ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN VỀ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC
[Type the document subtitle]
Phạm vân ngọc
[Type the abstract of the document here. The abstract is typically a short summary of the contents of
the document. Type the abstract of the document here. The abstract is typically a short summary of
the contents of the document.]
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
A.
I.
1.
NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Khái niệm Ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, Nhà nước bằng
quyền lực chính trị và xuất phát từ nhu cầu về tài chính để đảm bảo thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của mình đã đặt ra những khoản thu, chi của Ngân sách Nhà nước.
Điều này cho thấy chính sự tồn tại của Nhà nước, vai trò của Nhà nước đối với đời
sống kinh tế - xã hội là những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và tính chất hoạt
động của Ngân sách Nhà nước. Cho đến nay, thuật ngữ Ngân sách Nhà nước được
phổ biến ở mọi quốc gia tuy nhiên chưa có một khái niệm thống nhất về Ngân sách
Nhà nước. Hiện nay có 2quan niệm phổ biến về Ngân sách Nhà nước là:
“Ngân sách Nhà nước là bản dự tốn thu - chi tài chính của Nhà nước trong một
khoảng thời gian xác định thường là một năm”.
“Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ của Nhà nước”.
Ở Việt Nam, Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/06/2015 có ghi :” Ngân sách Nhà
nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện
trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Bên ngoài, hoạt động của Ngân sách Nhà nước biểu hiện đa dạng dưới hình thức
các khoản thu và các khoản chi tài chính của Nhà nước ở các lĩnh vực hoạt động
kinh tế - xã hội. Các khoản thu, chi này được tổng hợp trong một bảng dự tốn thu
chi tài chính được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Các khoản thu
mang tính chất bắt buộc của Ngân sách Nhà nước là một bộ phận của các nguồn tài
chính chủ yếu được tạo ra thông qua việc phân phối thu nhập quốc dân được sáng
tạo ra trong khu vực sản xuất kinh doanh và các khoản chi chủ yếu của Ngân sách,
mang tính chất cấp phát phục vụ cho đầu tư phát triển và tiêu dùng của xã hội. Như
vậy, về hình thức có thể hiểu: Ngân sách Nhà nước là tòa bộ các khoản thu chi của
Nhà nước có trong dự tốn, đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt (Quốc hội) và được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định để đảm bảo
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Vậy, về bản chất có thể xác định: Ngân sách Nhà nước phản ánh các quan hệ
kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền
tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài
chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật
định.
2.
Đặc điểm của Ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước là khâu quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, biểu
hiện các mối quan hệ kinh tế của Nhà nước với các chủ thể khác như sau:
•
Quan hệ kinh tế giữa Ngân sách Nhà nước với Tài chính Doanh nghiệp:
Các quan hệ kinh tế này phát sinh trong quá trình hình thành nguồn thu của Ngân
sách dưới hình thức các loại thuế, phí mà doanh nghiệp phải nộp. Đồng thời, Ngân
sách chi hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp(tùy theo mức độ và loại hình sở
hữu doanh nghiệp) dưới hình thức xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn…
Ngày 14/10/2015 Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam(Vietnam Report),
Báo VietNamNet và tạp chí thuế (Tổng cục Thuế) đã cơng bố bảng xếp hạng 1000
doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2015, tổng
số thuế mà doanh nghiệp đó đóng góp vào ngân sách Nhà nước đạt 82.344 tỷ đồng,
tăng 2,34% so với mức 80.460 tỷ đồng của năm trước. Đứng đầu là tập đồn viễn
thơng qn đội Vietel, với những đóng góp to lớn cho ngân sách nhà nước.Vietel là
một trong những tập đoàn vốn nhà nước hoạt động hiệu quả nhất hiện nay. Theo số
liệu báo cáo của tập đoàn, trong năm 2014,vietel đạt doanh thu 197.000 tỷ đồng,
tăng trưởng trên 20%, lợi nhuận trước thuế đạt 42.000 tỷ đồng, tăng trưởng 15%.
•
Quan hệ kinh tế giữa Ngân sách nhà nước với Tài chính cá thể:
Quan hệ này được thể hiện qua việc một bộ phận dân cư thực hiện nghĩa vụ tài
chính đối với nhà nước bằng việc nộp các khoản thuế, phí, lệ phí. Một bộ phận dân
cư khác nhận từ Ngân sách Nhà nước các khoản trợ cấp theo chính sách. Chẳng
hạn như là một công dân nộp thuế thu nhập cá nhân , nộp phí khi đi qua các trạm
thu phí … Bộ tài chính cho biết từ năm 2005 đến 2012 hỗ trợ từ ngân sách nhà
nước để thực hiện chính sách giảm nghèo là khoảng 734.000 tỷ đồng (bình quân
trên 90.000 tỷ đồng/ năm ), chiếm trên 12% tổng chi ngân sách nhà nước.
