Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ HỖN HỢP THỨC ĂN TINH GIÀU PROTEIN CHO BÒ LAI BRAHMAN TRONG GIAI ĐOẠN VỖ BÉO doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 14 trang )



321

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012


NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ HỖN HỢP THỨC ĂN TINH GIÀU
PROTEIN CHO BÒ LAI BRAHMAN TRONG GIAI ĐOẠN VỖ BÉO
Nguyễn Hữu Văn
1
, Nguyễn Hữu Nguyên
2
, Nguyễn Xuân Bả
1
1
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
2
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi

Tóm tắt. Một thí nghiệm CRD gồm 4 lô, mỗi lô 4 bò đực lai Brahman tuổi từ 20-
24 tháng, được thực hiện trong 84 ngày tại Quảng Ngãi nhằm nghiên cứu việc sử
dụng một số hỗn hợp thức ăn giàu protein trong giai đoạn vỗ béo. Bò được nuôi
nhốt riêng từng ô trong cùng một chuồng, nước uống tự do và ăn cỏ voi ad libitum.
Thành phần thức ăn tinh tự phối trộn cho bò lô I gồm cám gạo 49%, bột ngô 30%,
bột sắn 20%, muối 1%; cho bò lô II gồm cám gạo 20%, bột ngô 48,5%, bột sắn
20%, bột cá nhạt 10%; muối 0,5%, urê 1%; cho bò lô III gồm cám gạo 20%, bột
ngô 39%, bột sắn 20%, bột cá nhạt 21%. Riêng bò lô IV được cho ăn thức ăn công
nghiệp của hãng Lái Thiêu, thành phần gồm ngô, cám, khô đậu nành, sắn, bột cá,
bột sò, methyonin, lysin, khoáng, vitamine và enzyme. Hàm lượng protein thô
trong thức ăn tinh của bò lô I là 9,4%, các lô còn lại là khoảng 15,5% tính theo chất


khô. Lượng thức ăn tinh cung cấp hàng ngày được tăng dần theo giai đoạn từ 1%,
1,5% và 2% khối lượng cơ thể. Kết quả cho thấy việc nâng mức protein thô trong
thức ăn tinh từ 9,4% lên khoảng 15,5% đã không làm ảnh hưởng đáng kể đến
lượng thu nhận thức ăn nhưng làm tăng rõ rệt tỉ lệ tiêu hóa, hiệu quả sử dụng thức
ăn và tăng trọng của bò. Sự cải thiện về dinh dưỡng này có thể dễ dàng ứng dụng
vào thực tiễn sản xuất, bởi phần chi phí tăng thêm không nhiều nhưng hiệu quả
kinh tế mang lại cao. Hơn nữa, có thể giảm được một phần chi phí thức ăn để tăng
thêm hiệu quả kinh tế bằng cách tự phối trộn thức ăn tinh hỗn hợp cho bò từ các
nguồn thức ăn tinh tại chỗ kết hợp với thức ăn giàu protein có cơ cấu tỉ lệ urê hợp
lý.
Từ khóa: Cỏ voi, lai Brahman, protein, thức ăn tinh, vỗ béo bò thịt.

1. Đặt vấn đề
Tăng trưởng kinh tế, mức sống của người dân được nâng cao đã thúc đẩy nhu
cầu về các sản phẩm chăn nuôi tăng mạnh vào những năm đầu của thế kỷ 21. Trong đó,
sản lượng thịt bò hơi toàn quốc từ 93.819 tấn vào năm 2000 đã lên đến 226.696 tấn vào
năm 2008, với tốc độ tăng bình quân hàng năm xấp xỉ 18%. Tuy nhiên, thịt bò mới chỉ
chiếm xấp xỉ 6% trong tổng sản lượng thịt gia súc gia cầm của nước ta (Cục Chăn nuôi,


322

2009). Với ưu thế về tầm vóc so với bò vàng địa phương, bò lai máu ngoại là đối tượng
đang được quan tâm trong chương trình phát triển chăn nuôi bò thịt. Trong nhóm bò lai
giữa Zê-bu và bò vàng Việt Nam, con lai Brahman có nhiều ưu điểm về khả năng thích
nghi và sức sản xuất thịt nên được người chăn nuôi ưa chuộng, nhất là ở các tỉnh duyên
hải nam Trung bộ. Gần đây, chăn nuôi bò đực lai lấy thịt theo phương thức nuôi nhốt kết
hợp với trồng cỏ và bổ sung thức ăn tại chuồng đang có xu hướng phát triển mạnh và
góp phần quan trọng trong thu nhập nông hộ (Nguyễn Xuân Bả et al., 2007). Vài tháng
trước khi xuất bán giết thịt, một số nông hộ đã quan tâm đầu tư thức ăn tinh để vỗ béo

