TUẦN 7
Thứ ba ngày tháng năm 2021
Tự nhiên và xã hội
TIẾT 10: BÀI 5: ƠN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (TIẾT 2)
Dạy: (Lớp 2B)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
-Củng cố, kiến thức, kĩ năng đã học về chủ đề Gia đình.
2. Năng lực:
-Biết chia sẻ thơng tin với bạn bè về các thế hệ trong gia đình, nghề
nghiệp của người lớn; cách phòng chống ngộ độc khi ở nhà và những
việc đã làm để giữ sạch nhà ở.
- Trân trọng, yêu quý gia đình và thể hiện được sự quan tâm , chăm sóc,
yêu thương các thế hệ trong gia đình.
3. Phẩm chất:
- Thực hiện những việc phịng tránh ngộ độc và gĩ gìn vệ sinh nhà ở
bằng các việc làm phù hợp.
II. Đồ dùng:
- HS: SGK.
- GV: SGK, máy tính, ti vi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ1: Khởi động (2-3’)
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
giải câu đố:
+Câu đố 1: Người A gọi người B - HS trả lời câu hỏi.
là bố, người B gọi người C cũng -3 thế hệ
là bố. Vậy nhà người A có mấy thế
hệ?
-Nghề thợ mộc
+Câu đố 2: “ Nghề gì cần đến đục,
cưa-Làm ra sản phẩm sớm, trưa - Nhận xét.
em cần.”
- Cơ nhất trí với câu trả lời của các
em. Bây giờ chúng ta cùng vào bài
học ngày hôm nay nhé.
HĐ2: Thực hành (16-18’)
a. Hoạt động 1:
* Yêu cầu cần đạt: Trò chơi “ sắp
xếp đồ dùng đúng nơi- đúng chỗ”
- HS tham gia chơi
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: -GV chia lớp thành
2 đội, phát cho mỗi đội các hình
ảnh về đồ dùng, thức ăn, đồ uống, - HS đại diện các nhóm chia sẻ.
thuốc,…Chia đơi bảng, trên bảng
ghi nơi bảo quản, HS lên gắn ảnh
vào nơi bảo quản đúng. HS tham
gia chơi trong 3 phút.
- Nhận xét, khen ngợi.
b. Hoạt động 2: (10-12’)
* Yêu cầu cần đạt: Chia sẻ về lợi
ích nghề nghiệp
- HS đọc xác định yêu cầu thảo
* Cách tiến hành:
luận nhóm 2 thực hiện trả lời câu
-u cầu HS thảo luận nhóm đơi, hỏi.
trả lời các câu hỏi sau:
(Dự kiến câu trả lời)
+Em ước mơ sau này làm nghề - Em muốn trở thành ca sĩ. Vì
gì?
em rất thích hát và biểu diễn
+Tại sao em thích cơng việc đó?
trước mọi người. Em muốn
+Lợi ích của cơng việc đó là gì?
mang tiếng hát của mình tới tất
- Tổ chức cho HS chia sẻ, trình cả mọi người giúp cho mọi
bày kết quả thảo luận.
người vui vẻ.
- Em thích làm tiếp viên hàng
khơng vì em muốn được ngắm
bầu trời rộng lớn. Đặc biệt, tiếp
viên hàng sẽ được đi nhiều nước
khác nhau trên thế giới.
- Em thích làm bác sĩ. Vì bác sĩ
sẽ khám và chữa bệnh cứu
người. Em muốn chăm sóc sức
khỏe cho gia đình của mình.
- Nhận xét.
- GV chốt, nhận xét, tun dương
HS.
HĐ4: Củng cố, dặn dị: (1-2’)
- Hơm nay em được biết thêm HS nêu.
được điều gì qua bài học?
- Nhận xét giờ học và nhắc HS
chuẩn bị bài sau.
Tự nhiên xã hội
TIẾT 11. BÀI 5: ÔN TẬP VỀ CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (TIẾT 3)
Dạy: (Lớp 2B, Lớp 2A)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
-Củng cố, kiến thức, kĩ năng đã học về chủ đề Gia đình.