•
Quan hệ kinh tế giữa Ngân sách Nhà nước với Thị trường tài chính và
các tổ chức trung gian:
Quan hệ này phát sinh khi Nhà nước tham gia trên thị trường tài chính bằng việc
phát hành các loại chứng khốn của kho bạc Nhà nước nhằm huy động vốn của các
chủ thể trong xã hội để đáp ứng nhu cầu cân đối vốn của Ngân sách Nhà nước.
Trong suốt thời kỳ từ 2000 -2005, vốn hóa thị trường Việt Nam chỉ đạt trên dưới
1% GDP. Quy mơ thị trường có bước nhảy vọt lên 22,7% GDP vào năm 2006 và
tiếp tục tăng nên mức 43% vào năm 2007. Ngồi ra,cơng tác cổ phần hóa doanh
nghiệp Nhà nước đã được gắn kết với việc huy động vốn từ cơng chúng đầu tư ,
góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình cải cách nền kinh tế của Chính phủ và huy động
vốn cho ngân sách nhà nước. Hoạt động phát hành trái phiếu qua Sở giao dịch
chứng khoán dần trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ. Dư
nợ trái phiếu Chính phủ đến cuối năm 2009 vào khoảng 16,9% GDP.
•
Quan hệ của Ngân sách Nhà nước với Tài chính đối ngoại:
Thơng qua các hình thức viện trợ , đầu tư nước ngoài, vay, cho vay,…
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ kế hoạch và đầu tư) trong 6 tháng đầu
năm 2015 Bộ kế hoạch và đầu tư đã cấp giấy chứng nhận cho 47 dự án đầu tư sang
22 quốc gia và vùng lãnh thổ, bới 19 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng kí mới và
điều chỉnh vốn của nhà đầu tư Việt Nam là 155,4 triệu USD.
Các quan hệ tài chính thuộc Ngân sách Nhà nước có những đặc điểm chung
sau:
Việc tạo lập và sử dụng các Ngân sách nhà nước luôn gắn liền với quyền lực
Nhà nước và việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, được Nhà nước
tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định.
Ngân sách Nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước và chứa đựng
những lợi ích chung, lợi ích cơng cộng.
3.
Ngân sách nhà nước là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước và được chia
thành nhiều quỹ nhỏ, có tác dụng riêng và chỉ sau đó Ngân sách Nhà nước
mới được dùng để thực hiện các mục đích đã định trước.
Hoạt động thu, chi Ngân sách Nhà nước theo ngun tắc khơng hồn trả trực
tiếp là chủ yếu.
Vai trò của Ngân sách Nhà nước
Ở trong mọi thời đại và mọi nền kinh tế, Ngân sách Nhà nước là công cụ điều
chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, có thể nhìn nhận vai trị của
Ngân sách Nhà nước dưới các khía cạnh sau:
a)
Ngân sách Nhà nước là công cụ định hướng phát triển sản xuất, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững (vai trò điều tiết trong lĩnh
vực kinh tế)
Để định hướng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Nhà nước sử dụng công cụ thuế và
chi ngân sách, mặt khác nhà nước sử dụng các loại thuế, các mức thuế khác nhau
sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn đầu
tư vào những vùng lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng đã
định. Đồng thời, với các khoản chi phát triển kinh tế, đàu tư vào cơ sở hạ tầng, vào
các ngành kinh tế mũi nhọn… Nhà nước có thể tạo điều kiện và hướng dẫn các
nguồn vốn đầu tư của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ
cấu kinh tế hợp lý.
b)
Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và
kiềm chế lạm phát(vai trò điều tiết trong lĩnh vực thị trường)
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là luôn biến động và bị chi phối mạnh
mẽ bởi các quy luật thị trường với các yếu tố cung - cầu,giá cả thường xuyên biến
đổi. Sự mất cân đối giữa cung – cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm đột biến
và gây ra biến động trên thị trường, dẫn đến sự chuyển dịch vốn của các doanh
nghiệp từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác.
Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền kinh
tế phát triển khơng cân đối. Do đó, nhà nước phải sử dụng ngân sách để can thiệp
vào thị trường.
