Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Giáo trình chăn nuôi cơ bản phần 2 msc phạm quang hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 85 trang )

CHƯƠNG IV

CHĂN NI LỢN
Trong chương này chủ yếu đề cập ñến kỹ thuật chăn nuôi các loại lợn.
Phần chăn nuôi lợn ñực giống, lợn cái giống và lợn thịt ñề cập đến 2 vấn đề chính:
- Những chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất và những yếu tố ảnh hưởng ñến sức sản xuất
của từng loại lợn.
- Các biện pháp kỹ thuật ni dưỡng, chăm sóc nhằm nâng cao năng suất chăn ni
các loại lợn.
Phần chăn ni lợn con cịn ñề cập ñến những ñặc ñiểm cơ bản của lợn con để từ đó
có biện pháp kỹ thuật ni dưỡng, chăm sóc lợn con phù hợp và đạt hiệu quả cao.

I. Chăn ni lợn đực giống
Chăn ni lợn đực giống mục đích là để phối giống, sản sinh ra lợn con với số lượng
nhiều, chất lượng tốt.
Lợn đực giống có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc cải thiện di truyền các tính
trạng kinh tế ở lợn. Một năm có 800-5000 lợn con nhận được thơng tin di truyền từ một lợn
ñực giống (tuỳ theo phối trực tiếp hay thụ tinh nhân tạo)
1.1. Những chỉ tiêu cơ bản ñánh giá sức sản xuất của lợn ñực giống
1.1.1. Phẩm chất tinh dịch
+ Thể tích tinh dịch (V): là lượng tinh dịch ñược xuất ra trong một lần khai thác tinh.
Lợn là lồi gia súc có khả năng sản xuất tinh dịch nhiều nhất so với các loài gia súc khác ;
Lợn ñực nội : 80-100 ml/lần
Lợn ñực ngoại : 250-300 ml/lần
+ Nồng ñộ tinh trùng (C): là số lượng tinh trùng có trong 1 ml tinh dịch.
Tinh dịch của lợn ñực nội có 80-100 triệu/1ml
Tinh dịch của lợn ñực ngoại có 150-200 triệu/1ml
+ Hoạt lực của tinh trùng (A):
Chỉ tiêu này ñược ñánh giá bằng tỷ lệ phần trăm tinh trùng tiến thẳng so với tổng số
tinh trùng quan sát ñược.
Yêu cầu A ≥ 0,7 (≥ 70%).


Nếu hoạt lực của tình trùng dưới 70% thì tỷ lệ thụ thai sẽ thấp
+ Sức kháng của tinh trùng (R):
Chỉ tiêu này nói lên sức chống chịu của tinh trùng đối với mơi trường bất lợi, thường
ñược ñánh giá bằng sức chống chịu của tinh trùng với dung dịch NaCl 1%
Yêu cầu: R của tinh trùng lợn ñực nội ≥ 1500 lần.
R của tinh trùng lợn ñực ngoại ≥ 3000 lần.
Nghĩa là mức ñộ pha loãng tinh dịch bằng dung dịch NaCl 1% làm cho tất cả tinh
trùng trong tinh dịch bị chết.

- 126 -


+ Tỷ lệ kỳ hình (K):
Nói lên số lượng tinh trùng có hình dạng khơng bình thường chiếm bao nhiêu phần
trăm trong tổng số tinh trùng ñã quan sát ñược. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt.
Yêu cầu: K ≤ 10%.
+ Chỉ tiêu VAC :
ðây là chỉ tiêu tổng hợp, ñược ñánh giá kết hợp bởi 3 chỉ tiêu: thể tích, hoạt lực và
nồng độ tinh trùng. Chỉ tiêu này nói lên số lượng tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh.
Lợn đực nội: VAC đạt trung bình 6-10 tỷ
Lợn đực ngoại: VAC đạt trung bình 25-30 tỷ
Trong thụ tinh nhân tạo, người ta căn cứ vào chỉ tiêu này để định ra tỷ lệ pha lỗng
tinh dịch và tính tốn số lượng liều tinh. Một liều tinh cần phải có 1-2 tỷ tinh trùng tiến thẳng,
tùy theo phối cho lợn nái nội, lợn nái lai hay lợn nái ngoại:
Phối cho lợn nái nội: yêu cầu 1 tỷ/liều (30-40 ml tinh pha)
Phối cho lợn nái lai (ngoại x nội): yêu cầu 1,5 tỷ/liều (50-60 ml tinh pha)
Phối cho lợn nái nội: yêu cầu 2 tỷ/liều (90-100 ml tinh pha)
Mỗi lần khai thác tinh lợn đực nội có thể cho 4-5 liều tinh, lợn đực ngoại có thể cho
20-25 liều tinh (nếu phối cho lợn nái nội).
+ Màu sắc của tinh dịch: phải có màu trắng sữa

pH của tinh dịch: 6,8-7,8
1.1.2. Khả năng ñảm nhiệm
ðược ñánh giá bằng số lượng lợn cái mà lợn ñực phối ñược trong 1 năm. Nếu phối
trực tiếp thì mỗi lợn đực phối được khoảng 50 lợn cái/năm. Nếu thụ tinh nhân tạo thì mỗi lợn
ñực phối ñược khoảng 500 lợn cái/năm.
1.1.3. Khả năng thụ thai
ðể ñánh giá khả năng thụ thai của lợn ñực giống thì căn cứ với những lợn cái được
phối với nó và được xác định bằng tỷ lệ thụ thai
Số lợn cái có thai
Tỷ lệ thụ thai =
x 100
Số lợn cái được phối với lợn đực đó
1.1.4. Khả năng đẻ con
Căn cứ vào những ñàn con của những lợn nái ñược phối với lợn ñực ñó ñể ñánh giá,
chủ yếu là dựa vào 2 chỉ tiêu:
- Số con sơ sinh còn sống/ổ
- Khối lượng sơ sinh/con
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng ñến sức sản xuất của lợn ñực giống
1.2.1. Giống
Giống có ảnh hưởng nhiều nhất đến phẩm chất tinh dịch. Các giống lợn ngoại có khả
năng sản xuất tinh dịch nhiều hơn lợn nội và chất lượng tốt hơn, rõ rệt nhất là chỉ tiêu VAC,
chỉ tiêu này của tinh dịch lợn ñực nội là 6-10 tỷ tinh trùng tiến thẳng/lần khai thác. Trong khi
đó của tinh dịch lợn đực ngoại là 25-30 tỷ. Khả năng phối giống với lợn cái của lợn ñực ngoại
cũng cao hơn lợn ñực nội, nhất là khi dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Giống cũng ảnh

- 127 -


hưởng ñến khả năng ñẻ con, khối lượng sơ sinh của các giống lợn ngoại cao hơn các giống
lợn nội.

Khối lượng sơ sinh của lợn nội (lợn Móng Cái): 0,5-0,6 kg/con
Khối lượng sơ sinh của lợn ngoại
: 1,3-1,4 kg/con
1.2.2. Thức ăn và dinh dưỡng
Thức ăn là ñiều kiện và tiền ñề ñể giống phát huy hết tiềm năng vốn có. Do đó thức ăn
có ảnh hưởng nhiều đến sức sản xuất của lợn ñực giống, ảnh hưởng nhiều nhất là ñến phẩm
chất tinh dịch.
Nếu cung cấp cho lợn ñực giống thiếu năng lượng và thiếu protein thì lợn đực gầy
yếu, giảm tính hăng, nồng độ tinh trùng lỗng, tinh trùng kỳ hình nhiều. Nếu thiếu vitamin A,
D, E thì làm tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tinh trùng có sức kháng thấp. Nếu thiếu các vitamin
trên trong thời gian dài có thể làm teo các tuyến sinh dục, lợn ñực dần dần mất phản xạ sinh
dục, tình trạng này gọi là "liệt dục do ăn uống".
Nhưng nếu cung cấp cho lợn đực giống q thừa năng lượng thì lợn ñực sẽ quá béo
làm giảm tính hăng, ngại phối giống, thời gian nhảy giá khơng được lâu vì 2 chân sau phải
chịu một khối lượng nặng và chất lượng tinh dịch cũng kém.
Chất lượng protein có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tinh dịch. Nếu các axit amin
không thay thế bị thiếu và khơng cân đối trong khẩu phần thì chất lượng tinh dịch sẽ kém. Do
đó cần ưu tiên nguồn protein ñộng vật cho lợn ñực giống với hàm lượng trong khẩu phần cao
hơn nguồn protein thực vật.
Nếu cho lợn đực giống ăn nhiều thức ăn tinh thì nồng ñộ tinh trùng ñậm ñặc hơn so
với khi cho ăn nhiều thức ăn thơ xanh.
1.2.3. Cường độ sử dụng
Sử dụng lợn đực giống nhiều q hay ít q đều khơng tốt, cả 2 trường hợp ñều làm
giảm sức kháng của tinh trùng và làm tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình vì khi sử dụng nhiều quá
thì tinh trùng chưa kịp bao bọc bởi lớp lipoprotein nên sức kháng thấp, cịn nếu để lợn đực
giống nghỉ q 10 ngày thì tinh trùng ở lại trong dịch hoàn phụ lâu quá sẽ tiêu hao nhiều năng
lượng, tinh trùng sẽ già và yếu ñi.
1.2.4. Chế ñộ vận ñộng
Nếu cho lợn ñực giống vận động ít q thì lợn sẽ béo, giảm tính hăng và cơ năng sản
xuất tinh trùng kém. Nhưng nếu cho vận ñộng nhiều quá sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, lợn bị

gầy, cũng giảm tính hăng và phẩm chất tinh dịch kém.
1.2.5. Mùa vụ
Mùa vụ có ảnh hưởng đến nhiệt độ và ẩm độ của chuồng ni. Theo Signoret (1968)
thì nhiệt độ thuận lợi cho q trình sản xuất tinh trùng là 17-18 oC. Cho nên những tháng nóng
phẩm chất tinh dịch của lợn ñực giống kém hơn những tháng mát. Kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Tấn Anh (1971) trên lợn đực Landrace ni ở vùng Hà Nội thì những tháng nóng
nhất của mùa hè chỉ tiêu VAC chỉ ñạt 16-20 tỷ, trong khi ñó ở những tháng mùa đơng, VAC
đạt tới 50-55 tỷ. Có trường hợp nhiệt độ mơi trường cao q làm mất hồn tồn phản xạ sinh
dục của lợn ñực giống, trường hợp này gọi là "liệt dục do khí hậu".