2. Năng lực:
-Biết chia sẻ thông tin với bạn bè về các thế hệ trong gia đình, nghề
nghiệp của người lớn; cách phòng chống ngộ độc khi ở nhà và những
việc đã làm để giữ sạch nhà ở.
- Trân trọng, yêu quý gia đình và thể hiện được sự quan tâm , chăm sóc,
u thương các thế hệ trong gia đình.
3. Phẩm chất:
- Thực hiện những việc phòng tránh ngộ độc và gĩ gìn vệ sinh nhà ở
bằng các việc làm phù hợp.
II. Đồ dùng:
- HS: SGK.
- GV: SGK, máy tính, ti vi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
1. HĐ1: Khởi động (2-3’)
Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh nghe bài thơ: Giúp
mẹ của Phan Thị Thanh Nhàn
(dự kiến câu trả lời)
- Hỏi:
- Bạn ấy đã nhặt rau, quét dọn,
+ Bạn nhỏ trong bài đã làm gì giúp gấp quần áo, dỗ em.
mẹ?
- Hằng ngày các con có giúp bố
+ Hằng ngày các con có giúp bố mẹ quét nhà , rửa bát.
mẹ ko?
+ Các con làm những việc gì?
- Nhận xét.
+ Cơ hồn tồn nhất trí với câu trả
lời của các em. Vậy hơm nay cơ
- HS lắng nghe.
và trị chúng mình cùng tìm hiểu
các bạn giữ sạch nhà ở bằng cách
nào nhé.
(dự kiến câu trả lời)
HĐ2: Vận dụng: (30-34’)
- Em thích nội dung phịng tránh
-GV đưa ra các câu hỏi khái quát ngộ độc khi ở nhà.
và yêu cầu HS trả lời:
- Em thích nội dung giữ sạch nhà
+Em thích nhất nội dung nào trong ở...
chủ đề Gia đình?
- Bạn Minh đã vẽ sơ đồ các thế
hệ trong gia đình của bạn ấy.
+Hình vẽ cuối bài vẽ gì?
- Gia đình bạn Minh có 2 thế hệ.
+Gia đình bạn Minh có mấy thế - Em đã hồn thành sơ đồ gia
hệ?
đình mình như bạn Minh rồi ạ.
+Em đã hồn thành sơ đồ gia đình - u thương, chăm sóc, quan
mình như bạn Minh chưa?
tâm đến mọi người trong gia
+Em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu đình.
của mình đối với gia đình?
- Nhận xét.
- HS thực hiện.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu HS tạo một sản phẩm về
nội dung chủ đề (vẽ tranh về an
toàn thực phẩm, nghê nghiệp em
u thích, tranh về gia đình em,...)
3. HĐ4: Củng cố - dặn dị (3-5)’
- HS nêu.
- Hơm nay em được ôn lại nội
dung nào đã học?
- Nhận xét giờ học.
-Yêu cầu HS thực hiện những việc
làm thể hiện sự yêu thương, quan
tâm đối với các thành viên trong - HS lắng nghe.
gia đình, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ,
sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, ngay
ngắn,...
-Sưu tầm tranh ảnh về ngày khai
trường
MỘT SỐ KIẾN THỨC BỔ SUNG
1. Giáo dục gia đình góp phần quan trọng hình
thành và phát triển nhân cách con người
GIÁO DỤC GIA ĐÌNH GIỮ VAI TRỊ CHỦ ĐẠO
Giáo dục giữ vai trị chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, bao gồm
giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội. Trong đó, 1) Gia đình là tổ ấm - nơi tràn
đầy tình yêu thương ruột thịt, vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư, thực hiện chức năng phát triển
nịi giống vừa là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con trẻ/con người. 2) Giáo
dục nhà trường (bao gồm cả sinh hoạt tập thể và hoạt động xã hội cơng ích) cung cấp cho con
người/học sinh những tri thức khoa học cơ bản, hiện đại, hình thành những năng lực, phẩm chất
trí tuệ và phát triển những phẩm chất đạo đức của nhân cách. 3) Giáo dục xã hội qua sách báo,
phim ảnh, truyền hình, giao tiếp xã hội, với những nội dung lành mạnh, góp phần tích cực hỗ trợ
giáo dục gia đình và nhà trường trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người.