bò, nhưng hầu như không quan tâm đến hàm lượng protein có ở trong đó. Kết quả điều
tra tại một số vùng chăn nuôi bò thịt thâm canh quy mô nhỏ ở tỉnh Quảng Ngãi cho thấy
100% hộ có sử dụng thức ăn tinh cho bò giai đoạn vỗ béo với lượng 3,0 - 3,2
kg/con/ngày, nhưng hàm lượng protein thô trong hỗn hợp thức ăn tinh bình quân chỉ ở
mức 9,9% (Lê Đức Ngoan và Trần Thị Bích Hường, 2008). Gần đây, trên thị trường
thức ăn gia súc trong nước đã xuất hiện một số loại thức ăn công nghiệp đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng cho bò giai đoạn vỗ béo. Tuy nhiên, giá bán cao, người chăn nuôi chưa
có thói quen sử dụng mà thường chỉ dùng các nguồn thức ăn tinh sẵn có ở địa phương.
Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm phối trộn và sử dụng một số hỗn hợp thức ăn
tinh giàu protein để nuôi lai Brahman trong giai đoạn vỗ béo bò với mục đích là: 1)
đánh giá ảnh hưởng của các hỗn hợp thức ăn tinh đó đến thu nhận thức ăn, tỉ lệ tiêu hóa,
tăng trọng của bò; và 2) so sánh hiệu quả kinh tế nhằm có khuyến cáo thích hợp cho
người chăn nuôi.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Gia súc và điều kiện nuôi dưỡng
Thí nghiệm được triển khai tại tỉnh Quảng Ngãi từ tháng 3 đến tháng 6, đây là
thời kỳ có khí hậu thời tiết khá thuận lợi và nguồn cỏ trồng dồi dào. Chuồng trại được
thiết kế để nuôi cá thể 16 bò đực lai Brahman tuổi 20 - 24 tháng, khối lượng bình quân
224 ± 32,3 kg/con. Bò được nhốt hoàn toàn và cho ăn tại chuồng. Mỗi ô chuồng đều có
máng ăn, máng uống riêng. Nền chuồng bằng xi măng được vệ sinh sạch sẽ để có thể
thu được toàn bộ phân thải ra khi cần theo dõi. Chuồng trại được sát trùng định kỳ 10 -
15 ngày/lần. Bò được tẩy nội ngoại ký sinh trùng và tiêm phòng theo qui định của thú y
trước khi tiến hành thí nghiệm. Thời gian nuôi thích nghi để bò làm quen với chuồng
trại và khẩu phần ăn thí nghiệm là 15 ngày, giai đoạn này bò được cho ăn thức ăn tinh
hỗn hợp với lượng tăng dần từ 1,0 - 1,5 kg/con/ngày.
2.2. Các nguồn thức ăn được sử dụng
Thức ăn thô là cỏ voi (Penisetum purpureum) thu cắt lúc 40 - 45 ngày tuổi, được
chặt ngắn khoảng 10 cm trước khi cho bò ăn. Thức ăn tinh là các hỗn hợp tự phối trộn
và thức ăn công nghiệp. Hỗn hợp tự phối trộn gồm có cám gạo, ngô, sắn, bột cá, muối
ăn và urea được xác định giá trị dinh dưỡng (bảng 1) và được trộn theo tỷ lệ xác định



323

(bảng 2). Thức ăn công nghiệp là loại thức ăn hỗn hợp dùng cho vỗ béo bò thịt (số hiệu
18) của hãng Lái Thiêu. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng được ghi trên bao bì
là: Độ ẩm (max) 14%, Protein (min) 16%, Xơ (max) 10%, ME (min) 2.900 Kcal/kg.
Nguyên liệu bao gồm ngô, cám, khô đậu nành, sắn, bột cá, bột sò, methyonin, lysin,
khoáng, vitamine và enzym).
Bảng 1. Thành phần hóa học của nguyên liệu thức ăn sử dụng trong thí nghiệm
Tính theo DM (%)
Thức ăn
DM
(%)
OM CP EE NDF Ash
GE
(Kcal/
kg DM)
Cỏ voi 13,5 90,6 7,4 1,4 76,4 9,4 3.989
Cám gạo 89,3 90,0 8,6 9,7 40,2 9,9 4.480
Bột sắn 87,3 96,8 2,4 0,4 8,7 3,2 4.156
Bột ngô 87,2 98,6 7,2 4,3 17,9 1,4 4.450
Bột cá nhạt 88,7 76,9 46,9 14,4 0 23,1 4.111
Muối 100 0 0 0 0 100 0
Urea 100 80 291,7 0 0 20 0
Bảng 2. Tỉ lệ phối trộn, giá thành và giá trị dinh dưỡng của các hỗn hợp thức ăn tinh
Thức ăn tinh hỗn hợp (HH)

HH1 HH2 HH3 HH4
Thành phần và tỉ lệ phối trộn (%)

Cám gạo 49 20 20 -
Bột ngô 30 48,5 39 -
Bột sắn 20 20 20 -
Bột cá lạt - 10 21 -
Muối ăn 1 0,5 - -
Urea - 1 - -
Thức ăn Lái Thiêu - - - 100
Tổng cộng 100 100 100 100
Giá thành (đồng/kg) 4.540 5.100 5.441 6.060
Giá trị dinh dưỡng của từng hỗn hợp thức ăn tinh
DM (%) 88,4 87,9 87,9 89,9