- 128 -


1.2.6. Lứa tuổi
Giai đoạn có phẩm chất tinh dịch tốt nhất của lợn ñực nội là 1-2 năm tuổi, của lợn ñực
ngoại là 2-3 năm tuổi. Thường sau 4 năm tuổi phẩm chất tinh dịch của lợn ñực giống giảm ñi
nhiều nên cần xem xét ñể loại thải.
1.3. Biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao sức sản xuất của lợn ñực giống
1.3.1. Chọn lợn ñực làm giống
ðể chọn ñược lợn ñực giống tốt thì ở nước ta thường tiến hành chọn ở các trại kiểm tra
năng suất và thường dùng phương pháp "Kiểm tra năng suất cá thể" ñối với lợn ñực ở giai
ñoạn hậu bị. Hiện nay nước ta chủ yếu là dùng lợn ñực ngoại cho nên phương pháp này
thường ñược sử dụng khi chọn lợn ñực ngoại làm giống. Phương pháp ñược tiến hành như
sau: chọn những lợn đực con có ngoại hình đặc trưng của giống, có thân hình cân đối, đạt
khối lượng lúc 2 tháng tuổi cao hơn khối lượng trung bình của đàn. Những lợn này có lý lịch
rõ ràng, được sinh ra từ cặp bố mẹ tốt, lợn nhanh nhen, khỏe mạnh. Sau đó được ni trong
một điều kiện tiêu chuẩn về chuồng ni và dinh dưỡng để hạn chế các yếu tố ảnh hưởng.
Lợn được ni 1 con/ơ và cho ăn tự do.
Thời gian ni kiểm tra: tùy theo mức độ tăng trọng của lợn vì bắt đầu ni khi lợn
đạt khối lượng 25 ± 2 kg và kết thúc nuôi kiểm tra khi lợn ñạt khối lượng 90 ± 2 kg.

Các chỉ tiêu cần kiểm tra:
+ Khả năng tăng trọng (g/ngày):
+ Hiệu quả sử dụng thức ăn (tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng)
+ ðộ dày mỡ lưng: ño bằng máy siêu âm ở vị trí xương sườn cuối (đo ở khối lượng kết
thúc nuôi)
Tiêu chuẩn chọn giống (của Viện chăn nuôi Quốc gia):
+ Khả năng tăng trọng:
≥ 650 g/ngày
+ Hiệu quả sử dụng thức ăn ≤ 2,9 kg TĂ/kg tăng trọng
+ ðộ dày mỡ lưng:
≤ 13 mm
Khi lợn ñực hậu bị ñạt 3 chỉ tiêu trên thì kiểm tra lại ngoại hình và tập cho nhảy giá để
kiểm tra phẩm chất tinh dịch của 3 lần khai thác ñầu.
Yêu cầu về ngoại hình: đúng đặc điểm giống, thân hình cân đối, lưng dài và thẳng,
bụng gọn, chân cao, thẳng và chắc khỏe, hai móng chân khít, hai dịch hồn cân đối và lộ rõ, ít
nhất có 12 vú. Con đực phải phàm ăn, hiền lành nhưng khơng chậm chạp, tính dục hăng.
Những con đực khơng biết nhảy giá hoặc phẩm chất tinh dịch kém thì loại thải.
1.3.2. Ni dưỡng tốt lợn ñực giống
* Nhu cầu dinh dưỡng:
ðể nâng cao sức sản xuất của lợn ñực giống chúng ta cần cung cấp cho lợn ñực giống
ñầy ñủ cả về năng lượng, protein, vitamin và chất khoáng.
+ Năng lượng: Mức năng lượng cung cấp cho lợn ñực giống tuỳ từng lứa tuổi và khối lượng
lợn. Nói chung, trong 1 kg thức ăn hỗn hợp cho lợn đực giống cần có 3100-3200 kcal ME.
Ở nước ta nguồn năng lượng chính cung cấp cho lợn gồm có: ngơ, sắn, khoai lang,
thóc, cao lương.

- 129 -


+ Protein:

Mức protein cung cấp cho lợn ñực giống tuỳ theo tuổi và giống. Lợn đực cịn non cần
nhiều protein hơn lợn ñực ñã trưởng thành, lợn ñực ngoại cần cung cấp protein nhiều hơn lợn
đực nội.
Nói chung hàm lượng protein thơ trong khẩu phần ăn của lợn đực ngoại cần bảo ñảm
16-17%, của lợn ñực nội cần bảo ñảm 14-15%.
Những ngày lợn ñực phối giống hoặc khai thác tinh nên có chế độ bồi dưỡng thêm
bằng cách cho ăn thêm 2 quả trứng hoặc 0,5 lit sữa.
Nguồn cung cấp protein cho lợn gồm có bột cá, bột tơm, bột thịt, ñậu tương, lạc, bèo
hoa dâu, nấm men, axit amin cơng nghiệp ....
Trong khẩu phần ăn của lợn đực giống nên ưu tiên hàm lượng protein ñộng vật cao
hơn protein thực vật. Cần chú ý chất lượng protein, nghĩa là cần đầy đủ và cân đối các axit
amin khơng thay thế, quan trọng nhất là lyzin, methionin và tryptofan (lyzin 0,6%; methionin
0,16%; tryptofan 1,12% trong khẩu phần).
+ Vitamin: quan trọng nhất là các vitamin A, D, E
Nhu cầu:
vitamin A:
4000 UI/kg TĂ
vitamin D:
200 UI/kg TĂ
vitamin E:
44 UI/kg TĂ
ðể cung cấp vitamin A cho lợn đực giống thì ngồi các sản phẩm động vật như bột cá,
trứng, sữa thì cịn có thể cung cấp ở dạng caroten (tiền vitamin A). Caroten có nhiều nhất
trong các loại thức ăn củ quả màu ñỏ, màu vàng như: cà chua, bí đỏ, cà rốt.
Vitamin D có nhiều ở trong các sản phẩm động vật như bột cá, trứng, sữa nhưng cũng
có thể bổ sung cho lợn ở dạng tiền vitamin D bằng cách cho lợn vận động ngồi trời và dùng
rau xanh được phơi dưới ánh sáng mặt trời ở điều kiện thích hợp.
Vitamin E có nhiều trong các thức ăn hạt mọc mầm nên những ngày lợn ñực phối
giống cần bổ sung thêm giá ñỗ hoặc thóc mầm.
Nếu phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống kém thì có thể tiêm hỗn hợp vitamin ADE.

+ Khống : Quan trọng nhất đối với lợn đực giống là Ca, P. Khi cung cấp Ca, P cho lợn ñực
giống cần chú ý cả về số lượng và tỷ lệ Ca/P. Trong khẩu phần ăn của lợn ñực giống cần bảo
ñảm: 0,75% Ca và 0,6% P.
Tỷ lệ Ca/P thích hợp: 1,2 - 1,8. Nguồn cung cấp: bột xương, bột vỏ sị, vỏ hến, đá vơi.
Trong ni dưỡng lợn ñực giống cần chú ý không ñể cho lợn quá béo, q gầy, khơng
gây cho lợn có bụng to sệ.
Chúng ta có thể tham khảo tiêu chuẩn ăn cho lợn ñực giống của Việt Nam và của NRC
(Hội ñồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ):
+ Tiêu chuẩn dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp lợn (TCVN 1547 - 1994)
Lợn ñực giống
Chỉ tiêu
Hậu bị
Trưởng thành
Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 3000
3000
Protein thơ (%)
17
15
Xơ thô (%)
7
7
Canxi (%)
0,7
0,7
- 130 -


Photpho (%)
Lyzin (%)
Methionin (%)

Muối NaCl (%)

0,5
1,0
0,5
0,5

0,5
0,8
0,4
0,5

+ Nhu cầu dinh dưỡng của lợn ñực giống (NRC - 2000)
Năng lượng trao ñổi: 3265 Kcal/kg.
Protein thô
13%
Lysin
0,60%
Methionine 0,16%
Canxi
0,75%
Photpho
0,60%
Vitamin A
4000 UI
Vitamin D3 200 UI
Vitamin E
44 UI
* Kỹ thuật nuôi dưỡng:
Tùy từng giống và tùy từng giai đoạn tuổi để có kỹ thuật ni dưỡng khác nhau. Ở giai

đoạn hậu bị thì nên cho ăn tự do ñể lợn phát huy hết tiềm năng tăng trọng của nó. Khi bắt đầu
phối giống thì nên cho ăn hạn chế để lợn khơng béo q.
Có thể dùng thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh của lợn đực giống hoặc của lợn nái chửa kỳ
II ñể cho lợn ñực ăn. Cũng có thể dùng thức ăn đậm đặc để trộn với thức ăn tinh bột hoặc mua
nguyên liệu ñể tự phối trộn.
Nên cho lợn đực ăn khơ và cho uống ñủ nước. Không nên cho lợn ñực ăn một lúc quá
no bằng cách cho ăn nhiều bữa trong ngày và chế biến tốt để thức ăn có thể tích nhỏ.
1.3.3. Chế độ sử dụng
Lợn đực thành thục về tính rất sớm, nhưng chúng ta khơng nên cho đi phối giống sớm
khi lợn chưa thành thục về thể vóc. Khi lợn ñực ñược 8 tháng tuổi mới cho ñi phối giống để
khơng ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc của lợn và để đàn con sinh ra có sức sống cao.
Cường độ sử dụng lợn đực giống thích hợp:
Theo quy trình của Bộ: lợn đực nội 4-5 ngày sử dụng 1 lần, lợn ñực ngoại 3-4 ngày sử
dụng 1 lần. Những con đực khoẻ có thể sử dụng 2 ngày một lần nhưng cần có chế độ bồi
dưỡng thêm. Khơng nên cho lợn ñực giống nghỉ quá 10 ngày, nếu nghỉ lâu thì cơ năng sản
xuất tinh trùng yếu đi, sức kháng của tinh trùng sẽ kém, lợn ñực giảm tính hăng. Nên cho phối
giống hay lấy tinh vào buổi sáng sớm hay buổi chiều mát.
Sau khi phối giống hoặc khai thác tinh thì khơng nên cho lợn đực tắm ngay vì dễ bị
cảm lạnh và khơng nên cho ăn ngay mà sau khoảng 30 phút mới cho ăn.
1.3.4. Chăm sóc lợn đực giống
Cơng việc quan trọng nhất là cho lợn đực giống vận động. Cho vận động thích hợp thì
có nhiều tác dụng :
- Tăng cường phát triển cơ bắp, tăng thể lực
- Hạn chế béo, tăng tính hăng
- 131 -


- Tổng hợp vitamin D 3
- Thay đổi mơi trường khơng khí
Có 2 hình thức cho lợn đực giống vận ñộng :

- Vận ñộng tự do: là hình thức thả cho lợn ñực giống ra sân vận ñộng và ñể lợn tự vận
ñộng. Mỗi ngày nên cho vận ñộng 2 lần, mỗi lần khoảng 1 giờ.
- Vận ñộng cưỡng bức: là hình thức người đuổi cho lợn đực chạy trên sân vận ñộng hay
trên ñường vận ñộng với vận tốc khoảng 4 km/h. Với hình thức này mỗi ngày chỉ nên cho vận
động 1 lần với thời gian 15-30 phút.
Cơng việc tiếp theo là tắm chải cho lợn ñể lợn ñược sạch sẽ, tránh ñược một số bệnh
ngoài da, làm tăng lần tiếp xúc với người ñể thuận lợi cho việc sử dụng, ni dưỡng lợn đực.
Về mùa hè tắm cho lợn cịn có tác dụng làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi. Mùa hè nên tắm cho
lợn 2 lần/ngày, những ngày nhiệt ñộ cao quá nên làm mát cho lợn bằng cách phun nước lên
mái chuồng hoặc phun sương lên mình lợn.
Cần định kỳ kiểm tra phẩm chất tinh dịch và cân khối lượng lợn ñể biết ñược chế ñộ
sử dụng, ni dưỡng và chăm sóc đã hợp lý chưa ñể ñiều chỉnh lại. ðối với lợn ñực giống yêu
cầu phải rắn chắc, khơng q béo, q gầy.
Khi lợn đực hậu bị được 6-7 tháng tuổi thì nên tập cho nhảy giá.
Chuồng lợn ñực cần ñủ rộng (4-5 m2/con) ñể lợn có thể đi lại vận động thoải mái.