Đối với thị trường hàng hóa, hoạt động điều tiết của chính phủ đượng thông qua
việc thực hiện các quỹ dự trữ của Nhà nước (tiền, ngoại tê, vật tư, hàng hóa,…)
theo cơ chế điềi tiết: Khi giá của hàng hóa nào nên cao , để kìm hãm và chống đầu
cơ . Chính phủ đưa dự trữ hàng hóa đó ra thị trường để tăng cung =>giảm giá,
kiềm chế lạm phát. Cịn khi giá cả loại hàng nào đó giảm mạnh , có khả năng gây
thiệt hại cho người sản xuất, Chính phủ sẽ bỏ tiền để mua các hàng hóa đó.
Đối với thị trường tiền tệ và thị trường vốn đầu tư thông qua việc sử dụng các công
cụ tài chính như: Phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nước ngồi…
Nhà nước góp phần kiểm sốt lạm phát.
Như vậy, thu(đặc biệt là thuế)chi tiêu và dự trữ Nhà nước tác động rất lớn đến cung
– cầu và bình ổn giá trên thị trường.
c)
Ngân sách Nhà nước là cơng cụ góp phần giải quyết các vấn đề xã hội
(vai trò điều tiết trong lĩnh vực xã hội )
Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của bộ
máy Nhà nước, quân đội , y tế ,… thể hiện vai trò quan trọng của Ngân sách Nhà
nước đối với các lĩnh vực của toàn xã hội.
Ngoài ra, Ngân sách Nhà nước là cơng cụ tài chính hữu hiệu được Nhà nước sử
dụng để điều tiết thu nhập giữa các bộ phận dân cư với các sắc thuế như thuế tiêu
thụ đặc biệt thuế thu nhập lũy tiến,…một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách mặt
khác lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cư có thu nhập cao. Bên cạnh
đó, với các khoản chi của ngân sách nhà nước như chi trợ cấp, chi phúc lộ cho các
chương trình phát triển xã hội: Phịng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học,
dân số và kế hoạch hóa gia đình, lại là nguồn bổ sung thu nhập cho tầng lớp dân cư
có thu nhập thấp và giải quyết các vấn đề xã hội.
Các vai trò trên của Ngân sách Nhà nước cho thấy tính chất quan trọng của Ngân
sách Nhà nước, với các cơng cụ của nó có thể quản lí tồn diện và có hiệu quả đối
với toàn bộ nền kinh tế.
II.
1.
THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Khái niệm, đặc điểm của Thu ngân sách Nhà nước
Khái niệm: Thu Ngân sách Nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực
chính trị của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình
thành quỹ ngân sách Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nước.
Đặc điểm của Thu ngân sách Nhà nước:
2.
Thu Ngân sách Nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá
trình phân chia các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể
trong xã hội.
Cơ cấu các khoản Thu Ngân sách nhà nước là gắn liền với chức năng, nhiệm
vụ và quyền lực chính trị của Nhà nước.
Ngân sách nhà nước ln ln gắn chặt với các q trình kinh tế và các
phạm trù chính trị. Kết quả của q trình hoạt động kinh tế và hình thức,
phạm vi, mức độ hoạt động của các phạm trù giá trị là tiền đề quan trọng
xuất hiện hệ thống Thu ngân sách Nhà nước.
Nội dung kinh tế của Thu ngân sách Nhà nước
Xét theo tác dụng của các khoản thu với quá trình cân đối ngân sách, Thu Ngân
sách nhà nước bao gồm: Thu trong cân đối Ngân sách Nhà nước như: Thuế, phí, lệ
phí, thu về bán và cho thuê tài sản của Nhà nước…và thu để bù đắp thiếu hụt Ngân
sách Nhà nước.
3.
−
Các nhân tố ảnh hưởng tới Thu Ngân sách Nhà nước
Thu nhập GDP bình quân đầu người
Đây là một chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng và phát triển, khả năng tiết
kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước. GDP bình quân đầu người là một nhân tố
khách quan quyết định mức động viên của ngân sách Nhà nước, vì vậy khi ấn định
mức động viên vào ngân sách, Nhà nước cần căn cứ vào chỉ tiêu này.
−
Tỉ suất doanh lợi của nền kinh tế
Tỉ suất doanh lợi của nền kinh tế là chỉ tiêu phản hiệu quả của đầu tư phát triển
kinh tế. chỉ têu này càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn.
−
Khả năng xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên(dầu mỏ và khoáng sản)
Đối với các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú thì xuất khẩu
tài nguyên sẽ đem lại nguồn thu lớn cho Ngân sách Nhà nước.
−
−
4.
−
Mức độ trang trải các khoản phí của Nhà nước
Tổ chức bộ máy thu – nộp
Nguyên tắc thiết lập thu Ngân sách Nhà nước
Các nguyên tắc định hướng:
Nguyên tắc thu thuế theo lợi ích.
