩm chất lượng nhất trong thời gian tối ưu nhất.
Theo đuổi mục tiêu tạo dựng những giá trị tốt nhất cho khách hàng và cho
xã hội.
 Tầm nhìn
Phấn đấu trở thành một công ty tư vấn kỹ thuật chuyên nghiệp và sáng tạo,
cam kết vì sự hài lịng của khách hàng và kiên định về giá trị.
 Triết lý hoạt động
Nguyên tắc và triết lý hoạt động cơ bản xun suốt của cơng ty đó là sự
cam kết ln dẫn đầu về công nghệ và kiến thức. Công ty hiểu đó là điều cốt
yếu ln đem lại thành cơng của cơng ty và lợi ích cho khách hàng. Để đạt
Page 18


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
được điều này, chúng tôi khơng ngừng nâng cấp các kỹ năng, cải tiến qui
trình làm việc ở cấp độ tổ chức cũng như cấp độ cá nhân.
 Chính sách chất lượng
Cơng ty cam kết:


Trở thành một trong những công ty đáng tin cậy và có năng lực nhất
trong ngành Cơng nghiệp hàng Hải và Đóng tàu Quốc tế.



Bằng kiến thức, tính chun nghiệp và sức sáng tạo, cơng ty góp phần
đem lại sự lớn mạnh cho nền cơng nghiệp đóng tàu, sự thịnh vượng cho
đất nước.



Bằng những thiết kế hiện đại, giải pháp hiệu quả và những ý tưởng
sáng tạo, chúng tôi đem đến sự thành công cho khách hàng.

 Phương châm của công ty: “Ý tưởng chúng tôi- Thành công của bạn”.

Page 19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1.4. Sơ đồ tổ chức của cơng ty.

Hội đồng quản trị

Ban kiểm sốt
Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc

Ban ISO

Ban R&D

Phịng tổng hợp

Phịng kinh doanh

Phòng cn vỏ

Phòng vỏ

Phòng cn Outfit

Phòng máy ống


P.giám sát hiện trường

Phịng TC-kế tốn

P.DA- tính năng

Phịng thiết bị

Phịng điện

Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần kỹ thuật đóng tàu Vinashin.
 Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đơng của cơng ty có quyền biểu
quyết, là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của cơng ty, quyết định
những vấn đề quan trọng nhất có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của
công ty.
Đại hội đồng cổ đông làm việc theo chế độ tập thể, thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình thơng qua các kỳ họp của đại hội đồng cổ đông.
 Hội đồng quản trị
Chủ tịch Phạm Bình Minh.
Page 20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thành viên: bà Hoàng Thị Nhung và ông Vũ Minh Phú.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của công ty do đại hội đồng
cổ đơng bầu ra theo hình thức bỏ phiếu kín với đa số phiếu được thơng qua.
Hội đồng quản trị có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định những vấn

đề của công ty phù hợp với pháp luật.
 Tổng giám đốc : ơng Phạm Bình Minh.
 Tốt nghiệp ĐH New South Wales- Australia chuyên ngành kỹ sư vỏ
tàu thủy.
 Tốt nghiệp thạc sỹ QTKD Đại học Grigg- Hoa Kỳ.
 2002-2004, Trưởng ban quản lý sửa chữa nhà máy đóng tàu
Huyndal Vinashin.
 2005, trưởng phịng dự án cơng nghệ- viện khoa học cơng nghệ tàu
thủy.
 2007-2013, phó viện trưởng viện khoa học công nghệ tàu thủy .
 2001, phó tổng giám đốc nhà máy đóng tàu Dung quất.
 2008, chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc Visec.
Chủ nhiệm đề tài: “Nghiên cứu công nghệ và các giải pháp thi cơng đóng
mới tàu chở ơ tơ đến 7000 chiếc phục vụ xuất khẩu”.
Tổng chỉ đạo, chủ nhiệm các dự án thiết kế trọng điểm như: tàu chở quân
HQ-571; tàu vận tải tổng hợp kiêm quân y HQ-561; kho nổi chứa xuất dầu
(FSO) 150.000 D.W.T; tàu chở dầu thô 104.000 D.W.T; tàu hàng 54.000
D.W.T.
Thành viên hội đồng kỹ thuật khu vực Đông Nam Á đăng kiểm ABS.
 Phó tổng giám đốc: Ơng Lê Thành Hưng.
 Tốt nghiệp kỹ sư vỏ tàu, thạc sỹ kỹ thuật trường đại học hàng hải
Việt Nam.
Page 21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chun đề thực tập tốt nghiệp
 2001-2003, phó trưởng phịng dự án thẩm định - viện nghiên cứu
thiết kế cơ khí giao thong vận tải.