II. Chăn ni lợn cái giống
2.1. Cơ cấu đàn lợn cái giống
+ Lợn cái hậu bị: là từ khi chọn làm giống ñến khi cho ñi phối giống có chửa (thường từ 2
tháng tuổi cho ñến hết 8 tháng tuổi)
+ Lợn nái kiểm định: là từ khi phối giống có chửa đến khi cai sữa con lứa 2 . Loại này thường
chiếm khoảng 50% so với ñàn nái cơ bản.
+ Lợn nái cơ bản: là từ khi cai sữa con lứa 2 ñã ñạt tiêu chuẩn làm giống. Có 2 loại nái cơ
bản:
- Lợn nái hạt nhân: chuyên sản xuất ra con giống.
- Lợn nái sinh sản nói chung: chuyên sản xuất ra lợn nuôi thịt.
2.2. Một số chỉ tiêu cơ bản ñánh giá sức sản xuất của lợn nái
Căn cứ vào khả năng sinh sản và khả năng tiết sữa của lợn nái ñể ñánh giá.
2.2.1. Khả năng sinh sản: ñược ñánh giá qua những chỉ tiêu sau:
+ Tuổi ñẻ lứa ñầu: Trung bình lúc 12 tháng tuổi.

+ Số con ñẻ ra /lứa (tính cả số thai chết và số con chết khi đẻ ra)
+ Số con cịn sống đến 24 giờ (kể từ khi ñẻ xong con cuối cùng)
Từ chỉ tiêu này có thể đánh giá tỷ lệ sống của ñàn con
Số con còn sống ñến 24 giờ
Tỷ lệ sống =
----------------------------------- x 100
Số con ñẻ ra
+ Số con cai sữa /lứa và số con cai sữa /nái/năm
Từ chỉ tiêu này có thể đánh giá tỷ lệ ni sống của đàn con :

- 132 -


Số con cai sữa
Tỷ lệ nuôi sống =
---------------------- x 100
Số con để lại ni
+ Khối lượng sơ sinh của đàn con: ñược xác ñịnh trước khi cho lợn con bú lần ñầu. Trong
nghiên cứu nên cân từng con, trong sản xuất có thể cân cả ổ.
+ Khối lượng cai sữa của đàn con:
Tính trung bình trên 1 lợn con và trên 1 ổ.
Khối lượng của con bé nhất
+ Tỷ lệ ñồng ñều của ñàn con =
----------------------------------- x 100
Khối lượng của con lớn nhất
+ Tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ :
Trong q trình ni con lợn mẹ bị hao hụt khối lượng cơ thể nhiều hay ít
KL lợn mẹ sau 24 giờ ñẻ con - KL lợn mẹ khi cai sữa con
Tỷ lệ hao hụt = ------------------------------------------------------------- x 100
KL lợn mẹ sau 24 giờ ñẻ con

Tỷ lệ này càng thấp càng tốt, trung bình là 15%
2.2.2. Khả năng tiết sữa
Có hai phương pháp xác ñịnh ñể ñánh giá khả năng tiết sữa của lợn nái:
- Căn cứ vào khối lượng của tồn ổ lợn con lúc 21 ngày tuổi, vì ở 21 ngày ñầu nguồn
dinh dưỡng chủ yếu của lợn con là sữa mẹ, lợn con ñã biết nhấm nháp thêm nhưng khơng
đáng kể, cho nên khối lượng tồn ổ lợn con lúc 21 ngày tuổi cao chứng tỏ lợn mẹ tiết sữa
nhiều và chất lượng sữa tốt.
- Xác ñịnh lượng sữa tiết ra trong cả kỳ tiết sữa (2 tháng). ðể xác định lượng sữa thì cân
khối lượng của toàn ổ lợn con lúc sơ sinh và lúc 30 ngày tuổi rồi áp dụng cơng thức để tính:
M = m1 + m2
M - lượng sữa tiết ra cả kỳ
m 1 : lượng sữa tiết ra ở tháng thứ nhất
m 1 = ( KL 30 ngày - KL ss ) x 3
3 là hệ số, nghĩa là ñể tăng 1 kg khối lượng cơ thể thì lợn con cần khoảng 3 kg sữa mẹ
m 2 : lượng sữa tiết ra ở tháng thứ hai
m 2 = 4/5 m 1
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng ñến sức sản xuất của lợn nái
2.3.1. Giống và di truyền
Giống khác nhau thì khả năng sinh sản và khả năng tiết sữa khác nhau. Giống có ảnh
hưởng nhiều nhất đến khối lượng sơ sinh của ñàn con. Khối lượng sơ sinh của các giống lợn
ngoại thường cao hơn các giống lợn nội
KL SS của lợn ngoại
: 1,3-1,4 kg
KL SS của lợn nội (Móng Cái): 0,5-0,6 kg
Khả năng tiết sữa của các giống lợn ngoại cũng cao hơn các giống lợn nội
Lợn nái ngoại trung bình tiết 6 kg sữa /ngày
Lợn nái nội trung bình tiết 3,5 kg sữa /ngày

- 133 -



Ở lợn con đẻ ra có thể có những kỳ hình di truyền như kỳ hình bộ xương, khơng có chân
hay hở vịm miệng, khơng có hậu mơn ....
2.3.2. Thức ăn và dinh dưỡng
Nếu cung cấp cho lợn nái không ñủ các chất dinh dưỡng, ñặc biệt là khi thiếu protein
thì lợn nái sẽ khơng động dục hay động dục chậm, làm giảm lứa ñẻ trong 1 năm. ở giai đoạn
có thai nếu thiếu protein thì khối lượng sơ sinh của đàn con thấp, con đẻ ra ít. ở giai đoạn ni
con nếu thiếu protein thì sản lượng sữa giảm, ñàn con còi cọc.
Thiếu năng lượng lợn nái sẽ gầy, sẽ khơng động dục hay động dục chậm, thai phát
triển kém, đặc biệt là trong gian đoạn ni con lợn nái sẽ bị hao hụt khối lượng rất nhiều.
Nhưng nếu q thừa protein trong giai đoạn có thai thì sẽ làm tăng tỷ lệ chết thai. Nếu
quá thừa năng lượng trong thời gian dài thì sẽ gây cho lợn nái q béo, dẫn đến khơng đẻ hay
đẻ ít do số trứng rụng ít.
Thiếu vitamin A sẽ có hiện tượng sảy thai, ñẻ non. Thiếu vitamin D, Ca, P ñàn con ñẻ
ra còi cọc, chất lượng sữa kém, lợn nái dễ bị liệt chân trước hoặc sau khi ñẻ.
Chất lượng khẩu phần cũng ảnh hưởng, ñặc biệt là sự ñầy ñủ và cân đối các axit amin
khơng thay thế. Nếu chất lượng khẩu phần kém dẫn ñến hiện tượng tiêu thai.
2.3.3. ðiều kiện khí hậu
ðối với lợn nái nhiệt độ thích hợp là 18-210C. Nếu nhiệt độ chuồng ni trên 300C thì
sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai và tỷ lệ chết phôi, chết thai sẽ cao, thai phát triển kém. Trong giai
đoạn ni con nhiệt độ cao q làm tăng tỷ lệ chết của lợn con do lợn mẹ ñè vì lợn mẹ đứng
nằm khơng n và do lợn mẹ ăn ít nên thiếu sữa cho con bú. Do đó mùa hè tỷ lệ thụ thai và số
con ñẻ ra /lứa thường thấp hơn các mùa khác.
Nếu nhiệt ñộ cao kết hợp với ẩm ñộ cao sẽ làm tăng số lợn nái khơng động dục hay
động dục chậm. Nếu nhiệt ñộ quá thấp thì tỷ lệ lợn con chết cao do bị cảm lạnh dẫn đến tỷ lệ
ni sống của ñàn con sẽ thấp.
2.3.4. Lứa ñẻ
Khả năng sinh sản và khả năng tiết sữa của lợn nái ở lứa 1 thấp và tăng dần từ lứa 2
ñến lứa 6. Sau lứa 6 thì bắt đầu giảm và sau lứa 8 thì giảm nhiều. Cho nên sau lứa 8 nên xem
xét ñể loại thải lợn nái mới ñem lại hiệu quả cao cho ngành chăn nuôi lợn (ở các cơ sở giống

nên loại thải sớm hơn)
2.3.5. Tuổi phối lứa ñầu và khối lượng của lợn nái
Lợn cái thành thục về tính sớm nhưng khơng nên cho đi phối giống sớm. Trước 8
tháng tuổi lợn cái chưa thành thục về thể vóc, nếu cho đi phối giống thì sẽ ảnh hưởng đến sự
phát triển tầm vóc của lợn, số con đẻ ra ít, ñàn con yếu, nhất là ñối với lợn cái ngoại.
Khi được 8 tháng tuổi nhưng khối lượng cịn thấp cũng chưa nên cho đi phối vì sẽ ảnh
hưởng đến khối lượng ñàn con. ðối với lợn cái nội khi khối lượng ñạt 35-40 kg, lợn cái ngoại
ñạt 100-110 kg mới cho ñi phối giống.
2.3.6. Kỹ thuật, phương pháp và phương thức phối giống
Nếu phối giống ở thời ñiểm chưa thích hợp hoặc kỹ thuật dẫn tinh khơng tốt thì tỷ lệ
thụ thai thấp, số con đẻ ra ít.

- 134 -


Nếu dùng phương pháp phối trực tiếp thì có thể nâng cao tỷ lệ thụ thai và số con ñẻ ra
so với phương pháp thụ tinh nhân tạo, nhất là ñối với lợn cái phối lần ñầu và lợn nái khó thụ
thai.
Nếu dùng phương thức phối lặp và phối kép thì tăng số con đẻ ra, nếu dùng phương
thức phối kép thì tăng khối lượng sơ sinh của đàn con so với dùng phương thức phối ñơn.
2.3.7. Số con ñể lại ni
Số con để lại ni có ảnh hưởng nhiều ñến khả năng tiết sữa của lợn nái. Số con để lại
ni nhiều thì lượng sữa tiết ra nhiều và ngược lại. Nhất là khi số con để lại ni ít hơn số vú
thì những vú khơng được bú sẽ bị lép ñi, sức sản xuất sữa của lợn nái càng kém. Nhưng nếu
số con để lại ni nhiều hơn số vú thì sẽ ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa của lợn con và tỷ
lệ hao hụt của lợn mẹ sẽ cao. Do đó, tốt nhất là số con ñể lại nuôi bằng số vú của lợn nái.
2.3.8. Chăm sóc
Về mùa hè nếu khơng thường xun tắm cho lợn và khơng làm mát cho lợn thì sức sản
xuất giảm. Nếu không giữ chuồng nuôi và môi trường xung quanh sạch sẽ và khơng tiêm
phịng đầy đủ cho lợn thì lợn dễ bị bệnh, năng suất sinh sản giảm.

