Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề xuất các giải pháp để xây dựng các chương trình mô phỏng quy trình kế toán ứng dụng vào công tác giảng dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.55 KB, 4 trang )

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 12(85).2014, QUYỂN 2

69

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH MƠ PHỎNG
QUY TRÌNH KẾ TỐN ỨNG DỤNG VÀO CƠNG TÁC GIẢNG DẠY
APPLICATION OF SIMULATION PROGRAM FOR ACCOUNTING PROCESSES
TO COLLEGE TRAINING
Nguyễn Thị Kim Ngọc
Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin, Đại học Đà Nẵng; Email:
Tóm tắt - Nhu cầu về nguồn nhân lực kế tốn có chất lượng là khá
lớn. Đồng thời hàng năm, đầu ra của các cơ sở đào tạo kế toán
trong cả nước cũng khá nhiều thế nhưng một nghịch lý là các
doanh nghiệp vẫn không tuyển đủ số lượng như mong muốn. Một
trong những nguyên nhân gây nên sự bất cập này chính là do
phương thức đào tạo cịn nặng về tính lý thuyết, xa rời thực tiễn,
dẫn đến sinh viên ra trường chậm làm quen với công việc và doanh
nghiệp phải mất thời gian đào tạo lại mới đáp ứng được yêu cầu.
Bài viết đã nêu lên thực trạng đào tạo kế toán hiên nay ở Việt Nam
và đề xuất giải pháp để xây dựng chương trình mơ phỏng các quy
trình kế tốn ứng dụng vào cơng tác giảng dạy nhằm giúp người
học có thể tiếp cận với các công việc trong thực tế.

Abstract - It is the fact that the demand for highly-qualified
accounting human resources is rather high at present in Vietnam. In
spite of a large number of graduates supplied by accounting colleges
and universities each year, enterprises cannot recruit enough
accounting employees as required and have to spend more time on
retraining for the new employees. One of the reasons for this
shortage is that the college training is theoretical and fails to provide
potential employees with practical skills and empirical knowledge


necessary for the future job. In this article, we discuss the current
accounting training situation in Vietnam and propose a simulation
program for accounting processes to be built into the current syllabus
which will get learners acquainted with real-life accounting
experiences.

Từ khóa - chương trình mơ phỏng; quy trình kế tốn; ứng dụng
các chương trình mơ phỏng quy trình kế tốn; hiệu quả; công tác
giảng dạy.

Key words - simulation program; accounting process; application
of simulation programs of accounting processes; effectively;
college training.

1. Đặt vấn đề
Khổng Tử, khoảng năm 450 trước Cơng ngun, đã nói:
“Nói với ta, ta sẽ quên. Chỉ cho ta thấy, ta có thể nhớ. Cho
ta tham gia, ta sẽ hiểu”.
David A. Kolb, giáo sư khoa Hành vi tổ chức của
Trường quản trị Weatherhead, Đại học Case Western
Reserve, ơng cịn là nhà sáng lập kiêm chủ tịch công ty
Phương pháp học tập dựa trên kinh nghiệm. Ông là tác giả
của cuốn sách “Học qua trải nghiệm: Kinh nghiệm là nguồn
học hỏi và phát triển” [4]. Kolb cho rằng: tri thức khởi
nguồn từ kinh nghiệm, tri thức cần được người học kiến tạo
(hoặc tái tạo) chứ khơng phải là ghi nhớ những gì đã có. Và
“học tập là một q trình mà kiến thức chỉ được tạo ra qua
q trình chuyển hóa của kinh nghiệm” [5].
Theo một báo cáo từ năm 1986 (trang 179) của Ủy ban
Beford thuộc Hiệp hội kế toán Mỹ và các báo cáo do các