 2008, trưởng phịng tính năng- viện khoa học cơng nghệ tàu thủy.
 2009, trưởng phịng dự án- viện khoa học công nghệ tàu thủy.
 Từ 2010, phó tổng giám đốc Visec.
Chủ nhiệm chủ trì các dự án thiết kế trọng điểm như: tàu chở quân HQ571; tàu vận tải tổng hợp kiêm quân y HQ-561; tàu chở dầu thô 104.000
D.W.T; ụ nổi 30.000 D.W.T; tàu chở khách 28-30 phịng.
 Phó tổng giám đốc: ơng Đặng Mạnh Cường.
 Tốt nghiệp kỹ sư tàu thủy- đại học Bách Khoa Hà Nội.
 2004-2007, phó trưởng phịng dự án công nghệ- viện khoa học công
nghệ tàu thủy.
 Từ 2008, phó tổng giám đốc Visec .
Chủ trì thiết kế phần vỏ và thiết kế công nghệ các dự án trọng điểm như:
tàu chở nhựa đường 7.000 D.W.T; tàu chở khí L.P.G 4.500 m3; tàu hàng tổng
hợp 17.500 D.W.T; tàu hàng tổng hợp 10.500 D.W.T; tàu chở dầu thô
104.000 D.W.T; tàu vận tải tổng hợp kiêm quân y HQ-561.
2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty
Bảng 2. 1: Kết quả kinh doanh của công ty ( 2011- 2013).
Năm

Doanh thu dự

Doanh thu thực tế Doanh thu thực tế

kiến (triệu đồng)

(triệu đồng)

so với doanh thu
dự kiến

2011


16.500

18.136

109.9%

2012

20.000

23.478

117.4%

2013

32.000

32.519

101.8%
Nguồn: phịng tài chính-

kế tốn.
Page 22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Doanh thu của công ty trong 3 năm gần đây có xu hướng tăng năm sau cao
hơn so với năm trước và doanh thu thực tế luôn đạt được và đạt cao hơn so
với doanh thu dự kiến. Đạt được kết quả trên là do cơng ty đã có những giải
pháp đúng đắn, kịp thời để công ty phát triển. Mặc dù hoạt động trong bối
cảnh kinh tế khó khăn và diễn biến phức tạp, đặc biệt đối với ngành đóng tàu,
do lộ trình tái cơ cấu chậm chạp, hàng loạt các nhà máy đóng tàu vướng mắc
về huy động vốn đã không thể ký hợp đồng mới. Trong bối cảnh đó, cơng ty
Visec đã kịp thời chỉ đạo và định hướng tốt để công ty kinh doanh đảm bảo và
hoàn thành vượt mức doanh thu dự kiến. Phần tư vấn- dịch vụ dần trở thành
mối quan tâm hàng đầu bên cạnh mũi nhọn kinh doanh truyền thống của công
ty là thiết kế kỹ thuật và thiết kế công nghiệp.
2.1.6. Nguồn nhân lực trong công ty
Đội ngũ nhân viên trong công ty gồm 85 nhân viên trong các phòng
ban:
Bảng 2. 2: Cơ cấu lao động theo trình độ tháng 7/2013.
Trình độ