324

OM (% DM) 92,9 93,5 91,9 86,9
CP (% DM) 9,4 15,3 15,6 15,5
NDF (% DM) 26,9 18,5 16,8 25,0
EE (% DM) 6,2 5,6 6,7 6,3
Ash (% DM) 7,1 6,5 8,1 13,10
GE (Kcal/kg DM) 4.356 4.288 4.326 4.203
2.3. Bố trí thí nghiệm và khẩu phần ăn
Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp phân lô ngẫu nhiên hoàn toàn
(CRD). Mười sáu bò đưa vào thí nghiệm được chia làm 4 lô, mỗi lô 4 con. Các lô được
ký hiệu là lô I, lô II, lô III, và lô IV tương ứng với các loại thức ăn tinh là HH1, HH2,
HH3, HH4. Khẩu phần ăn của bò gồm cỏ voi cho ăn tự do và thức ăn tinh hỗn hợp cho
ăn theo định mức như sau: 15 ngày đầu là 1%, 18 ngày tiếp theo là 1,5% và sau đó là
2% khối lượng bò. Thức ăn tinh được cho ăn 3 lần trong ngày, vào lúc 07 giờ 15 phút,
13 giờ 00 phút và 16 giờ 30 phút. Thời gian nuôi thí nghiệm kéo dài 84 ngày.
2.4. Cân đo bò và thu mẫu

Khối lượng bò được xác định bằng cân điện tử chuyên dùng cho đại gia súc của
hãng Ruddweight (Úc), sai số 0,5kg. Cân lúc sáng sớm trước khi cho bò ăn, mỗi đợt cân
3 ngày liên tục và lấy giá trị trung bình. Bò được cân lúc bắt đầu thí nghiệm, sau 15
ngày, 33 ngày, 63 ngày và khi kết thúc. Thức ăn tinh hỗn hợp và cỏ voi cho ăn và lượng
dư thừa của mỗi cá thể được xác định hàng ngày để tính toán lượng thức ăn thu nhận
trong suốt quá trình thí nghiệm. Thí nghiệm tiêu hóa in vivo được thực hiện liên tục
trong thời gian 7 ngày, từ ngày thứ 55 - 61 kể từ khi bắt đầu thí nghiệm. Toàn bộ phân
được lấy ngay sau khi bò thải ra, chứa trong túi nilon. Hàng ngày vào lúc 7 giờ sáng
lượng phân thu được trong 1 ngày đêm được cân và lấy 5% mẫu bảo quản ở tủ lạnh sâu
-20
o
C. Mẫu phân và mẫu thức ăn trong thời gian này được phân tích thành phần hóa
học để tính toán tỉ lệ tiêu hóa khẩu phần.
2.5. Phân tích thành phần hóa học
Mẫu thức ăn, mẫu phân được phân tích chất khô (DM), chất hữu cơ (OM), nitơ
(N), mỡ thô (EE) và khoáng tổng số (Ash) theo AOAC (1990); Protein thô (CP) được
qui đổi theo công thức N×6,25; Năng lượng tổng số (GE) được xác định bằng Bomb
Calorimeter. Xơ không tan trong chất tẩy trung tính (NDF) được xác định theo Van
Soest và đồng tác giả (1991).


325

2.6. Xử lý số liệu
Sự sai khác về các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các lô được xử lý theo mô hình phân
tích thống kê GLM dùng cho thiết kế CRD với độ tin cậy p<0,05 bằng phần mềm
MINITAB 14.0.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Khả năng thu nhận thức ăn
Số liệu bảng 3 cho thấy không có sự sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

về tổng lượng cũng như riêng rẻ lượng thức ăn tinh hoặc cỏ voi thu nhận bình
quân/ngày giữa các lô thí nghiệm. Như vậy có thể nói rằng yếu tố lượng thức ăn sẽ
không tác động đáng kể đến sự chênh lệch về tăng trọng của bò giữa các lô trong thí
nghiệm này như trình bày ở phần sau.
Sự thu nhận thức ăn của gia súc nhai lại chịu ảnh hưởng của các yếu tố chính là
khẩu phần ăn và gia súc, ngoài ra còn bị chi phối bởi các yếu tố điều chỉnh khác
(Orskov và Ryle, 1990; Vũ Duy Giảng et al., 2008). Theo McDonald et al. (1995) thì
lượng thu nhận chất khô của bò thịt được ước tính khoảng 2,2% khối lượng cơ thể. Các
kết quả theo dõi khi nuôi vỗ béo bò lai Sind và lai Brahman của một số nghiên cứu
trong nước cho biết lượng chất khô bò thu nhận từ 2,0 - 3,2% khối lượng cơ thể
(Nguyễn Hữu Văn et al., 2008; Nguyễn Xuân Bả et al., 2008; Vũ Chí Cương et al.,
2007). Trong thí nghiệm này của chúng tôi lượng chất khô thu nhận của bò ở các lô dao
động từ 1,81 - 1,98 kgDM/100kgP/ngày, nằm ở cận dưới của các công bố vừa được liệt
kê.
Bảng 3. Lượng thức ăn thu nhận của bò
(*)

Lô Thức
ăn
Chỉ tiêu
I II III IV
SE P
Kg/con/ngày 3,65 4,01 3,64 4,01 0,37 0,80
KgDM/con/ngày 3,23 3,55 3,21 3,61 0,33 0,75
TĂTHH
KgDM/100kgP/ngày 1,27 1,29 1,15 1,32 0,07 0,44
Kg/con/ngày 12,74 13,10 12,95 13,10 0,26 0,71
KgDM/con/ngày 1,72 1,77 1,74 1,76 0,04 0,74
Cỏ Voi
KgDM/100kgP/ngày 0,70 0,64 0,65 0,65 0,04 0,81

KgDM/con/ngày 4,95 5,32 4,95 5,38 0,35 0,74
Cả 2
TA
KgDM/100kgP/ngày 1,97 1,93 1,81 1,98 0,08 0,43
(
(*)
Giá trị trong bảng là kết quả theo dõi trong 84 ngày thí nghiệm).