2.3.9. Ảnh hưởng của lợn ñực
Nếu lợn nái tốt nhưng cho phối với lợn đực có chất lượng tinh dịch kém thì làm giảm
tỷ lệ thụ thai, số con ñẻ ra và chất lượng ñàn con kém.
2.4. ðặc ñiểm sinh lý sinh dục và phối giống cho lợn cái
2.4.1. Chu kỳ ñộng dục của lợn nái
Khi lợn cái thành thục về tính thì có hiện tượng động dục và hiện tượng này ñược lặp
ñi lặp lại sau một thời gian nhất ñịnh gọi là chu kỳ ñộng dục. ða số lợn cái nội xuất hiện ñộng
dục lần ñầu vào 4-5 tháng tuổi, lợn cái ngoại vào 6-7 tháng tuổi, nhưng 1-2 chu kỳ đầu chưa
ổn định và sau đó ổn định dần, mỗi chu kỳ ñộng dục thường kéo dài 18-21 ngày và trải qua 4
giai ñoạn :
+ Giai ñoạn trước ñộng dục: kéo dài khoảng 2 ngày
Ở giai ñoạn này bộ phận sinh dục bên ngồi đã bắt đầu có những thay đổi : âm hộ có
hiện tượng xung huyết, mọng dần lên, có màu hồng tươi, hơi mở ra, có nước nhờn lỗng chảy
ra. Lợn bắt đầu biếng ăn, hay kêu rít, tỏ ra khơng n. Nhưng ở giai đoạn này lợn cái chưa cho
lợn đực nhảy lên lưng nó. Chúng ta không nên cho phối giống ép ở giai ñoạn này vì trứng
chưa rụng.
+ Giai ñoạn ñộng dục : kéo dài 2-3 ngày
ðến giai ñoạn này hoạt ñộng sinh dục mãnh liệt, âm hộ mở to hơn và từ màu hồng
chuyển sang màu mận chín, dịch nhờn chảy ra keo đặc hơn. Lợn rất biếng ăn, tỏ ra khơng n
như muốn phá chuồng để đi tìm lợn đực, lợn thích nhảy lên lưng con khác và đã chịu đứng
n cho lợn đực nhảy lên lưng nó.
+ Giai đoạn sau ñộng dục: kéo dài 3-4 ngày
ðến giai ñoạn này các dấu hiệu của hoạt ñộng sinh dục giảm dần. Lợn cái vẫn đi tìm
lợn đực nhưng khơng cho lợn đực nhảy lên lưng nó, âm hộ teo lại và tái nhạt, ăn uống tốt hơn.
+ Giai ñoạn yên lặng sinh dục: kéo dài 10-12 ngày

- 135 -


Lợn cái đã n tĩnh hồn tồn, khơng có phản xạ với lợn đực nữa. Lợn đã ăn uống

bình thường, âm hộ teo nhỏ, trắng nhạt.
2.4.2. Thời ñiểm phối giống thích hợp cho lợn cái
Mục đích của việc phối giống là tạo ñiều kiện cho tinh trùng và trứng gặp nhau ở 1/3
phía trên ống dẫn trứng với số lượng cần thiết và chất lượng tốt. Muốn vậy, chúng ta cần xác
định thời điểm phối giống thích hợp cho lợn cái.
Qua nghiên cứu người ta thấy rằng tinh trùng sau khi phối phải mất 2-3 giờ mới lên tới
1/3 phía trên ống dẫn trứng. Sự hoạt ñộng của tinh trùng trong ống dẫn trứng của lợn cái được
duy trì từ 38-40 giờ nhưng chỉ có khả năng thụ thai tốt trong khoảng 15-20 giờ đầu sau khi
phối.
Lợn là lồi đa thai, mỗi lần động dục có khoảng 15-25 trứng rụng. Khoảng 25-30 giờ
sau khi có hiện tượng chịu đực trứng mới rụng. Trứng rụng rải rác và kéo dài, có khi kéo dài
ñến 10 tiếng ñồng hồ. Sau khi rụng khỏi buồng trứng thì trứng rơi vào loa kèn và chuyển động
dần vào ống dẫn trứng. Trứng có thể sống trong ñường sinh dục ñến 20 giờ sau khi rụng
nhưng chỉ có khả năng thụ thai tốt trong khoảng 10 giờ ñầu.
Từ những hiểu biết trên ña số các nhà chăn ni đề nghị:
+ Nếu phối 1 lần thì nên phối trong khoảng 24-30 giờ kể từ khi lợn cái bắt đầu đứng
n.
+ Nếu phối 2 lần thì lần 1 nên phối trong khoảng 15-24 giờ và lần 2 trong khoảng 2436 giờ kể từ khi lợn cái bắt ñầu ñứng yên.
+ Nếu phối 3 lần thì nên phối lần ngay khi lợn cái bắt ñầu ñứng yên và sau ñó phối lần
2 cách lần 1 từ 10-12 giờ, phối lần 3 cách lần 2 cũng từ 10-12 giờ.
Nếu tính từ khi lợn cái có hiện tượng động dục thì ñối với lợn cái nội nên phối lần 1
vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3. Cịn đối với lợn cái ngoại nên phối lần 1 vào cuối
ngày thứ 3 hoặc ñầu ngày thứ 4.
Trong thực tế ñể thuận tiện thì có thể áp dụng quy tắc "Sáng-chiều", nghĩa là nếu lợn
cái bắt ñầu ñứng yên buổi sáng thì chiều phối lần 1 và sáng hơm sau phối lần 2. Nếu phối 1
lần thì để sáng hơm sau mới phối. Cịn nếu lợn cái bắt đầu đứng n buổi chiều thì sáng hơm
sau phối lần 1 và chiều hơm sau phối lần 2. Cịn nếu phối 3 lần cũng theo quy tắc "Sángchiều" nhưng lần 1 phối ngay khi lợn cái bắt ñầu ñứng yên.
ðể xác ñịnh thời ñiểm lợn cái bắt ñầu chịu ñực thì hàng ngày nên kiểm tra 2 lần (vào
buổi sáng và buổi chiều). Có nhiều phương pháp để xác định nhưng có 2 phương pháp hay
được sử dụng và có độ chính xác cao:

+ Dùng lợn đực thí tình: cho lợn đực đến tiếp xúc với lợn cái. Khi thấy lợn cái chạy lại
ngay với lợn đực và tỏ ra quyến luyến thì chứng tỏ lợn cái ñã bắt ñầu chịu ñực. Cũng có thể
lợn đực tự phát hiện được lợn cái nào ñã ñến thời ñiểm chịu ñực.
+ Dùng tay ấn lên lưng, lên mơng lợn cái, nếu thấy lợn cái đứng n, cong đi lên thì
chứng tỏ lợn cái đã bắt đầu chịu đực.
Ngồi ra, cịn có thể sử dụng một số phương pháp khác như dùng feromon có mùi lợn
đực cho lợn cái ngửi, dùng ohmmetre ñể ño ñiện trở âm ñạo, dùng giấy ño ñộ pH của niêm
dịch âm ñạo.

- 136 -


2.4.3. Biện pháp kích thích động dục cho lợn cái
Trong thực tế sản xuất có rất nhiều lợn cái hậu bị chậm ñộng dục, nhiều con ñã 10-12
tháng tuổi vẫn chưa động dục. Và cũng có rất nhiều lợn nái sau khi cai sữa con lâu mà chưa
ñộng dục trở lại. Do đó, chúng ta cần dùng nhiều biện pháp kích thích để những lợn này động
dục sớm hơn.
+ Sử dụng kích dục tố:
- Dùng huyết thanh ngựa chửa (PMSG)
Qua nghiên cứu người ta thấy rằng trong huyết thanh ngựa chửa có cả FSH và LH
nhưng lượng FSH thường nhiều hơn.
Liều tiêm : 20-25 UI/1 kg khối lượng cơ thể
Thường sau khi tiêm 4-5 ngày thì lợn cái sẽ biểu hiện ñộng dục, lâu nhất là sau 15 ngày.
- Dùng kích tố nhau thai (HCG)
HCG cũng có cả FSH và LH nhưng lượng LH thường nhiều hơn.
Liều tiêm : 15-20 UI/1 kg khối lượng cơ thể
Dùng HTNC kết hợp với HCG thì kết quả sẽ tốt hơn là khi dùng riêng lẻ từng kích dục tố.
- Dùng prostaglandine (PGF 2α )
PG có tác dụng gây thối hố thể vàng, cho nên những lợn nái chậm ñộng dục do
nguyên nhân tồn tại của thể vàng thì dùng PG tiêm sẽ cho hiệu quả cao. Nhưng PG ñắt nên

ñối với lợn nái ít sử dụng hơn.
- Dùng gonesterol: kích dục tố này có chứa FSH, LH và oestrogen, nhưng LH có phần trội
hơn. Trong chăn nuôi dùng kết hợp với HTNC sẽ cho kết quả tốt hơn.
Dùng kích dục tố đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho những cơ sở chăn ni lợn nái.
Bằng biện pháp này đã xác định ñược những lợn cái vô sinh ñể loại thải nhằm giảm những
ngày ni vơ ích (thường sau 2 lần tiêm nếu khơng thấy lợn cái động dục thì chứng tỏ đã vơ
sinh)
+ Dùng lợn đực thí tình:
Hàng ngày cho những lợn cái chậm ñộng dục tiếp xúc với lợn ñực thí tình. Nhờ tiếp
xúc với lợn đực, lợn cái sẽ bị kích thích và qua hệ thống thần kinh ly tâm làm cho tuyến yên
tiết ra FSH và LH, do ñó lợn cái sẽ ñộng dục.

Ảnh: Nhốt lợn ñực gần chuồng lợn nái để kích thích động dục sớm

- 137 -


2.4.4. Phương pháp và phương thức phối giống cho lợn cái
2.4.4.1. Phương pháp phối giống
+ Phối trực tiếp
Khi lợn cái ñộng dục ñã xác ñịnh ñược thời ñiểm phối giống thích hợp thì cho đến phịng
phối giống hoặc cho đến phịng lợn đực và người giúp cho lợn đực nhảy.
Ưu ñiểm:
- Có thể nâng cao tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra do lợn cái được kích thích nhiều hơn
nên trứng rụng nhiều.
Nhược ñiểm:
- Làm giảm khả năng ñảm nhiệm của lợn ñực và giảm hiệu quả trong chăn nuôi.
- Dễ làm lây lan bệnh nếu 1 trong 2 con bị bệnh.
- Khó khắc phục khi khối lượng của lợn ñực và lợn cái chênh lệch nhau nhiều.
- Khó khăn khi đưa lợn đực đi phối giống xa.

