Tải bản đầy đủ (.docx) (190 trang)

Luận án vai trò của báo chí quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 190 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
�0�

ĐỖ DUY HƯNG

ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO CHÍ QUÂN ĐỘI
ĐỐI VỚI NHẬN THỨC CHÍNH TRỊ - TƯ
TƯỞNG
CỦA QUÂN NHÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
�0�

ĐỖ DUY HƯNG

ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO CHÍ QUÂN ĐỘI
ĐỐI VỚI NHẬN THỨC CHÍNH TRỊ - TƯ
TƯỞNG


CỦA QUÂN NHÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Ngành: Báo chí học
Mã số: 932 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TẠ NGỌC TẤN

HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các sô
liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được công bô trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIA

ĐỖ DUY HƯNG


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH
HƯỞNG CỦA BÁO CHÍ QUÂN ĐỘI ĐỐI VỚI NHẬN
THỨC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CỦA QUÂN NHÂN

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1
1.2
1.3

Khái quát về báo chí quân đội; về báo Quân đội nhân dân và
kênh truyền hình Qc phịng Việt Nam
Lý ḷn chung về nhận thức chính trị - tư tưởng của quân
nhân trong giai đoạn hiện nay
Những vấn đề lý luận chung về ảnh hưởng của báo chí qn
đội đơi với nhận thức chính trị - tư tưởng của quân nhân
Chương 2: NỘI DUNG, HÌNH THỨC ẢNH HƯỞNG
CỦA BÁO CHÍ QUÂN ĐỘI ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CỦA QUÂN NHÂN

1

10
37

37
47
54
70

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1
2.2
2.3


Nhận thức của cơ quan báo chí quân đội về định hướng nhận
thức chính trị - tư tưởng của quân nhân
Nội dung thơng tin định hướng nhận thức chính trị - tư tưởng
cho quân nhân
Hình thức và phương thức chuyển tải thơng tin định hướng
nhận thức chính trị - tư tưởng cho quân nhân
Chương 3: HIỆU QUẢ TIẾP NHẬN THÔNG TIN TỪ
BÁO CHÍ QUÂN ĐỘI VỀ NHẬN THỨC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CỦA QUÂN NHÂN TRONG GIAI ĐOẠN

70
75
90
98

HIỆN NAY
3.1
3.2

Các yếu tơ tác động đến nhận thức chính trị - tư tưởng của
98
quân nhân trong giai đoạn hiện nay
Nhu cầu, thói quen tiếp nhận thơng tin định hướng chính trị - tư 106
tưởng từ báo chí quân đội của quân nhân


3.3

4.1
4.2


Đánh giá hiệu quả tiếp nhận thông tin từ báo chí quân đội về
nhận thức chính trị - tư tưởng của quân nhân trong giai đoạn
hiện nay
Chương 4: DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO CHÍ
QUÂN ĐỘI ĐỐI VỚI NHẬN THỨC CHÍNH TRỊ - TƯ
TƯỞNG
CỦA QUÂN NHÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Dự báo tình hình ảnh hưởng đến nhận thức chính trị - tư
tưởng của quân nhân
Một số giải pháp nâng cao sự ảnh hưởng của báo chí qn
đội đối với cơng tác giáo dục nhận thức chính trị - tư tưởng
của quân nhân trong giai đoạn hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

112

124

124
135

150
153
154
165



CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
QĐND
QPVN
PT-TH

Viết đầy đủ
Quân đội nhân dân
Quôc phòng Việt Nam
Phát thanh và Truyền hình


7

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Ngày nay, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quôc Việt Nam Xã hội chủ
nghĩa có bước phát triển mới cả về nội dung, tính chất, phạm vi, phương thức
hoạt động và đang đặt ra những yêu cầu mới rất cao. Quân đội ta với tư cách
là một lực lượng vũ trang, một công cụ đặc biệt của Đảng, của giai cấp cơng
nhân Việt Nam, lực lượng nịng cơt để xây dựng nền qc phịng toàn dân và
tiến hành chiến tranh nhân dân, không những phải nâng cao sức chiến đấu,
sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược ở các quy mô cường độ khác nhau,
bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nền hòa bình cho Tổ
qc, mà cịn phải làm trịn trách nhiệm đội quân công tác, tham gia giải
quyết các vấn đề của đời sơng chính trị - xã hội của đất nước, phịng chơng có
hiệu quả chiến lược “Diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch, nhất là
phịng chơng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Cán bộ sỹ quan quân đội là nhân tô quyết định sức mạnh của quân đội,
là lực lượng nịng cơt để xây dựng nền qc phịng toàn dân, bảo vệ Tổ quôc,
bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, giữ vững hịa
bình, ổn định chính trị đất nước. Vì vậy, cơng tác đào tạo cán bộ qn đội nói
chung và vai trò của việc tuyên truyền qua tài liệu, sách, báo, tạp chí ln có
vị trí rất quan trọng và là yêu cầu cấp thiết, khách quan trong thời kỳ hiện nay.
Gắn liền với sự trưởng thành, phát triển của Qn đội st mấy chục
năm qua, báo chí qn đội là một bộ phận hợp thành báo chí cách mạng Việt
Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng trong mỗi thời
kỳ. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Qn ủy Trung ương, Bộ Qc phịng, trực
tiếp là Tổng cục Chính trị, báo chí quân đội ln giữ vững định hướng chính
trị, tích cực tun truyền đường lơi, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
ḷt của Nhà nước; nhiệm vụ qn sự, qc phịng và các hoạt động của lực
lượng vũ trang nhân dân theo tôn chỉ, mục đích của từng cơ quan báo chí.