326

Số liệu bảng 4 cho thấy, ở tất cả các lô khi tăng lượng thức ăn tinh thì lượng cỏ
voi thu nhận giảm xuống. Điều này có thể được lý giải bởi khi tăng thức ăn tinh thì tổng
lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần tăng lên đáng kể, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của
con vật, trong khi đó khả năng thu nhận của chúng có giới hạn nên cơ cấu cỏ voi thu
nhận giảm. Tuy nhiên, tổng lượng DM thu nhận vẫn theo xu hướng tăng dần để đáp ứng
nhu cầu tăng trọng của bò và đạt ngưỡng tối đa khi kết thúc quá trình tăng trọng bù hoặc
giới hạn về sinh trưởng do yếu tố di truyền quyết định. Diễn biến chung về tổng lượng
thu nhận (DM/100kgP/ngày) của bò ở tất cả các lô là tăng dần khi tăng thức ăn tinh từ
1% - 1,5% - 2% so với khối lượng cơ thể. Điều đáng chú ý ở đây là trong giai đoạn
tăng thức ăn tinh lên 2% thì ở nửa đầu (ngày 34-63) tổng lượng thức ăn thu nhận tăng
nhưng nửa sau (ngày 64-84) thì chững lại và giảm từ 5-10% so với nửa trước.
Bảng 4. Lượng thức ăn thu nhận (DM/100kgP/ngày) ở các giai đoạn

Giai đoạn Thức ăn
I II III IV
SE P
TĂTHH 0,83 0,81 0,85 0,85 0,03 0,69 Ngày thứ
1 - 15 Cỏ Voi 0,83 0,80 0,80 0,81 0,04 0,95
TĂTHH 1,12 1,23 1,07 1,25 0,05 0,09 Ngày thứ

16 - 33 Cỏ Voi 0,66 0,68 0,67 0,65 0,05 0,97
TĂTHH 1,46 1,46 1,26 1,50 0,10 0,38 Ngày thứ
34 - 63 Cỏ Voi 0,70 0,64 0,66 0,65 0,05 0,89
TĂTHH 1,41 1,39 1,25 1,39 0,11 0,70 Ngày thứ
64 -84 Cỏ Voi 0,64 0,55 0,57 0,55 0,04 0,32
Số liệu bảng 5 cho thấy, khi cho ăn thức ăn tinh mức 1% trọng lượng thì bò thu
nhận gần như toàn bộ, nhưng khi tăng lên mức 1,5% thì đã có xu hướng dư thừa và ở
mức 2% thì bò ở tất cả các lô đều không sử dụng được hết lượng cho ăn. Có thể nói từ
ngày 34 trở đi bò ở các lô thí nghiệm đều đã được cung cấp thỏa mãn thức ăn tinh. Theo
Vũ Duy Giảng và đồng tác giả (2008) thì khi gia súc nhai lại được ăn nhiều thức ăn tinh
sẽ sản sinh ra nhiều a xít béo bay hơi, đến một ngưỡng nhất định có thể làm giảm độ
thèm ăn của gia súc. Thực tế giai đoạn này bò ở các lô đều đã thu nhận lượng thức ăn
tinh khá lớn, chiếm xấp xỉ 70% tổng lượng chất khô thu nhận.


327

Bảng 5. Tỷ lệ thức ăn tinh thu nhận/thức ăn tinh cung cấp ở các giai đoạn (%)

Giai đoạn
I II III IV
Ngày thứ 1 - 15 97,8 94,0 99,9 100
Ngày thứ 16 - 33 88,8 96,9 87,0 97,4
Ngày thứ 34 – 63 86,6 87,7 78,0 89,2
Ngày thứ 64 – 84 84,5 81,6 76,6 81,7
3.2. Tỷ lệ tiêu hóa
Bình quân tỷ lệ tiêu hóa các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần của bò ở
các lô được trình bày ở bảng 6.
Bảng 6. Lượng thu nhận
(*)

và tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng

Chỉ tiêu
I II III IV
SE P
TĂ tinh thu nhận (kg DM/ngày) 3,90 4,19 3,94 4,16 0,38

0,929

Cỏ Voi thu nhận (kg DM/ngày) 1,75 1,80 1,84 1,85 0,07

0,736

Tổng TĂ thu nhận (kg DM/ngày) 5,65 5,99 5,78 6,01 0,42

0,915

Tỷ lệ tiêu hóa DM(%) 66,24
a

76,55
b
75,96
b
77,43
b

1,29

0,001


Lượng OM thu nhận (kg/ngày) 5,21 5,55 5,29 5,29 0,38

0,930

Tỷ lệ tiêu hóa OM(%) 68,63
a

78,97
b
78,36
b
79,83
b
1,14

0,001

Lượng NDF thu nhận (kg/ngày) 2,39 2,15 2,07 2,45 0,12

0,134

Tỷ lệ tiêu hóa NDF (%) 45,25
a

62,00
b
60,99
b
68,03

b
2,65

0,001

Lượng CP thu nhận (kg/ngày) 0,40
a
0,71
b
0,72
b
0,78
b
0,05

0,001

Tỷ lệ tiêu hóa CP (%) 63,85
a

74,77
ab
73,98
ab
77,51
b
3,17

0,048


Lượng GE thu nhận (Mcal/ngày) 23,97

25,14 24,37 24,87 1,81

0,968

Tỷ lệ tiêu hóa GE (%) 65,94
a

77,05
b
75,80
b
79,56
b
1,57

0,001

(Các giá trị cùng hàng không cùng mũ chữ cái thì khác nhau có ý nghĩa thống kê,
(p<0,05).
(*)
Lượng thu nhận bình quân/bò/ngày trong 7 ngày của thí nghiệm tiêu hóa.)
Số liệu ở bảng 6 cho thấy không có chênh lệch đáng kể về tỷ lệ tiêu hóa các chất
dinh dưỡng ở bò giữa các lô II, III và IV được cho ăn các loại thức ăn tinh có cùng mức


328

protein. Nhưng tỷ lệ tiêu hóa DM, OM, NDF và GE của bò ở các lô này đều cao hơn rõ

rệt so với lô I (p< 0,05). Với CP, tuy rằng tỷ lệ tiêu hóa ở bò lô II, III và IV cũng đều
cao hơn so với lô I, nhưng chỉ có sai khác giữa lô IV và lô I là có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Như vậy, có thể nói rằng khi nuôi vỗ béo bò lai Brahman với hỗn hợp thức ăn
tinh có hàm lượng CP cao (khoảng 15,5% ở lô II, III và IV) thì tỷ lệ tiêu hóa các chất
dinh dưỡng được nâng lên đáng kể so với cách sử dụng thức ăn tinh truyền thống có
hàm lượng CP thấp (9,4% ở lô I).
Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn ở bò lô I kém hơn các lô
khác, điều này do hỗn hợp thức ăn tinh ở lô I có hàm lượng protein thấp, có thể không
đáp ứng đủ nhu cầu của vi sinh vật là tác nhân chính của quá trình phân giải và tiêu hóa
thức ăn trong dạ cỏ. Trong khi đó thức ăn tinh cho bò lô II, III, IV có hàm lượng protein
cao gấp 1,5 lần nên tỉ lệ tiêu hóa các thành phần dinh dưỡng đều được cải thiện đáng kể.
Điều này phù hợp với báo cáo của Hoover và Stokes (1991), Orskov (1982) rằng sự mất
cân đối giữa năng lượng và protein làm cho nguồn năng lượng thức ăn bị thất thoát
trong quá trình lên men, hiệu suất tổng hợp của vi sinh vật dạ cỏ thấp, cho nên cung cấp
đầy đủ nguồn protein dễ phân giải vào dạ cỏ sẽ nâng cao khả năng tiêu hoá
carbohydrates và tăng hiệu suất tổng hợp protein vi sinh vật. Các loại thức ăn khác nhau,
thì cấu trúc tiểu phần và độ hòa tan của protein có chứa trong nó có sự khác nhau nên tỷ
lệ phân giải bởi vi sinh vật dạ cỏ là khác nhau. Các protein thực vật nằm trong các liên
kết với cellulose và vì vậy phân giải protein sẽ khó khăn hơn (Orskov, 1982). Điều đó
có thể lý giải cho tỉ lệ tiêu hóa CP cao của bò các lô II, III, IV so với lô I.
3.3. Tăng trọng của bò
Khả năng tăng trọng của bò phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó ảnh hưởng
thường xuyên và liên tục nhất là giống, dinh dưỡng và môi trường nuôi. Khối lượng và
tăng trọng của bò ở các lô được trình bày ở bảng 7.
Bảng 7. Bình quân khối lượng (kg/con) và tăng trọng (g/con/ngày) của bò

Chỉ tiêu
I II III IV
SE P
KL ban đầu 223 222 227 222 17,9 0,99

KL 15 ngày nuôi 231 236 242 243 19,5 0,97
KL 33 ngày nuôi 246 263 263 264 19,8 0,88
KL 63 ngày nuôi 267 301 296 296 21,8 0,68
KL 84 ngày nuôi 279 328 322 321 22,3 0,42
TT giai đoạn 1- 15 ngày 500
a
933
ab
950
ab
1.383
b
165 0,02
TT giai đoạn 16- 33 ngày 819 1.541 1.208 1.180 181 0,09


329

TT giai đoạn 34- 63 ngày 716 1.225 1.100 1.083 183 0,28
TT giai đoạn 64- 84 ngày 583
a
1.297
b
1.214
b
1.190
b
138 0,01
TT 1- 84 ngày 667
a