−
−
−
−
−
B.
Nguyên tắc thu theo khả năng.
Các nguyên tắc thực hiện trong thực tế:
Nguyên tắc ổn định và lâu dài.
Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng.
Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn.
Nguyên tắc đơn giản.
THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Trong bối cảnh những tháng đầu năm 2015 kinh tế chưa có sự tăng trưởng đột phá,
hoạt động sản xuất - kinh doanh (SX-KD) của nhiều doanh nghiệp cịn khó khăn;
giá dầu thô giảm mạnh so với mức giá xây dựng dự tốn và diễn biến phức tạp khó
lường,...do vậy, tác động khơng nhỏ đến việc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô
và tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2015.
kết quả thu ngân sách: Dự toán thu NSNN cả năm 2015 là 911,1 nghìn tỷ đồng,
lũy kế thu 6 tháng ước đạt 446,12 nghìn tỷ đồng, bằng 49% dự tốn, tăng 6% so
với cùng kỳ năm 2014. Trong đó:
- Thu nội địa: ước đạt 328,18 nghìn tỷ đồng, bằng 51,4% dự tốn, tăng 15,4% so
với cùng kỳ năm 2014 (không kể tiền sử dụng đất thì tăng 13,2%), đạt khá so với
cùng kỳ một số năm gần đây (Cùng kỳ năm 2012 đạt 44,7% dự toán, tăng 0,8%;
cùng kỳ năm 2013 đạt 43,3% dự toán, tăng 7,6%; cùng kỳ năm 2014 đạt 52,1% dự
toán, tăng 18%). Các khoản thu trực tiếp từ hoạt động SX-KD của các doanh
nghiệp phục hồi mạnh mẽ (Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,1%, cao hơn
nhiều so với cùng kỳ năm trước (5,8%); doanh nghiệp thành lập mới tăng khá cả về
lượng và vốn đăng ký (Trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 45,4 nghìn doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 282,4 nghìn tỷ đồng, tăng
21,7% về lượng và tăng 22,3% về vốn); tiêu dùng xã hội tăng; thị trường BĐS
phục hồi tích cực;... góp phần tăng nguồn thu cho NSNN. Bên cạnh đó, cơ quan
Thuế đã triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất
lượng công tác quản lý thu; đẩy mạnh việc chống thất thu thông qua công tác thanh
tra, kiểm tra (Trong 6 tháng đầu năm, cơ quan Thuế đã thanh tra, kiểm tra trên 29
nghìn doanh nghiệp, bằng 101,6% so với cùng kỳ năm 2014; số thuế xử lý tăng thu
qua thanh tra, kiểm tra trên 4,5 nghìn tỷ đồng, đã nộp NSNN trên 1,1 nghìn tỷ
đồng; giảm khấu trừ và giảm lỗ trên 8,3 nghìn tỷ đồng), chống buôn lậu và gian lận
thương mại; tăng cường xử lý nợ đọng thuế (Tính đến 31/5/2015, cơ quan Thuế đã
thu được 18,9 nghìn tỷ đồng số nợ thuế tại thời điểm 31/12/2014).
Ước tính có 52/63 địa phương thu đảm bảo tiến độ dự toán (từ 50% dự toán trở
lên); tuy nhiên cũng còn một số địa phương thu đạt thấp. So cùng kỳ năm 2014, có
57/63 địa phương thu cao hơn, 6 địa phương thu thấp hơn.
- Thu về dầu thô: Luỹ kế thu 6 tháng đạt 35,9 nghìn tỷ đồng, bằng 38,6% dự toán,
giảm 34,5% so với cùng kỳ năm 2014. Giá dầu thanh tốn bình qn 6 tháng đạt
khoảng 60 USD/thùng, giảm 40 USD/thùng so giá tính dự tốn.
- Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu: Lũy kế thu 6 tháng đạt 125,5
nghìn tỷ đồng, bằng 48,3% dự toán, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2014. Sau khi
thực hiện hoàn thuế GTGT theo chế độ 45 nghìn tỷ đồng; thu cân đối từ hoạt động
XNK ước đạt 80,5 nghìn tỷ đồng, bằng 46% dự toán. Tổng kim ngạch XNK 6
tháng đầu năm ước đạt 159,25 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó: kim ngạch xuất khẩu ước đạt 77,75 tỷ USD, tăng 9,3%; kim ngạch nhập
khẩu ước đạt 81,5 tỷ USD, tăng 17,7%; nhập siêu khoảng 3,75 tỷ USD, bằng 4,8%
tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù có sự gia tăng đáng kể về kim ngạch nhập khẩu,
song chủ yếu tập trung vào nhóm hàng đầu vào của sản xuất có thuế suất thấp (linh
kiện điện thoại, nguyên vật liệu dệt may, da giày...); kết hợp với sự giảm giá của
mặt hàng xăng dầu nhập khẩu, nên số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đến nay
chưa đảm bảo được tiến độ dự toán (dưới 50% dự toán).
