Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Thử nghiệm công thức ăn hổn hợp cho gà đẻ giống thịt ross 380 nuôi tại trung tâm nghiên cứu gia cầm thụy phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 110 trang )


79

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

------------ 



 ----------



NGUYỄN THÀNH CÔNG


THỬ NGHIỆM CÔNG THỨC THỨC ĂN HỖN HỢP
CHO GÀ ðẺ GIỐNG THỊT ROSS-308 NUÔI TẠI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIA CẦM THỤY PHƯƠNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học:


GS.TS. VŨ DUY GIẢNG


TS. PHÙNG ðỨC TIẾN






HÀ NỘI - 2011

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

i

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là công
trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả hoàn toàn trung thực, chưa từng ñược
ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.




Tác giả luận văn








Nguyễn Thành Công
















Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Quí thầy cô giáo Khoa Chăn
nuôi - Nuôi trồng Thuỷ sản, Viện ñào tạo sau ðại học Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận văn.


Tôi xin chân thành cảm ơn tới Giáo sư, tiến sỹ Vũ Duy Giảng và Tiến sĩ
Phùng ðức Tiến, hai người Thầy ñã tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh ñạo Trung tâm nghiên cứu gia cầm
Thụy Phương - Viện Chăn Nuôi, ñã tạo ñiều kiện cho tôi tham dự khoá học và
tạo mọi ñiều kiện thuận lợi nhất ñể tôi tiến hành ñề tài nghiên cứu khoa học và
hoàn thành luận văn.

Xin cảm ơn gia ñình, người thân, ñồng nghiệp và bạn bè ñã ñộng viên,
khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, tháng 11 năm 2011

Tác giả Luận văn






Nguyễn Thành Công



Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i

Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục các chữ viết tắt vi
PHẦN I. MỞ ðẦU 79
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI 1
1.2. MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI. 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1.1. Khả năng sản xuất của gia cầm 3
2.1.2. Dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm 16
2.1.3. Một số ñiểm quan trọng về kỹ thuật nuôi có liên quan ñến năng
suất sản xuất của giống Ross-308 31
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 35
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 35
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 38
2.3. NGUỒN GỐC, ðẶC ðIỂM, TÍNH NĂNG SẢN XUẤT CỦA
ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 41
PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 43
3.2. ðỊA ðIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 43
3.2.1. ðịa ñiểm nghiên cứu 43
3.2.2. Thời gian nghiên cứu 43
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 43
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

iv
3.4.1. Thiết kế thí nghiệm
43

3.4.2. Công thức thức ăn và chế ñộ nuôi dưỡng 45
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi 45
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 49
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50
4.1. Công thức thí nghiệm 50
4.2. Các kết quả giai ñoạn nuôi hậu bị 53
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống 53
4.2.2. Khối lượng cơ thể 56
4.2.3. Lượng thức ăn thu nhận 59
4.2.4. Tiêu tốn và chi phí thức ăn 61
4.3. Các kết quả giai ñoạn nuôi sinh sản 63
4.3.1. Tỷ lệ nuôi sống 63
4.3.2. Tuổi thành thục sinh dục 64
4.3.3. Tỷ lệ ñẻ trứng 67
4.3.4. Lượng thức ăn thu nhận 69
4.3.5. Năng suất trứng 71
4.3.6. Trứng giống 73
4.3.7. Hiệu quả sử dụng thức ăn 76
4.3.8. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng 80
4.3.9. Các kết quả ấp nở 83
4.4. Hiệu quả kinh tế nuôi gà sinh sản 85
4.5. Kết quả áp dụng CTTA nghiên cứu vào sản xuất 87
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 89
5.1. Kết luận 89
5.2. ðề nghị 90

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

v
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Sơ ñồ bố trí thí nghiệm 44
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng của TAHH 44
Bảng 4.1. Công thức TA của lô thí nghiệm 50
Bảng 4.2. Thành phần dinh dưỡng của công thức TA 52
Bảng 4.3. Kết quả phân tích thành phần hóa học thức ăn hỗn hợp 53
Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống giai ñoạn 8 - 24 tuần tuổi 55
Bảng 4.5. Khối lượng cơ thể gà giai ñoạn 8 - 24 tuần tuổi 58
Bảng 4.6. Lượng thức ăn thu nhận gà giai ñoạn 8 - 24 tuần tuổi 60
Bảng 4.7. Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho gà giai ñoạn 8 - 24 tuần tuổi 62
Bảng 4.8. Tỷ lệ nuôi sống và loại thải giai ñoạn 24 - 38 tuần tuổi 63
Bảng 4.9. Tuổi ñẻ 66
Bảng 4.10. Tỷ lệ ñẻ trứng 68
Bảng 4.11. Lượng thức ăn thu nhận 70
Bảng 4.12. Năng suất trứng 72
Bảng 4.13.Tỷ lệ trứng giống 74
Bảng 4.14. Khối lượng trứng 75
Bảng 4.15. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng 77
Bảng 4.16. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng giống 78
Bảng 4.17. Kết quả khảo sát chất lượng trứng 81
Bảng 4.18. Các kết quả ấp nở 84
Bảng 4.19. Hiệu quả kinh tế nuôi gà sinh sản 86
Bảng 4.20. Các chỉ tiêu năng suất sinh sản trên ñàn sản xuất 87