1.259
b
1.125
b
1.184
b
109 0,01
(Các giá trị cùng hàng không cùng mũ chữ cái thì khác nhau có ý nghĩa thống kê,
(p<0,05)).
Số liệu bảng 7 cho thấy, khối lượng bò đưa vào nuôi là tương đối đồng đều,
nhưng khi kết thúc thí nghiệm khối lượng giữa các lô có sự chênh lệch khá lớn, mặc dù
không khác biệt rõ ràng về thống kê (p=0,42). Xét về tăng trọng bình quân
(gam/con/ngày) trong quá trình 84 ngày nuôi thì 3 lô được ăn hỗn hợp tinh có mức CP
cao đều có giá trị tăng xấp xỉ nhau và các giá trị đó đều cao hơn hẳn (p=0,01) so với lô I
là lô trong hỗn hợp tinh không được phối trộn các nguồn thức ăn giàu protein.
So với kết quả của nhiều tác giả đã công bố (Nguyễn Xuân Bả et al., 2008; Vũ
Chí Cương et al., 2007; Dự án đa dạng hóa nông nghiệp Cr.3099-VN, 2005) khi nuôi vỗ
béo bò lai Zê-bu bằng khẩu phần có mức thức ăn tinh cao thì tăng trọng của bò ở thí
nghiệm của chúng tôi nhìn chung đều cao hơn. Sự khác nhau này có thể chủ yếu là do
yếu tố khẩu phần ăn và gia súc thí nghiệm: Khẩu phần ăn của bò trong thí nghiệm ở các
lô II, III và IV gồm thức ăn tinh hỗn hợp cân đối năng lượng và protein, mức đầu tư cao
(tăng dần từ 1 - 2% thể trọng), nguồn thức ăn thô 100% là cỏ voi chất lượng tốt. Bò
trong thí nghiệm của chúng tôi là lai Brahman, tầm vóc khá lớn (bình quân 224 kg/con),
tuổi từ 20 - 24 tháng, khi đưa vào nuôi có điểm thể trạng trung bình khả năng tăng trọng
cao. Trong 2 yếu tố chính tạo nên sự cộng hưởng đến tăng trọng của bò trong thí nghiệm
này thì yếu tố khẩu phần ăn là quan trọng hơn. Điều này thể hiện qua kết quả tăng trọng
của những lô sử dụng hỗn hợp thức ăn tinh cân đối dinh dưỡng (lô II, III và IV) cao hơn
nhiều so với lô cho ăn thức ăn tinh truyền thống nghèo protein (lô I). Theo NRC (1996),
bò tăng trọng càng cao thì đòi hỏi hàm lượng CP và mật độ năng lượng thuần trong
khẩu phần ăn càng cao.

3.4. Hiệu quả kinh tế
Trong giai đoạn nuôi vỗ béo, bò thường được cho ăn ở mức cao để phát huy tối
đa tiềm năng sản suất thịt, do đó chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng là chỉ tiêu quan
trọng phản ánh năng suất và hiệu quả kinh tế khi quyết định đầu tư theo hướng thâm
canh. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò trong thí nghiệm của chúng tôi được trình bày ở
bảng 8.


330

Bảng 8. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò

Chỉ tiêu
I II III IV
SE P
Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng
Cỏ Voi (kg) 19,60
a
10,76
b
12,10
b
11,17
b
1,29 0,001
Thức ăn tinh (kg) 5,50
a
3,29
b
3,21

b
3,41
b
0,32 0,001
Tổng DM (kg) 7,51
a
4,35
b
4,45
b
4,58
b
0,36 0,001
Chi phí thức ăn/1kg tăng trọng
Cỏ Voi (đồng) 5.879
a
3.228
b
3.629
b
3.351
b
387,6 0,001
Thức ăn tinh (đ) 25.006
a
16.818
b
17.462
b
20.688

ab
1.626 0,015
Cỏ và TA tinh (đ) 30.885
a
20.045
b
21.091
b
24.038
ab
1.747 0.004
(Các giá trị cùng hàng không cùng mũ chữ cái thì khác nhau có ý nghĩa thống kê,
(p<0,05)).
Số liệu bảng 8 cho thấy tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của bò ở các lô II,
III, và IV chênh lệch nhau không đáng kể, nhưng thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
so với lô I. Tiêu tốn thức ăn cao nên chi phí thức ăn cho bò lô I là cao nhất. Tuy nhiên,
do có sự chênh lệch về giá thức ăn tinh hỗn hợp khi sử dụng các nguồn nguyên liệu giàu
protein thô khác nhau (bảng 2) nên chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng ở lô IV có xu
hướng cao hơn so với lô III và lô II. Cũng chính vì vậy nên mặc dù tiêu tốn thức ăn tinh
ở lô I với lô IV có chênh lệch khá lớn (5,50 kg so với 3,41 kg), nhưng sai khác về chi
phí cho 1 kg tăng trọng giữa 2 lô này không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).
Kết quả tính toán theo giá thực tế của thị trường tại thời điểm thí nghiệm này
được trình bày ở bảng 9 cho thấy, chi phí và lợi nhuận thu được giữa các lô có sự chênh
lệch đáng kể. So với lô I, chi phí đầu tư ở lô II, III và IV tăng tương ứng là 3,6; 4,6 và
7,4%. Song phần thu từ bán bò và lợi nhuận mang lại thì lô II đạt cao nhất, tiếp đến là lô
III, lô IV và thấp nhất là lô I. Xét về hiệu quả đầu tư, hệ số sinh lợi trong sử dụng vốn
(phần thu/tổng chi) ở các lô theo thứ tự lô II, III, IV, và lô I lần lượt là 1,30; 1,26; 1,23
và 1,14 lần. Các số liệu bảng 9 chỉ ra cho người chăn nuôi bò hai điểm đáng lưu ý sau
đây:
Thứ nhất là phần chi tăng thêm của các lô II, III, IV so với lô I chủ yếu là