- Dễ bị rủi ro vì khó kiểm tra phẩm chất tinh dịch trước khi phối giống.
+ Thụ tinh nhân tạo:
Là phương pháp lấy tinh dịch của lợn ñực giống ñã qua kiểm tra, pha chế cho vào dụng
cụ dẫn tinh và bơm vào cổ tử cung của lợn cái ñang ñộng dục.
Ưu ñiểm:
- Có thể khắc phục tất cả các nhược điểm của phương pháp phối trực tiếp.
Nhược điểm:
- Có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai ñối với những lợn cái phối lần đầu và lợn nái khó thụ
thai.
- Dễ bị viêm bộ phận sinh dục của lợn cái nếu kỹ thuật dẫn tinh khơng tốt.
- Cần có mơi trường bảo quản và dụng cụ dẫn tinh, cần người có trình độ kỹ thuật cao,
có phương pháp khai thác tinh và dẫn tinh ñúng kỹ thuật.
2.4.4.2. Phương thức phối giống
Có 4 phương thức phối giống
+ Phương thức phối đơn:
Khi lợn cái động dục thì cho phối với 1 lợn ñực giống và cho phối 1 lần.
Ưu ñiểm: tốn ít lợn ñực giống và chế ñộ sử dụng lợn ñực giống hợp lý.
Nhược ñiểm: tỷ lệ thụ thai thường thấp, số lượng bào thai khơng nhiều, vì trứng rụng rải
rác nên số trứng gặp được tinh trùng ít. Cho nên chỉ áp dụng ñối với lợn nái dễ thụ thai và ñẻ
sai con.
+ Phương thức phối lặp :
Khi lợn cái ñộng dục thì cho phối với 1 lợn ñực giống và cho phối 2 lần, lần 2 cách lần
1 từ 10-12 giờ.
Ưu ñiểm: Nâng cao tỷ lệ thụ thai và số lượng bào thai, vì tinh trùng vào đường sinh dục
con cái rải rác nên số lượng trứng đón được tinh trùng nhiều.
Nhược ñiểm: ảnh hưởng ñến chế ñộ sử dụng lợn ñực giống nếu như phối trực tiếp (thụ
tinh nhân tạo thì khơng ảnh hưởng) và dễ bị rủi ro nếu lợn đực đó có chất lượng tinh dịch
kém, tốn nhiều tinh.

- 138 -



+ Phương thức phối kép:
Khi lợn cái động dục thì cho phối với 2 lợn ñực giống và cho phối 2 lần (có thể 3 lần),
cách nhau 10-12 giờ, cũng có thể cách nhau 5-10 phút nếu cần nâng cao khối lượng sơ sinh
của ñàn con.
Ưu ñiểm: nâng cao sức sống của bào thai do tinh trùng một lúc vào ñường sinh dục con
cái nhiều nên trứng có ñiều kiện chọn lọc những tinh trùng khoẻ.
Nhược ñiểm: tốn lợn ñực giống.
+ Phối hỗn hợp tinh dịch:
Trộn tinh dịch của 2 hay nhiều lợn ñực giống và dẫn tinh ñơn hoặc dẫn tinh kép cho lợn
cái ñang ñộng dục.
Ưu ñiểm: nâng cao khối lượng sơ sinh và số lượng ñàn con ñẻ ra so với không hỗn hợp
tinh dịch. Nếu dùng hỗn hợp tinh dịch để dẫn tinh kép thì kết quả càng tốt hơn.
Nhược ñiểm: chỉ sử dụng ñược trong thụ tinh nhân tạo, phối trực tiếp khơng sử dụng
được.
2.5. Thời kỳ phát triển của thai lợn
Thời gian có chửa của lợn nái trung bình là 114 ngày và trải qua 3 thời kỳ:
2.5.1. Thời kỳ phôi thai: 1-22 ngày
Khi trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng thì ở đay xảy ra q
trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng và tạo thành hợp tử. 20 giờ sau khi thụ tinh, hợp tử bắt
ñầu phân chia. ðầu tiên hợp tử ñược phân chia thành 2 tế bào phôi và 48 giờ sau khi thụ tinh
được phân chia thành 8 tế bào phơi và đến lúc này hợp tử bắt ñầu chuyển dần vào 2 bên sừng
tử cung và làm tổ ở đó. Ở trong sừng tử cung hợp tử tiếp tục phân chia thành hàng trăm tế bào
phơi và sau đó các màng của bào thai được hình thành.
- Màng ối được hình thành sau 7-8 ngày
Màng ối là màng trong cùng, bao bọc quanh bào thai. Dịch ối có rất nhiều tác dụng: giúp cho
bào thai nằm thoải mái, ñệm ñỡ cho bào thai không bị va chạm với các cơ quan xung quanh,
giúp cho q trình sinh đẻ dễ dàng và là nguồn dinh dưỡng của bào thai.
- Màng niệu: hình thành sau khoảng 10 ngày.

Màng niệu là màng ở giữa, có chứa dịch niệu, trong dịch niệu có các muối, đường
glucoza, kích tố nhau thai.
-Màng đệm (màng nhung): hình thành sau khoảng 12 ngày, là màng ngoài cùng, tiếp
giáp với niêm mạc tử cung của lợn mẹ. Trên khắp bề mặt của màng đệm có nhiều lơng nhung,
những lơng nhung này hút chất dinh dưỡng từ mẹ truyền vào cho phôi thai.
ðến cuối thời kỳ này hình dáng đầu, hố mắt, tim, gan được hình thành nhưng chưa
hồn chỉnh.
Ở thời kỳ này sự kết hợp giữa mẹ và con chưa ñược chắc chắn cho nên rất dễ bị sảy
thai nếu có tác động khơng tốt của ngoại cảnh. ðây là thời kỳ quyết định số lượng phơi. Thời
kỳ này gọi là thời kỳ hình thành.
2.5.2. Thời kỳ tiền thai: 23-39 ngày
ðến thời kỳ này bắt đầu hình thành nhau thai nên sự kết hợp giữa mẹ và con chắc chắn
hơn, ít bị sảy thai.
- 139 -


ðến cuối thời kỳ này thai đã được hình thành tương đối hồnh chỉnh, hầu hết các cơ
quan bộ phận ñã ñược hình thành. Khối lượng thai tăng khá nhanh, gấp 4-5 lần khối lượng
phôi ở cuối thời kỳ phôi thai.
2.5.3. Thời kỳ bào thai: 40 ngày - ñẻ
ðến thời kỳ này sự trao ñổi chất của thai rất mãnh liệt và tiếp tục hồn thành nốt
những bộ phận cịn lại như hình thành da, mọc lơng, mọc răng và bắt ñầu thể hiện ñặc ñiểm
giống.
Khối lượng thai tăng rất nhanh, ñến cuối thời kỳ này khối lượng mỗi thai nặng gấp
hơn 100 lần so với thời kỳ tiền thai và gấp hơn 1000 lần so với thời kỳ phôi thai.
Thời kỳ này ảnh hưởng nhiều nhất ñến khối lượng thai, ñặc biệt là từ 90 ngày trở ñi
thai phát triển rất mạnh.
Trong thực tế sản xuất ñể thuận tiện cho việc ni dưỡng chăm sóc lợn nái, người ta
thường chia làm 2 kỳ :
- Chửa kỳ I : 84 ngày ñầu

- Chửa kỳ II : 30 ngày cuối.
2.6. Quy luật tiết sữa của lợn nái
Có 2 quy luật chính
2.6.1. Quy luật tiết sữa ñầu và sữa thường
Thời gian tiết sữa ñầu là 1 tuần kể từ sau khi ñẻ. Trong sữa ñầu, hàm lượng protein,
vitamin cao hơn ở sữa thường. ðặc biệt trong sữa đầu có nhiều γ-globulin và MgSO4, 2 chất
này rất quan trọng ñối với lợn con.
Bắt ñầu từ tuần thứ hai lợn tiết sữa thường. Ở sữa thường hàm lượng lipit, đường
lactoza và khống (Ca, P) cao hơn ở sữa đầu.
Nghiên cứu quy luật này có ý nghĩa ñối với lợn con. Sau khi ñẻ ra cần tranh thủ cho
lợn con bú sữa ñầu càng sớm càng tốt. Sữa đầu có ý nghĩa nhất đối với lợn con là 24 giờ ñầu
sau khi ñẻ. Sau 24 giờ γ-globulin thấm qua thành ruột lợn con khó khăn hơn do lượng kháng
men trong sữa ñầu giảm dần và khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của lợn con hẹp dần
lại.
2.6.2. Quy luật tiết sữa khơng đều
- Tiết sữa khơng đều theo thời gian:
Từ 1-15 ngày sau khi ñẻ lượng sữa của lợn nái tăng dần. Từ 15-21 ngày lượng sữa tiết
ra nhiều nhất và tương ñối ổn ñịnh. Sau 21 ngày lượng sữa của lợn nái bắt ñầu giảm và sau 28
ngày lượng sữa giảm ñi rất nhanh và chất lượng sữa cũng giảm. Do đó đồ thị tiết sữa của lợn
nái thường có đỉnh cao ở tuần thứ hai, thứ ba.
- Tiết sữa khơng đều ở các vị trí vú
Thường các vú phía trước ngực của lợn nái lượng sữa tiết ra nhiều hơn ở các vú phía
sau. Nếu lợn nái có 6 đơi vú thì thường 3 đơi phía trước lượng sữa tiết ra nhiều hơn 3 đơi phía
sau. Nếu có 7 đơi vú thì thường 4 đơi phía trước lượng sữa nhiều hơn 3 đơi phía sau.

- 140 -


* Thành phần của sữa ñầu và sữa thường của lợn nái.
Thành phần

VCK
Protein
Lipit
ðường lactoza
Khống

Sữa đầu (%)
23
15,7
5,2
3,5
0,7

Sữa thường (%)
17
6
7,5
4,1
0,9

Nguồn: Lê Hồng Mận, 2002
+ γ-globulin là loại protein kháng thể có tác dụng tăng cường sức đề kháng của lợn
con.
+ MgSO4 có tác dụng tẩy các chất cặn bã trong quá trình phát triển của bào thai.
Nếu khơng nhận được sữa đầu thì lợn con có sức đề kháng yếu và dễ bị rối loạn tiêu
hóa.
2.7. Ni dưỡng lợn cái giống
2.7.1. Kỹ thuật ni dưỡng
- Lợn cái hậu bị: Từ lúc được chọn làm giống đến 6 tháng tuổi có thể cho lợn ăn với khẩu
phần ăn cho phép lợn bộc lộ ñến mức tối ña tiềm năng di truyền về tốc độ sinh trưởng và tích

luỹ mỡ của nó. Sau đó nên khống chế thức ăn, nhất là những loại thức ăn giàu năng lượng ñể
vừa tiết kiệm ñược thức ăn, vừa tránh được tăng trọng khơng cần thiết.
Nhưng trước khi cho ñi phối giống khoảng 10-14 ngày nên tăng mức ăn cho lợn cái
với mục đích làm tăng số trứng rụng (phương pháp Flushing cho lợn cái hậu bị)
- Lợn nái ở giai ñoạn chờ phối :
Mức dinh dưỡng ñược cung cấp theo tuổi, khối lượng, giống và thể trạng của lợn nái.
Lợn dưới 2 năm tuổi nên cung cấp nhiều protein, vitamin và khống hơn những lợn nái đã
trên 2 năm tuổi. Lợn ngoại nhu cầu dinh dưỡng cao hơn lợn nội, lợn gầy mức dinh dưỡng cần
cung cấp cao hơn lợn béo.
Giai ñoạn này với thời gian rất ngắn, thường chỉ 6-7 ngày. Trong nuôi dưỡng nên giữ
cho lợn có độ béo vừa phải (Mức ăn cho lợn ngoại 2-2,5 kg TĂ/ngày).
- Lợn nái chửa :
Mức dinh dưỡng của lợn nái ñược cung cấp theo tuổi, giai ñoạn có chửa và tuỳ theo
giống. Cần chú ý 2 giai ñoạn quan trọng là 3 tuần ñầu có chửa và 3 tuần cuối.
Ở 3 tuần đầu khơng u cầu cao về số lượng thức ăn mà chủ yếu là về chất lượng thức
ăn. Giai ñoạn này dễ sảy thai, tiêu thai nếu cho lợn nái ăn thức ăn có chất lượng kém như bị
thiu mốc, các axit amin không thay thế bị thiếu hay khơng cân đối.
Ở giai đoạn 3 tuần cuối cần chú ý cả về số lượng và chất lượng thức ăn. Khối lượng
thai ở giai ñoạn này tăng rất nhanh nên cần nhiều dinh dưỡng. ở giai ñoạn này dễ ñẻ non nếu
chất lượng thức ăn không tốt. Thức ăn cần được chế biến tốt để có thể tích nhỏ, tạo điều kiện
cho lợn nái ăn được nhiều, vì đường ruột của lợn bé lại do bị thai chèn.

