Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.38 KB, 5 trang )
Truyền đạt thông tin hiệu quả
Chúng ta sống cần đến giao tiếp như một phương tiện gắn kết người và người.
Trong hoạt động nào cũng cần đến sự giao tiếp và hiệu quả giao tếp không phải
lúc nào cũng đạt được như ý muốn của người trao đổi thông tin! Bởi vì chúng
ta sinh ra từ những vùng miền khác nhau, cách nói chuyện của chúng ta chưa
thể hiện được tính chuyên nghiệp … khiến cho hiệu quả đạt không cao!
Để khắc phục tình trạng này bạn có thể chú ý đến một vài khía cạnh sau đây:
Không nói giọng địa phương – bởi vì chúng ta có âm điệu và ngữ điệu khác nhau
nhất là giữa ba vùng bắc – trung – nam khiến cho giao tiếp của chúng ta gặp không
ít khó khăn! Thế nên khi nói chuyện với người vùng khác, tốt nhất chúng ta nên
nói giọng phỏ thông, sử dụng ngôn ngữ phổ thông để truyền đạt thông tin mình
muốn gửi đến! Hạn chế sử dụng ngữ điệu và âm điệu địa phương gây khó hiểu cho
đối tác của mình!
Nói rõ ràng, dõng dạc – bạn đừng nó quá nhỏ hay quá to, hãy nói đủ vừa để người
khác có thể nghe thấy và hiểu những gì bạn nói! Đừng thể hiện thái độ tự ty hay
nhút nhat, hãy nói một cách tự nhiên, rõ ràng và mạch lạc. Điều này sẽ giúp bạn
truyền tải thông tin một cách tốt nhất!
Nói chính xác, ngắn gọn, súc tích – những gì cần nói bạn hãy gói gọn trong những
câu từ chứa nhiều thông tin nhất! Hãy nói một cách ngắn gọn những diễn tả chính
xác những gì bạn cần thảo luận với người khác! Đừng quá lo lắng rằng bạn ní ít
như thế liệu người ta có hiểu bạn nói gì không và hiệu quả có đạt được không! Nói
ngắn gọn súc tích sẽ tốt hơn nhiều so với việc bạn nói quá nhiều về một chủ đề nào
đó đấy!
Nói đủ ý không rườm rà lan man sang chuyện khác – hãy chú ý và chủ đề chính mà
bạn muốn truyền tải đến người bên cạnh! Đừng lúc nào cũng tỏ ra hiểu biết khiến