do thức ăn tinh, cụ thể là nguyên liệu thức ăn giàu protein. So với tổng chi phí đầu
tư thì chi cho thức ăn tinh cho bò lô I chỉ chiếm 17%. Khi nguyên liệu phối trộn có
thêm nguồn thức ăn giàu protein thì cơ cấu chi phí cho thức ăn tinh theo thứ tự lô
II, III, và IV là 20, 19, và 23% không cao hơn nhiều so với lô I. Như vậy, sự cải


331

thiện kỹ thuật về dinh dưỡng này có thể rất có tính khả thi để phổ biến vào thực
tiễn sản xuất, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ qui mô nhỏ, bởi phần chi phí tăng thêm
không nhiều nhưng hiệu quả mang lại cao.
Thứ hai là được ăn thức ăn tinh có mức CP tương đương nhưng lô II cho hiệu
quả kinh tế cao hơn so với lô III và IV. Đó là nhờ giá thành của thức ăn tinh lô II thấp
do giảm 11% bột cá so với lô III và thay thế bằng 1% urê, còn thức ăn công nghiệp Lái
Thiêu thì có giá cao nhất. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận tính hiệu quả của việc phối hợp
này đến năng suất gia súc nhai lại. Gallup và đồng tác giả (1953) cho biết, việc thay thế
25 - 50% nitơ của protein trong khẩu phần ăn bằng urê không có ảnh hưởng ngược đến
tăng trọng và sức sản xuất của bê và bò thịt nuôi vỗ béo. Theo Mullins và đồng tác giả
(1984), khi gia súc đã được cho ăn urê, thì việc bổ sung protein thoát qua có ảnh hưởng
rất rõ đến lượng thức ăn thu nhận và tăng trọng. Như vậy, có thể giảm được chi phí thức
ăn tinh bằng cách thay thế một tỉ lệ hợp lý urê trong cơ cấu nguồn nguyên liệu giàu
protein. Mặt khác, tùy theo hoàn cảnh thực tiễn mà người chăn nuôi có thể sử dụng các
nguồn nguyên liệu tại chỗ để phối trộn thay vì phải mua thức ăn công nghiệp có giá cao
hơn.
Bảng 9. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các lô

Chỉ tiêu
I II III IV
PHẦN CHI (×1000 đồng) 32.798 33.991 34.290 35.220
- Mua bò giống 25.450 25.340 25.900 25.280

- Thức ăn tinh 5.576 6.910 6.666 8.172
- Cỏ voi 1.284 1.323 1.305 1.321
- Thuốc thú y 221 151 152 180
- Sửa chuồng và dụng cụ chăn nuôi 267 267 267 267
PHẦN THU
*
(×1000 đồng) 37.650 44.250 43.350 43.350
LỢI NHUẬN (×1000 đồng) 4.852 10.259 9.060 8.130
Bình quân lợi nhuận/con 1.213 2.565 2.265 2.032
(
*
Phần thu chỉ tính tiền bán bò theo giá thị trường thời điểm bán).
4. Kết luận
Các kết quả nghiên cứu này đã cho thấy rằng việc nâng mức protein thô trong
thức ăn tinh từ 9,4% lên khoảng 15,5% đã không làm thay đổi đáng kể đến lượng thu
nhận thức ăn nhưng làm tăng rõ rệt tỉ lệ tiêu hóa, hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng trọng
của bò lai Brahman được nuôi vỗ béo. Sự cải thiện về dinh dưỡng này có tính khả thi


332

cao để phổ biến vào thực tiễn sản xuất, bởi phần chi phí tăng thêm không nhiều nhưng
hiệu quả kinh tế mang lại cao. Mặt khác, có thể giảm được một phần chi phí thức ăn để
tăng thêm hiệu quả kinh tế bằng cách tự phối trộn thức ăn tinh hỗn hợp cho bò từ các
nguồn thức ăn tinh tại chỗ kết hợp với thức ăn giàu protein có cơ cấu tỉ lệ urê hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AOAC (Association of Official Analytical Chemists), Official methods of Analysis,
15th edn. Vol 1. Washington, DC. 1990.
2. BQL dự án đa dạng hóa nông nghiệp Cr.3099-VN, Báo cáo tình hình thực hiện Dự án