- 141 -


- Lợn nái nuôi con
Lợn nái cần nhiều dinh dưỡng cho q trình tạo sữa ni con. ðặc biệt là ở tháng đầu
ni con, vì chất dinh dưỡng của lợn con chủ yếu dựa vào sữa mẹ. Nếu không cung cấp đầy
đủ các chất dinh dưỡng thì đàn con sẽ còi cọc và tỷ lệ hao hụt của lợn nái rất cao.
Nên dùng khẩu phần cao năng lượng để ni lợn nái ở giai ñoạn này ñể giảm tỷ lệ hao

hụt của lợn nái trong q trình ni con.
Tốt nhất là dùng thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh được sản xuất từ nhiều cơng ty khác
nhau và có thể bổ sung thêm dầu thực vật, mỡ lợn ñể nâng cao hàm lượng năng lượng trong
khẩu phần.
Khi sử dụng khẩu phần cần chú ý: 3-4 ngày trước khi lợn nái ñẻ cần giảm lượng thức
ăn xuống để thai khơng bị chèn, lợn dễ ñẻ hơn và tăng dần số bữa ăn trong một ngày lên.
Trong ngày lợn ñẻ chỉ nên cho uống nước ấm pha muối hay cháo loãng. Sau khi lợn nái đẻ
khơng nên cho ăn nhiều một cách đột ngột mà phải tăng dần ñến 7 ngày sau mới cho ăn tự do.
Trước khi cai sữa con 3-4 ngày nên giảm mức ăn của lợn nái ñể tránh viêm vú. Sau
khi cai sữa con 2-3 ngày mới cho ăn bình thường.
2.7.2. Nhu cầu dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của lợn cái hậu bị theo NRC năm 2000 có tỷ lệ tăng nạc khác
nhau và cho ăn tự do với 90% vật chất khô.
- Nhu cầu năng lượng:
+ Hậu bị, chờ phối, chửa kỳ I: 2800-2900 Kcal ME/1 kg TĂ
+ Lợn nái chửa kỳ II: 3000 Kcal ME/1 kg TĂ
+ Lợn nái ni con: 3100-3200 Kcal ME/1 kg TĂ
Có thể cung cấp ở mức 3500-3600 Kcal ME/1 kg TĂ (bổ sung mỡ động vật)
- Nhu cầu protein (% protein thơ trong khẩu phần):
Lợn cái hậu bị
Lợn ngoại
Lợn nội

14-18
12-16

Lợn chờ phối,
chửa kỳ I
13-14
11-12


Lợn nái chửa kỳ II

Lợn nái nuôi con

14-15
12-13

17-18
15-16

- Nhu cầu vitamin
+ vitamin A: - lợn hậu bị, chờ phối: 2300 UI/1 kg TĂ
- lợn nái có thai:
4000 UI/1 kg TĂ
- lợn nái nuôi con:
2000 UI/1 kg TĂ
+ vitamin D: 200 UI/1 kg TĂ
+ vitamin E: 44 UI/1 kg TĂ
+ vitamin B1: 1,2-2 mg/1 kg TĂ
- Nhu cầu khoáng:
+ Ca: 0,8 % trong khẩu phần
+ P: 0,7 %
- Lượng thức ăn hỗn hợp/ngày cho lợn cái giống (lợn ngoại):
+ Lợn cái hậu bị:
1-2,5 kg/ngày (tùy tháng tuổi)
- 142 -


+ Lợn nái chờ phối: 2-2,5 kg/ngày (tùy thể trạng lợn)

+ Lợn nái mang thai: 1,8-2,5 kg/ngày (tùy giai ñoạn và tùy thể trạng lợn)
+ Lợn nái nuôi con: 5-5,3 kg/ngày
ðối với lợn nái nội, lượng thức ăn hàng ngày nên cung cấp bằng 2/3 lượng thức ăn cho
lợn nái ngoại.
Chúng ta có thể tham khảo thêm tiêu chuẩn ăn cho lợn nái nội của Việt Nam và cho
lợn nái ngoại của NRC
Bảng: Tiêu chuẩn dinh dưỡng thức ăn cho lợn nái sinh sản giống nội (Móng Cái)
(Con/ngày đêm) (Nguyễn Thiện và CTV)
Ni con
84 ngày có chửa đầu
30 ngày có chửa cuối
Chỉ tiêu
Khối lượng lợn mẹ (kg)
50-60 61-70 71-80 81-90 61-70 71-80 81-90 61-70 71-80 81-90
Năng lượng
2507 2842 3104 3415 3462 3845 4084 7403 8191 8621
trao đổi (Kcal)
Protein thơ (g)
119
124
136
149
151
168
179
384
426
453
Muối (g)
5,0

5,7
6,2
6,8
6,9
7,7
8,2
13,6 15,0 15,8
Canxi (g)
7,3
8,2
9,0
9,9
10,1 11,2 11,9 18,4 20,3 21,4
Photpho (g)
5,9
6,7
7,3
8,1
8,2
9,1
9,7
15,0 16,5 17,4
Bảng: Nhu cầu trong khẩu phần của lợn nái mang thai (theo NRC năm 2000)
Khối lượng lợn nái lúc phối giống (kg)
125 150
Lượng ME trong khẩu phần (Kcal/kg)
Protein thô (%)
Lysin tổng số (%)
Methionine tổng số (%)
Canxi (%): 0,75

Photpho (%): 0,60
Vitamin A : 4000 UI
Vitamin D3: 200 UI
Vitamin E : 44 UI

- 143 -

3265
12,9
0,58
0,15

3265
12,8
0,57
0,15

175

200

3265
12,4
0,54
0,14

3265
12,0
0,52
0,13



Bảng: Nhu cầu trong khẩu phần của lợn nái nuôi con (90% vật chất khô)
Khối lượng lợn nái sau khi ñẻ (kg): 175 kg
Tăng trọng hàng ngày của lợn con (gam)
150 200
Lượng ME trong khẩu phần (Kcal/kg)
Protein thô (%)
Lysin tổng số (%)
Methionine tổng số (%)
Canxi (%) : 0,75
Photpho (%): 0,60
Vitamin A : 2000 UI
Vitamin D3 : 200 UI
Vitamin E : 44 UI

3265
16,3
0,82
0,21

3265
17,5
0,91
0,23

250
3265
18,4
0,97

0,24

2.8. Chăm sóc lợn cái giống
+ Chuồng trại:
Hướng chuồng có ảnh hưởng khá lớn đến nhiệt độ, ẩm độ, độ thống và ánh sáng của
chuồng ni. ðối với điều kiện khí hậu nước ta thì chuồng hướng nam hoặc hướng đơng nam
là thích hợp. Hiện nay kiểu chuồng lồng ñang ñược các cơ sở chăn nuôi lợn nái ngoại ở nước
ta ưa chuộng. Nhất là ở giai đoạn ni con, ni ở chuồng lồng đã nâng cao được số con cai
sữa/nái/năm. Dùng kiểu chuồng lồng khơng những có thể giữ cho nền chuồng ln được sạch
sẽ, khơ ráo mà cịn tiết kiệm được diện tích chuồng ni.
Diện tích chuồng nuôi cho lợn cái giống:
- Lợn cái hậu bị, chờ phối: 1,2-1,5 m2/con
- Lợn nái có thai:
3 m2/con
- Lợn nái nuôi con: + chuồng lồng:
3 m2/con
+ chuồng nền:
5-6 m2/con
Chuồng lợn nái cần ñược thường xuyên quét dọn sạch sẽ, ấm về mùa đơng, thống về
mùa hè.
+ Trợ sản cho lợn nái ñẻ
- Chuẩn bị chuồng và làm ổ ñẻ trong ô chuồng bằng cách lót rơm hoặc bao tải dưới
nên chuồng. Nếu đẻ ở chuồng nền thì lót rơm, cịn ở chuồng lồng thì lót bao tải.
- Chuẩn bị một số dụng cụ: khăn lau, thúng, cân, kìm bấm răng nanh, đèn, kéo, kim
chỉ, thuốc sát trùng và thuốc kích thích để phịng ngừa lợn đẻ khơng bình thường.
Thường cứ 5-10 phút lợn nái ñẻ 1 con. Khi lợn con ra thì người chăm sóc cần cầm lợn
con lên và lấy khăn lau khô cho lợn con. ðầu tiên lau mồm miệng để con khơng bị ngạt, rồi
lau đến thân mình để lợn con khơng bị cảm lạnh. Sau đó có thể tiến hành cắt rốn ngay cho lợn
con hoặc cho vào thúng ñể lợn nái ñẻ xong mới tiến hành cắt rốn ln cả đàn. Trước khi cắt
nên lấy chỉ buộc rốn lại cách cuống rốn khoảng 3 cm rồi cắt bỏ phần còn lại, khi cắt xong

dùng cồn i-ơt để sát trùng. Nếu khơng cắt rốn thì dễ bị nhiễm trùng do lợn con dẫm lên làm
ñứt rốn và khi lợn con ñi hay bị vướng vào chân.
- 144 -


Cơng việc tiếp theo là bấm răng nanh để khi bú lợn con không cắn vú lợn mẹ. Thường
sau khi ñẻ con cuối cùng khoảng 30-60 phút thì nhau thai ra. Khi đó phải lấy ngay ra khỏi ổ
để lợn nái khơng ăn. Nếu để lợn nái ăn nhau thai thì sẽ quen dẫn đến hay ăn con và sẽ gây rối
loạn tiêu hố.
Nếu gặp trường hợp lợn nái đẻ khơng bình thường thì phải can thiệp, như lợn đẻ khó,
đẻ khơ, lợn con đẻ ra bị ngạt hay thai bị chết trong bụng khơng ra được.
+ Trường hợp lợn ñẻ khó. Can thiệp:
- Cho lợn mẹ uống nước muối lỗng để tăng sức cho lợn rặn.
- Xoa dầu hay các lá nóng vào bụng để kích thích lợn nái rặn.
- Tiêm oxytoxin hoặc lutalyse (là các hormon thúc ñẻ).
- Cho tay vào ñể kéo lợn con ra nếu thấy cần thiết.
- Có thể mổ để lấy lợn con ra.
+ Trường hợp lợn đẻ khơ
Biểu hiện: lợn nái rặn rất nhiều nhưng con khơng ra và khơng thấy có nước ối chảy ra
hoặc ñã ra từ trước. Can thiệp:
- Cho dầu thực vật có trộn kháng sinh vào cổ tử cung.
- Kết hợp tiêm oxytoxin
- Có thể cho tay vào kéo lợn con ra
+ Trường hợp thai chết trong bụng. Can thiệp:
- Tiêm oxytoxin
- Cho tay vào kéo lợn con ra
- Có thể mổ lấy lợn con ra nếu cổ tử cung khơng mở
+ Trường hợp lợn con đẻ ra bị ngạt. Can thiệp:
- Hà hơi thổi ngạt
- Hô hấp nhân tạo

- Bôi rượu hoặc cồn vào rốn và xung quanh mũi lợn con
- Ngâm lợn con vào nước ấm khoảng 30-350C trong khoảng 5 phút và làm hô hấp
nhân tạo tiếp.