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CS Cộng sự

CTTA Công thức thức ăn

ðVT ðơn vị tính

ME Năng lượng trao ñổi
NCGC Nghiên cứu gia cầm

TTTĂ Tiêu tốn thức ăn


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

1
PHẦN I. MỞ ðẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Thức ăn có ý nghĩa quan trọng quyết ñịnh tới sức sản xuất và sức khoẻ
của gia cầm, ñặc biệt là gia cầm sinh sản. Khả năng sản xuất và sức khỏe của
ñàn gia cầm có thể bị ảnh hưởng rõ rệt do thức ăn không ñáp ứng ñầy ñủ yêu
cầu dinh dưỡng. Các biểu hiện thiếu dinh dưỡng ñiển hình là: suy giảm sản
lượng trứng do thiếu năng lượng, protein và mất cân ñối axit amin khẩu phần;
còi xương, vẹo chân ở gia cầm non và vỏ trứng mỏng ở gia cầm sinh sản do
thiếu can xi và phốt pho; suy giảm chức năng miễn dịch dẫn ñến tăng tỷ lệ
nhiễm bệnh do thiếu vitamin, vi khoáng và các hoạt chất sinh y học khác...
Các giống gà ñịa phương hiện ñang nuôi ở nước ta thường có chất
lượng thịt thơm ngon nhưng năng suất sản xuất lại thấp. Như vậy ngoài các
giống ñịa phương thì vẫn cần có các giống gà nhập nội, cao sản ñể ñáp ứng
nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng.
Gà Ross 308 là giống gà hướng chuyên thịt nhập nội có nguồn gốc từ
Anh. ðây là giống gà có chất lượng thịt thơm ngon, ít mỡ, năng suất ổn ñịnh,

chống chịu bệnh tật tốt, ñặc biệt có khả năng chống nóng tốt và rất thích hợp
với ñiều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam.
Gà Ross 308 bố mẹ cho 180 trứng trong một chu kỳ sản xuất, tỷ lệ
trứng giống ñạt 175 quả, tỷ lệ phôi ñạt 84,8%, tỷ lệ ấp nở ñạt 85,3%, tỷ lệ
nuôi sống ñạt 95% [1].
ðể duy trì ñược các chỉ tiêu sản xuất của giống gà này thì việc xây
dựng công thức thức ăn phù hợp, chăm sóc nuôi dưỡng ñúng quy trình trong
giai ñoạn hậu bị và sinh sản là rất quan trọng.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành ñề tài: “Thử
nghiệm công thức thức ăn hỗn hợp cho gà ñẻ giống thịt Ross-308 nuôi tại
trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương ”
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

2
1.2. MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI.
- Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà Ross-308 giai
ñoạn hậu bị và sinh sản.
- ðánh giá hiệu quả chăn nuôi của công thức xây dựng ñược cho gà
Ross-308 giai ñoạn hậu bị và sinh sản.





















Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khả năng sản xuất của gia cầm
2.1.1.1. Bản chất di truyền của các tính trạng sản xuất
Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm, ñược
nuôi trong ñiều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu các ñặc ñiểm di truyền số
lượng và ảnh hưởng của những tác ñộng môi trường lên các tính trạng ñó.
Hầu hết các tính trạng về năng suất của gia súc, gia cầm như sinh trưởng, sinh
sản, mọc lông, tăng trưởng thịt, ñẻ trứng ñều là các tính trạng số lượng. Cơ sở
di truyền của các tính trạng số lượng cũng là do các gen nằm trên nhiễm sắc
thể qui ñịnh. Các tính trạng sản xuất là các tính trạng số lượng, thường là các
tính trạng ño lường như khối lượng cơ thể, kích thước các chiều ño, sản lượng
trứng, khối lượng trứng, ....
Các tính trạng số lượng thường bị chi phối bởi nhiều gen. Các gen này
hoạt ñộng theo ba phương thức:
- Cộng gộp (A) hiệu ứng tích luỹ của từng gen.
- Trội (D) hiệu ứng tương tác giữa các gen cùng một lô cút.

- Át gen (I) hiệu ứng do tương tác, của các gen không cùng một lô cút.
Hiệu ứng cộng gộp A là các giá trị giống thông thường (general
breeding value) có thể tính toán ñược, có ý nghĩa trong chọn lọc nhân thuần.
Hiệu ứng trội D và át gen I là những hiệu ứng không cộng tính và là giá trị
giống ñặc biệt (special breeding value) có ý nghĩa ñặc biệt trong các tổ hợp
lai. ở các tính trạng số lượng giá trị kiểu hình cũng do giá trị kiểu gen (kiểu di
truyền) và sai lệch môi trường qui ñịnh, nhưng giá trị kiểu gen của tính trạng
số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gen) cấu tạo thành. ðó là các
gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp lại sẽ ảnh
hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu, tính trạng sinh sản là một ví dụ.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

4
Khác với các tính trạng chất lượng, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng
rất lớn bởi các yếu tố tác ñộng của ngoại cảnh. Tuy các ñiều kiện bên ngoài
không thể làm thay ñổi cấu trúc di truyền, nhưng nó tác ñộng làm phát huy
hoặc kìm hãm việc biểu hiện các hoạt ñộng của các gen. Các tính trạng số
lượng ñược qui ñịnh bởi kiểu gen và chịu ảnh hưởng nhiều của ñiều kiện
ngoại cảnh, mối tương quan ñó ñược biểu thị như sau:
P = G + E
Trong ñó P là giá trị kiểu hình (phenotypic value), G là giá trị kiểu gen
(genotypic value), E: là sai lệch môi trường (environmental deviation).
Giá trị kiểu gen (G) hoạt ñộng theo ba phương thức: cộng gộp, trội và
át gen. Từ ñó cũng có thể hiểu:
G = A + D + I
Trong ñó G là giá trị kiểu gen (genotypic value), A là giá trị cộng gộp
(additive value), D là giá trị sai lệch trội (dominance deviation value), I: là giá
trị sai lệch tương tác (Interaction deviation value)
Ngoài ra các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi
trường. Có hai loại môi trường chính:

- Sai lệch môi trường chung (Eg) là sai lệch do các yếu tố môi trường
tác ñộng lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi. Loại yếu tố này có tính
chất thường xuyên như: thức ăn, khí hậu, ....
- Sai lệch môi trường riêng (Es) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác
ñộng riêng rẽ lên từng cá thể trong nhóm vật nuôi, hoặc ở một giai ñoạn nhất
ñịnh trong cuộc ñời con vật. Loại này có tính chất không thường xuyên. Nếu
bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì quan hệ của kiểu hình
(P), kiểu gen (G) và môi trường (E) của một cá thể biểu thị cụ thể:
P = A + D + I + Eg + Es
Qua phân tích cho thấy các giống gia cầm, cũng như các giống sinh vật
khác, con cái ñều nhận ñược ở bố mẹ một số gen quy ñịnh tính trạng số lượng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