cơng ty kiểm tốn lớn tại Mỹ ban hành (Arthur Andersen
et al., 1989) thì cách đào tạo kế tốn cần phải thay đổi. Theo
đó, Ủy ban Beford cho rằng một chương trình đào tạo có
tính hiệu quả - có thể đáp ứng các u cầu, địi hỏi của thế
kỉ 21- khi chương trình này mở rộng, mang tính bao qtcụ thể và truyền tải các thơng điệp của giáo dục hơn [3].
Tuy nhiên, có một thực tế ở Việt Nam là nhiệm vụ đào
tạo sinh viên giữa các trường đại học và các doanh nghiệp
là hầu như khơng có mối quan hệ ràng buộc để đảm bảo
khi một sinh viên ra trường vừa được trang bị kiến thức lý
thuyết cơ bản từ các trường đại học, vừa có kỹ năng làm
việc thực tế khi được thực tập tại các doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, để giúp cho sinh viên vừa
nắm bắt được các kiến thức mang tính nền tảng, cơ bản tại
các cơ sở đào tạo, vừa có cái nhìn cụ thể hay nói cách khác
là được “thực hành” với các số liệu kế tốn - tài chính thực

tế, nắm bắt, tham gia vào các cơng đoạn, quy trình của người
làm cơng tác kế toán tại doanh nghiệp, trong bối cảnh dạy và
học tại các trường đại học, cao đẳng ở nước ta như hiện nay
thì việc ứng dụng chương trình mơ phỏng các quy trình kế
tốn vào cơng tác giảng dạy kế toán là rất quan trọng, đặc
biệt là tại các cơ sở đào tạo tại Miền Trung - Tây Nguyên.
2. Thực trạng đào tạo kế toán hiện nay tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam có hàng trăm trường đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề ở khắp các địa
phương có đào tạo chun ngành kế tốn. Mỗi năm có cả
vạn sinh viên, học sinh chun ngành kế tốn ra trường, đó
là chưa kể tới hàng trăm lớp dạy nghề kế toán do các trường
lớp, các trung tâm, các doanh nghiệp tổ chức dưới mọi hình
thức. Qua đó thể hiện nhu cầu về kế tốn của xã hội cịn rất

lớn và đây cũng là một nghề “hot”, được giới trẻ quan tâm.
Điều đó cũng hồn tồn thực tế trong một nền kinh tế đang
phát triển. Rõ ràng nhu cầu về người làm kế toán, về đào
tạo người làm kế toán là rất lớn, thường xuyên, liên tục và
ngày càng đòi hỏi chất lượng cao hơn [7].
Mục tiêu và tiêu chuẩn đầu ra của các cơ sở giáo dục
đào tạo kế toán là giúp người học nắm vững những kiến
thức cơ bản về lĩnh vực kinh tế - xã hội, quy trình kế tốn,
vận dụng nhuần nhuyễn những kiến thức đã học để tổ chức
cơng tác kế tốn tại tất cả các doanh nghiệp thuộc các loại
hình, ngân hàng, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ
chức tài chính, bảo hiểm… Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát
sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo, từ các trường Đại
học kế tốn - kiểm tốn lớn và có uy tín của Việt Nam cho
thấy có tới 2/3 trả lời chưa thể nắm bắt được cơng việc kế
tốn ngay khi được giao mà phải được đào tạo, hướng dẫn
lại [2]. Với kiến thức chủ yếu là lý thuyết hàn lâm, đội ngũ
nhân lực kế toán mới tốt nghiệp đại học chưa đáp ứng được
ngay nhu cầu thực tế của các đơn vị. Như vậy, xét tổng thể


70

nhân lực ngành kế toán Việt Nam kém cạnh tranh, mặc dù
số lượng lao động dồi dào, giá cả rẻ nhưng khơng đáp ứng
được nhu cầu nhà tuyển dụng, cịn khoảng cách khá lớn
giữa đào tạo và nhu cầu thực tiễn. Điều này cho thấy cơng
tác đào tạo kế tốn ở các trường khơng những có ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng lao động dịch vụ cung cấp trên thị
trường mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế tốn