Cùng với đó, báo chí qn đội cịn tun truyền về công cuộc đổi mới, xây
dựng đất nước trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, đơi ngoại trong bôi
cảnh hội nhập quôc tế; tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, tích cực phát
hiện, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, v.v. Đồng thời, báo chí
qn đội là lực lượng xung kích, nịng cơt, vũ khí sắc bén tun truyền, đấu
tranh chơng các quan điểm sai trái, thù địch, chơng tiêu cực, tham nhũng,
lãng phí, bảo vệ trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội và lợi ích chính
đáng của nhân dân, góp phần định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận xã
hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thông tin của bộ đội và nhân dân.
Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết của Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính
trị, bên cạnh kết quả đạt được, công tác thông tin tuyên truyền của báo chí
qn đội cịn bộc lộ một sơ hạn chế, bất cập. Đó là, hình thức thơng tin, tun
truyền chưa thật phong phú, chưa thu hút được nhiều bạn đọc; nội dung tun
truyền có mặt cịn giản đơn, chưa cập nhật và bám sát thực tiễn đời sông của

bộ đội và nhân dân. Sự phôi hợp giữa các cơ quan báo chí trong quân đội,
giữa cơ quan báo chí quân đội với các cơ quan chức năng chỉ đạo, quản lý báo
chí chưa thường xuyên, chặt chẽ trong đấu tranh với các quan điểm sai trái,
thù địch và trước những sự kiện phức tạp, nhạy cảm. Công tác thông tin,
tuyên truyền, định hướng dư luận bằng tiếng nước ngoài trên các báo, tạp chí
điện tử chưa được quan tâm đúng mức, nội dung, hình thức chưa phong phú,
sức thuyết phục chưa cao, chưa đến được với đông đảo bạn đọc trong và
ngoài nước, v.v.
Mặt khác, thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội
chính trị tiếp tục tăng cường các hoạt động chông phá cách mạng trên tất cả
các lĩnh vực, trong đó chơng phá trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa là “mũi đột
phá”, xuyên tạc về lý luận, gây hoang mang trong tư tưởng, gây hoài nghi về
mục tiêu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, làm giảm sút lòng tin của các
tầng lớp nhân dân Việt Nam vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Chúng


thực hiện mục tiêu “phi chính trị hóa” Qn đội và “vơ hiệu hóa” lực lượng
vũ trang thơng qua chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ. Ngoài ra, mặt trái của nền kinh tế thị trường tác
động tiêu cực đến đời sơng của bộ đội. Những ́u tơ đó có tác động khơng
nhỏ tới nhận thức chính trị - tư tưởng của quân nhân, trong đó có các học viên
đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội.
Những hạn chế, tác động kể trên cần được tiếp tục nghiên cứu cơ bản,
hệ thông, chuyên sâu, làm cơ sở cho việc nhận thức đúng đắn và tổ chức
thông tin tun truyền phịng, chơng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” một cách
hiệu quả ở quân đội và các nhà trường quân đội hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài "Ảnh hưởng của
báo chí quân đội đối với nhận thức chính trị - tư tưởng của quân nhân
trong giai đoạn hiện nay " làm đề tài nghiên cứu của mình theo chuyên
ngành báo chí học, nhằm nghiên cứu làm rõ nguyên nhân, điều kiện, hiệu quả

tác động của báo chí quân đội tác động đến nhận thức chính trị - tư tưởng của
quân nhân và để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng của báo chí
quân đội.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực tế, đánh giá về ảnh hưởng của báo
chí qn đội đơi với nhận thức chính trị - tư tưởng của quân nhân trong giai
đoạn hiện nay qua khảo sát học viên đào tạo cấp phân đội để đề xuất quan
điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của báo chí qn đội đơi với quân
nhân ở các nhà trường quân đội nước ta hiện nay, góp phần đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, thực sự là lực
lượng nịng cơt chính trị, tư tưởng của quân đội.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết và công cụ để khảo sát ảnh


hưởng của báo chí quân đội đến nhận thức chính trị - tư tưởng của các học
viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội nước ta hiện nay.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng và rút ra tính chất, đặc điểm sự tác động của các
nhân tô, điều kiện chi phôi chất lượng hiệu quả ảnh hưởng của báo chí qn
đội đơi với nhận thức chính trị - tư tưởng của các học viên đào tạo sĩ quan cấp
phân đội ở các nhà trường quân đội nước ta hiện nay.
- Dự báo những xu hướng và đề xuất giải pháp nâng cao sự ảnh hưởng của báo
chí qn đội đơi với nhận thức chính trị - tư tưởng của các học viên đào tạo sĩ
quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
* Đối tượng nghiên cứu
Sự ảnh hưởng của báo chí qn đội đơi với nhận thức chính trị - tư
tưởng của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam qua khảo sát học viên đào
tạo cấp phân đội.

* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những yếu tô của báo chí quân đội tác động tới quá trình
tiếp nhận và thay đổi nhận thức chính trị - tư tưởng của học viên đào tạo cán
bộ cấp phân đội, trình độ đại học các nhà trường quân đội ở nước ta hiện nay.
Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát và kế thừa kết quả nghiên cứu
của các công trình khoa học đã cơng bơ có liên quan trực tiếp đến báo chí
quân đội và học viên đào tạo cán bộ cấp phân đội, trình độ đại học ở nhà
trường trong quân đội, đại diện cho 4 khôi chuyên môn quân sự trong quân
đội là tham mưu, chính trị, hậu cần, kĩ thuật (khảo sát Trường Sĩ quan Lục
quân 1, Trường Sĩ quan Chính trị, Học viện Hậu cần, Học viện Kĩ thuật
Quân sự).
Về đôi tượng quân nhân, tác giả khảo sát học viên đào tạo cán bộ cấp
phân đội. Bởi vì, học viên cấp phân đội, sau khi tôt nghiệp trở thành sỹ
quan công tác ở các đơn vị trong toàn quân theo chuyên ngành đã học. Với


tuổi đời còn trẻ, thời gian phục vụ quân đội còn rất dài và trở thành đội ngũ
kế cận thế hệ cán bộ, sỹ quan đi trước, họ sẽ là lớp cán bộ nịng cơt h́n
lụn, giáo dục chiến sỹ trong toàn quân. Mặt khác, trong quá trình học tập
ở nhà trường, học viên đang định hình về nhận thức chính trị - tư tưởng và
là giới trẻ tiếp xúc, tương tác nhiều với phương tiện truyền thông, mạng xã
hội. Do đó, tác giả chọn mẫu khảo sát điển hình là học viên cấp phân đội
của các trường quân sự Việt Nam hiện nay, vừa có ý nghĩa đại diện bộ
phận chiến lược của quân nhân trong điều kiện mới, vừa đáp ứng yêu cầu
cấp bách việc nâng cao chất lượng chính trị - tư tưởng trong đào tạo sỹ
quan quân đội hiện nay.
Về báo chí quân đội, luận án tập trung khảo sát Báo Quân đội nhân
dân (báo in và điện tử), Kênh truyền hình Qc phịng Việt Nam. Đây là
những kênh thông tin, dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, trực tiếp
là Tổng cục Chính trị, đại diện cho các loại hình báo chí trong Quân đội tác

động đến quân nhân trong toàn quân.
Luận án khảo sát báo chí quân đội và học viên đào tạo cán bộ cấp
phân đội trong thời gian 2 năm, từ đầu năm 2016 đến hết năm 2017.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Báo chí quân đội là một kênh quan trọng trong cơng tác giáo dục, nâng
cao nhận thức chính trị - tư tưởng cho quân nhân, nhận thức và thực tiễn cơng
tác báo chí đã thể hiện đúng quan điểm đó chưa?
Anh hưởng của báo chí qn đội đơi với cơng tác giáo dục chính trị - tư
tưởng cho quân nhân trong điều kiện hiện nay ra sao, đâu là thành công và
hạn chế, đâu là nguyên nhân của thành công và hạn chế?
Những yếu tô nào ảnh hưởng đến hiệu quả tác động của báo chí qn
đội đơi với cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho quân nhân?
Giải pháp, điều kiện để nâng cao chất lượng ảnh hưởng của báo chí
qn đội đơi với cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho quân nhân trong


bôi cảnh hiện nay là gì?
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
* Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên hệ thông các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí, về giai cấp và
đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng gắn với
điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng căn cứ vào
các lý thuyết báo chí hiện đại làm cơ sở lý luận cho đề tài của mình.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích và
tổng hợp, hệ thơng, lịch sử - lơgíc, tổng kết thực tiễn, phỏng vấn, điều tra xã
hội học. Cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả hướng vào thu thập và xử lý
những thông tin, cơ sở lý thuyết liên quan đến hệ thơng báo chí qn đội và

nhận thức chính trị tư tưởng của quân nhân, cụ thể như: Thành tựu lý thuyết
đã đạt được liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu; các kết quả nghiên cứu
cụ thể đã công bô trên các ấn phẩm; sô liệu thông kê; chủ trương, chính sách
liên quan đến nội dung nghiên cứu; nguồn tài liệu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở phân tích hệ thơng văn
bản, báo cáo tổng kết thực tiễn, các tác phẩm báo chí, ý kiến trưng cầu về sự
tác động của báo chí quân đội tới nhận thức tư tưởng của cán bộ, chiến sỹ
trong toàn quân, luận án tổng hợp vấn đề, rút ra những kết luận, nhận định về
những thành công và hạn chế trong thơng tin của báo chí qn đội đơi với sự
trau dồi phẩm chất đạo đức, giữ vững bản lĩnh chính trị của quân nhân trong
giai đoạn xã hội hiện nay, đặc biệt trong bơi cảnh có nhiều biểu hiện suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức lơi sông và các thế lực thù địch tăng cường sự
chông phá quyết liệt trên mọi phương diện của cuộc sông.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử-logic: Trên cơ sở phân tích vấn đề


theo lịch sử vận động, dùng để tìm nguồn gôc phát sinh (nguồn gôc xuất xứ,
hoàn cảnh nảy sinh), quá trình phát triển và biến hóa (điều kiện, hoàn cảnh,
khơng gian, thời gian…. có ảnh hưởng) để phát hiện bản chất và quy luật vận
động của sự ảnh hưởng của báo chí qn đội đơi với nhận thức chính trị của
quân nhân..
Nghiên cứu lịch sử-logic vấn đề là cơ sở để phát hiện những thành tựu
lý thuyết đã có nhằm thừa kế, bổ sung và phát triển các lý thuyết đó, hoặc
phát hiện những thiếu sót, khơng hoàn chỉnh trong các tài liệu đã có… từ đó
tìm thấy chỗ đứng của đề tài nghiên cứu của từng cá nhân.
Phương pháp phỏng vấn: Tác giả phỏng vấn lãnh đạo cơ quan báo chí,
nhà báo, các chuyên gia trong lĩnh vực báo chí, truyền thơng (16 người), đội
ngũ chính trị viên tiểu đoàn và học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội (40
người), để phát hiện những nhận định, đánh giá nhận thức chính trị - tư tưởng
của đội ngũ thuộc cấp khi tuyên truyền và tiếp nhận thông tin từ báo chí quân