5
nào ñó. Tính trạng ñó ñược xem như nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền,
nhưng khả năng ñó phát huy ñược hay không còn phụ thuộc vào môi trường
sống như: chế ñộ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, ....
Người ta có thể xác ñịnh các tính trạng số lượng qua mức ñộ tập trung
(Χg), mức ñộ biến dị (Cv%), hệ số di truyền của các tính trạng (h2), hệ số lặp
lại của các tính trạng (R), hệ số tương quan (r) giữa các tính trạng, ....
2.1.1.2. Sức sống và khả năng kháng bệnh
Sức sống và khả năng kháng bệnh trên ñàn gia cầm là một chỉ tiêu quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả chăn nuôi gia cầm. Tổn thất ở gia cầm
có nơi, có lúc gây thiệt hại rất lớn. Sức sống và khả năng kháng bệnh trên ñàn
gia cầm phụ thuộc vào yếu tố bên trong cơ thể (di truyền) và môi trường
ngoại cảnh (dinh dưỡng, chăm sóc, chuồng trại, mùa vụ, dịch tễ...).
Các giống vật nuôi nhiệt ñới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm,
bệnh kí sinh trùng cao hơn so với các giống vật nuôi có nguồn gốc ôn ñới
(Trần ðình Miên và cs (1994) [25]).
Theo Lerner J.M và Taylor (1943) [64] hệ số di truyền sức sống của gà

là 0,13 ; Brandsch H và Biichel (1978) [3] cho biết sức sống của gà có hệ số
di truyền thấp (h2 = 0,05-0,1). Theo Gavora J.F (1990) [58] thì hệ số di truyền
của sức kháng bệnh là 0,25, còn Nguyễn Văn Thiện, Trần ðình Miên (1995)
[32] lại cho biết hệ số di truyền sức sống của gà là 0,33.
Nguyễn ðăng Vang và cs (1999) [50] cho rằng tỷ lệ nuôi sống gà Ri
giai ñoạn gà con (0 - 9 tuần); gà hậu bị (10 - 18 tuần) và sinh sản (19 - 23
tuần) ñạt tương ứng là 92,11; 96 - 97, 22 và 97,25%.
Kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Tiến và cs (1999) [42] cho biết gà
Ross - 208 có tỷ lệ nuôi sống ñến 42 ngày tuổi ñạt 95%, gà hậu bị và mái ñẻ
ñạt 98,47 ; 98,74%. Theo ðoàn Xuân Trúc và cs (1996) [47] thì tỷ lệ nuôi
sống ñến 7 tuần tuổi của gà A.A ñạt 91%, gà AAV35 ñạt 93,86%, gà AAV53
ñạt 93,42%, gà V1AA ñạt 92,07% và AV35 ñạt 93,14%.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

6
Khả năng kháng bệnh ở các loài, giống, dòng, thậm chí giữa các cá thể
là khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình (1998) [2] thì
tỷ lệ nuôi sống của gà Ri là 96,5 - 100% giai ñoạn 1 - 16 tuần tuổi là 96,5 -
100%, con trống có sức ñề kháng mạnh hơn con mái do có sự tác ñộng khác
nhau của hormone.
2.1.1.3. Khả năng sinh trưởng và phát triển
Theo ñịnh nghĩa của Chamber J.R (1990) [56] thì sinh trưởng là sự tăng
về khối lượng do kết quả của sự tổng hợp các mô thịt, xương, da. Những bộ
phận này có tốc ñộ sinh trưởng khác nhau phụ thuộc vào tiềm năng di truyền
vào dinh dưỡng và môi trường. Sự tăng trưởng thực sự khi tế bào mô cơ tăng
thêm về kích thước và về số lượng. Quá trình sinh trưởng của sinh vật ñược
bắt ñầu từ khi trứng ñược thụ tinh ñến lúc con vật trưởng thành, nó ñược phân
thành hai giai ñoạn: giai ñoạn trong thai và giai ñoạn ngoài thai.
Tốc ñộ sinh trưởng của vật nuôi ñược biểu thị trên ñường cong sinh
trưởng. ðường cong sinh trưởng của gia cầm gồm có pha sinh trưởng nhanh

bắt ñầu từ khi nở ñến khi ñường cong ñạt ñến pic và sau ñó là pha sinh trưởng
chậm kéo dài từ giai ñoạn kế tiếp ñến khi con vật tiếp cận với giá trị trưởng
thành (trích dẫn từ Chambers J.R (1990) [56]). Phùng ðức Tiến (1996) [43];
Trần Long (1994) [16] khi nghiên cứu ñường cong sinh trưởng của gà thịt
Hybro HV85 và các tổ hợp lai gà broiler hướng thịt Ros-208 và HV85 cũng
thu ñược kết quả tương tự.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gà như:
giống, dòng, giới tính, tốc ñộ mọc lông và các ñiều kiện môi trường, chăm
sóc, nuôi dưỡng,...
Các loại gia cầm khác nhau có tốc ñộ sinh trưởng khác nhau. Nguyễn
Thanh Sơn và cs (2001) [31] nuôi gà trống Kabir x mái Ri ñến 12 tuần tuổi
cho khối lượng cơ thể ñạt 1,683 kg, cao hơn so với khối lượng cơ thể gà Ri 60
ñến 70%.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

7
Các dòng trong cùng một giống hoặc các giống khác nhau thì có tốc ñộ
sinh trưởng khác nhau. Các giống gia cầm chuyên thịt có tốc ñộ sinh trưởng
nhanh hơn các giống gia cầm chuyên trứng và kiêm dụng. Letner và
Asmundsen (1983) [65] ñã so sánh tốc ñộ sinh trưởng của các giống gà
Leghorn trắng và Plymouth Rock tới 24 tuần tuổi ñã thấy rằng gà Plymouth
Rock sinh trưởng nhanh hơn gà Leghorn trong giai ñoạn 2 - 6 tuần tuổi nhưng
sau ñó không có sự khác nhau. Kết quả nghiên cứu ở 3 dòng thuần (dòng V1,
V3, V5) thuộc giống gà Hybro HV85 của Trần Long (1994) [16] ñã thấy tốc
ñộ sinh trưởng của 3 dòng này hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi.
Các loại gia cầm khác nhau về giới tính thì có tốc ñộ sinh trưởng khác
nhau, con trống lớn nhanh hơn con mái. Theo Jull M.A (dẫn theo Phùng ðức
Tiến (1996) [43]) thì gà trống có tốc ñộ sinh trưởng nhanh hơn gà mái 24 -
32%. Tác giả cũng cho biết, sự sai khác này do gen liên kết giới tính, những
gen này ở gà trống (2 nhiễm sắc thể giới tính) hoạt ñộng mạnh hơn gà mái (1