Đặc biệt quan tâm vấn đề gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại
mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã
hội là gia đình”[2], bởi gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội; đồng thời, cũng là
nơi bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, mơi trường quan trọng để hình
thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Gia đình Việt Nam truyền thống được hình
thành và phát triển, gắn kết một cách bền chặt là do tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành
viên; với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp như: Kính trên nhường dưới, hịa thuận, thủy chung,
nghĩa tình, hy sinh cho con, tôn trọng, hiếu đễ với ông bà, cha mẹ, anh em, yêu thương đùm bọc
lẫn nhau, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, v.v.. trở thành cái nơi, thành nền tảng hình
thành và ni dưỡng nhân cách con người Việt Nam.
Với ý nghĩa là môi trường văn hóa đầu tiên, nơi mà mỗi cá nhân từ khi chào đời đến phát triển,
trưởng thành liên tục được tiếp nhận những tình cảm tốt đẹp từ các thành viên, văn hóa gia đình
là giá trị cốt lõi của văn hóa xã hội, vì rằng, đó là khởi nguồn sinh ra con người, nuôi dưỡng con
người từ thuở lọt lịng đến khi trưởng thành. Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn
mực đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia
đình với xã hội, gắn liền với những điều kiện cụ thể của tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong
những thành tố của văn hóa gia đình, việc tổ chức cuộc sống có nền nếp, trật tự, gia phong; việc
dạy dỗ, ứng xử, giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên gia đình thuộc các thế hệ
rất quan trọng, bởi thơng qua đó, các thế hệ đi trước truyền thụ cho con trẻ những giá trị văn hóa
truyền thống và hiện đại, tạo nên giá trị xã hội và nhân cách văn hóa của mỗi con người. Nhân
cách, đạo đức, lối sống của các thành viên trong gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến con trẻ; trong
khi đó, sự giáo dục ở gia đình khơng có chương trình, kế hoạch cụ thể và các thành viên không
được đào tạo chính quy về giáo dục, cho nên, giáo dục gia đình khơng chuẩn mực sẽ dẫn con trẻ
đến suy nghĩ và hành vi lệch chuẩn. Nền tảng của một gia đình hạnh phúc biểu hiện ở mối quan
hệ ứng xử tốt đẹp, hiểu biết, sẻ chia, thông cảm và thương yêu nhau giữa vợ và chồng; sự thương
yêu, chăm sóc, hy sinh của cha mẹ vì con và sự kính trọng, biết ơn, hiếu thảo của con đối với cha
mẹ, ơng bà… Cho nên, văn hố gia đình và giáo dục trong một gia đình văn hóa tạo ra nền nếp,
kỷ cương để mọi người cùng thực hiện và đó cũng chính là gia lễ, gia phong - cái gốc của gia
đình, giữ cho con người Việt Nam và tạo cho gia đình và xã hội Việt Nam một sức sống mãnh
liệt.
Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm ban đầu đối với q trình xã hội hóa của con trẻ/cá nhân, ảnh
hưởng khơng nhỏ đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của con trẻ. Giáo dục và nuôi
dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và nhân cách của mỗi con người, mà
nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành
vẫn chưa dừng lại… Trong hành trình đó, lứa tuổi ấu thơ được chăm sóc, ni dưỡng tại gia đình
là giai đoạn quan trọng, mặc dù khi đó, nhân cách chưa được thể hiện rõ ràng, song thông qua
hành vi bắt chước hành động của người lớn, con trẻ bắt đầu thu nhận các tương tác nhân - sinh quan để hình thành nhân cách của mình. Để con trẻ trở thành một người có nhân cách tốt, việc
giáo dục của mỗi gia đình đóng vai trị chủ đạo. Theo đó, giáo dục con trẻ khơng chỉ dừng lại ở
lời nói hay mà phải bằng những cử chỉ, việc làm đẹp, bởi mọi hành vi, thái độ, lối sống của
người lớn, nhất là cha mẹ có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của con
trẻ. Người xưa thường nói “dạy con từ thuở cịn thơ”, cho nên, việc thường xuyên giáo dục con
trẻ thái độ, cử chỉ, lời nói lễ phép, kính trên nhường dưới, tơn sư trọng đạo… để khi trưởng thành
con trẻ thấu hiểu, biết ơn đấng sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc ơng bà, cha mẹ là hết sức cần
thiết.