đội. Tất cả các tư liệu đều được xử lý theo một chuẩn, một hệ thông để tìm ra
được các ý kiến gần nhau hoặc trùng nhau của đa sơ chun gia. Những ý
kiến đó là những cơ sở tin cậy để đi đến các kết luận chung, những luận điểm
về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp điều tra bằng phiếu: tác giả phát phiếu điều tra với sô
lượng 500 phiếu (mỗi nhà trường 125 phiếu), với đôi tượng điều tra là học
viên đào tạo cấp phân đội ở 4 học viện, trường sĩ quan quân đội; 150 phiếu
với nhà báo nhằm xây dựng thang sơ có ý nghĩa định lượng cho nghiên cứu.
Phương pháp hệ thống: Đó là cơ sở để từ những thông kê sô lượng, tần
suất và các thang sô nghiên cứu tổng hợp đánh giá nội dung, hình thức tin bài
viết về giáo dục chính trị - tư tưởng trên báo chí quân đội; mức độ, cách thức
tiếp nhận và chuyển hóa nhận thức tư tưởng của quân nhân, qua sự đánh giá
những yếu tô trên để rút ra những kiến nghị, giải pháp cho báo chí quân đội
trong việc tuyên truyên, vạch rõ, ngăn chặn những thủ đoạn âm mưu chông


phá của các thế thù địch và biểu hiện tiêu cực bởi sự tác động của mặt trái
kinh tế thị trường, tình hình phức tạp trong và ngoài nước. Đồng thời, tuyên
tuyền và khẳng định giá trị khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lơi, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; giáo dục truyền thông của dân tộc, quân đội, đơn vị.
Phương pháp tổng kết thực tiễn: Đó là cơ sở để có thể đánh giá chất
lượng, hiệu quả quá trình thực hiện các hoạt động trên thực tế của công tác
thông tin, tun truyền trên báo chí qn đội, cơng tác tổ chức, hướng dẫn
quân nhân tiếp nhận thông tin trên báo chí quân đội gắn với mục đích nâng
cao nhận thức chính trị - tư tưởng.
6. Đóng góp khoa học của luận án
Nghiên cứu lý luận về ảnh hưởng của báo chí quân đội đến nhận thức
chính trị - tư tưởng của quân nhân ở các nhà trường quân đội, có ý nghĩa như
một nghiên cứu trường hợp cụ thể trong điều kiện hiện nay. Kết quả nghiên cứu

của đề tài có thể là tài liệu tham khảo về nội dung và phương pháp nghiên cứu
làm việc tương tự.
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần phát triển lý luận báo chí truyền
thơng trong mơi quan hệ với cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho quân
nhân - một đôi tượng đặc biệt trong bôi cảnh hiện nay, khi mà những diễn
biến chính trị kinh tế trên thế giới ngày càng phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp và
mạnh mẽ trên đất nước ta.
7. Ý nghĩa của luận án
* Về mặt lý luận
Phân tích, làm rõ sự ảnh hưởng của báo chí qn đội đơi với nhận thức
chính trị - tư tưởng của học viên các nhà trường quân đội ở nước ta hiện nay,
góp phần củng cơ, khẳng định quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về giai cấp và đấu tranh giai cấp,
đấu tranh dân tộc, kiên quyết làm thất bại âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa
bình",


"phi chính trị hóa" qn đội của các thế lực thù địch.
* Về thực tiễn
Kết quả của luận án có thể tham khảo cho các cơ quan có trách nhiệm
trong việc hoạch định chính sách nhằm phịng, chơng “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong quân đội và xã hội. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo
phục vụ cơng tác nghiên cứu sự phát triển về lý luận và thực tiễn nghiệp vụ
báo chí trong nước nói chung, trong Quân đội nói riêng.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án gồm 4 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của báo chí qn
đội đơi với nhận thức chính trị - tư tưởng của quân nhân trong giai đoạn hiện
nay.

Chương 2: Nội dung, hình thức ảnh hưởng của báo chí qn đội đơi với
nhận thức chính trị - tư tưởng của quân nhân trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Hiệu quả tiếp nhận thơng tin từ báo chí qn đội về
nhận thức chính trị - tư tưởng của quân nhân trong giai đoạn hiện nay.
Chương 4: Dự báo tình hình và một sô giải pháp nâng cao sự ảnh
hưởng của báo chí qn đội đơi với nhận thức chính trị - tư tưởng của quân
nhân trong giai đoạn hiện nay.


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Anh hưởng của báo chí qn đội đơi với nhận thức chính trị - tư tưởng
của quân nhân là sự định hướng, quán triệt đường lôi, chủ trương, chính sách,
quan điểm của Đảng, Nhà nước và Quân đội thể hiện trên nội dung tác phẩm
báo chí, tác động tới nhận thức, tư tưởng của quân nhân, để họ luôn “Trung
với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ
quôc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng
vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Ngoài sự quán triệt của chỉ huy các
cấp, giáo dục - đào tạo ở nhà trường, định hướng chính trị - tư tưởng của báo
chí quân đội là một trong những phương thức giáo dục chính trị - tư tưởng
hiệu quả đôi với quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Do đó, trên
cơ sở nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài, tác giả tổng hợp thành những
vấn đề sau:
1. Cơng trình nghiên cứu khoa học sự ảnh hưởng, tác động của báo chí đối
với nhận thức, tư tưởng của công chúng
Trải qua một quá trình cách mạng lâu dài, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
lãnh đạo nhân dân thực hiện những nhiệm vụ to lớn và phức tạp. Phù hợp với
tính chất của các nhiệm vụ cách mạng đó, trong những điều kiện lịch sử cụ
thể, nội dung và phương thức công tác tư tưởng cũng có sự biến đổi nhất định.
Tuy nhiên, nhận thức của Đảng về vai trị, vị trí cơng tác tư tưởng trong toàn