III. Chăn ni lợn con
3.1. Một số dặc điểm của lợn con
3.1.1. ðặc ñiểm sinh trưởng của lợn con
Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh nhưng khơng đều qua các giai ñoạn. Nhanh nhất
là ở 21 ngày tuổi ñầu, sau ñó tốc ñộ có phần giảm xuống do lượng sữa mẹ bắt ñầu giảm và
hàm lượng hemoglobin trong máu lợn con giảm xuống. Theo dõi tốc ñộ tăng trọng của lợn
con thì thấy rằng: khối lượng lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần so với lúc sơ sinh, lúc 20 ngày
tuổi tăng gấp 4 lần, 30 ngày tuổi tăng gấp 6 lần, 40 ngày tuổi tăng gấp 8 lần, 50 ngày tuổi tăng
gấp 10 lần và 60 ngày tuổi tăng gấp 14 lần so với lúc sơ sinh.
Do lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh nên khả năng tích luỹ chất dinh dưỡng rất
mạnh. Ví dụ: lợn con ở 20 ngày tuổi mỗi ngày có thể tích luỹ được 9-14 g protein/1kg khối
lượng cơ thể. Trong khi đó lợn lớn chỉ tích luỹ được 0,3-0,4 g protein.

- 145 -


Nhưng ngược lại ñể tăng 1 kg khối lượng cơ thể thì lợn con tiêu tốn ít thức ăn hơn. Vì
để sản xuất ra 1 kg nạc cần ít năng lượng hơn ñể sản xuất ra 1 kg mỡ.
3.1.2. ðặc ñiểm phát triển của bộ máy tiêu hoá
Bộ máy tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh về dung tích, kích thước và khối
lượng nhưng về chức năng thì chưa hồn thiện.
VD: Dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần so với lúc sơ sinh, lúc 20 ngày
tuổi tăng gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần (lúc sơ sinh khoảng 0,03 lit).
Dung tích ruột non lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần so với lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi
tăng gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (lúc sơ sinh khoảng 0,11 lit).
Dung tích ruột già lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 1,5 lần so với lúc sơ sinh, lúc 20 ngày

tuổi tăng gấp 2,5 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (lúc sơ sinh khoảng 0,04 lit).
Chức năng chưa hồn thiện do một số men tiêu hố thức ăn chưa có hoạt tính mạnh,
nhất là ở 3 tuần tuổi ñầu.
+ Men pepsin:
Khoảng 25 ngày ñầu sau khi ñẻ men pepsin trong dạ dày lợn con chưa có khả năng
tiêu hố protein của thức ăn vì trong dịch vị chưa có HCl ở dạng tự do. ðiều đó chứng tỏ vách
dạ dày chưa phát triển hoàn thiện. Sau 25 ngày tuổi men pepsin mới có khả năng tiêu hố và
sau 4 tuần mới có hoạt tính mạnh. Lợn con dưới 4 tuần tuổi chỉ có khả năng tiêu hố tốt
protein trong sữa lợn mẹ nhờ men catepsin và kimozin.
+ Men amilaza và mantaza:
Lợn con dưới 3 tuần tuổi 2 men này chưa có hoạt tính mạnh, do đó khả năng tiêu hố
tinh bột cịn kém, chỉ tiêu hố được khoảng 50% lượng tinh bột ăn vào. Ở giai ñoạn này lợn
con có khả năng tiêu hố tốt đường lactoza trong sữa lợn mẹ nhờ men lactaza.
+ Men Saccaraza: 2 tuần đầu hoạt tính cịn thấp, nếu cho lợn con ăn ñường saccaroza thì rất
dễ bị ỉa chảy.
3.1.3. ðặc ñiểm về cơ năng ñiều tiết nhiệt
Cơ năng ñiều tiết nhiệt của lợn con chưa hồn chỉnh, do đó thân nhiệt của lợn con
chưa được ổn định.
ðể có khả năng điều tiết nhiệt tốt thì cần có cả 3 yếu tố: thần kinh, mỡ và nước.
Khả năng ñiều tiết nhiệt nhờ thần kinh của lợn con đang cịn kém. Trung khu điều tiết
nhiệt nằm ở vỏ não, mà não của gia súc nói chung và của lợn nói riêng là cơ quan phát triển
chậm nhất.
Khả năng ñiều tiết nhiệt nhờ mỡ của lợn con cũng cịn kém do mỡ tích luỹ dưới da cịn
ít, lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể lợn con cũng cịn ít.
Ở giai đoạn này lợn con duy trì được thân nhiệt chủ yếu là nhờ có hàm lượng nước
trong cơ thể lợn con cao. Lúc sơ sinh hàm lượng nước trong cơ thể lợn con chiếm tới
81-81,5%, ở giai đoạn 3-4 tuần tuổi chiếm 75-78%.
Nói chung, khả năng ñiều tiết nhiệt của lợn con dưới 3 tuần tuổi cịn kém, nhất là
trong tuần đầu mới ñẻ ra. Cho nên nếu nuôi lợn con trong chuồng có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao
thì thân nhiệt của lợn con hạ xuống rất nhanh. Mức ñộ hạ thân nhiệt nhiều hay ít, nhanh hay

chậm chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ của chuồng ni và tuổi của lợn con. Nhiệt ñộ của
- 146 -


chuồng nuôi càng thấp, thân nhiệt của lợn con hạ xuống càng nhanh. Tuổi của lợn con càng ít,
thân nhiệt của lợn con hạ xuống càng nhiều.
Sau 3 tuần tuổi cơ năng ñiều tiết nhiệt của lợn con mới tương ñối hoàn chỉnh, thân
nhiệt của lợn con ñược ổn ñịnh hơn (39-39,50C)
3.1.4. ðặc ñiểm về khả năng miễn dịch của lợn con
Khả năng miễn dịch của lợn con ở 3 tuần đầu hồn tồn phụ thuộc vào lượng kháng
thể hấp thu được từ sữa mẹ vì trong máu của lợn con mới đẻ ra hầu như chưa có kháng thể (γ globulin).
Trong sữa ñầu của lợn nái hàm lượng protein khá cao, chiếm tới 15-16%, trong đó gần
một nửa là γ - globulin.
Phân tử γ-globulin chỉ có khả năng thấm qua thành ruột lợn con tốt nhất ở 24 giờ ñầu,
nhờ trong sữa ñầu có kháng men (antitrypsin) làm mất hoạt lực của men trypsin nên lợn con
hấp thu ñược nguyên vẹn cả phân tử γ-globulin. Và nhờ khoảng cách giữa các tế bào vách
ruột lợn con còn rộng nên γ-globulin ñược hấp thu vào máu dễ dàng hơn. Sau 24 giờ sự hấp
thu γ-globulin của lợn con kém hơn do hàm lượng của kháng men giảm nhanh và do khoảng
cách của các tế bào vách ruột hẹp dần lại.
Khi ñược bú sữa ñầu thì ñến 24 giờ trong máu lợn con ñã ñạt ñược 20,3 mg
γ-globulin/100ml máu. ðến 3 tuần tuổi đạt 24 mg/100ml máu.
Nếu lợn con khơng được bú sữa đầu thì sau 3 tuần mới có khả năng tự tổng hợp kháng
thể nên sức ñề kháng rất kém.
3.2. Biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chăn ni lợn con
3.2.1. Cho bú sữa đầu và cố ñịnh ñầu vú cho lợn con
Trong sữa ñầu hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao, vật chất khô gấp 1,5 lần so với
sữa thường, protein gấp 2 lần, vitamin A gấp 5-6 lần, vitamin C gấp 2,5 lần, vitamin B1 và Fe
gấp 1,5 lần. ðặc biệt trong sữa ñầu có nhiều γ-globulin và MgSO4. γ-globulin là kháng thể, nó
có tác dụng tạo sức ñề kháng cho lợn con. Lợn con hấp thu γ-globulin bằng con đường ẩm
bào. Q trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ-globulin giảm ñi rất nhanh theo thời gian, nó chỉ

có khả năng thấm qua thành ruột lợn con tốt nhất ở 24 giờ ñầu sau khi đẻ ra, sau đó sự hấp thu
γ-globulin kém hơn. Nếu khơng được bú sữa đầu thì 20 - 25 ngày tuổi lợn con mới có khả
năng tạo kháng thể. Cịn MgSO4 có tác dụng tẩy các chất cặn bã trong q trình tiêu hố ở
thời kì phát triển thai ñể hấp thu các chất dinh dưỡng mới. Nếu lợn con khơng nhận được
MgSO4 thì q trình tiêu hố của lợn con bị rối loạn. Do đó cần cho lợn con bú sữa ñầu càng
sớm càng tốt, chậm nhất là 2 giờ sau khi ñẻ ra lợn con phải ñược bú sữa ñầu.
Khi lợn mẹ ñẻ xong nên bắt ñầu cố ñịnh ñầu vú cho lợn con. Nếu không cố định đầu
vú thì những con khoẻ thường tranh bú ở các vú phía trước ngực có nhiều sữa hơn, những con
yếu phải bú phía sau nên tỷ lệ đồng ñều của ñàn con thấp .
Khi cố ñịnh ñầu vú nên ưu tiên những con nhỏ yếu ñược bú các vú phía trước ngực.
Việc cố định địi hỏi phải kiên trì, tỉ mỉ, bắt từng con cho bú. Nếu làm ñều ñặn thì sau 3-4 lần
lợn con sẽ quen và sẽ tự bú ở vú đã quy định cho nó.