mà những lao động này thực hiện [8].
Cơng tác đào tạo thể hiện qua các mặt: chương trình;
phương pháp đào tạo; hệ thống các mơn học trong chương
trình đào tạo, hệ thống bài tập, giáo trình; và cả chất lượng
của giảng viên. Cơng tác đào tạo kế tốn – kiểm toán ở các
trường, viện hầu hết hiện nay theo kiểu niên chế. Hình thức
này trong xu hướng hội nhập dẫn đến người học khơng có
quyền lựa chọn các khối kiến thức phù hợp với khả năng
của mình về phát triển nghề nghiệp sau này. Cách đào tạo
này vơ hình chung cung cấp một khối kiến thức cào bằng
như nhau cho mọi sinh viên, trong khi thực tế, có sinh viên
có nhu cầu chuyên sâu về mảng kế toán quản trị, hệ thống
thơng tin, hay kiểm tốn. Do vậy, tạo ra một khối lượng
kiến thức nhiều, rộng nhưng không “tinh”. Chương trình
đào tạo chưa tính đến vấn đề hội nhập, thời lượng học kế
tốn chủ yếu là lý thuyết, ít có cơ hội thực hành nghề
nghiệp [8]. Phương thức đào tạo mang tính truyền thống,
nặng về lý thuyết, xa rời thực tế, dẫn đến sinh viên ra
trường chậm làm quen với cơng việc, khơng ít trường hợp
phải đào tạo thêm, đào tạo lại ngay trong quá trình làm việc.
Phương pháp giảng dạy thụ động, ít các bài tập tình huống,
người học buộc phải coi các chế độ kế toán do nhà nước
quy định là kiến thức kế toán chuẩn. Mặc dù đã ban hành
các chuẩn mực kế toán nhưng hầu hết các giáo trình về kế
tốn trên thị trường hiện nay đều viết trên tinh thần của các
thông tư hướng dẫn. Trên thực tế, đây chỉ là phần hướng
dẫn thực hành nên hạn chế phần nào đến khả năng suy luận
và phát triển kiến thức của sinh viên. Hệ thống bài tập, thực
hành cũng có một số bất cập: bài tập thực hành không sát
với thực tế của doanh nghiệp; bộ chứng từ thực hành

thường không đầy đủ, không được tổ chức quản lý, luân
chuyển khoa học; hệ thống sổ sách kế tốn thực hành khơng
đầyđủ, khơng khoa học, khó thực hành [1]. Giáo viên giảng
dạy học phần thực hành không được tập huấn, khơng có
kinh nghiệm thực tế trong việc làm kế tốn tại doanh
nghiệp, do vậy khơng đảm bảo chất lượng. Sinh viên trước
khi tốt nghiệp đều được bố trí thời gian thực tập tại phịng
kế tốn của các doanh nghiệp nhưng thời gian chưa đủ để
sinh viên có thể tiếp cận với thực tế cơng tác kế tốn của
doanh nghiệp. Mặt khác, những vấn đề liên quan đến tài
chính của doanh nghiệp là rất nhạy cảm. Vì vậy, thông tin
này thường được doanh nghiệp bảo mật rất cao, sinh viên
thực tập khó có thể được tiếp xúc với số liệu thực tế và
không được hướng dẫn chi tiết [1].
Xuất phát từ thực trạng đào tạo kế toán nêu trên, việc
đổi mới cơng tác đào tạo kế tốn là yêu cầu bức thiết để
người kế toán trong tương lai thực sự có tính chun
nghiệp, dịch vụ kế tốn ở Việt Nam có khả năng cạnh tranh
trong điều kiện hội nhập. Vì vậy, các cơ sở giáo dục đào
tạo kế toán cần phải thay đổi, lựa chọn phương pháp giảng
dạy và phương pháp học tích cực; tăng cường các bài tập
tình huống, các trao đổi hai chiều giữa người dạy và người