bộ hoạt động của mình là nhất quán. Công tác tư tưởng luôn luôn được coi là
một lĩnh vực hoạt động có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong công tác của
Đảng.
Với khả năng tác động một cách rộng lớn nhanh chóng và mạnh mẽ
vào toàn bộ xã hội, hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng có vai
trị và ý nghĩa hết sức to lớn trong công tác tư tưởng. Việc giáo dục lý tưởng,
giáo dục chính trị, xây dựng lơi sơng mới ln gắn liền với việc kế thừa và
phát huy những giá trị tích cực trong đời sơng văn hóa tinh thần của dân tộc.
Đấu tranh với những âm mưu, những luận điệu phản tuyên truyền chông
Đảng,


chơng chế độ là một nội dung và mục đích quan trọng của cơng tác tư tưởng.
Bài báo “Vai trị báo chí trong hoạt động chống diễn biến hịa bình về
tư tưởng văn hóa” của PGS.TS Tạ Ngọc Tấn – Tạp chí Báo chí và Tun
truyền sơ 5.1995. Chiến lược “diễn biến hịa bình” sử dụng các phương tiện
thơng tin đại chúng, tuyên truyền và các sản phẩm vật chất khác tác động vào
ý thức con người làm bào mòn những giá trị tinh thần tích cực theo hướng
phù hợp với mục tiêu đặt ra của các thế lực thù địch. Sự nguy hại lớn hơn là ở
chỗ những tác động đó nhằm vào những người trẻ tuổi, lớp người không được
thử thách chiến tranh, chưa rèn luyện thực tiễn, nhạy cảm với “thị hiếu” mới.
Tác giả khẳng định việc đấu tranh chơng diễn biến hịa bình trên mặt trận tư
tưởng - văn hóa là nhiệm vụ có ý nghĩa sơng cịn đơi với cơng cuộc xây dựng
đất nước, vơ hiệu hóa sự tác động có mục đích của kẻ thù vào ý thức con
người mới có khả năng giữ vững ổn định chính trị, xã hội. Tác giả đã đưa ra
ba phương hướng giải quyết vấn đề này. Thứ nhất, thông tin kịp thời cho xã
hội về các sự kiện, hiện tượng có liên quan đến nhận thức, thị hiếu, thẩm mỹ
và tình cảm của nhân dân. Thứ hai, báo chí giáo dục để hướng tới hình thành
những nền tảng ý thức, tư tưởng, tình cảm vững chắc trong cư dân, cho họ có
cơ sở ln hướng về phía những giá trị tôt đẹp. Thứ ba, vạch trần kịp thời

những âm mưu, thủ đoạn chính trị, những luận điệu, hành vi chông phá của
các thế lực thù địch. Để thực hiện được những phương hướng trên, việc cần
thiết và có ý nghĩa quan trọng là phát triển một hệ thơng báo chí mạnh, đa
dạng, có khả năng khơng chỉ đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhu cầu thông tin
phong phú của xã hội mà còn phải dần tạo được một vai trị nhất định trong
giao lưu thơng tin qc tế.
Bài báo “Khuynh hướng chính trị tư tưởng trong báo chí” của tác giả
PGS, TS Tạ Ngọc Tấn, được đăng trên Tạp chí Báo chí và Tun truyền sơ
8.1996. Bài báo trình bày khuynh hướng chính trị - tư tưởng tồn tại trong báo
chí như một hiện tượng khách quan, không thể phủ nhận; được biểu hiện
trong từng tác phẩm, trong từng sản phẩm báo chí cụ thể một cách tế nhị.
Trong quá trình chủ động hình thành khuynh hướng chính trị - tư tưởng, yếu


tơ con người là chủ đạo. Do đó việc đào tạo bồi dưỡng, chuẩn bị, lựa chọn, bơ
trí cán bộ là vấn đề quyết định, rất quan trọng.
Đề tài “Tác động của báo chí đối với việc xây dựng lối sống tích cực
của thanh niên sinh viên hiện nay” của PGS. TS Tạ Ngọc Tấn (Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, năm 1998), làm rõ những biểu hiện, chiều hướng vận
động của lôi sông thanh niên sinh viên hiện nay, xác định được vai trị ảnh
hưởng của các ́u tơ khác nhau trong đời sông xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng
của báo chí đơi với những diễn biến phức tạp trong lôi sông của thanh niên
sinh viên; xác định những cơ sở khoa học, thực tiễn và dựa vào đó để hình
thành những giải pháp đồng bộ nhằm huy động, kiểm soát và sử dụng hiệu
quả toàn bộ hệ thơng báo chí vào việc giáo dục, hình thành lơi sơng tích cực
cho thanh niên sinh viên hiện nay.
Cn “Mác-Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh bàn về báo chí xuất bản”
(năm 2004) cung cấp cho bạn đọc tài liệu nghiên cứu, học tập tư tưởng của
Mác- Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh về báo chí, xuất bản. Nhà Xuất bản
Chính trị qc gia phơi hợp cùng Vụ Báo chí, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung

ương tổ chức nghiên cứu, tuyển chọn và x́t bản cn sách Mác-Ăngghen,
Lênin, Hồ Chí Minh bàn về báo chí, xuất bản, do PGS.TS. Vũ Duy Thơng
chủ biên. C.Mác-Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh là những lãnh tụ vĩ
đại của giai cấp vô sản đã bắt đầu cuộc đời hoạt động của mình bằng tiếng nói
đấu tranh của báo chí. Bằng những bài báo, tác phẩm của mình, các nhà cách
mạng vô sản đã tiến hành luận chiến bảo vệ lợi ích của quảng đại quần chúng
nhân dân lao động, bác bỏ và đánh bại các luận điệu của thế lực thù địch. Báo
chí cách mạng thực sự là vũ khí chiến đấu của giai cấp công nhân, là cơ quan
tuyên truyền, tham gia vào việc tổ chức và phát triển xã hội bằng hoạt động
ngơn ḷn của mình, với mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân lao động, vì
sự tiến bộ và giải phóng con người.
Cn sách “Hồ Chí Minh về báo chí” do tác giả Tạ Ngọc Tấn tuyển
chọn và giới thiệu các bài nói, bài viết về vấn đề báo chí của Chủ tịch Hồ Chí


Minh trong suôt cuộc đời hoạt động của Người. Cuôn sách khơng chỉ có ích
đơi với nhà báo, các cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí, mà cịn giúp cho bạn
đọc có thêm tư liệu học tập và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về
báo chí trong giai đoạn mới. (Nxb Chính trị qc gia, 2004)
Cn sách “Những vấn đề của báo chí hiện đại” của tác giả Hoàng
Đình Cúc, Phạm Dũng (Nxb Lý luận chính trị, năm 2007). Cuôn sách tập hợp
các bài nghiên cứu của hai tác giả, đề cập đến 19 vấn đề đang được đặt ra
trong các mặt hoạt động của báo chí ở nước ta từ lý luận đến thực tiễn và
công tác giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo... Cuôn sách gồm hai phần: Phần một,
nghiên cứu những vấn đề chung của báo chí; Phần hai, nghiên cứu về nghề
báo, nhà báo và tác phẩm báo chí.
“Truyền thơng đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở
các nước tư bản phát triển” là cuôn sách do TS Lưu Văn An chủ biên (năm
2008); đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện, dựa trên cơ sở phân
tích chặt chẽ, đưa dẫn chứng một cách phù hợp, làm sáng tỏ một sô vấn đề lý

luận cũng như vai trị của truyền thơng đại chúng trong thực tiễn hệ thơng tổ
chức quyền lực chính trị ở một sơ nước tư bản phát triển; đồng thời đưa ra
những đánh giá mang tính khách quan về những giá trị và hạn chế của truyền
thông đại chúng trong hệ thông tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản
phát triển; từ đó rút ra ý nghĩa, những giá trị phù hợp nhằm phát triển truyền
thông đại chúng ở Việt Nam.
Đề tài “Vai trị của báo chí và dư luận xã hội trong cuộc đấu tranh
chống tham nhũng ở nước ta hiện nay” của tác giả Lương Khắc Hiếu (năm
2009). Đề tài nghiên cứu một sơ vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về báo chí,
dư luận xã hội với cuộc đấu tranh chông tham nhũng; khảo sát, đánh giá thực
trạng về vai trị của báo chí trong việc tạo lập dư luận xã hội đấu tranh chông
tham nhũng ở nước ta; đề xuất một sô giải pháp nhằm phát huy vai trị của
báo chí trong việc tạo lập dư luận xã hội đấu tranh chông tham nhũng ở nước
ta hiện nay.


Luận án Tiến sĩ Truyền thông đại chúng của tác giả Đỗ Chí Nghĩa
(2010) viết về “Vai trị của báo chí trong định hướng dư luận xã hội”, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. Luận án nghiên cứu, làm rõ lý ḷn về
mơi quan hệ giữa báo chí và dư luận xã hội; điều kiện, bôi cảnh tình hình đất
nước và quôc tế đặt ra với hoạt động báo chí nói chung, với việc định hướng
dư ḷn xã hội của báo chí nói riêng; nghiên cứu đánh giá mức độ tác động,
khả năng định hướng dư luận xã hội của báo chí thơng qua khảo sát cơng
chúng khu vực Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ; nhìn nhận những ưu, nhược
điểm và chỉ ra những bài học kinh nghiệm, những vấn đề cần tiếp tục giải
quyết, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả định
hướng dư ḷn xã hội của báo chí.
Cn sách “Quan điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí” do tác giả Lê Văn Toan chủ
biên (năm 2011, Nxb Chính trị qc gia) trình bày các quan điểm, cách nhìn

nhận về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí, tính nhân dân dân, tính tự
do, tổ chức tờ báo, phương pháp làm báo, báo chí với sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Giáo trình “Báo chí và dư luận xã hội” của tác giả Nguyễn Văn Dững
(Nxb Lao động, 396tr, năm 2011). Nội dung cuôn sách gồm 04 chương, đề
cập đến những vấn đề bản chất dư luận xã hội, bản chất hoạt động báo chí.
Tác giả cung cấp những khái niệm, cấu trúc, một sô dạng biểu thức của dư
luận xã hội, chủ thể và khách thể, quá trình hình thành, chức năng của dư luận
xã hội; phân tích khái niệm, nhận diện đặc điểm báo chí hiện đại; mơi quan hệ
tác động của báo chí và dư luận xã hội; nhà báo và dư luận xã hội.
Cuôn “Công chúng báo chí” của tác giả Phạm Thị Thanh Tịnh (Nxb
Chính trị - Hành chính, năm 2013), nghiên cứu thực trạng nhu cầu và điều
kiện tiếp nhận thơng tin báo chí của công chúng hiện nay; những vấn đề đặt ra
và giải pháp tạo lập các điều kiện để phát triển và thỏa mãn nhu cầu thơng tin
báo chí hiện nay.