- 147 -


3.2.2. Tập cho lợn con ăn sớm
Tập cho lợn con ăn sớm với 2 mục đích chính:
- ðể sau 21 ngày khi sữa lợn mẹ bắt đầu giảm thì lợn con đã biết ăn tốt để khơng ảnh
hưởng nhiều đến tốc ñộ sinh trưởng của lợn con.
- Thúc ñẩy bộ máy tiêu hố của lợn con sớm phát triển hồn thiện vì khi có thức ăn
vào dạ dày thì kích thích tế bào vách của dạ dày tiết ra HCl ở dạng tự do sớm hơn và tăng
cường phản xạ tiết dịch vị.
Ngoài ra tập cho lợn con ăn sớm còn làm giảm tỷ lệ hao hụt của lợn nái trong q
trình ni con và nâng cao khối lượng cai sữa của lợn con vì qua nghiên cứu thấy rằng: Khối
lượng cai sữa của lơn con chịu ảnh hưởng tới 57% của thức ăn bổ sung, khoảng 38% của sữa
mẹ và 5% của khối lượng sơ sinh. Mặt khác giúp lợn con sớm làm quen với thức ăn và sớm
biết ăn để có thể cai sữa sớm hơn.
Nên bắt đầu tập cho lợn con ăn từ 6-7 ngày tuổi vì lúc này lợn con đã bú được sữa đầu
hồn chỉnh. Tốt nhất là dùng thức ăn hỗn hợp chế biến sẵn của các công ty sản xuất thức ăn

dành riêng cho lợn con tập ăn, loại thức ăn này thường thơm ngon, dễ tiêu nên lợn con nhanh
biết ăn. Cũng có thể rang các thức ăn hạt lên rồi nghiền nhỏ và cho vào máng ñể lợn con tự
nhấm nháp cả ngày. Thức ăn hạt rang lên cũng có mùi thơm, lợn con sẽ thích ăn và tinh bột
biến thành dextrin tạo điều kiện cho lợn con tiêu hố tốt hơn.
Nếu tập đều đặn thì đến 20 ngày tuổi lợn con đã biết ăn tốt. Nếu khơng được tập thì
đến 30 ngày tuổi lợn con mới ăn thêm ñược nhiều.
Lợn con được tập ăn sớm thì sẽ tăng trọng nhanh hơn, tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn.
3.2.3. Bổ sung các chất dinh dưỡng cho lợn con
Nguồn dinh dưỡng của lợn con ở 21 ngày ñầu chủ yếu là sữa mẹ. Số lượng và chất
lượng sữa của lợn nái ở giai ñoạn này có ảnh hưởng rất lớn ñến sự phát triển của lợn con. Do
đó cần chú ý ni dưỡng tốt lợn nái mới ñủ sữa cho lợn con.
Sau 21 ngày sữa của lợn mẹ bắt ñầu giảm mà nhu cầu các chất dinh dưỡng của lợn con
ngày càng tăng do đó nếu chưa cai sữa cũng cần bổ sung thêm dinh dưỡng mới ñảm bảo cho
lợn con phát triển bình thường.
+ Bổ sung năng lượng:
Nói chung trong 1kg thức ăn hỗn hợp của lợn con cần có 3200-3300 Kcal ME. ðể bổ
sung năng lượng cho lợn con cần chọn những loại thức ăn có chất lượng cao, dễ tiêu và có
hàm lượng xơ thấp (2-3%) như tấm gạo, cám gạo loại I, bột ngô. Bằng phương pháp bổ sung
mỡ ñộng vật và thực vật vào khẩu phần ăn của lợn mẹ hay bổ sung trực tiếp vào khẩu phần ăn
của lợn con cũng có thể bổ sung thêm năng lượng cho lợn con.
+ Bổ sung protein:
Lợn con có hệ cơ đang phát triển rất mạnh, khả năng tích luỹ protein rất lớn nên cần
nhiều protein mới ñáp ứng ñược nhu cầu của nó, nhất là sau 21 ngày tuổi sữa lợn mẹ bắt ñầu
giảm nên cung cấp thiếu protein cho nhu cầu của lợn con. Hỗn hợp thức ăn cho lợn con cần
bảo đảm 20-22% protein thơ. Tốt nhất là ưu tiên cho lợn con nguồn protein ñộng vật có giá trị
sinh vật học cao như bột cá, bột sữa, bột thịt. Nguồn protein thực vật tốt nhất cho lợn con là
bột ñỗ tương. Nhưng chú ý là khả năng tiêu hố protein thực vật của lợn con cịn kém nên cần

- 148 -



hạn chế hàm lượng protein thực vật trong khẩu phần. Trong các axit amin khơng thay thế thì
đối với lợn con quan trọng nhất là lyzin và methyonin.
+ Bổ sung vitamin:
ðối với lợn con quan trọng nhất là vitamin A, B1, D. Vitamin A có tác dụng kích thích
sinh trưởng, chống viêm da, viêm phổi. Vitamim B1 có tác dụng kích thích tính thèm ăn, nếu
thiếu thì tính thèm ăn của lợn con giảm, có khi cịn gây nơn mửa, gây bại liệt cơ tim. Vitamin
D có tác dụng giúp cho cơ thể con vật lợi dụng tốt Ca và P, nếu thiếu thì lợn con sẽ bị cịi
xương.
Nhu cầu: Vitamin A : 2200 UI/1 kg thức ăn.
Vitamin B1 : 1- 1,5 mg/1 kg thức ăn.
Vitamin D : 220 UI/1 kg thức ăn.
+ Bổ sung khoáng:
Quan trọng nhất là: Ca, P, Fe, Cu.
Ca và P có vai trị quan trọng trong quá trình tạo xương. Nếu thiếu 2 nguyên tố này thì
lợn con mắc bệnh cịi xương, chậm lớn. Trong khẩu phần ăn của lợn con cần bảo ñảm 0,9%
Ca, 0,7% P và Ca/P: 1,2-1,8.
Lợn con rất hay thiếu Fe. Trong cơ thể lợn con sơ sinh có khoảng 50 mg Fe mà lợn
con mỗi ngày cần 7-10 mg ñể duy trì sinh trưởng, trong khi đó sữa lợn mẹ mỗi ngày chỉ cung
cấp được khoảng 1mg Fe. Nếu khơng bổ sung Fe kịp thời thì chỉ sau khoảng 1 tuần là lợn con
có hiện tượng thiếu Fe. Khi thiếu sắt lợn con sẽ bị bệnh thiếu máu, ỉa chảy, ỉa phân trắng, lợn
chậm lớn. Có nhiều phương pháp để bổ sung Fe cho lợn con:
- Dùng dextran-Fe tiêm cho lợn con vào ngày thứ 3-5 sau khi ñẻ và nên tiêm nhắc lại
lần 2 sau 10 ngày. Liều tiêm 1-2 ml/con (tùy nồng độ Fe). Trong dextran-Fe thường có
100-125 mg Fe/1ml. Cũng có thể dùng FeSO4 hồ vào nước cho lợn con uống.
- Thiếu Cu cũng như thiếu Fe sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu máu. Có thể dùng CuSO4 ,
CuO ñể bổ sung cho lợn con.
3.2.4. Giữ ấm cho lợn con
ðể giữ ấm thì tốt nhất nên sưởi ấm cho lợn con bằng cách lót rơm hoặc bao tải dưới
nền chuồng và dùng đèn hồng ngoại hay bóng ñèn 100 W treo phía trên ñể cả phần bụng và

phần lưng của lợn con ñều ñược ấm. Về mùa đơng nên sưởi ấm cho lợn con ít nhất trong 3
tuần tuổi đầu. Bên cạnh đó cần chú ý thêm việc che kín chuồng để tránh gió lùa. Nhiệt độ
thích hợp cho lợn con ở các tuần tuổi như sau:
- 1 tuần tuổi: 32-340C
- 2 tuần tuổi: 30-320C
- 3 tuần tuổi: 28-300C
Sau đó cứ thêm 1 tuần tuổi thì giảm 10C.
Ẩm độ thích hợp: 65-70%
3.2.5. Cho lợn con vận động
ðối với lợn con bú sữa cho vận động bên ngồi có nhiều tác dụng:
- Giúp cho q trình tạo vitamin D3.
- Giúp cho lợn con tiếp xúc và thích nghi dần với ñiều kiện ngoại cảnh.
- 149 -


Do đó, nếu có điều kiện thuận lợi thì nên cho lợn con vận ñộng ñều ñặn hàng ngày.
Hiện nay, hầu hết các cơ sở chăn nuôi lợn nái và lợn thịt đều khơng chú ý đến việc cho lợn
vận động, có lẽ với mục đích tiết kiệm diện tích chuồng ni và giảm cơng chăm sóc lợn.
3.2.6. Cai sữa cho lợn con
Thời gian cai sữa cho lợn con sớm hay muộn phụ thuộc vào từng giống lợn và ñiều
kiện kinh tế của từng cơ sở chăn nuôi và của từng gia đình chăn ni. Lợn con giống ngoại và
lợn lai nhiều máu ngoại thì có thể cai sữa sớm hơn so với lợn nội và lợn lai nhiều máu nội.
Cai sữa sớm cho lợn con có nhiều ưu điểm: làm tăng lứa ñẻ/năm, giảm hao hụt cho lợn
nái và giảm chi phí cho sản xuất 1 kg khối lượng cơ thể lợn con. Qua tính tốn thấy rằng: nếu
cai sữa lợn con ở 21 ngày tuổi thì chi phí giảm xuống khoảng 20% so với cai sữa ở 60 ngày
tuổi.
Khi cai sữa lợn con chú ý phải tiến hành từ từ trong vịng 7 ngày để khơng ảnh hưởng
đến tốc ñộ sinh trưởng phát dục của lợn con và tránh viêm vú cho lợn mẹ. Bằng cách giảm
dần số lần cho lợn con bú trong 3-4 ngày mới tách hẳn. ðối với lợn con cần chú ý cung cấp
ñầy ñủ các chất dinh dưỡng nhưng không cho ăn nhiều ngay để tránh bị ỉa chảy. ðối với lợn

mẹ có sản lượng sữa cao thì 2-3 ngày trước khi cai sữa lợn con nên giảm lượng thức ăn, sau
khi cai sữa 2-3 ngày mới cho ăn bình thường.
Hiện nay ở các nước chăn nuôi phát triển thường cai sữa lợn con ở 21-28 ngày tuổi. Ở
nước ta nhiều cơ sở chăn ni lợn nái ngoại cũng đã cai sữa lợn con ở 21 ngày tuổi.

IV. Chăn nuôi lợn thịt
4.1. Những chỉ tiêu cơ bản ñánh giá sức sản xuất của lợn thịt
4.1.1. Tốc ñộ sinh trưởng
ðể xác ñịnh tốc ñộ sinh trưởng của lợn thịt nhanh hay chậm, thì chúng ta xác ñịnh khả
năng tăng trọng trong 1 ngày hay 1 tháng (g/ngày hay kg/tháng).
Chỉ tiêu này là 1 chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật quan trọng. Nếu lợn tăng trọng nhanh thì thời
gian ni thịt ngắn, sớm giải phóng chuồng để ni đợt khác. Những lợn có tốc độ sinh
trưởng nhanh thường tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng cũng ít.
4.1.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn
Xác ñịnh mức tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng
Cách tính:
Tổng kg thức ăn
Tổng đơn vị thức ăn
HQSDTT =
hay
Tổng khối lượng tăng
Tổng kg khối lượng tăng
ðây là một chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật rất quan trọng, càng giảm chi phí thức ăn cho 1 kg
khối lượng tăng thì càng hạ giá thành trong chăn nuôi.
4.1.3. Năng suất và chất lượng thân thịt
Chỉ tiêu này ñược xác ñịnh khi kết thúc nuôi thịt và qua mổ khảo sát. Năng suất và
chất lượng thân thịt ñược ñánh giá qua các chỉ tiêu sau:

- 150 -



×