Nguyễn Thị Kim Ngọc

học; xây dựng chương trình mơ phỏng các quy trình kế tốn
nhằm tạo cơ hội để người học sớm tiếp cận các hoạt động
thực tế, các yếu tố, các công việc, các phương pháp, các
giấy tờ, chứng tử, sổ kế toán và mẫu biểu thuộc các phần
hành kế tốn. Đây là nội dung quan trọng có tính quyết định

chất lượng đào tạo.
3. Những lợi ích của việc ứng dụng chương trình mơ
phỏng các quy trình kế tốn vào cơng tác giảng dạy
Chương trình mơ phỏng các quy trình kế tốn là chương
trình mơ phỏng các nghiệp vụ, trình tự thực hiện các cơng
việc kế tốn tại một doanh nghiệp. Trong chương trình mơ
phỏng các quy trình kế tốn, người học có thể thực hành
trực tiếp trên hệ thống chứng từ, sổ kế tốn, báo cáo tài
chính, báo cáo thuế, hình dung được tồn bộ quy trình cơng
việc kế tốn thực tế của doanh nghiệp. Việc xây dựng và
ứng dụng chương trình mơ phỏng các quy trình kế tốn
trong cơng tác giảng dạy đem lại nhiều lợi ích cho người
học, cơ sở giáo dục đào tạo, doanh nghiệp và xã hội.
3.1. Đối với học viên
3.1.1. Về mặt kiến thức
- Nắm được quy trình làm kế tốn trong thực tế tại các
doanh nghiệp;
- Hiểu được cách vận dụng hệ thống các văn bản pháp
luật trong công việc kế tốn thực tế, như: chính sách thuế;
chính sách lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệm…; các thông tư, nghị định, các
văn bản pháp quy khác liên quan đến tài chính, kế tốn,
thuế của các cơ quan nhà nước;
- Hiểu được cách vận dụng hệ thống các Chuẩn mực kế
tốn vào cơng việc thực tế. Vì khi ứng dụng các phần mềm
mơ phỏng quy trình kế tốn vào cơng tác giảng dạy, học
viên sẽ được học và thực hành với các mẫu biểu chuẩn và
số liệu như trên thực tế của Doanh nghiệp [9].
3.1.2. Về mặt kỹ năng
a. Kỹ năng nhận biết, xử lý, và sắp xếp chứng từ

- Với việc áp dụng các chương trình mơ phỏng quy trình
kế tốn vào cơng tác giảng dạy, sinh viên sẽ được làm việc
với các bộ chứng từ thực tế của doanh nghiệp. Như vậy, sẽ
giúp sinh viên biết nhận diện chứng từ nhằm đảm bảo
chứng từ đầu vào của doanh nghiệp hợp pháp theo quy định
hiện hành về hóa đơn chứng từ;
- Sinh viên biết lập các chứng từ kế toán cho các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh làm căn cứ ghi sổ kế toán;
- Sinh viên tổ chức, phân loại, sắp xếp và lưu trữ chứng
từ một cách bài bản, khoa học [9].
b. Kỹ năng làm kế toán bằng tay
- Sau khi nhận diện chứng từ, lập chứng từ kế tốn sinh
viên có thể ghi sổ kế toán theo quy định của từng hình thức
kế tốn;
- Sinh viên có kỹ năng lập báo cáo tài chính theo luật định;
- Sinh viên có kỹ năng tổ chức sắp xếp, lưu trữ các sổ
sách, báo cáo [9].
c. Kỹ năng làm kế toán trên phần mềm chun dụng
Việc ứng dụng các chương trình mơ phỏng quy trình kế
tốn vào cơng tác giảng dạy sẽ địi hỏi sử dụng một hoặc


ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 12(85).2014, QUYỂN 2

một số phần mềm kế tốn. Như vậy, trong chương trình đào
tạo, sinh viên cịn được thực hiện cơng việc kế tốn thơng
qua phần mềm kế toán được các doanh nghiệp sử dụng phổ
biến hiện nay. Điều này giúp sinh viên có thể thực hiện
cơng việc kế tốn nhanh chóng hơn với sự trợ giúp của
phần mềm, đồng thời sinh viên có thể tự tin hơn khi tiếp