Luận án “Khuynh hướng chính trị của báo chí Mỹ” (Khảo sát các bài xã
luận của New York Times và Wall Street Journal từ 2009 đến 2012) của tác
giả Vũ Thanh Vân (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2015), phân tích
nội dung các bài xã luận của NYT và WSJ về các vấn đề đôi nội trong thời
gian từ năm 2009 đến 2012 nhằm xác định các biểu hiện định tính và định
lượng về khuynh hướng chính trị của NYT và WSJ, từ đó chỉ ra khuynh
hướng của các tờ báo này trong thực tế đồng thời rút ra ý nghĩa lý luận và
thực tiễn của khuynh hướng chính trị đơi với hoạt động báo chí.
Bài viết "Các phương pháp tác động lên nhận thức xã hội của các
phương tiện thông tin đại chúng" của T. Rovinskaja, Tạp chí Kinh tế thế giới
và quan hệ qc tế (sơ 6, năm 2008), bàn luận về các yếu tô và sức mạnh ảnh
hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng đến nhận thức và hành vi của

các cá nhân và xã hội; một sô phương pháp tác động lên nhận thức xã hội của
các phương tiện thông tin đại chúng.
N. Ledjukova tác giả bài "Phép đo chức năng của phương tiện thơng
tin đại chúng", Tạp chí Kinh tế thế giới và quan hệ quôc tế (sô 1, năm 2011),
tập trung phân tích các phương tiện thơng tin đại chúng dưới các khía cạnh:
Báo chí là bạn đồng hành của sự thật; phương tiện thông tin đại chúng là một
ngành công nghiệp; phương tiện thông tin đại chúng là công cụ gây ảnh
hưởng, với sự phát triển của công nghệ thông tin, các phương tiện thông tin
đại chúng ngày càng mở rộng vai trị của mình trong đời sơng xã hội.
2. Cơng trình khoa học nghiên cứu về giáo dục chính trị - tư tưởng trong
Quân đội nhân dân Việt Nam
Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được
thành lập theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, tiền thân của Quân đội nhân
dân Việt Nam. Đây là đội quân tuyên truyền với ý nghĩa lấy chính trị làm
trọng, động viên, tuyên truyền để tập trung lực lượng tiến hành nhiệm vụ quân
sự. Với 34 chiến sĩ, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã lập nên
nhiều chiến công oanh liệt và phát triển, trưởng thành, trở thành Quân đội


nhân dân Việt Nam anh hùng, quyết chiến quyết thắng.
Trong suôt hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân
đội nhân dân Việt Nam, Quân ủy Trung ương luôn chú trọng công tác giáo
dục, tuyên truyền, định hướng chính trị - tư tưởng cho quân nhân, được tiến
hành thường xuyên liên tục, quán triệt từ trên xuông dưới thành hệ thông, tạo
sự thông nhất tư tưởng, ý chí trong toàn qn, sẵn sàng hoàn thành tơt mọi
nhiệm vụ được giao. Theo cuôn "Từ điển bách khoa quân sự Xơ-Viết" đưa ra
định nghĩa: “Giáo dục chính trị - tư tưởng trong các lực lượng vũ trang là hệ
thống các biện pháp nhằm hình thành cho sĩ quan và chiến sĩ có đủ trình độ
tư tưởng và sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ chiến đấu để giành chiến
thắng trong chiến tranh”.

Trong luận án tiến sĩ tâm lý học “Những điều kiện tâm lý sư phạm nâng
cao hiệu quả giáo dục chính trị - tư tưởng cho quân nhân ở đơn vị cơ sở”, tác
giả Cao Xuân Trung quan niệm: chính trị - tư tưởng là hệ thơng các quan
niệm, quan điểm, hệ tư tưởng của giai cấp, nhà nước, các lực lượng xã hội về
các lĩnh vực của đời sơng xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra khái niệm
“giáo dục chính trị - tư tưởng cho qn nhân là hoạt động có mục đích, có tổ
chức và bằng phương pháp khoa học của người giáo dục tác động vào nhận
thức, tình cảm, ý chí của quân nhân nhằm hình thành, phát triển ở họ thế giới
quan, lý tưởng, niềm tin, phẩm chất chính trị - tư tưởng đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ cách mạng của Đảng, của quân đội trong từng giai đoạn cách
mạng” [98, tr.30].
Trong luận án tiến sĩ triết học “Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị
- tư tưởng trong quân đội trước yêu cầu mới của cuộc đấu tranh tư tưởng ở
nước ta hiện nay”, theo tác giả Nguyễn Văn Cần: Cơng tác giáo dục chính trị,
tư tưởng trong Qn đội nhân dân Việt Nam là hoạt động nhằm bảo vệ, phát
triển, truyền bá và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lơi của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
vào thực tiễn công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân
Việt Nam. Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng giữ vị trí quan trọng hàng đầu


đôi với nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân
Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Là nhân tô
quyết định bảo đảm cho lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam luôn trung
thành tuyệt đôi với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, với nhân dân lao động Việt Nam, ln có ý chí cách
mạng kiên cường, qút tâm sắt đá, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình
độ chun mơn vững vàng, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm
vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, đất nước đang bước vào thời kỳ