Trong mỗi gia đình, kết hợp giữa giáo dục truyền thống với hiện đại, cha mẹ, ông bà không chỉ
giáo dục con trẻ đạo đức và văn hóa gia đình, giáo dục lao động, giáo dục phát triển trí tuệ, giáo
dục thể lực toàn diện, giáo dục thẩm mỹ; trong đó, việc giáo dục, dạy dỗ về thái độ, cử chỉ, giao
tiếp và ứng xử lễ nghĩa, kính trọng người già, chăm lo, nhường nhịn người nhỏ tuổi; uốn nắn,
phê phán, ngăn chặn thái độ, cử chỉ bất nhã, bất hiếu của con trẻ mà cịn rèn tính tự giác trong
học tập, suy nghĩ, sinh hoạt đúng giờ, gọn gàng ngăn nắp, kỹ năng sống… giúp con trẻ hình
thành nhân cách, sớm ý thức được trách nhiệm của mình đối với mọi người và mọi người đối với
mình trong gia đình. Văn hóa gia đình chính là thành lũy kiên cố để bảo vệ và giúp con trẻ duy
trì, phát huy được những giá trị chân, thiện, mỹ từ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc;
đồng thời, khơi dậy cho con trẻ những ý tưởng sáng tạo, hình thành lối sống lành mạnh, góp
phần vào q trình giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách con người.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước ngày càng đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, gia đình
Việt Nam truyền thống đang có những biến đổi mạnh mẽ trong cấu trúc, hình thái, quy mơ và
mối quan hệ giữa các thành viên, thế hệ. Chịu tác động từ xu thế tồn cầu hóa, những giá trị,
chuẩn mực truyền thống cũng đã và đang thay đổi; trong đó, ở khơng ít gia đình, mối quan tâm,
chăm sóc của một bộ phận cha mẹ dành cho con trẻ suy giảm, thậm chí có khơng ít gia đình cịn
“khốn trắng” cho xã hội và nhà trường việc giáo dục con trẻ. Bên cạnh đó, một số khơng ít cha
mẹ chưa dành thời gian thích đáng cho con trẻ; một số khác thiếu kỹ năng và phương pháp giáo
dục khoa học…, đã tạo ra những hệ lụy, ảnh hưởng đến tâm sinh lý, việc học hành, sự hình thành
nhân cách, lối sống đúng đắn, thậm chí sự thành cơng của con trẻ ở tương lai. Đó cũng chính là
một ngun nhân quan trọng khiến cho gia đình chưa phát huy được vai trị của nó với tư cách là
mơi trường góp phần ni dưỡng và giáo dục nhân cách con người, chống lại các tệ nạn xã hội,
tạo nguồn nhân lực có chất lượng tốt phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực tế cho thấy, ở một bộ phận gia đình hiện nay, nhân cách của con trẻ đang chịu tác động xấu
bởi tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, lối sống thực dụng, trọng tiền tài, vật chất nói chung, thiếu vắng
sự chăm sóc, dạy dỗ, bảo vệ con trẻ nói riêng. Nhận thức sâu sắc thực trạng này, văn kiện các kỳ
Đại hội của Đảng, nhất là những nhiệm kỳ gần đây đã nhấn mạnh: “Tình trạng suy thoái, xuống
cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp
trẻ”[3]. Đây không chỉ là một trong những thách thức lớn đối với sự nghiệp giáo dục nói chung
và giáo dục đạo đức, lối sống, ni dưỡng sự hình thành và phát triển nhân cách con trẻ trong gia
đình nói riêng mà cịn ảnh hưởng đến việc tạo dựng, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nguyên nhân của thực trạng này có nhiều, song khơng thể khơng nói đến thực tế là: vì nhiều lý
do khác nhau, một bộ phận gia đình đã khơng cịn thật sự là “tổ ấm” để trao truyền yêu thương,
chăm lo, dạy dỗ, giáo dục và ni dưỡng con trẻ. Ở đó, cấu trúc gia đình lỏng lẻo, liên kết giữa