nhiễm sắc thể giới tính). Trong cùng một giống, cùng giới tính, ở gà có tốc ñộ
mọc lông nhanh có tốc ñộ sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Kushner K.F (1974)
[14] cho biết tốc ñộ mọc lông có quan hệ chặt chẽ tới tốc ñộ sinh trưởng,
thường gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và ñều hơn ở gà chậm lớn. ðồng
thời Hayer J.F, Mc Carthy J.C (1970) [60] ñã xác ñịnh trong cùng một giống
thì gà mái mọc lông ñều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hưởng của
hoocmon có tác dụng ngược chiều với gen liên kết giới tính quy ñịnh tốc ñộ
mọc lông.
Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài và quyết ñịnh ñến toàn
bộ các giai ñoạn sinh trưởng phát dục và năng suất của gia súc, gia cầm. ðặc
biệt ñối với gia cầm phải ñược tiêu thụ thức ăn ngay từ khi mới nở. Bùi ðức
Lũng, Lê Hồng Mận (1995) [18] cho rằng, ñể phát huy hết khả năng sinh
trưởng của gà thịt cần phải cung cấp ñầy ñủ các chất dinh dưỡng, cân bằng
giữa protein, các axit amin và năng lượng. Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

8
còn cần bổ sung nhiều chế phẩm sinh học như enzyme, vitamin, probiotic,
prebiotic... ñể tăng cường sinh trưởng, chất lượng thịt và sức kháng bệnh.
Theo Nguyễn Thị Mai (2001) [22] thì hiệu quả sử dụng thức ăn có liên quan
chặt chẽ tới tốc ñộ sinh trưởng của gà; trong cùng một chế ñộ dinh dưỡng,
cùng một giống, tại một thời ñiểm, những lô gà có tốc ñộ sinh trưởng cao hơn
thì hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn.
Các yếu tố môi trường cũng có những ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng
sinh trưởng của gia cầm. ðối với gà con do giai ñoạn còn nhỏ (30 ngày tuổi
ñầu) cơ quan ñiều khiển nhiệt chưa hoàn chỉnh cho nên yêu cầu về nhiệt ñộ
tương ñối cao, nếu nhiệt ñộ không phù hợp (quá thấp) sẽ làm gà con tụ ñống
dẫn ñến ít hoặc không sử dụng thức ăn làm cho sinh trưởng kém, hoặc chết
hàng loạt do dẫm ñạp lên nhau. Giai ñoạn sau nếu nhiệt ñộ quá cao sẽ hạn chế
việc sử dụng thức ăn, gà uống nước nhiều, bài tiết phân lỏng hạn chế khả

năng sinh trưởng và dễ mắc các bệnh ñường tiêu hóa. Readdy C.V (1999)
[29] ñã nghiên cứu và xác ñịnh ñược mối liên hệ giữa nhiệt ñộ môi trường với
sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn. Tác giả ñã rút ra kết luận: gà broiler
nuôi trong môi trường có khí hậu ôn hòa cho năng suất cao hơn môi trường
nóng, ví dụ gà từ 4 - 8 tuần tuổi ở nhiệt ñộ 10 - 15
0
C ñạt khối lượng cơ thể
1205 - 1249g và hệ số chuyển hóa thức ăn là 2,41 - 2,33%; ở 21,1
0
C ñạt khối
lượng cơ thể là 1225g, hệ số chuyển hóa thức ăn là 2,23%, nhưng ở 26,7
0
C
khối lượng cơ thể ñạt 1087g và hệ số chuyển hoá thức ăn là 2,30%. Khi nhiệt
ñộ môi trường cao trên 26 - 27
0
C sẽ gây stress nhiệt vì gà con không thể giải
thoát ñược nhiệt mà cơ thể sản sinh ra, do ñó sẽ làm giảm quá trình trao ñổi
chất, giảm khả năng sử dụng thức ăn, tăng tần số hô hấp dẫn ñến giảm tốc ñộ
sinh trưởng. Gà con từ 7 tuần tuổi trở lên nhạy cảm với nhiệt ñộ cao hơn gà
dưới 7 tuần tuổi. Trong mọi ñiều kiện của thời tiết nếu ẩm ñộ không khí cao
ñều bất lợi cho gia súc, gia cầm bởi vì nhiệt ñộ thấp mà ẩm ñộ cao làm tăng
khả năng dẫn nhiệt, gà con dễ mất nhiệt gây cảm lạnh và ngược lại nhiệt ñộ
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

9
cao, ẩm ñộ cũng cao sẽ làm cho cơ thể gia cầm thải nhiệt khó khăn dẫn ñến
cảm nóng, ở mọi môi trường gà con ñều sử dụng thức ăn kém, ảnh hưởng trực
tiếp ñến sinh trưởng và phát dục. Ngoài ra các yếu tố khác của môi trường
như thành phần không khí, tốc ñộ gió cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp

ñến tốc ñộ sinh trưởng của gia cầm.
* Hiệu quả sử dụng thức ăn
Hiệu quả sử dụng thức ăn là mức ñộ tiêu tốn thức ăn cho một ñơn vị sản
phẩm. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể là tỷ lệ chuyển hoá
thức ăn ñể ñạt ñược tốc ñộ tăng khối lượng cơ thể, vì tăng khối lượng cơ thể là
một chức năng chính của quá trình chuyển hoá thức ăn. Nói cách khác tiêu tốn
thức ăn là một hiệu suất giữa thức ăn trên 1 kg tăng khối lượng cơ thể.
Trong chăn nuôi gia cầm, tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng
cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng quyết ñịnh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
vì chi phí thức ăn thường chiếm tới 70% giá thành sản phẩm, tiêu tốn thức ăn
trên kg tăng khối lượng cơ thể càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và
ngược lại.
Chambers J.R. và cs (1984) [55] ñã xác ñịnh ñược hệ số tương quan
giữa khối lượng cơ thể và tăng khối lượng cơ thể với tiêu tốn thức ăn thường
rất cao (0,5-0,9). Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là âm
và thấp từ (-0,2 ñến -0,8). Hiệu quả sử dụng thức ăn liên quan chặt chẽ ñến
tốc ñộ sinh trưởng. Tiêu tốn thức ăn ít thì không những gà lớn nhanh mà mức
ñộ tích luỹ mỡ bụng cũng thấp, tăng chất lượng cho thịt.
ðối với gia cầm sinh sản thường tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng
hoặc 1 kg trứng. Trước ñây khi tính toán người ta chỉ tính lượng thức ăn cung
cấp trong giai ñoạn sinh sản. Hiện nay nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới ñã
áp dụng phương pháp tính mức tiêu tốn thức ăn bằng lượng chi phí cho gia
cầm từ lúc 1 ngày tuổi cho ñến kết thúc 1 năm ñẻ.
ðối với gia cầm nuôi thịt tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào tốc ñộ sinh
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

10
trưởng, ñộ tuổi. Giai ñoạn ñầu tiên tiêu tốn thức ăn thấp, giai ñoạn sau cao
hơn. Phương pháp áp dụng là tính mức tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối
lượng cơ thể.

Tiêu tốn thức ăn/ñơn vị sản phẩm còn phụ thuộc vào tính biệt, khí hậu,
thời tiết, chế ñộ chăm sóc, nuôi dưỡng, cũng như tình hình sức khoẻ của ñàn
gia cầm.
Tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu có ý nghĩa quyết ñịnh ñến hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi gà. Do vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm
tạo ra tổ hợp lai tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng cơ thể thấp.
2.1.1.4. Khả năng sinh sản
* Sinh lý sinh sản ở gia cầm mái
Gia cầm là loài ñẻ trứng. Con mái thoái hoá buồng trứng bên phải, chỉ
còn lại buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái, âm hộ gắn liền với tử cung và
cũng nằm trong lỗ huyệt, do ñó lỗ huyệt ñảm bảo ba chức năng: chứa phân,
chứa nước tiểu và cơ quan sinh dục. Khi giao phối gai giao cấu của con trống
áp sát vào lỗ huyệt của con mái và phóng tinh vào âm hộ.
Kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và loại gia
cầm. Gà một ngày tuổi buồng trứng có kích thước 1 - 2mm, khối lượng 0,03g,
thời kỳ gà ñẻ buồng trứng có hình chum nhỏ, khối lượng khoảng 45 - 55g
chứa nhiều tế bào trứng. Sự hình thành buống trứng và tuyến sinh dục xảy ra
vào thời kỳ ñầu của sự phát triển phôi, sau mỗi lứa tuổi lại có những thay ñổi
về cấu trúc và chức năng của buồng trứng.
Chức năng chủ yếu của buồng trứng là tạo trứng, quá trình phát triển
của tế bào trứng trải qua ba thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín.
Trước khi bắt ñầu ñẻ, buồng trứng gà có khoảng 3500 - 4000 trứng,
mỗi tế bào có một noãn hoàn.
Tế bào trứng tăng trưởng nhanh ñặc biệt là lòng ñỏ, trong 3 - 14 ngày
lòng ñỏ chiếm 90 - 95% khối lượng tế bào trứng. Thành phần chính của lòng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

11
ñỏ gồm protein, photpholipit, mỡ trung hoà, các chất khoáng và vitamin. ðặc
biệt lòng ñỏ ñược tích luỹ mạnh vào giai ñoạn từ 9 ñến 4 ngày trước khi trứng

rụng. Việc tăng quá trình sinh trưởng của tế bào trứng là do foliculin ñược chế
tiết ở buồng trứng khi gà mái thành thục sinh dục.
Sự rụng trứng ñược tính từ khi tế bào trứng rời khỏi buồng trứng rơi
vào loa kèn. Sự rụng trứng chỉ xảy ra một lần trong ngày, nếu gà ñẻ trứng vào
cuối buổi chiều (16h) thì sự rụng trứng thực hiện vào buổi sáng hôm sau.
Trứng ñược giữ lại trong ống dẫn trứng làm ñình trệ sự rụng trứng tiếp theo.
Sự rụng trứng của gà thường xảy ra từ 2 - 14 giờ.
Các hormon sinh dục của tuyến yên là FSH và LH kích thích sự rụng
trứng và chín trứng. Các hormon này kết hợp với hormon oestrogen sinh ra từ
nang trứng ñể ñiều hòa hoạt ñộng sinh sản của gia cầm.
* Năng suất trứng
Năng suất trứng là số lượng trứng một gia cầm mái ñẻ ra trong một ñơn
vị thời gian nhất ñịnh, có thể là một tháng, một vụ, một năm hay một ñời của
gà mái ñẻ. Hiện nay người ta tính năng suất trứng trong 365 ngày kể từ khi
con gia cầm ñẻ quả trứng ñầu tiên hay 500 ngày kể từ khi con gia cầm nở ra
(theo Nguyễn Duy Hoan (1997) [7], Nguyễn Thị Mai (2009) [23]). Năng suất
trứng của gia cầm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau.
Tuổi thành thục sinh dục liên quan ñến năng suất trứng của gia cầm, thành
thục sớm là một tính trạng mong muốn, tuy nhiên cần chú ý ñến khối lượng cơ
thể. Tuổi bắt ñầu ñẻ và kích thước cơ thể có tương quan nghịch, nếu chọn lọc
theo hướng tăng khối lượng quả trứng thì cần làm tăng khối lượng cơ thể gà và
tăng tuổi thành thục sinh dục. Tuổi thành thục sinh dục ñược xác ñịnh qua tuổi
ñẻ quả trứng ñầu tiên, tuổi thành thục sinh dục của một nhóm hoặc một ñàn gia
cầm ñược xác ñịnh theo tuổi ñạt tỷ lệ ñẻ là 5%. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến
tuổi thành thục sinh dục của gia cầm: loài, giống, dòng, hướng sản xuất, mùa vụ
nở, thời gian chiếu sáng, chế ñộ dinh dưỡng, chăm sóc quản lý.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