đổi mới, tình hình xã hội có nhiều biến động, các tác giả tập trung nghiên cứu
về tư tưởng chính trị trong quân đội, nhằm tìm ra giải pháp củng cơ cho qn
nhân có được bản lĩnh đơi mặt với những khó khăn, thử thách.
Trong ḷn án “Đẩy mạnh quá trình hình thành và phát triển phẩm
chất chính trị của thanh niên quân đội ta trong giai đoạn hiện nay”, Nguyễn
Văn Quyết, Học viện Chính trị Quân sự, năm 1990, trình bày phẩm chất chính
trị, tính cấp thiết phải đẩy mạnh quá trình hình thành và phát triển trong thanh
niên quân đội. Phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình
hình thành và phát triển phẩm chất chính trị của thanh niên quân đội.
Luận án “Nâng cao phẩm chất chính trị quân nhân của Quân đội nhân
dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới” của tác giả Dương Văn Lượng
bảo vệ tại Học viện Chính trị Qc gia Hồ Chí Minh năm 1994, đã nêu lên
bản chất, vai trò, thực trạng và những yêu cầu mới của phẩm chất chính trị
quân nhân trong quân đội ta hiện nay; những nhân tô khách quan, chủ quan
tác động đến phẩm chất chính trị quân nhân hiện nay. Và đề xuất cơ sở
phương pháp luận cho việc nâng cao phẩm chất chính trị quân nhân của Quân
đội nhân dân Việt Nam.
Luận án của tác giả Trần Ngọc Tuệ, Học viện Chính trị Quân sự, năm
1996 nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng trong Quân đội nhân
dân Việt Nam hiện nay”. Trong công trình, tác giả trình bày những yếu tô chủ


quan, khách quan tác động đến công tác tư tưởng trong quân đội; khảo sát
thực trạng công tác tư tưởng trong quân đội, từ đó đề xuất những giải pháp
chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng trong quân đội.
Luận án “Nâng cao bản lĩnh chính trị của sĩ quan trẻ Quân đội nhân
dân Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Đình Tu, Học viện Chính trị Quân sự, năm
1996. Tác giả phân tích thực trạng bản lĩnh chính trị của sĩ quan trẻ của Quân
đội nhân dân Việt Nam; rút ra những nguyên nhân, mâu thuẫn cần giải quyết
trong quá trình nâng cao bản lĩnh chính trị; đề xuất một sô biện pháp cơ bản

để nâng cao bản lĩnh chính trị của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam.
Luận án “Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan
trong phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở thanh niên Quân đội nhân dân
Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Đức Tiến, Học viện Chính trị Qn sự, năm
1999, phân tích mơi quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tô
chủ quan trong phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở thanh niên Quân đội
nhân dân Việt Nam. Đưa ra một sô giải pháp giải quyết môi quan hệ khách
quan - chủ quan để phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở thanh niên quân đội
trong tình hình hiện nay.
Luận án “Nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở làm
nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu của các binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân
Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Văn Dưỡng, Học viện Chính trị Quân sự, năm
2001, luận giải đặc điểm của công tác tư tưởng ở các đơn vị huấn luyện của
các binh đoàn chủ lực, hiệu quả và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của công tác
này; rút ra một sô kinh nghiệm nâng cao hiệu quả của công tác tư tưởng ở các
đơn vị huấn luyện quân đội.
Luận án “Nâng cao nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh của sĩ quan cấp
phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Trung Thơng, Học
viện chính trị Qn sự, năm 2004, phân tích, luận giải cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc nâng cao nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh của cấp sĩ quan phân
đội Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đề ra một sô giải pháp cơ bản nhằm nâng


cao nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh của cấp sĩ quan quân đội hiện nay.
Hiện nay, trong nước có nhiều công trình nghiên cứu về các giải pháp
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, công tác giáo dục chính trị
trong qn đội nói chung và ở các nhà trường quân đội nói riêng, như:
Luận án “Hiệu quả cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong học
viên các học viện quân sự ở nước ta hiện nay”, Lương Ngọc Vĩnh, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, năm 2012, luận giải làm sáng tỏ những vấn

đề lý luận cơ bản về hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng và hiệu
quả cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong học viên các học viện quân
sự. Đánh giá thực trạng hiệu quả cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong
học viên các học viện quân sự những năm gần đây và xác định những vấn đề
cần giải quyết. Đề xuất một sô giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác giáo dục
chính trị - tư tưởng trong học viên các nhà trường quân đội ở nước ta hiện
nay.
Và một sô công trình tiêu biểu như: “Nâng cao nhận thức về chiến
lược “diễn biến hồ bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch cho
học viên đào tạo cử nhân cấp phân đội bậc đại học ở Học viện Hậu cần hiện
nay” của tác giả Nguyễn Hồng Châu; bài báo “Tác động của cơ chế thị
trường dẫn đến sự phát triển nhân cách học viên đào tạo sĩ quan hiện nay”
của tác giả Nguyễn Bá Dương; luận án tiến sĩ “Bồi dưỡng phẩm chất chính
trị của học viên đào tạo cán bộ chỉ huy - tham mưu binh chủng hợp thành cấp
trung, sư đoàn ở Học viện Lục quân giai đoạn hiện nay” của tác giả Hồ Viết
Hải, cn “Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị trong đào tạo sĩ quan hải
quân hiện nay” của Tổng cục Chính trị… Mặc dù nghiên cứu ở các phạm vi,
góc độ tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung, các công trình đều thông nhất
quan niệm cho rằng, nhà trường quân đội có những nét đặc thù ảnh hưởng đến
hiệu quả cơng tác tư tưởng. Những đặc điểm đó là: cơ cấu tổ chức mang đặc
trưng của một cơ sở đào tạo; nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng và
nghiên cứu khoa học; có khơi lượng cơ sở vật chất tương đôi lớn; quản lý thời
gian chặt chẽ; đôi tượng chủ yếu là giảng viên và học viên - đội ngũ trí thức


×