đa dạng hóa nông nghiệp đến 31/12/2004. BQL dự án đa dạng hoá nông nghiệp. Hà
Nội, 2005.
3. Cục chăn nuôi, Chăn nuôi Việt Nam 2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn,Hà Nội, 2009.
4. Gallup, W.D. Pope, L.S and Whitehair, C.K., Urea in rations for cattle and sheep, Okla.
Arg. Exp. Sta. Bul. (1953), 409.
5. Hoover, W.H. and Stokes, S.R., Balancing carbohydrates and proteins for optimum
rumen microbial yield. J. Dairy Sci. Vol 74, (1991), 3630-3645.
6. Lê Đức Ngoan và Trần Thị Bích Hường, Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế chăn
nuôi bò ở nông hộ tại hai vùng sinh thái (đồng bằng và miền núi) của Quảng Ngãi, Tạp
chí khoa học, Đại học Huế, số 46, (2008), 59 – 66.
7. McDonald, P., Edwards, R.A. and Greenhalgh, J.F.D and Morgan, C.A., Animal
Nutrition, 5th Ed. Longmans, London England 1995.
8. Mullins, T.I., Lindsay, J.A., Kempton, T.J. and Toleman, M.A., The effect of three
different nitrogen based supplements on the utilization of tropical forage diets by zebu
crossbred steers, Proc. Aust. Soc. Anim. Prod. Vol 15, (1984), 487-489.
9. Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Tiến Vởn, Trần Thị Dung, Hoàng Anh
Tuấn, Nghiên cứu sử dụng bã sắn công nghiệp làm thức ăn bổ sung vào khẩu phần rơm
khô nuôi bò thịt Laisind, Đề tài cấp Bộ mã số B2006-DHH02-07, Đại học Huế 2008.
10. Nguyen Xuan Ba, Nguyen Huu Van, Le Duc Ngoan, Clare M. Leddin, Peter T. Doyle.,
Amount of Cassava Powder Fed as a Supplement Affects Feed Intake and Live Weight
Gain in Laisind Cattle in Vietnam, Asian-Aust. J. Anim. Sci. Vol. 21, No. 8, (2008)
1143-1150.
11. Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Hữu Văn, Lê Đức Ngoan, P.Doyle, Hiện trạng chăn nuôi bò
ở các vùng sinh thái ở Quảng Ngãi, Báo cáo dự án cải thiện hệ thống chăn nuôi bò thịt


333

ở miền Trung Việt Nam. LPS/2002/078, ACIAR 2007.

12. NRC, The nutrient requirements of beef cattle, Seventh Revised Edition. National
Academic Press, Washington DC. 1996.
13. Orskov E.R.and Ryle M., Energy Nutrition in Ruminants, Elsevier. Amsterdam, 1990.
14. Orskov, E.R., Protein Nutrition in Ruminants, Academic Press, London, 1982.
15. Van Soest, P. J., J. B. Robertson and B. A. Lewis., Methods for dietary fiber, neutral
detergent fiber, and nonstarch polysaccharides in relation to animal nutrition, J. Dairy
Sci. Vol.74, (1991), 3583-3597.
16. Vũ Chí Cương, Báo cáo tổng kết đề tài "Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học
công nghệ nhằm phát triển CN bò thịt và xác định một số bệnh nguy hiểm đối với bò để
xây dựng biện pháp phòng dịch bệnh ở Tây Nguyên”, Viện Chăn nuôi. Hà Nội 2007.
17. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Xuân Bả, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Chí Cương,
Nguyễn Hữu Văn, Dinh dưỡng và thức ăn cho bò, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2008.

STUDY ON THE UTILIZATION OF HIGH PROTEIN CONCENTRATES FOR
BRAHMAN CROSSED BEEF CATTLE DURING FATTENING PERIOD
Nguyen Huu Van
1
, Nguyen Huu Nguyen
2
, Nguyen Xuan Ba
1
1
College of Agriculture and Forestry, Hue University
2
Extension Center in Quang Ngai province

Abstract. Sixteen F1 (Brahman x Local) cattle from 20 to 24 months of age were
assigned into 4 treatments of one CRD experiment conducted for 84 days in Quang
Ngai province to investigate the possibility of using high protein concentrates
during fattening period. The animals were indvidually penned in the same house,

fed elephant grass ad libitum, and freely accessed to drinking water. Concentrate
ingredients for treatment I comprises rice bran 49%, corn powder 30%, cassava
powder 20%, salt 1%; for treatment II rice bran 20%, corn powder 48,5%, cassava
powder 20%, fish meal 10%; salt 0.5%, urea 1%; for treatment III rice bran 20%,
corn powder 39%, cassava powder 20%, fish meal 21%. Cattle in treatment IV
were fed factory-made concentrate (Lai Thieu company) comprising corn, rice bran,
peanut cake, cassava, fish meal, shell powder, methyonine, lysine, minerals,
vitamine and enzymes. Crude protein in concentrate of treatment I was 9,4%, while
that in concentrate of the others was about 15,5% DM. Level of concentrate offered
was periodically increased from 1,0 – 1,5 – 2,0% of body weight. Results showed
that the increament of crude protein from 9,4% to 15,5% in concentrate did not
influence the feed intake but significantly increase the digestibility, feed conversion
efficiency and weight gain of the animals. The result implies that a small extra cost


334

for high protein concentrates may bring about a higher economic efficiency for the
producers. In addition, the feed cost may be partly lowered if using local available
concentrates mixed with rich protein resources that comprise reasonable ratio of
urea.
Keywords: Elephant grass, Brahman crossed breed, protein, concentrate, beef
fattening.

×