các thành viên gia đình yếu, cha mẹ thiếu gương mẫu, thường xuyên mâu thuẫn, xung đột, dẫn
đến bạo lực gia đình; trong đó, bạo lực của người chồng đối với người vợ và bạo lực của cha mẹ
đối với con cái xảy ra nghiêm trọng. Ở những nơi con trẻ thường xun phải chứng kiến những
“hình ảnh”, “sự việc” khơng đẹp đó, ắt chúng hoặc bị khủng hoảng tâm lý “địn roi”, lệch lạc
trong suy nghĩ dẫn đến lệch lạc trong hành động, có xu hướng áp dụng các hành vi bạo lực đối
với người khác trong tương lai. Cùng với các mâu thuẫn, xung đột và bạo lực gia đình là vấn đề
ly hơn, nhất là các gia đình cha mẹ ly hơn khi con cịn nhỏ tuổi, thì con trẻ thường thấy: hoặc là
dễ bị rơi vào khủng hoảng tâm sinh lý, hoặc thu mình, rồi dẫn đến có những hành vi lệch chuẩn
trong tương lai.
CHÚ TRỌNG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC
Sự hình thành và phát triển nhân cách con người là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội, của
các tổ chức chính trị - xã hội, đồn thể, gia đình và mỗi cá nhân; trong đó, gia đình có vai trị hết
sức quan trọng. Vì giải quyết tốt các vấn đề của gia đình cũng đồng thời là giải quyết tốt các vấn
đề xã hội, cho nên chú trọng xây dựng gia đình hạnh phúc, phát huy vai trị giáo dục của gia đình
cũng chính là để xóa bỏ những khó khăn và thách thức đang làm suy yếu gia đình, suy yếu động
lực của sự phát triển.
Thực tế cũng cho thấy, trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển;
trong đó, những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương
đùm bọc lẫn nhau, thuỷ chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất
kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gìn giữ, vun đắp và phát huy. Coi xây
dựng gia đình là cơ sở, điều kiện để mỗi gia đình/một tế bào/hạt nhân trong xã hội bền vững, là
môi trường trong sạch, chắc chắn để hình thành và phát triển nhân cách con người, Chỉ thị số
49 CT/TW ngày 21/2/2005 về “Xây dựng gia đình thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố” đã
nhấn mạnh việc phải “tăng cường cơng tác giáo dục đời sống gia đình. Cung cấp tới từng gia
đình các kiến thức, kỹ năng sống, như: kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng ứng xử giữa các thành viên
trong gia đình với nhau và với cộng đồng. Giáo dục và vận động mọi gia đình tự nguyện, tự giác,
tích cực thực hiện nếp sống văn minh... Trong giáo dục, phải kế thừa và phát huy những giá trị
truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình
trong xã hội phát triển”.
Gia đình khơng chỉ là tế bào tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội, vì thế, muốn có
một xã hội phát triển lành mạnh thì trước hết từng tế bào phải phát triển bền vững, để xã hội tồn
tại và phát triển. Trên tinh thần đó, Văn kiện Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Phát huy giá trị
truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện tốt bình
đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ; chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền trẻ em”[4]. Vì thế, yêu cầu
phải “sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển
những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ.
Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”[5] đã được chú trọng.