cận với bất kỳ phần mềm kế tốn khác.
d. Kỹ năng vận dụng các chính sách về thuế, lao
động tiền lương trong doanh nghiệp
Việc ứng dụng chương trình mơ phỏng quy trình kế
tốn vào cơng tác giảng dạy sẽ đưa các tình huống thực tế
về lao động tiền lương để sinh viên tự soạn thảo các loại
hợp đồng lao động cũng như trình tự thực hiện các thủ tục
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp qua
đó giúp khắc phục điểm yếu của sinh viên là khả năng vận
dụng chính sách lao động tiền lương vào thực tế [9].
3.2. Đối với cơ sở giáo dục đào tạo
Đào tạo gắn liền giữa lý thuyết và thực tiễn giúp các cơ
sở giáo dục đảm bảo được mục tiêu và tiêu chuẩn đầu ra,
đáp ứng được nhu cầu của xã hội, khẳng định được uy tín
và chất lượng đào tạo.
3.3. Đối với doanh nghiệp - xã hội
Việc thay đổi trong cách đào tạo sẽ giúp Việt Nam có
nguồn nhân lực chất lượng trong nghề kế toán, đáp ứng nhu
cầu quản lý của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể khẳng định lợi ích của việc ứng dụng
chương trình mơ phỏng các quy trình kế tốn vào cơng tác
giảng dạy là rất lớn; giúp học viên chuyên ngành kế tốn có
một cái nhìn cụ thể về những cơng việc mình sẽ thực hiện tại
một doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo,
mặt khác giúp “tiết kiệm” chi phí đào tạo và đào tạo lại của
doanh nghiệp khi tiếp nhận các tân cử nhân kế toán- tài chính
cũng như rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết đào tạo với
thực tiễn của hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.
4. Đề xuất giải pháp xây dựng chương trình mơ phỏng
quy trình kế tốn phục vụ cơng tác giảng dạy

4.1. Thiết kế hệ thống chương trình mơ phỏng các quy
trình kế tốn
Chương trình mơ phỏng các quy trình kế tốn có dữ liệu
đầu vào là các cơng việc được liên kết theo một trình tự nhất
định để hình thành nên một quy trình cụ thể. Với mỗi quy
trình, cần phải liệt kê và mơ tả chi tiết dưới hình thức các
công việc nhỏ cùng với các dữ liệu mà các cơng việc đó u
cầu [6]. Thiết lập hệ cơ sở dữ liệu của chương trình bao gồm:
thiết lập mơ hình một doanh nghiệp với đầy đủ các thông tin;
thiết lập các cơng việc và quy trình kế tốn trong doanh
nghiệp; hệ thống và thiết lập toàn bộ các biểu mẫu chứng từ
kế tốn theo quy định của Bộ Tài chính liên quan đến các
quy trình kế tốn trong doanh nghiệp; hệ thống tài khoản kế
toán; xây dựng hệ thống các bài tập, tình huống.
4.2. Mơ phỏng quy trình kế tốn
4.2.1. Mơ phỏng thơng tin
Chương trình mơ phỏng dưới dạng thơng tin sẽ truyền
đạt những kiến thức, kỹ năng đến người dùng thơng qua
các thơng tin mà chương trình thể hiện [6].
4.2.2. Mơ phỏng hình ảnh

71

Chương trình mơ phỏng các quy trình kế tốn trong
doanh nghiệp phải trực quan sinh động, giúp người học có
thể nắm và hiểu rõ các vấn đề mà chương trình đưa ra. Mơ
phỏng hình ảnh với mục tiêu để thể hiện các hành động,
công việc trong quy trình, là một yếu tố quan trọng để đem
lại một cảm giác làm việc thật sự cho người sử dụng và
cảm giác thân thiện với chương trình. Chương trình sử

dụng các hình ảnh thống nhất, các biễu mẫu, giấy tờ xuất
hiện trong chương trình sẽ được mơ phỏng như thật, sát với
thực tế và theo đúng với mẫu do nhà nước ban hành hiện
nay. Các hành động xử lý cơng việc diễn ra trong chương
trình sẽ được thể hiện bằng các hình ảnh, các đoạn flash
nhằm mang cảm giác làm việc đến cho người sử dụng [6].
4.2.3. Mô phỏng thơng tin chương trình
Các thơng tin để hình thành nên các quy trình được mơ
phỏng từ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Kế toán bán hang & xác
định kết quả kinh doanh