12
* Cường ñộ ñẻ trứng

Cường ñộ ñẻ trứng là năng suất trứng của gia cầm trong một thời gian
ngắn. Cường ñộ ñẻ trứng tương quan chặt chẽ với năng suất trứng một năm
nhất là cường ñộ ñẻ trứng của 3 - 4 tháng ñẻ ñầu. Vì vậy ñể ñánh giá năng
suất trứng của gia cầm người ta thường kiểm tra cường ñộ ñẻ trứng của 3 - 4
tháng ñẻ ñầu ñể có những phán ñoán sớm, kịp thời trong công tác chọn giống.
* Thời gian kéo dài chu kỳ ñẻ trứng sinh học
Chu kỳ ñẻ trứng sinh học liên quan với thời vụ nở của gia cầm con, tùy
thuộc vào thời gian nở mà chu kỳ ñẻ trứng sinh học có thể xảy ra trong thời
gian khác nhau trong năm. Ở gà chu kỳ này thường kéo dài 1 năm, gà tây, vịt
và ngỗng chu kỳ thường ngắn hơn và theo mùa. Chu kỳ ñẻ trứng sinh học có
mối tương quan thuận với tính thành thục sinh dục, nhịp ñộ ñẻ trứng, sức bền
ñẻ trứng và chu kỳ ñẻ trứng. Giữa sự thành thục và thời gian kéo dài chu kỳ
ñẻ trứng sinh học có tương quan nghịch rõ rệt. Các cá thể có sự khác nhau về
bản chất di truyền ñối với thời ñiểm kết thúc năm sinh học, ñiều này cho phép
tiến hành chọn lọc ñể sự ñẻ trứng ñược ổn ñịnh và do ñó nâng cao năng suất
trứng của cả năm.
Giữa thời gian kéo dài ñẻ trứng và sức sản xuất trứng có hệ số tương
quan dương rất cao. Nghiên cứu của Lerner J.M và Taylor (1943) [64] cho
rằng thời gian kéo dài chu kỳ ñẻ trứng là yếu tố quyết ñịnh năng suất trứng.
Sau mỗi chu kỳ ñẻ trứng sinh học gia cầm thường nghỉ ñẻ và thay lông,
trong ñiều kiện bình thường thay lông lần ñầu tiên là ñặc ñiểm quan trọng ñể
ñánh giá gia cầm ñẻ tốt hay xấu. Những gia cầm thay lông sớm thường ñẻ
kém và thời gian thay lông kéo dài 4 tháng, ngược lại nhiều gia cầm thay lông
muộn và nhanh, thời gian nghỉ ñẻ dưới 2 tháng.
* Tính ấp bóng
Tính ấp bóng là bản năng ấp trứng tự nhiên của gia cầm nhằm duy trì
nòi giống. ðây là phản xạ không ñiều kiện có liên quan ñến năng suất trứng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

13

của gia cầm. Sự xuất hiện bản năng ñòi ấp phụ thuộc vào các yếu tố di truyền,
những giống nhẹ cân thì bản năng ñòi ấp kém hơn các giống nặng cân, tính ấp
bóng làm giảm năng suất trứng. Vì vậy trong chăn nuôi công nghiệp người ta
tiến hành chọn lọc, loại bỏ bản năng ñòi ấp nhằm nâng cao năng suất trứng,
những giống gà công nghiệp hiện nay tính ấp bóng không còn hoặc còn rất ít.
Các yếu tố di truyền cá thể do rất nhiều gen quy ñịnh và ảnh hưởng ở
các mức ñộ khác nhau ñến năng suất trứng, muốn nâng cao năng suất trứng
qua các thế hệ phải bắt ñầu chọn lọc trên cả 5 yếu tố nói trên.
* Giống dòng gia cầm
Giống, dòng có ảnh hưởng lớn ñến năng suất trứng của gia cầm, giống
gia cầm khác nhau thì khả năng ñẻ trứng khác nhau.
Năng suất trứng của gà Lương Phượng Hoa ở 48 tuần ñẻ ñạt trung bình
158,63 quả/mái (Vũ Ngọc Sơn và cs (1999) [30]).
Trong cùng một giống, các dòng khác nhau thì năng suất trứng cũng
khác nhau, những dòng ñược chọn lọc thường cho năng suất trứng cao hơn
những dòng không ñược chọn lọc khoảng 15 - 20%.
*Tuổi gia cầm
Tuổi gia cầm cũng có liên quan ñến năng suất trứng, năng suất trứng của
gà giảm dần theo tuổi, thường thì năng suất trứng năm thứ hai giảm 15 - 20% so
với năm thứ nhất. Nhóm tác giả Trần ðình Miên và cs (1975) [24] thì quy luật
ñẻ trứng của gia cầm thay ñổi theo tuổi và có sự khác nhau giữa các loài.
* Thức ăn và dinh dưỡng
Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng thức ăn,
phụ thuộc vào mức năng lượng, hàm lượng protein và các thành phần khác
trong khẩu phần thức ăn (Bùi Thị Oanh (1996) [26]).
Thức ăn và dinh dưỡng có quan hệ chặt chẽ với khả năng ñẻ trứng,
muốn gia cầm có năng suất trứng cao, chất lượng thức ăn tốt thì phải ñảm bảo
một khẩu phần ăn ñầy ñủ và cân bằng các chất dinh dưỡng theo nhu cầu.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….