Trên tinh thần đó, “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/5/2012. Chiến lược khẳng định, gia đình là mơi
trường quan trọng để hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát
huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Trong đó, bên cạnh mục tiêu chung: “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh
phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội”, chiến lược còn đề ra 3
mục tiêu cụ thể, gồm Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí, trách nhiệm của gia đình
và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hơn nhân
và gia đình, bình đẳng giới, phịng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm
nhập vào gia đình; trong đó, hằng năm, trung bình giảm từ 10 - 15% hộ gia đình có bạo lực gia
đình... Mục tiêu 2: Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tiếp
thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện đầy đủ các
quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi,
phụ nữ có thai, ni con nhỏ; trong đó, phấn đấu đến năm 2020 đạt 95% hộ gia đình dành thời
gian chăm sóc, dạy bảo con, cháu, tạo điều kiện cho con, cháu phát triển tồn diện về thể chất, trí
tuệ, đạo đức và tinh thần, không phân biệt con, cháu là trai hay gái... Mục tiêu 3: Nâng cao năng
lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế; tạo việc
làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận
nghèo theo quy định…
Tiếp tục đánh giá vị trí, tầm quan trọng của gia đình với ý nghĩa là nền tảng, tế bào của xã hội;
đồng thời cũng là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành và phát triển
nhân cách con người, nơi giữ vai trò đặc biệt quan trọng liên quan tới số lượng, chất lượng dân
số và cơ cấu dân cư của quốc gia, Văn kiện Ðại hội XII của Đảng nêu rõ: “Thực hiện chiến lược
phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến
bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng mỗi trường học thật sự là một trung tâm văn hóa giáo dục,
rèn luyện con người”[6].
Việc thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Ðảng, chiến lược của Chính phủ; các Bộ luật
Dân sự, Luật Hơn nhân và Gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Phịng, chống bạo lực gia đình;
Luật Trẻ em ra đời, bổ sung và sửa đổi được thực thi; việc tổ chức thường niên Ngày hội gia đình
28/6... đã góp phần khắc phục hiện tượng một bộ phận gia đình “hỏng từ gốc”. Ở những gia đình
đó, cha mẹ phạm tội hoặc sa vào tệ nạn; gia đình bỏ mặc, khơng quan tâm đến con cái, những gia
đình cha mẹ đã mất hoặc bỏ rơi con cái để con trẻ trở thành trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, lang thang cơ
nhỡ; cách giáo dục gia đình không đúng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển nhân cách,
định hướng lối sống của con trẻ, thiết thực phòng, chống tệ nạn tội phạm, tệ nạn xã hội, lối sống
tiêu cực, ích kỷ, thờ ơ vơ cảm, hành xử bạo lực của con người nói chung, con trẻ nói riêng...
Để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh và phát huy vai trò của giáo dục gia
đình trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người, cần thiết phải có sự phối hợp
đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội; trong đó, chú trọng vai trị nền tảng từ gia đình. Vì
thế, cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm sau:
Một là, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành chức năng về vấn đề xây
dựng gia đình nói chung, giáo dục trong mỗi gia đình nói riêng để giáo dục đạo đức, lối sống,
nâng cao thể chất, trí lực, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách của
con trẻ nói riêng, con người nói chung. Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ ba mơi trường giáo dục
là gia đình - nhà trường - xã hội; trong đó, phát huy những ưu điểm của từng môi trường giáo
dục để không chỉ đi đến sự thống nhất trong giáo dục con trẻ mà còn hỗ trợ và đồng hành cùng
mục tiêu chung là tạo dựng nguồn lực con người Việt Nam chuẩn mực về đạo đức, hoàn thiện về
tri thức, kỹ năng. Đi liền cùng đó là phát huy vai trị của các trung tâm bảo trợ, ni dạy trẻ mồ
côi, các làng trẻ, trại trẻ mồ côi, những ngơi chùa,v.v.. để những con trẻ bị thiệt thịi vì khơng
thể/thiếu một mái ấm gia đình được chăm sóc, u thương, học tập và vui chơi cùng các bạn
đồng hoàn cảnh…
Hai là, chú trọng tạo dựng mơi trường gia đình tràn ngập tình yêu thương, bình đẳng và trách
nhiệm, tổ chức lối sống gia đình lành mạnh, các thành viên trong gia đình yêu thương, sẻ chia,
gắn kết và cha mẹ, ông bà nêu gương cho con trẻ học theo, làm theo những điều tốt đẹp, có giá
trị nhân văn lớn lao. Đi liền cùng đó, trong mỗi gia đình, các bậc cha mẹ ý thức được trách
nhiệm của mình; xác định mục tiêu giáo dục con trẻ trong từng giai đoạn và trong cả quá trình,
phù hợp tâm sinh lý và lứa tuổi để thống nhất phương pháp giáo dục; để khơng chỉ phịng, tránh
trường hợp mỗi người một phương pháp mà còn khắc phục được tâm lý gây áp lực cho con trẻ.