Thách thức mang tên thu Ngân sách Nhà nước
a)
Thu ngân sách Nhà nước chưa ổn định
Tuy thu Ngân sách Nhà nước năm nào cũng vượt dự toán, năm sau tăng so với năm
trước, nhưng sự gia tăng chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn và phụ thuộc vào bên
ngoài, nguồn thu nội địa của nền kih tế chỉ chiếm 51,4% là khá thấp. Do đó có thể
nói nguồn thu ngân sách Nhà nước của chúng ta chưa bền vững, đặc biệt những
nguồn thu chủ yếu lại bấp bênh.
b)
Cơ cấu Thu ngân sách Nhà nước cịn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro
Trước đó, từ những ngày đầu năm 2015, giá dầu thô sụt giảm mạnh, có lúc về dưới
mức 50USD/thùng đe dọa lớn đến dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2015 đã
được Quốc hội thông qua với phương án giá dầu thô ở mức 100 USD/thùng.
Nếu giá dầu thơ giảm 1 USD/thùng thì chỉ riêng thu ngân sách từ dầu thô đã giảm
khoảng 1.000 tỷ đồng, ngồi ra cịn tác động làm giảm thu từ khâu chế biến dầu,
khí trong nước và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đối với xăng dầu.
Bên cạnh đó, Bộ đã điều chỉnh kịp thời thuế suất thuế nhập khẩu các mặt hàng
xăng, dầu hỏa từ 26-27% lên 35%; nhiên liệu diesel, dầu mazut từ 24-26% lên
30%; tăng cường kiểm tra, rà sốt chi phí đầu ra của doanh nghiệp, kịp thời phát
hiện các trường hợp tăng giá bán, tăng chi phí sản xuất - kinh doanh khơng hợp lý,
khơng đúng quy định, qua đó truy thu vào NSNN.
Từ thực trạng, Có thể thấy dầu thơ và các loại thuế xuất, nhập khẩu luôn chiếm tỉ
trong cao trong Thu ngân sách. Nếu so với các nước trong khu vực và thế giới thì
cơ cấu thu ngân sách của nước ta như vậy là chưa bền vững, phụ thuộc nhiều vào
dầu thơ do đó khơng thể chủ động dự tốn thu ngân sách Nhà nước và luôn rơi vài
trạng thái suy đốn và đối phó…
c)
Cơng tác quản lí cịn nhiều bất cập
Về điều hành ngân sách, ngồi tình trạng một số địa phương không nộp kịp thời
vào ngân sách nhà nước các khoản thu về đất, vẫn cịn tình trạng thất thu ngân sách
do các gian lận thương mại, báo cáo sai lệch.
Về cơng tác quản lí thuế, nguồn thu ngân sách giảm do chính sách miễn thuế giảm
của chính phủ mà chi tiêu ngân sách nhà nước thì khơng dễ cắt giảm. Vẫn còn
hiện tượng gian lận thương mại, chốn thuế …chưa được khắc phục; các biện pháp
ngăn chặn , xử lí vi phạm chưa đủ mạnh , chưa triệt để.
Cụ thể là miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 nên giảm nguồn thu
ngân sách nhà nước cũng giảm đi. Thuế suất nhập khẩu cũng sẽ giảm đi khi Việt
Nam tiếp tục cắt giảm thuế suất theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới và tác động của chính sách nhập siêu.
C.
CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU VÀ TĂNG NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC
Nhà nước đầu tư dùng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp vào một số
doanh nghiệp quan trọng trên những ngành và lĩnh vực then chốt không
nhưng thực hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà còn nhằm tạo ra
nguồn tài chính mới. Đồng thời, Nhà nước cần chú ý đầu tư vào con người,
đào tạo nghề, nâng cao dân trí…
Chính sách thuế phải vừa huy động cho Nhà nước, vừa khuyến khích tụ vốn
của doanh nghiệp và dân cư.
Chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước cần đặt trên cơ
sở tu nhập và mức sống của dân.
Ban hành chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu dùng,
dành vốn cho đầu tư phát triển.
Trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia Nhà
nước cần phải dành chi phí thỏa đáng để ni dưỡng, tái tạo và phát triển các
tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài ngun vì
mục đích trước mắt.