14
Quan trọng nhất là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng các axit
amin, các chất khoáng và vitamin. Thức ăn chất lượng kém sẽ không thể cho
năng suất cao, thậm chí còn gây bệnh cho gia cầm. Các loại thức ăn bảo quản
không tốt bị nhiễm nấm mốc, các loại thức ăn bị nhiễm ñộc các kim loại nặng,
thuốc bảo vệ thực vật ... sẽ không phát huy tiềmnăng di truyền về năng suất
mà còn làm giảm chất lượng sản phẩm.
2.1.1.5. Tỷ lệ thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh là một chỉ tiêu quan trọng ñể ñánh giá khả năng sinh sản
của con gia cầm. Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền,
dinh dưỡng, ñiều kiện ngoại cảnh, tuổi, tỷ lệ giữa con trống và con mái.
* Yếu tố di truyền
Loài, giống và các cá thể khác nhau thì tỷ lệ thụ tinh cũng khác nhau.
Kỹ thuật nhân giống cũng ảnh hưởng ñến tỷ lệ thụ tinh, nếu cho giao phối
ñồng huyết sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh.
* Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng của ñàn bố mẹ có ảnh hưởng trực tiếp ñến tỷ lệ thụ tinh.
Nếu trong khẩu phần ăn không ñủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ làm giảm
tỷ lệ thụ tinh. Khẩu phần thiếu protein phẩm chất tinh dịch sẽ kém vì ñây là
nguyên liệu cơ bản ñể hình thành tinh trùng, thiếu các vitamin A, E sẽ làm
cho cơ quan sinh dục phát triển không bình thường, từ ñó ảnh hưởng ñến khả
năng sinh tinh và các hoạt ñộng sinh dục, làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Khẩu phần
ăn không những phải ñầy ñủ mà còn phải cân bằng các chất dinh dưỡng, nhất
là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng giữa các axit amin, cân
bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng khác nhau.
* ðiều kiện ngoại cảnh
ðiều kiện ngoại cảnh mà cụ thể là tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt ñộ,
ñộ ẩm, sự thông thoáng và chế ñộ chiếu sáng) là những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới tỷ lệ thụ tinh. Nhiệt ñộ và ñộ ẩm cao hay thấp hơn so với quy ñịnh
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….


15
ñều ảnh hưởng ñến tỷ lệ thụ tinh ở các mức khác nhau thông qua quá trình
trao ñổi chất của cơ thể gia cầm.
Tỷ lệ thụ tinh của gia cầm thường cao vào mùa xuân và mùa thu, giảm
vào mùa hè, nhất là vào những ngày nắng nóng, ñộ ẩm cao, lớp ñộn chuồng
ẩm ướt làm gà dễ mắc bệnh ở chân, làm tỷ lệ thụ tinh giảm thấp và làm cho gà
dễ mắc các bệnh ñường ruột, ñường hô hấp. Chuồng thông thoáng kém, hàm
lượng khí ñộc trong chuồng nuôi tăng lên, ảnh hưởng xấu ñến sức khỏe và
làm giảm tỷ lệ thụ tinh.
* Tuổi gia cầm
Tuổi gia cầm có ảnh hưởng rõ rệt ñến tỷ lệ thụ tinh, thường ở gà trống
tinh hoàn ñạt kích thước tối ña ở 28 - 30 tuần tuổi, giai ñoạn này tỷ lệ thụ tinh
thường ñạt rất cao. Nếu nuôi dưỡng hợp lý tinh hoàn sẽ phát triển tốt và bắt
ñầu có hiện tượng suy thoái sau 48 tuần tuổi, vì thế gà trống một năm tuổi
thường có tỷ lệ thụ tinh tốt hơn gà trống hai năm tuổi.
* Tỷ lệ trống/mái
ðể có tỷ lệ thụ tinh cao, cần có tỷ lệ trống/mái thích hợp tỷ lệ này cao
hay thấp quá ñều làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Các loài, giống gia cầm khác nhau
thì tỷ lệ trống và mái cũng khác nhau.
2.1.1.5. Tỷ lệ nở
Tỷ lệ nở không những ñánh giá khả năng tái sản xuất của ñàn giống mà
còn là chỉ tiêu quan trọng ñể ñánh giá sức sinh sản của gia cầm. Tỷ lệ ấp nở
ñược xác ñịnh bằng nhiều công thức khác nhau tuỳ theo mục ñích. Trong sản
xuất tỷ lệ ấp nở ñược xác ñịnh bằng tỷ lệ (%) giữa số gà con nở ra với số
trứng ñem ấp. Trong thí nghiệm ñể so sánh giữa các nhân tố ảnh hưởng ñến tỷ
lệ ấp nở hoặc xác ñịnh chất lượng của máy ấp, người ta tính bằng tỷ lệ (%)
giữa số gà con nở ra với số trứng có phôi. Ở các trung tâm giống hay ở các
trạm nghiên cứu di truyền - giống, xác ñịnh toàn diện chất lượng ñàn giống
người ta tính tỷ lệ ấp nở bằng tỷ lệ (%) giữa con nở ra với số trứng ñẻ ra.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

16
Tỷ lệ nở là một chỉ tiêu ñánh giá sự phát triển của phôi, sức sống của
gia cầm non. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến tỷ lệ nở của trứng gia cầm,
các nhân tố này có thể xếp thành hai nhóm chính ñó là các yếu tố thuộc môi
trường bên trong và các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài.
Theo các tác giả Wegner (1980), Pingel và Jeroch (1980) (dẫn theo
Trần Thị Mai Phương (2004) [27]) thì tỷ lệ ấp nở chịu tác ñộng của rất nhiều
yếu tố như: một số gen gây chết làm ảnh hưởng ñến tỷ lệ ấp nở, ảnh hưởng
này càng rõ hơn trong giao phối cận huyết, phương thức chăn nuôi khác nhau
ảnh hưởng tới tỷ lệ nở khác nhau, khối lượng trứng cũng ảnh hưởng ñến tỷ lệ
chết phôi, trứng to hoặc nhỏ quá ñều cho tỷ lệ nở thấp.
Nghiên cứu của tác giả Bạch Thị Thanh Dân và cs (1997) (dẫn theo
Trần Thị Mai Phương (2004) [27]) thì các yếu tố như vệ sinh thú y, mùa vụ,
phương pháp xử lý trứng ấp cũng ảnh hưởng ñến tỷ lệ nở của trứng gia cầm.
* Ảnh hưởng của môi trường bên trong
Môi trường bên trong chính là tất cả các yếu tố liên quan ñến chất lượng
trứng ấp. Nó bao gồm tất cả các chỉ tiêu ñánh giá chất lượng trứng ấp như khối
lượng trứng, chỉ số hình thái trứng, chất lượng vỏ trứng, tỷ lệ lòng trắng và lòng
ñỏ, chỉ số lòng ñỏ, chỉ số lòng trắng và ñơn vị Haugh. Mỗi yếu tố này ñều ảnh
hưởng ñến kết quả ấp nở và sức sống của gia cầm con tương lai.
* Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài bao gồm thu vận chuyển và bảo quản trứng ấp,
nhiệt ñộ, ẩm ñộ, sự thông thoáng, ñảo trứng và làm mát, kỹ năng nghề của
công nhân kỹ thuật và chất lượng ñàn giống bố mẹ.
2.1.2. Dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm
2.1.2.1. Nhu cầu năng lượng
Theo Nguyễn Duy Hoan (1999) [8] năng lượng thức ăn ñược dự trữ
trong các dạng vật chất thức ăn là lipit, gluxit và protein. Mỗi hoạt ñộng sống