Trong giáo dục, việc tạo điều kiện để con trẻ được nêu chính kiến, quan điểm thậm chí phản biện
lại một vấn đề nào đó là vô cùng cần thiết, bởi đây là năng lực, bản lĩnh cần thiết của mỗi con
người được giáo dục hiện đại khuyến khích, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát
triển nhân cách của con người từ khi còn nhỏ.
Ba là, lấy con trẻ làm trọng tâm trong quá trình dạy dỗ, giáo dục và nghiêm túc trong việc dạy
bảo con trẻ, giáo dục, rèn luyện con trẻ học hỏi tính kỷ luật, sự tơn trọng các thành viên, nhất là
cha mẹ, ơng bà để con trẻ có thời gian luyện tập nhân cách của mình. Cùng với đó, mỗi bậc cha
mẹ khơng chỉ cần quan tâm, chăm sóc mà cịn phải tơn trọng, hiểu đúng về con trẻ để việc giáo
dục đúng, đạt hiệu quả. Cụ thể là, phải tạo được sự gần gũi, thân mật, tin tưởng ở con trẻ, để con
trẻ coi mình là những người bạn lớn mà chia sẻ tâm tư, tình cảm, diễn biến tâm lý bên trong, từ
đó cha mẹ, ơng bà có thể hiểu được các mối quan hệ, khát vọng, cảm xúc, suy nghĩ, nguyện
vọng, mong muốn, sở thích, lo lắng, niềm vui, nỗi buồn của con trẻ..
Bốn là, các bậc cha mẹ khơng ngừng học hỏi, tìm hiểu những tri thức khoa học, xã hội, trang bị
và nâng cao kiến thức, khả năng chăm sóc, dạy dỗ và giáo dục con cái, để khơng chỉ góp phần
tăng cường, nâng cao và phát huy được vai trò giáo dục gia đình, nhất là với các bậc cha mẹ ở
khu vực nơng thơn, miền núi mà cịn khắc phục phương pháp giáo dục chỉ dựa trên kinh nghiệm
và cảm tính. Thực tế cho thấy, cha mẹ có quyền và thường tác động đến sự phát triển và định
hướng tương lai của con trẻ, song nếu giáo dục không đúng và định hướng “không chuẩn”,
không sát điều kiện thực tế của chính bản thân con trẻ và gia đình thì con trẻ khơng những khơng
phát huy được khả năng của mình mà cịn ln cảm thấy căng thẳng, dễ dẫn đến suy sụp tinh
thần và thể chất.
Năm là, phát huy vai trị của các cơ quan truyền thơng gắn với tăng cường tuyên truyền Chiến
lược xây dựng gia đình và văn hóa gia đình để nâng cao nhận thức và hành động, góp phần thực
hiện tốt hơn nữa chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về gia đình. Qua
đó, giúp cho các gia đình có kiến thức và kỹ năng sống, chủ động phòng, chống các tệ nạn xã hội
xâm nhập vào trong gia đình, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và gia
đình ngày càng phát triển bền vững theo tinh thần Chỉ thị số 49 CT/TW ngày 21/2/2005 về “Xây
dựng gia đình thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố” và “Chiến lược phát triển gia đình Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.
Nói giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và mơi trường xã hội chính là nền tảng để ni
dưỡng tâm hồn con trẻ, định hình và phát triển nhân cách, cung cấp tri thức và rèn luyện con
người... cũng có nghĩa là cần phải chú trọng xây dựng gia đình và phát huy vai trị của giáo dục
gia đình trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người./.