Số lượng

Phần trăm

Tiến sỹ

1

1.5

Thạc sỹ


6

6.2

Cử nhân

15

75.3

Kỹ sư

63

17

Hình 2.1: Cơ cấu lao động trong cơng
ty.

tiến sỹ
thạc sỹ
kỹ sư
cử nhân

Nguồn: phịng tài chính -kế tốn.
Page 23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng giàu kinh nghiệm.
Đội ngũ các kỹ sư thiết kế trẻ, sáng tạo và năng động.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty có trình dộ đại học và trên
đại học, có kinh nghiệm kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động của
mình. Đội ngũ kỹ sư trẻ là lực lượng tiếp thu cơng nghệ một cách nhanh
chóng, áp dụng cái mới, công nghệ tiên tiến vào trong thiết kế thi công đảm
bảo cơng ty hoạt động một cách có hiệu quả, dẫn đầu trong lĩnh vực đóng tàu.
Do đặc điểm cơng ty hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu do đó, lao động có
trình độ kỹ sư nhiều hơn so với lao động có trình độ cử nhân là hợp lý, điều
này giúp hoạt động của cơng ty có hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí hơn.
2.2. Thực trạng sử dụng các công cụ tạo động lực tại công ty cổ phần kỹ
thuật đóng tàu Vinashin
2.2.1. Thực trạng sử dụng cơng cụ kinh tế
a. Công cụ kinh tế trực tiếp
 Lương
Tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động trong
cơng ty cổ phần kỹ thuật đóng tàu Vinashin. Trả tiền lương cho đội ngũ lao
động một cách đúng đắn góp phần làm lành mạnh đội ngũ lao động, thúc đẩy
người lao động làm việc tốt hơn, đóng góp vào tổ chức.
Trong tháp nhu cầu của Maslow, tiền lương là yếu tố giúp thỏa mãn nhu
cầu thiết yếu tối thiểu nhất của người lao động là nhu cầu sinh lý. Việc thỏa
mãn nhu cầu này mới có thể đảm bảo cho người lao động tồn tại và làm việc
trong công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác trả lương, ngay từ khi mới
thành lập ban lãnh đạo công ty đã chú trọng đảm bảo công tác trả lương diễn
ra đúng thời gian, không để xảy ra tình trạng chậm trễ, nợ đọng tiền lương của
Page 24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cán bộ, công nhân viên trong cơng ty. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều
doanh nghiệp nợ đọng tiền lương của người lao động( theo ơng Tống Văn Lai
phó vụ trưởng vụ Lao động tiền lương – bộ Lao động tương binh và xã hội
trên địa bàn cả nước có khoảng 10.168 người lao động bị doanh nghiệp nợ
lương với số tiền nên đến 75.6 tỷ đồng) thì việc trả lương kịp thời, khơng có
tình trạng nợ đọng lương của người lao động trong công ty tạo ra sự hứng
khởi, yên tâm cho người lao động.
 Cách tính lương cho người lao động
Cơng ty sử dụng hệ số lương theo NĐ số 205/2004/NĐ-CP ngày
14/12/2004 của chính phủ áp dụng vào hồn cảnh cụ thể của cơng ty.
Cơng ty sử dụng hình thức tính lương theo thời gian tạo thuận lợi trong
cơng tác tính lương trong cơng ty, đồng thời thuận tiện trong q trình theo
dõi việc tính tốn tiền lương của người lao động. Tuy nhiên cũng có hạn chế
trong việc tạo ra động lực cho người lao động do đó cần có các hình thức
thưởng đi kèm để đảm bảo hiệu quả.
Cơng thức tính lương:
Tiền lương tháng= Lcs+ Lcv
Mức lương tối thiểu mà công ty áp dụng cho người lao động là 1.150.000
vnđ.
 Lương chính sách được tính như sau:
Lcs = Ltt * hệ số cb * ngày tt.
Trong đó:
Ngày tt =

Page 25

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×