Kế toán tiền và các khoản
thanh tốn

Kế tốn vật tư, thành
phẩm, hang hóa

PHỊNG KẾ TỐN
(Kế tốn trưởng)

Kế tốn chi phí, giá thành
sản phẩm

Kế tốn tiền lương và
các khoản trích theo lương

Kế tốn TSCĐ và CCDC

Hình 1. Các quy trình kế tốn trong doanh nghiệp


Nhằm giúp cho người học có được các kỹ năng làm việc
và xử lý các loại biểu mẫu, chứng từ, chương trình sẽ cung
cấp đầy đủ các loại biểu mẫu như trong thực tế và hướng
dẫn học viên cách xử lý thông tin trên chúng, đồng thời
cũng hướng dẫn đầy đủ về chức năng, nguồn gốc của từng
loại biểu mẫu, chứng từ có trong quy trình. Chương trình
chủ yếu sẽ đi theo luồng cơng việc, nghĩa là đối với một
cơng việc nào đó học viên sẽ biết được để thực hiện một
công việc phải trải qua bao nhiêu giai đoạn và trong mỗi
giai đoạn cần phải làm những việc gì [6]. Chẳng hạn như
luồng các cơng việc trong quy trình kế tốn tiền lương và
các khoản trích theo lương, Hình 2.

Lập và gửi
bảng chấm
công

Lập và gửi bảng
chấm công tổng
hợp

Chuyển khoản
(Phát lương)
Người lao động
Ký nhận

Sổ kế tốn tổng hợp

Nhận chứng từ,

kiểm tra, tính và
lập bảng lương
và các khoản
trích theo lương

Nhận bảng lương
và các khoản trích
theo lương, kiểm
tra và ký duyệt

Ký duyệt

Bảng lương và
các khoản trích
theo lương đã
duyệt

Sổ kế tốn chi tiết

Hình 2. Luồng các cơng việc trong quy trình kế tốn tiền lương

Khi học viên bắt đầu thực hành một quy trình trong
doanh nghiệp thì sẽ nhận được một bộ dữ liệu đầu vào, tuỳ
theo từng loại quy trình mà bộ dữ liệu đó có thể là các hợp
đồng, các hố đơn hay một nhiệm vụ được giao. Từ đó học


Nguyễn Thị Kim Ngọc

72


viên sẽ tiến hành xử lý các số liệu trên bộ dữ liệu ban đầu
dựa trên các chức năng có trong chương trình để cho ra các
biểu mẫu, các bản báo cáo [6]. Bên cạnh đó, học viên cũng
sẽ nắm được cách mà công việc lưu chuyển giữa các giai
đoạn, giữa các phịng ban. Từ đó nắm được các thứ tự công
việc phải làm, trong mỗi giai đoạn sẽ phải làm những gì và
biết cách xử lý biểu mẫu. Đó cũng là mục tiêu mà chương
trình muốn hướng đến.
4.3. Mơi trường phát triển
Chương trình mơ phỏng các quy trình kế tốn được xây
dựng trên nền Dot Net Framework và chạy trên các máy
tính cài đặt hệ điều hành Window XP, Windows 7. Chương
trình được lập trình bằng Visual Studio 2010, viết bằng
ngơn ngữ lập trình VB. NET, Action Script và sử dụng hệ
quản trị cơ sở dữ liệu SQL server. Bên cạnh đó phần giao
diện được xây dựng bằng các công cụ hỗ trợ thiết kế Flash
là Sothink SWF Easy, Sothink SWF phục vụ cho việc minh
họa các quy trình kế tốn tại doanh nghiệp của giảng viên
khi giảng dạy.
5. Kết luận
Việc đánh giá thực trạng về cơng tác đào tạo kế tốn
hiện nay tại Việt Nam, cũng như phân tích những lợi ích từ
việc ứng dụng chương trình mơ phỏng các quy trình kế tốn
vào cơng tác giảng dạy cho thấy việc xây dựng và áp dụng
chương trình phần mềm mơ phỏng các quy trình kế tốn
vào cơng tác giảng dạy là rất cần thiết, giúp người học vừa
nắm vững kiến thức kế tốn- tài chính, vừa như được trải
nghiệm thực tế- hành trang không thể thiếu cho các cử nhân
trước khi tham gia vào công việc thực tế tại các cơ quan,