ñều gắn liền với quá trình sử dụng và trao ñổi năng lượng. Năng lượng ñược
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

17
sử dụng cho việc duy trì và sản xuất tạo ra sản phẩm, phần năng lượng dư
thừa sẽ ñược dự trữ dưới dạng lipid hay mô mỡ….
Theo NRC (1998) [66] có bốn dạng năng lượng là năng lượng thô,
năng lượng tiêu hóa, năng lượng trao ñổi và năng lượng thuần. Năng lượng
thô là năng lượng ñược giải phóng ra khi ñốt cháy hoàn toàn mẫu thức ăn
trong buồng ñốt có máy ño nhiệt. Sản phẩm của quá trình này là nhiệt năng.
Maynard và cs (1979) (dẫn theo Vũ Duy Giảng (2001) [5]) cho biết năng
lượng thô của 1 số chất dinh dưỡng là: glucoza 15,7 Kj/g, tinh bột 17,7 Kj/g,
mỡ lợn 39,7 Kj/g, dầu từ hạt 39 Kj/g, mỡ bơ 38,5 Kj/g.
Năng lượng tiêu hóa là phần năng lượng còn lại sau khi lấy năng lượng
thô trừ ñi năng lượng phân. Năng lượng trao ñổi là là hiệu của năng lượng tiêu
hóa và năng lượng trong nước tiểu. Năng lượng thuần là năng lượng còn lại
sau khi lấy năng lượng trao ñổi trừ ñi năng lượng nhiệt.
Theo Nguyễn Thị Mai (2009) [23] thì hiện nay người ta tính toán nhu
cầu cho gia cầm bằng năng lượng trao ñổi. Nhu cầu năng lượng trao ñổi của
gia cầm ñược thể hiện bằng số calo (cal), kilocalo (Kcal), megacalo (Mcal)
hay jun (J), kilojun (KJ), megajun (MJ) cho một con trong một ngày ñêm hay
trong một kilogam thức ăn hỗn hợp.
Khi phối hợp khẩu phần ăn cho gia cầm, không những phải ñảm bảo ñủ
nhu cầu năng lượng mà còn phải cân ñối các chất dinh dưỡng khác bởi vì gia
cầm thu nhận thức ăn trước hết là ñể thỏa mãn nhu cầu về năng lượng. Do ñó,
khi ñã thu nhận ñủ năng lượng rồi thì chúng không ăn thêm nữa cho dù các
chất dinh dưỡng khác còn thiếu. Vì vậy, ta co thể nói năng lượng là chìa khoá
chính cần ñiều chỉnh khi phối hợp khẩu phần ăn cho các loại gia cầm.
Nhu cầu năng lượng cho gia cầm bao gồm nhu cầu năng lượng cho duy
trì (chính là năng lượng cung cấp cho hoạt ñộng trao ñổi cơ cản và các hoạt

ñộng sống bình thường) và nhu cầu năng lượng cho sản xuất (chính là năng
lượng cung cấp cho tăng khối lượng và ñẻ trứng).
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

18
Nhu cầu duy trì theo Grimbergen (1974) (dẫn theo Nguyễn Duy Hoan
(1999) [8]): ME(Kcal/gà/ngày)=100*W
0,75

Nghiên cứu của tác giả Swanson ME (Kcal/gà/ngày) = (170-2,2T) W
0,75
.
Nguyễn Thị Mai (2009) [23] cho biết nhu cầu cho duy trì của gà ñẻ
trứng với:
Các giống chuyên chứng là: ME (Kcal/gà/ngày) = (170 - 2,2T)W
Các giống chuyên thịt là: ME (Kcal/gà/ngày) = (173 - 1,95T) W
0,75
Trong ñó: T là nhiệt ñộ môi trường (ñộ C)
W là khối lượng cơ thể gà (kg)
W
0,75
là khối lượng trao ñổi cơ thể gà (kg)
Nhu cầu cho gà ñẻ trứng giống chuyên thịt và gà ñẻ trứng giống chuyên
trứng ñược xác ñịnh theo công thức:
ME (Kcal/gà/ngày) = (173 - 1,95T) W0,75 + 5∆W + 2∆E
ME (Kcal/gà/ngày) = (170-2,2T)W + 5∆W + 2∆E
Trong ñó: T là nhiệt ñộ môi trường (ñộ C), W là khối lượng cơ thể gà
(kg), ∆W là tăng khối lượng cơ thể hàng ngày (g), ∆E năng suất trứng trung
bình của một gà mái (g/ngày).
Theo Larbier và Leclercq (1993) (dẫn theo Vũ Duy Giảng (2001) [5])

thì nhu cầu cho gà thịt thương phẩm là:
ME (Kcal/gà/ngày) = 100 W
0,75
+ 14,4∆Pr + ∆Li
(Trong ñó: W là khối lượng cơ thể gà (kg), ∆Pr là protein tăng lên(g/ngày),
∆Li là lipit tăng lên (g/ngày))
Wu và Han (1982) (dẫn theo Vũ Duy Giảng (2001)[5]), tác giả Nguyễn
Thị Mai (2009) [23] thì nhu cầu cho gà thịt thương phẩm là:
ME (Kcal/gà/ngày) = 128.5 W
0,75
x a x ∆W
(Trong ñó: W là khối lượng cơ thể gà (kg), ∆W tăng trọng gà (g/ngày), a là
2,5 hay 3,8 lần lượt ñối với gà 0-4 tuần và 4-7 tuần)

×