đơn vị. Có như vậy, các chương trình đào tạo mới đáp ứng
được mục tiêu “Học phải đi đôi với hành”. Để thực hiện
được điều này, các cơ cơ sở giáo dục đào tạo về kế tốn cần
phải được khuyến khích xây dựng và áp dụng mơn học mơ
phỏng quy trình kế tốn trong cơng tác giảng dạy. Đây là
vấn đề khó khăn vì địi hỏi sự đầu tư trang thiết bị máy móc
tương đối cùng với sự cộng tác của đội ngũ cán bộ giảng
viên có thể là các chuyên gia về kế tốn, tài chính, thuế
đang làm việc thực tế tại các doanh nghiệp.

Các trường đại học, cao đẳng hoặc các cơ sở, đơn vị
đào tạo phải tăng cường liên kết với các doanh nghiệp hay
các hiệp hội kế toán - kiểm tốn trong và ngồi nước để
tăng cường cơ hội được thực tập - giao lưu học hỏi và trao
đổi kinh nghiệm giữa cán bộ, giảng viên, học viên, sinh
viên của các trường với các đơn vị nói trên, đây cũng là
những cơ hội rất tốt giúp sinh viên nắm bắt, cập nhật các
yêu cầu mới nhất của ngành nghề trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ThS. Nguyễn Hồng Anh, “ Cần có phịng thực hành kế tốn ảo trong
các trường đại học”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, Số
13(382), tháng 7/2013, từ trang 32 -> 33.
[2] ThS. Lê Thanh Bằng, “ Một số vấn đề về nhân lực ngành kế toán –
kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa, />index.php?o=modules&n=forum&f=forum_detail&idforum=789&
page=1[3] Christine and Jonick, B. A, (1998), “A situtated business simulation
for postsecondary accounting students based on the cognitive
apprenticeship model of teaching and learning”, Athens Georgia.
[4] Koenraad Tommissen, (2008), Tư vấn quản lý một quan điểm mới,
NXB TH TPHCM.
[5] Kold David A (1984), Experiential Learning: Experience as the

source of Learning and Development, Prentice Hall, Inc, Englewood
Cliffs, NJ (trang 38-41).
[6] Tạ Nguyễn, Vũ Đình Trung, Trần Ngọc Phúc, Đỗ Quốc Bảo, Tạ
Thúc Nhu, Trần Hành, “Xây dựng hệ thống quản lý các quy trình
mơ phỏng nghiệp vụ trong doanh nghiệp”, .
edu.vn/ 54/17705/Xay-dung-he-thong-quan-ly-cac-quy-trinh-mo-p
hong-nghiep-vu-trong-doanh-nghiep.html
[7] PGS.TS Đặng Văn Thanh, “ Đổi mới chương trình và nâng cao
chất lượng đào tạo kế tốn – kiểm tốn”,
/>[8] Trương Bá Thanh – Trần Đình Khơi Ngun, “ Đổi mới cơng tác
đào tạo kế tốn – kiểm toán trong điều kiện hội nhập kinh tế thế
giới”, />[9] ThS Nguyễn Thị Thu Vân (2013), “mô phỏng hoạt động kế tốn
Doanh nghiệp, chương trình đào tạo đặc biệt của khoa Kế toán kiểm
toán”, Trường Đại học Văn Lang.

(BBT nhận bài: 07/10/2014, phản biện xong: 03/11/2014)



×